intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

  1. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 12 Năm học 2022-2023 I. Hình thức đề kiểm tra và thời gian làm bài - Hình thức : trắc nghiệm 100% , tổng số câu 40 - Thời gian làm bài : 50 phút II. Nội dung ôn tập 1. Quy luật phân li và phân li độc lập của Menđen Nhận biết: - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo của Menđen ( đối tượng nghiên cứu, các bước trong trong quy trình nghiên cứu, ...) - Nêu được nội dung, ý nghĩa, điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. - Nêu được khái niệm: dòng thuần, kiểu gen đồng hợp, kiểu gen dị hợp, phép lai khác dòng, tự thụ phấn, lai phân tích, lai thuận nghịch Thông hiểu: - Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. - Phân biệt được: kiểu gen đồng hợp với kiểu gen dị hợp; cơ thể thuần chủng với cơ thể không thuẩn chủng. - Giải thích được công thức tổng quát của phép lai nhiều tính trạng theo quy luật phân li và phân li độc lập. - Xác định được kiểu gen của cơ thể dựa vào kiểu hình và trạng thái trội lặn của gen. - Tìm được các loại giao tử khi biết kiểu gen của cơ thể. Vận dụng: - Xác định tỷ lệ các loại kiểu gen, kiểu hình khi lai các các bố mẹ có nhiều cặp gen 2. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen Nhận biết: - Nêu được định nghĩa và thực chất của tương tác gen - Nêu được định nghĩa và ví dụ về tác động đa hiệu của gen - Dựa vào tỉ lệ kiểu hình điển hình ở đời con của các phép lai, phát hiện được các tính trạng do các gen tương tác bổ sung hoặc tương tác cộng gộp cùng quy định. Thông hiểu - Xác định được tỉ lệ kiểu gen và tỉ của lệ kiểu hình của đời con trong phép lai đơn giản. Vận dụng : Giải được các bài tập tổng hợp liên quan đến tương tác gen. 3. Liên kết gen và hoán vị gen
  2. Nhận biết: - Nêu được thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen của Moocgan. - Nêu được thế nào là phép lai thuận - nghịch. - Nêu được được điều kiện để các gen di truyền liên kết hoặc hoán vị và biết cách tìm số nhóm gen liên kết của một loài. - Nêu được được ý nghĩa của di truyền liên kết gen và hoán vị gen, bản đồ di truyền trong công tác chọn giống cũng như trong nghiên cứu Thông hiểu: Nhận biết: - Nêu được thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen của Moocgan. - Nêu được thế nào là phép lai thuận - nghịch. - Nêu được được điều kiện để các gen di truyền liên kết hoặc hoán vị và biết cách tìm số nhóm gen liên kết của một loài. - Nêu được được ý nghĩa của di truyền liên kết gen và hoán vị gen, bản đồ di truyền trong công tác chọn giống cũng như trong nghiên cứu Thông hiểu: - Xác định được tần số hoán vị gen, tìm giao tử trong trường hợp liên kết gen và hoán vị gen; biết cách tìm tần số hoán vị dựa vào bản đồ di truyền và ngược lại. - Xác định được: + Số nhóm gen liên kết của một loài. + Giao tử của một cơ thể trong trường hợp liên kết gen và hoán vị gen. + Tần số hoán vị gen từ phép lai phân tích hoặc từ bản đồ di truyền. - Phát hiện được những điểm giống và khác nhau giữa quy luật phân li độc lập, tương tác gen, liên kết gen và hoán vị gen. Vận dụng - Giải được các bài tập tổng hợp liên quan đến liên kết gen và hoán vị gen hoặc liên quan đến tất cả các quy luật di truyền đã học. 4. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân Nhận biết - Nêu được định nghĩa và đặc điểm củu NST giới tính - Nêu được một số cơ chế xác định giới tính bằng NST giới tính - Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính - Trình bày được thí nghiệm về di truyền ngoài nhân Thông hiểu: - Phân biệt được: NST giới tính và NST thường; NST giới tính ở giới đực và giới cái ở một loài cụ thể. - Giải thích được kết quả thí nghiệm của Moocgan về gen trên NST X - Phân biệt được đặc điểm di truyền gen trên X và gen trên Y.
