intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ 1 SINH 10 NĂM HỌC 2023 – 2024 Câu 1. Đâu không phải là nội dung của học thuyết tế bào? A. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào. B. Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA. C. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào. D. Chỉ có một số sinh vật được cấu tạo từ tế bào. Câu 2. Những nội dung cơ bản của học thuyết tế bào gồm: (1) Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào (2) Các tế bào là đơn vị cấp cao của cơ thể sống. (3) Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào. (4) Các tế bào có thành phần hoá học khác nhau, có vật chất di truyền là DNA. (5) Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trọng tế bào. Những nội dung đúng là A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (5). C. (2), (3), (4). D. (1), (4), (5). Câu 3. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào. B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào. C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản. D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản. Câu 4. Cơ thể đơn bào có đặc điểm là A. chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào. B. chỉ gồm hai tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào. C. chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được một số các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào. D. chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phát triển giữa các thành phần cấu trúc của tế bào. Câu 5. Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là nguyên nhân khiến các sinh vật có kích thước khác nhau? (1) Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng cố lượng tế bào cấu tạo lên cơ thể khác nhau. (2) Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng cố lượng tế bào cấu tạo lên cơ thể giống nhau. (3) Tùy thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, tất cả sinh vật trên Trái Đất được chia thành 2 nhóm lớn là cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. (4) Cơ thể đa bào có tổ chức phức tạp, được cấu tạo từ nhiều tế bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Cho các đặc điểm sau: (1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào. (2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau. (3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống. (4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp. (5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé. Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào? A. (1), (3). B. (2), (4). C. (3), (5). D. (1), (4). Câu 7. Các cơ thể sinh vật dưới đây, nhóm nào là cơ thể đa bào? A. Tôm, rêu, ếch, tảo silic. B. Vi khuẩn, giun đất, ếch, rong. C. Rêu, ếch, chim sâu. D. Trùng roi, cây ổi, bắp cải. Câu 8. Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:
  2. A. Fe, C, H. B. C, N, P, CI. C. C, N, H, O. D. K, S, Mg, Cu. Câu 9 Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng: A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B. Zn, Cl, B, K, Cu, S. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe. Câu 10. Câu nào dưới đây đúng khi nói về đặc điểm của các nguyên tố vi lượng? A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất C. Cấu taọ nên các đại phân tử hữu cơ. khô của cơ thể. D. Là những nguyên tố không có trong tự nhiên. B. Chỉ cần thiết ở giai đoạn phát triển cơ thể. Câu 11. Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng? A. Bệnh bướu cổ. B. Bệnh còi xương. C. Bệnh cận thị. D. Bệnh tự kỉ. Câu 12. Cho các ý sau: (1) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày. (3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế (2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh bào. trong tế bào. (4) Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hydrogen. (5) Nước có tính phân cực thể hiện ở vùng oxygen mang điện tích dương và vùng hydrogen mang điện tích âm. Trong các ý trên, có bao nhiêu ý đúng với đặc điểm của nước? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 13. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccharide ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa? A. Khối lượng của phân tử. B. Độ tan trong nước. C. Số loại đơn phân có trong phân tử. D. Số lượng đơn phân có trong phân tử. Câu 14. Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn? A. Fructose, galactose, glucose. B. Tinh bột, cellulose, chitin. C. Galactose, lactose, tinh bột. D. Glucose, saccharose, cellulose. Câu 15. Điều nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa carbohydrate và lipid? A. Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O. B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. D. Đường và lipid có thể chuyển hóa cho nhau. Câu 16. Một phân tử phospholipid có cấu tạo bao gồm A. 1 phân tử glycerol và 1 phân tử acid béo. B. 1 phân tử glycerol và 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate. C. 1 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo 1 nhóm phosphate. D. 3 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo. Câu 17. Protein không có chức năng nào sau đây? A. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. B. Xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế bào. D. Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Câu 18. Những đặc điểm về phân tử RNA dưới đẩy là đúng? (1) mRNA được sử dụng làm mạch khuôn để tổng hợp protein. (2) rRNA có chức năng vận chuyển đặc hiệu các acid amin tới ribôxôm cung cấp cho quá trình tổng hợp RNA. (3) tRNA có chức năng tham gia cấu tạo riboxom – nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein. (4) rRNA có chức năng tham gia cấu tạo riboxom – nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein. (5) mRNA mạch thẳng, không xoắn nên không tạo liên kết bổ sung. (6) Không phải tất cả các loại RNA đều được sử dụng làm khuôn tổng hợp protein. A. (1),(2),(5),(6). B. (1),(3),(6). C. (1),(4),(5),(6). D. (1),(3),(5). Câu 19. Tế bào nhân sơ có đặc điểm nào sau đây? A. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, có nhiều bào quan. B. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, có rất ít bào quan. C. Kích thước nhỏ, có nhân hoàn chỉnh, có rất ít bào quan. D. Kích thước nhỏ, có nhân hoàn chỉnh, có nhiều bào quan. Câu 20. Tế bào nhân sơ trao đổi chất nhanh chóng với môi trường xung quanh là nhờ... A. kích thước nhỏ nên S/V lớn. B. kích thước nhỏ nên S/V nhỏ. C. kích thước lớn nên S/V nhỏ. D. kích thước lớn nên S/V lớn. Câu 21. Thành phần chính của tế bào nhân sơ, ngoại trừ?
