Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
lượt xem 4
download
Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
- TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG KT CUỐI KÌ I (2023-2024) MÔN SINH 10 I. TRẮC NGHIỆM Bài 1. Giới thiệu khái quát về chương trình môn Sinh học Câu 1: Ngành nghề liên quan đến Sinh học nào sau đây thuộc nhóm ngành Sinh học cơ bản? A. Nông nghiệp. B. Công nghệ thực phẩm. C. Khoa học môi trường. D. Dược học. Câu 2: Ngành nghề liên quan đến sinh học nào sau đây thuộc nhóm ngành ứng dụng sinh học? A. Y học. B. Dược học. C. Pháp y. D. Khoa học môi trường. Câu 3: Nhận định nào sau đây không thể hiện vai trò của Sinh học đối với phát triển bền vững? A. Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. B. Góp phần quản lí và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. Góp phần tăng cường ứng dụng nhiên liệu hóa thạch vào đời sống và sản xuất. D. Góp phần xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống. Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là A. sự biến đổi của các chất trong đời sống tự nhiên. B. vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong đời sống. C. các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường. D. các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người. Câu 5. Trong các lĩnh vực sau đây, có bao nhiêu lĩnh vực thuộc ngành Sinh học? (1) Di truyền học. (2) Sinh học tế bào. (3) Khoa học Trái Đất. (4) Vi sinh vật học. (5) Hóa học. (6) Công nghệ Sinh học. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học Câu 1: Cho các phương pháp sau: (1) Phương pháp quan sát. (2) Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. (3) Phương pháp thực nghiệm khoa học. Các phương pháp được sử dụng để tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của trùng giày là A. (1). B. (2). C. (1) và (2). D. (1) và (3). Câu 2: Cho các bước sau: (1) Xử lí các dữ liệu thu thập được và báo cáo kết quả thực nghiệm. (2) Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế các mô hình thực nghiệm phù hợp với mục đích thí nghiệm. (3) Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu. Quy trình thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm khoa học là
- A. (1) → (2) → (3). B. (2) → (3) → (1). C. (2) → (1) → (3). D. (3) → (2) → (1). Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống Câu 1: Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất vì A. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống và tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào. B. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống và tất cảcác cấp độ tổ chức của thế giới sống đều được cấu tạo từ tế bào. C. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống và tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào. D. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống và tất cảcác cấp độ tổ chức của thế giới sống đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 2: Cho các phát biểu sau: (1) Mô là tập hợp các tế bào có cùng chức năng. (2) Cơ quan là tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng nhất định. (3) Quần thể là tập hợp các cá thể khác loài phân bố trong một khu vực nhất định. (4) Quần xã gồm nhiều hệ sinh thái phân bố trong khu vực địa lí nhất định. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ về cấu trúc của các cấp độ tổ chức sống? A. Mọi cấp độ tổ chức sống đều được cấu tạo từ tế bào. B. Mọi hoạt động sống đều được thực hiện trong tế bào. C. Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn. D. Các cấp độ tổ chức luôn hoạt động thống nhất để duy trì các hoạt động sống. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Là hệ thống mở và tự điều chỉnh. C. Là hệ thống khép kín và ổn định. D. Liên tục tiến hóa. Câu 5: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là A. tập hợp tất cả các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống từ nhỏ nhất đến lớn nhất. B. tập hợp tất cả các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống từ vô cơ đến hữu cơ. C. tập hợp tất cả các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống từ đơn bào đến đa bào. D. tập hợp tất cả các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống từ nhân sơ đến nhân thực. Bài 4: Khái quát về tế bào Câu 1: Sự ra đời của học thuyết tế bào không có ý nghĩa nào sau đây? A. Khẳng định mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào. B. Góp phần chứng minh được sự thống nhất của sinh giới. C. Góp phần chứng minh được sự đa dạng của sinh giới. D. Đặt nền tảng cho việc nghiên cứu về tế bào và cơ thể sinh vật. Câu 2: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống là vì A. mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. B. mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện trong tế bào. C. tế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất trong cơ thể sinh vật. D. tế bào là đơn vị nhỏ nhất có các đặc trưng cơ bản của sự sống. Câu 3: Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống là vì A. mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. B. mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện trong tế bào. C. tế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất trong cơ thể sinh vật.