  3. - Giải thích được các đặc điểm của di truyền của các gen ở tế bào chất. Vận dụng - Viết được các phép lai đơn giản về di truyền liên kết với giới tính 5. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen Nhận biết: - Nêu được khái niệm thường biến , mức phản ứng; mỗi quan hệ giữa KG, môi trường và KH - Lấy được các ví dụ về thường biến, mức phản ứng Thông hiểu - Phân biệt được thường biến và mức phản ứng - Giải thích được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một số ví dụ. - Giải thích được mối quan hệ giữa Giống – Kỹ thuật canh tác – Năng suất trong trồng trọt . -----------------HẾT-----------------
  4. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11 Năm học 2022-2023 I. Hình thức đề kiểm tra và thời gian làm bài - Hình thức : 50% tự luận + 50% trắc nghiệm ( 20 câu) - Thời gian làm bài : 50 phút II. Nội dung ôn tập 1. Bài 8. Quang hợp ở thực vật Nhận biết - Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp. - Nêu được các đặc điểm hình thái, giải phẫu lá thích nghi với chức năng quang hợp - Nêu được vai trò của stroma và grana của lục lạp trong quá trình quang hợp - Mô tả được hệ sắc tố quang hợp và vai trò của các nhóm sắc tố quang hợp Thông hiểu: - Giải thích vì sao lá cây có màu xanh? - Giải thích được vì sao lá xanh trước khi rụng tự nhiên thường chuyển sang màu vàng hoặc đỏ ? 2. Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3,C4 và CAM Nhận biết - Trình bày được quá trình quang hợp ở thực vật C3 (thực vật ôn đới) bao gồm pha sáng và pha tối. - Trình bày được đặc điểm của thực vật C4: sống ở khí hậu nhiệt đới, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch, có hiệu suất cao. - Nêu được thực vật CAM mang đặc điểm của cây ở vùng sa mạc Thông hiểu - Phân biệt được quang hợp ở các nhóm thực vật theo các tiêu chí : Môi trường sống; Đại diện; Cường độ quang hợp? Điểm bão hòa ánh sáng? Điểm bù CO2; Nhu cầu nước; Thoát hơi nước; Năng suất sinh học 3. Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp Nhận biết - Liệt kê và trình bày được các nhân tố ngoại cảnh có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. - Nêu được một số ứng dụng của trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo Thông hiểu - Nêu được tiêu chí phân biệt thực vật ưa bóng và ưa sáng, thực vật ưu lạnh và ưa nhiệt 4. Bài 12. Hô hấp ở thực vật Nhận biết - Trình bày được ý nghĩa của hô hấp: giải phóng năng lượng và tạo các sản phẩm trung gian dùng cho mọi quá trình sinh tổng hợp. - Trình bày được các thành phần của ti thể thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật. - Trình bày được hô hấp hiếu khí và sự lên men.
  5. + Trường hợp có ôxi xảy ra đường phân và chu trình Crep (chu trình Crep và chuỗi chuyền điện tử). Sản sinh nhiều ATP. + Trường hợp không có ôxi tạo các sản phẩm lên men. - Trình bày được mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp. - Liệt kê các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật - Mô tả được các giai đoạn , điều kiện , loại thực vật, các bào quan tham gia, nguyên liệu và sản phẩm của hô hấp ánh sáng Thông hiểu - Phân biệt 2 con đường hô hấp hiếu khí và lên men theo các tiêu chí : Điều kiện; các giai đoạn; bộ phận thực hiện; sản phẩm - Giải thích được vì sao trong điều kiện ngập úng lâu ngày thực vật cạn có thể chết? - Giải thích vì sao thực vật C3 có năng suất sinh học thấp hơn thực vật C4 Vận dụng - Nêu được nguyên lí chung của công tác bảo quản nông, lâm, sản và 1 số biện pháp bảo quản -----------------HẾT-----------------
  6. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 10 Năm học 2022-2023 I. Hình thức đề kiểm tra và thời gian làm bài - Hình thức : 50% tự luận + 50% trắc nghiệm ( 20 câu) - Thời gian làm bài : 50 phút II. Nội dung ôn tập 1. Bài 6. Các phân tử sinh học * Nhận biết: - Nêu được khái niệm phân tử sinh học. - Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.  Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể. * Thông Hiểu - Giải thích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học. * Vận dụng  Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...). 2. Bài 8. Tế bào nhân thực * Nhận biết  Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất.  Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân. * Thông hiểu  trình bày được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật), màng sinh chất.  Trình bày được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.  Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật. -----------------HẾT-----------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2