  3. A. Màng tế bào. B. Tế bào chất. C. Vùng nhân. D. Thành tế bào. Câu 22. Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ, vì nguyên nhân nào sau đây? A. Tế bào vi khuẩn xuất hiện rất sớm. C. Tế bào vi khuẩn có cấu tạo rất thô sơ. B. Tế bào vi khuẩn có cấu trúc đơn bào. D. Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân. Câu 23. Vì sao gọi là tế bào nhân thực? A. Vì có hệ thống nội màng. C. Vì nhân có kích thước lớn. B. Vì vật chất di truyền là DNA và Protein. D. Vì vật chất di truyền có màng nhân bao bọc. Câu 24. Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào? A. Hòa tan trong dung môi. B. Thể rắn. C. Thể nguyên tử. D. Thể khí. Câu 25. Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động. C. thẩm tách. D. thẩm thấu. Câu 26. Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ A. sự biến dạng của màng tế bào. C. sự khuếch tán của các ion qua màng. B. bơm protein và tiêu tốn ATP. D. kênh protein đặc biệt là “aquaporin”. Câu 27. Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi A. các chuỗi carbohydrate. B. các peptide. C. lipoprotein D. peptidoglycan. Câu 28. Khi bị mất thành tế bào thì vi khuẩn thường bị chết. Nguyên nhân chủ yếu là vì A. vi khuẩn mất khả năng chống lại sự xâm nhập của virut gây hại. B. vi khuẩn mất khả năng chống lại sức trương nước làm vỡ tế bào. C. vi khuẩn mất khả năng duy trì hình dạng, kích thước của tế bào. D. vi khuẩn mất khả năng trao đổi chất với môi trường xung quanh. Câu 29. Phát biểu nào sau đây không là chức năng của màng sinh chất? A. Vận chuyển các chất. B. Giúp tế bào di chuyển. C. Truyền tín hiệu. D. Nhận biết tế bào. Câu 30. Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? A. Sản xuất enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp lipid. B. Chuyển hóa đường trong tế bào. C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào. D. Sinh tổng hợp protein. Câu 31 Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ nào sau đây? A. Tham gia vào sự vận động của tế bào. B. Nơi neo đậu của các bào quan. C. Duy trì hình dạng tế bào. D. Vận chuyển nội bào. Câu 32. Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể? A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho tế bào hoạt động. B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể. C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất. D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào. Câu 33. Tế bào nào dưới đây có khả năng quang hợp? A. Tế bào vi khuẩn lam. B. Tế bào nấm rơm. C. Tế bào trùng amip. D. Tế bào động vật. Câu 34. Ở vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), cứ sau 20 phút tế bào sẽ phân chia một lần, từ một tế bào cho 2 tế bào con. Hãy tính số lượng vi khuẩn được tạo thành sau 5 giờ? A. 32786 (tế bào). B. 32768 (tế bào). C. 23768 (tế bào). D. 32678 (tế bào). Câu 35. Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào xương. Câu 25. Cho các đặc điểm sau: (1) Hệ thống nội màng. (2) Khung xương tế bào. (3) Các bào quan có màng bao bọc. (4) Ribosome và các hạt dự trữ. Có bao nhiêu đặc điểm thuộc về tế bào nhân sơ? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 36. Hình dạng của tế bào động vật được duy trì ổn định nhờ cấu trúc nào dưới đây? A. Lưới nội chất. B. Khung xương tế bào. C. Chất nền ngoại bào. D. Bộ máy Golgi. Câu 37. Không bào tiêu hóa phát triển mạnh ở A. người. B. lúa. C. trùng giày. D. nấm men.
  4. Câu 38. Tế bào nhân thực không có ở A. người. B. động vật. C. thực vật. D. vi khuẩn. Câu 39. Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa những gì? A. Các bào quan không có màng bao bọc. B. Chỉ chứa ribosome và nhân tế bào. C. Chứa bào tương và nhân tế bào. D. Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào. Câu 40. Tế bào của cùng 1 cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” là nhờ A. các protein thụ thể. B. “dấu chuẩn” là glycoprotein. C. roi và lông tiêm trên màng. D. mô hình khảm động. Câu 41. Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Có cấu trúc màng kép. B. Có nhân con. C. Chứa vật chất di truyền. D. Có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất. Câu 42. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là A. bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat. B. bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat. C. bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat. D. bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat. Câu 43. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP? A. sinh trưởng ở cây xanh. B. sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào. C. sự co cơ ở động vật. D. sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất. Câu 44. Về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng? A. là một hợp chất năng lượng cao. B. nó là đơn vị tiền tệ năng lượng của tế bào. C. là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào. D. sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất và được sử dụng vào các hoạt động sống của tế bào. Câu 45. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho A. khả năng sinh công. B. lực tác động lên vật. C. khối lượng của vật. D. công mà vật chịu tác động. Câu 46: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là: A. C, H, O, N B. C, H, O, P C. O, P, C, N D. H, O, N, P Câu 47: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là: A. Fe, C, H B. C, N, P, Cl C. C, N, H, O D. K, S, Mg, Cu Câu 48: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào? A. C, H, O, N B. Ca, P, Cu, O C. O, H, Fe, K D. O, H, Ni, Fe Câu 49: Nguyên tố quan trọng trong việc tao nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là? Câu 50: Đặc điểm của các nguyên tố vi lượng là gì? A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào B. Tham gia vào thành phần các enzim, hoocmôn C. Có vai trò khác nhau đối với từng loài sinh vật D. Cả A, B, C đều đúng Câu 51: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì: A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật B. Chức năng chinh của chúng là điều tiết quá trình trao đổi chất C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định Câu 52: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước A. Có xu hướng liên kết với nhau B. Có tính phân cực C. Rất nhỏ D. Dễ tách khỏi nhau Câu 53: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có A. Nhiệt dung riêng cao B. Tính phân cực C. Lực gắn kết D. Nhiệt bay hơi cao Câu 54: Tính phân cực của nước là do? A. Đôi electoron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hidro B. Xu hướng các phân tử nước C. Khối lượng phân tử của ooxxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro D. Đôi electoron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía ôxi
  5. Câu 55: Cacbohidrat gồm các loại A. Đường đôi, đường đơn, đường đa B. Đường đơn, đường đa C. Đường đôi, đường đa D. Đường đơn, đường đôi Câu 56: Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi A. Số lượng, thành phần, trình tự các amino acid trong phân tử protein B. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein C. Nhóm amin của các amino acidtrong phân tử protein D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein Câu 57: Protein bị biến tính chỉ cần bậc cấu trúc nào sau đây bị phá vỡ? A. Cấu trúc bậc 1 của protein B. Cấu trúc bậc 2 của protein C. Cấu trúc không gian ba chiều của protein D. Cấu trúc bậc 4 của protein Câu 58: Nếu ăn quá nhiều protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây? A. Bệnh mỡ máu B. Bệnh tiểu đường C. Bệnh đau dạ dày D. Bệnh gút Câu 59: Điểm giống nhau giữa protein và lipit là A. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân B. Đều có liên kết hidro trong cấu trúc phân tử C. Có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể D. Gồm các nguyên tố C, H, O Câu 60: Tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein được quy định bởi A. Số lượng, thành phần các amino acid B. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các amino acid C. Số lượng, thành phần amino acidvà cấu trúc không gian D. Số lượng, trật tự sắp xếp các amino acidvà cấu trúc không gian Câu 61. Điều nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa carbohydrate và lipid? A. Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O. B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. D. Đường và lipid có thể chuyển hóa cho nhau. Câu 62. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Chất béo không tan trong nước. B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung moi hữu cơ. C. Dầu ăn và mỡ boi trơn có cùng thành phần nguyên tố. D. Chất béo là trieste của glycerol và các acid monocarboxylic mạch carbon dài, không phân nhánh. Câu 63. Một phân tử phospholipid có cấu tạo bao gồm A. 1 phân tử glycerol và 1 phân tử acid béo. B. 1 phân tử glycerol và 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate. C. 1 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo 1 nhóm phosphate. D. 3 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo. Câu 64. Chức năng chính của lipid là gì? A. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất. C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hormon. D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan. Câu 65. DNA là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại A. ribonucleotit ( A,T,G,C). B. nucleotit ( A,T,G,C ). C. ribonucleotit (A,U,G,C ). D. nuclcotit ( A, U, G, C). Câu 66. Tính đa dạng và đặc thù của DNA được quy định bởi A- số vòng xoắn. B- chiều xoắn. C- số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các Nucleotide. D- tỷ lệ A + T / G + X. Câu 67. Chức năng của DNA là A. cấu tạo nên riboxom là nơi tổng hợp protein. B. truyền thong tin tới riboxom. C. vận chuyển axit amin tới riboxom. D. lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2