- D. tế bào là đơn vị nhỏ nhất có các đặc trưng cơ bản của sự sống. Câu 4: Một sinh vật đơn bào khác một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào ở điểm là A. có khả năng đảm nhiệm chức năng của một cơ thể. B. luôn sự phối hợp hoạt động với các tế bào cùng loại. C. tham gia cấu tạo nên 1 loại mô nhất định trong cơ thể. D. không có khả năng hoạt động độc lập trong môi trường. Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với học thuyết tế bào? A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống. C. Mỗi sinh vật luôn được cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau. D. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào. Bài 5:Các nguyên tố hoá học và nước Câu 1: Nhóm nguyên tố nào sau đây chứa các nguyên tố đa lượng? A. C, H, O, N, Ca, P, K, Cl. B. C, H, O, Na, Cl, Mg, Cu. C. Ca, P, K, Na, Mo, Zn, I. D. H, O, Na, Cl, Mo, Zn, I. Câu 2: Nguyên tố nào sau đây có vai trò quan trọng tạo nên sự đa dạng của các hợp chất hữu cơ trong tế bào? A. Carbon. B. Nitrogen. C. Calcium. D. Phosphorus. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây giúp nguyên tố carbon trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào? A. Có 4 electron ở lớp ngoài cùng. B. Không có tính dẫn diện. C. Có khả năng dẫn nhiệt kém. D. Có nhiều dạng thù hình khác nhau. Câu 4: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố đa lượng là A. tham gia cấu tạo tế bào. B. tham gia hoạt hóa enzyme. C. tham gia miễn dịch cơ thể. D. tham gia vận chuyển các chất. Câu 5: Trong khối lượng chất khô của tế bào, bốn nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng A. 18,5 %. B. 50,7 %. C. 65,4 %. D. 96,3 %. Câu 6: Nguyên tố hóa học chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào được gọi là A. nguyên tố vi lượng. B. nguyên tố đa lượng. C. nguyên tố vô cơ. D. nguyên tố hữu cơ. Câu 7: Một phân tử nước được cấu tạo từ A. 1 nguyên tử oxygen liên kết với 2 nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen. B. 1 nguyên tử oxygen liên kết với 2 nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. C. 2 nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen. D. 2 nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. Câu 8: Nước có tính phân cực là do A. oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía hydrogen. B. hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía hydrogen. C. oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. D. hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào
- Câu 1: Cho các phát biểu sau về vai trò của các carbohydrate trong tế bào và cơ thể: (1) Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ ở các loài thực vật. (2) Glycogen là nguồn năng lượng dự trữ ở cơ thể động vật và nấm. (3) Glucose là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào. (4) Lactose là đường sữa, được sản xuất để cung cấp cho các con non. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 2: Lipid không có đặc điểm nào sau đây? A. Có cấu trúc đa phân. B. Không tan trong nước. C. Tan trong dung môi hữu cơ. D. Có cấu trúc phân tử đa dạng. Câu 3:Các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành được gọi là A. phân tử sinh học. B. đại phân tử. C. đa phân tử. D. phân tử hóa học. Câu 4: Cho các phân tử sau đây: (1) Carbohydrate. (2) Lipid. (3) Protein. (4) Nucleic acid. Trong các phân tử trên, số phân tử là phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong tế bào là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5: Dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia carbohydrate thành 3 nhóm: đường đơn, đường đôi và đường đa? A. Khối lượng phân tử. B. Độ tan trong nước. C. Số loại đơn phân có trong phân tử. D. Số lượng đơn phân có trong phân tử. Câu 6: Chất nào dưới đây là lipid phức tạp? A. Mỡ. B. Dầu. C. Sáp. D. Phospholipid. Câu 7: Đơn phân cấu tạo nên protein là A. nucleotide. B. amino acid. C. glucose. D. maltose. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide tạo thành chuỗi polypeptide dạng mạch thẳng. (2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp. (3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng xoắn hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn. (4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein là hai hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 kết hợp với nhau. Số phát biểu đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 9: Các loại nucleotide cấu tạo nên phân tử DNA khác nhau ở A. loại base. B. loại đường. C. số gốc phosphate. D. vị trí liên kết của đường với base. Câu 10: DNA có chức năng là A. cấu tạo nên ribosome là nơi tổng hợp protein. B. làm mạch khuôn cho quá trình tổng hợp protein. C. vận chuyển đặc hiệu amino acid tới ribosome. D. lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 11: Nucleic acid bao gồm những chất nào sau đây?
- A. Protein và DNA. B. DNA và RNA. C. RNA và Protein. D. DNA và lipit. Câu 12: Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là: A. Monosacchcaride. B. Phospholipit. C. Amino acid. D. Steroit. Câu 13: Đơn phân cấu tạo của phân tử DNA là : A. amino acid B. Acid béo C. Nucleotide D. glucose Câu 14: Bốn loại đơn phân cấu tạo của RNA là: A. A, T, G, C. B. U, T, G, C. C. A, U, G, C. D. T, U, A, C. Câu 15: Bốn loại đơn phân cấu tạo của DNA là: A. A, T, G, C. B. U, T, G, C. C. A, U, G, C. D. T, U, A, C. Bài 8: Tế bào nhân sơ Câu 1: Tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào vì A. tế bào chất có chứa nhiều ribosome. B. tế bào chất có chứa nhiều chất vô cơ. C. tế bào chất có chứa nhiều chất hữu cơ. D. tế bào chất có chứa nhiều nước. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng nhân của tế bào nhân sơ? A. Gồm 2 phân tử DNA xoắn kép. B. Mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của tế bào. C. Có cấu trúc nhiễm sắc thể. D. Có màng nhân bao boc. Câu 3: Một số vi khuẩn tránh được sự thực bào của bạch cầu nhờ cấu trúc nào sau đây? A. Màng tế bào. B. Thành tế bào. C. Vỏ nhầy. D. Vùng nhân. Câu 4: Ở tế bào nhân sơ, lông (nhung mao) có chức năng A. giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào. B. giúp vi khuẩn di chuyển. C. giúp bảo vệ tế bào. D. giúp kiểm soát các chất ra vào tế bào. Câu 5: Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ A. peptidoglycan. B. cellulose. C. protein. D. phospholipid. Bài 9: Tế bào nhân thực Câu 1: Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ nào sau đây? A. Giúp tế bào di chuyển. B. Neo giữ các bào quan và enzyme. C. Giúp duy trì hình dạng tế bào. D. Vận chuyển oxygen cho tế bào. Câu 2: Tên gọi “tế bào nhân thực” xuất phát từ đặc điểm nào sau đây? A. Tế bào có nhân hoàn chỉnh. B. Tế bào có thành tế bào. C. Tế bào có nhiều bào quan phức tạp. D. Tế bào có kích thước lớn. Câu 3: Những bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật? A. Lục lạp, lưới nội chất trơn, không bào. B. Thành tế bào, lưới nội chất, ti thể. C. Lysosome, ti thể, không bào. D. Thành tế bào, lục lạp, không bào trung tâm. Câu 4: Hầu hết quá trình tổng hợp màng sinh chất mới diễn ra ở đâu trong tế bào nhân thực? A. Bộ máy Golgi B. Lưới nội chất C. Màng sinh chất D. Ti thể Câu 5:Trong cấu trúc màng sinh chất, thành phần nào có chức năng truyền tín hiệu, tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài đưa vào tế bào A. Protein xuyên màng B. Thụ thể C. Cholesterol D. Phospholipid
- Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không có ở tế bào nhân thực? A. Nhân được bao bọc bởi màng nhân. B. Tế bào chất có hệ thống nội màng. C. Có thành tế bào bằng peptidoglycan. D. Có các bào quan có màng bao bọc. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nóivề nhân của tế bào nhân thực? A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép. B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein. C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân. D. Nhân là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein của tế bào. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (1) Có màng kép đều trơn nhẵn. (2) Chất nền có chứa DNA và ribosome. (3) Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. (4) Có chức năng tạo năng lượng ATP cho tế bào. Số phát biểu đúng khi nói về lục lạp là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 9: Về mặt cấu trúc, ti thể khác lục lạp ở điểm là A. màng trong gấp nếp tạo thành các mào. B. có chứa các phân tử DNA nhỏ, dạng vòng. C. có chứa hệ enzyme tổng hợp ATP. D. được bao bọc bởi hai lớp màng. Câu 10: Nói màng sinh chất có tính "động" vì A. các phân tử protein có thể nằm xuyên qua hoặc bám ở mặt trong hay mặt của lớp phospholipid kép. B. các phân tử phospholipid và protein trên màng không bị cố định mà có khả năng di chuyển trong màng. C. các phân tử phospholipid và protein trên màng luôn được đổi mới liên tục bằng những phân tử tương ứng. D. các phân tử phospholipid có thể nằm xuyên qua hoặc bám ở mặt trong hay mặt của lớp protein kép. Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Câu 1: Cho các đặc điểm sau: (1) Kích thước nhỏ; (2) Tan trong nước; (3) Tan trong lipid. Đặc điểm của chất được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất là A. (1), (2), (3). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (2), (3). Câu 2: Tốc độ vận chuyển thụ động các chất qua màng phụ thuộc chủ yếu vào A. nồng độ chất tan. B. nhiệt độ. C. số lượng ATP. D. số lượng kênh protein. Câu 3: Trao đổi chất ở tế bào gồm A. chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. B. trao đổi chất qua màng sinh chất và chuyển hóa vật chất trong tế bào. C. chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và trao đổi chất qua màng sinh chất. D. chuyển hóa năng lượng trong tế bào và trao đổi chất qua màng sinh chất. Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ATP?
- A. Khi bẻ gãy các liên kết cao năng trong ATP sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng. B. ATP có tính chất dễ biến đổi thuận nghịch để giải phóng hoặc tích lũy năng lượng. C. Mọi hoạt động trong tế bào đều cần năng lượng được giải phóng ra từ phân tử ATP. D. Sự tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với sự tích lũy và giải phóng năng lượng. Câu 2: Trong các dạng năng lượng sau đây, có bao nhiêu dạng năng lượng tồn tại trong tế bào? (1) Hóa năng; (2) Nhiệt năng; (3) Điện năng; (4) Cơ năng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Sự chuyển hóa năng lượng là A. sự tạo thành năng lượng ATP cung cấp cho tế bào. B. sự tạo thành nhiệt duy trì nhiệt độ cơ thể. C. sự hao phí năng lượng trong quá trình sống của tế bào. D. sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Câu 4: Enzyme có bản chất là A. nucleic acid. B. protein. C. carbohydrate. D. phospholipid. Câu 5: Tính đặc hiệu của enzyme được quy định bởi A. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của trung tâm hoạt động trên enzyme với cấu trúc của cơ chất. B. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của chất kích thích trên enzyme với cấu trúc của cơ chất. C. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của chất ức chế trên enzyme với cấu trúc của cơ chất. D. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của cofactor trên enzyme với cấu trúc của cơ chất. Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng Câu 1: Quá trình tổng hợp các chất trong tế bào là A. quá trình hình thành các chất đơn giản từ các chất hữu cơ phức tạp dưới sự xúc tác của enzyme. B. quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme. C. quá trình hình thành các chất đơn giản từ các chất hữu cơ phức tạp dưới sự xúc tác của hormone. D. quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của hormone. Câu 2: Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được gọi là quá trình A. quang hợp. B. hô hấp tế bào. C. lên men. D. dị hóa. Câu 3: Cho các vai trò sau đây: (1) Điều hòa lượng khí O2 và CO2 trong không khí. (2) Cung cấp nguồn dinh dưỡng nuôi sống gần như toàn bộ sinh giới. (3) Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho đất. (4) Tích trữ năng lượng cho sự sống của hầu hết các sinh vật. Các vai trò của quá trình quang hợp là A. (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 4: Quá trình đồng hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng của các phản ứng oxi hóa được gọi là
- A. quang tổng hợp. B. hóa tổng hợp. C. quang khử. D. oxi hóa khử. Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng Câu 1: Quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hóa học được gọi là A. quá trình tổng hợp. B. quá trình phân giải. C. quá trình tự dưỡng. D. quá trình dị dưỡng. Câu 2: Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau: (1) Đường phân (2) Chuỗi truyền electron hô hấp (3) Chu trình Krebs (4) Giai đoạn oxy hoá pyruvic acid Trật tự đúng các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là A. (1) → (2) → (3) →(4) B. (1) →(3) → (2) →(4) C. (1) → (4)→(3) → (2) D. (1) → (4) → (2) →(3) Câu 3: Đường phân là A. quá trình phân giải glycogen thành CO2 và H2O. B. quá trình phân giải glucose thành CO2 và H2O. C. quá trình phân giải fructose thành hai phân tử chứa ba carbon. D. quá trình phân giải glucose thành hai phân tử chứa ba carbon. Câu 4: Kết thúc quá trình phân giải hiếu khí, tế bào thu được số phân tử ATP là A. 32 ATP B. 28 ATP C. 34 ATP D. 2 ATP Bài 17: Thông tin giữa các tế bào Câu 1: Sự kiện nào sau đây khởi đầu cho quá trình truyền tin giữa các tế bào? A. Thay đổi hình dạng của thụ thể. B. Hoạt hóa đáp ứng đặc hiệu ở tế bào đích. C. Tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu bên ngoài. D. Chuỗi phản ứng sinh hóa trong tế bào diễn ra. Câu 2: Thông tin giữa các tế bào là A. sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định. B. sự truyền tín hiệu trong nội bộ tế bào thông qua các chuỗi phản ứng sinh hóa để tạo ra các đáp ứng nhất định. C. sự truyền tín hiệu từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường. D. Sự truyền tín hiệu từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường. Câu 3: Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào A. kích thước của tế bào đích. B. khoảng cách giữa các tế bào C. hình dạng của tế bào đích. D. kích thước của các phân tử tín hiệu. Câu 4 : Cho các phương thức truyền thông tin sau: (1) Truyền tin qua khoảng cách xa. (2) Truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào. (3) Truyền tin cục bộ. (4) Truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp. Các tế bào ở gần nhau có thể sử dụng các phương thức truyền thông tin là A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (3), (4). Câu 5: Cho các giai đoạn sau đây: (1) Giai đoạn truyền tin. (2) Giai đoạn đáp ứng.
- (3) Giai đoạn tiếp nhận. Quá trình truyền tin giữa các tế bào diễn ra theo trình tự nào sau đây? A. (1) → (2) → (3). B. (1) → (3) → (2). C. (3) → (1) → (2). D. (3) → (2) → (1). II. TỰ LUẬN Câu 1. (VD) Tại sao màng sinh chất có tính thấm chọn lọc và điều này có ý nghĩa gì đối với tế bào? Câu 2. (VD). Tại sao bộ máy Golgi được xem là trung tâm sản xuất, kho chứa, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào? Câu 3, (VD) Tại sao những người bán rau cứ cách một khoảng thời gian lại phun nước lên rau? Câu 4. (VD) Trong tế bào có những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào được tế bào sử dụng chủ yếu? Câu 5.(VDC) Tại sao sau khi muối dưa, cà thì sản phẩm sau khi muối có vị mặn và bị nhăn nheo? Câu 6. (VDC). Tại sao người ta thường ngâm các loại rau, quả sống vào nước muối loãng trước khi ăn?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn