intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

  1. Sở GD & ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I Trường THPT Phúc Thọ Môn: Sinh học 12 Năm học: 2024 - 2025 I. CẤU TRÚC ĐỀ THI: 1.Thời gian làm bài: 45 phút 2. Nội dung gồm 2 phần - Phần I. Trắc nghiệm (8đ)  Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: 16 câu (4 điểm)  Trắc nghiệm dạng Đ/S: 4 câu (4 điểm) - Phần II.Tự luận: 2 câu (2 điểm) II. NỘI DUNG ÔN TẬP: CHỦ ĐỀ 1: CƠ SỞ PHÂN TỪ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ - Phân tích được cơ chế tái bản của DNA là một quá trình tự sao thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con hay từ thế hệ này sang thế hệ sau. - Phân tích được bản chất của quá trình phiên mã là sự truyền thông tin di truyền từ DNA đến RNA. - Trình bày được cơ chế dịch mã tổng hợp protein. - Trình bày cơ chế và phân tích được ý nghĩa của điều hoà biểu hiện gene trong tế bào và trong quá trình phát triển cá thể. - Phân tích được các dạng, nguyên nhân, cơ chế phát sinh của đột biến gene. - Trình bày được vai trò của đột biến gene trong tiến hóa, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền. CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN - Dựa vào sơ đồ, trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của NST. Trình bày được NST là vật chất di truyền. Mô tả được sắp xếp các gene trên NST, mỗi gene định vị tại một vị trí xác định gọi là locus. - Phân tích được sự vận động của NST trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ sở của sự vận động của gen được thể hiện trong các quy luật di truyền, biến dị tổ hợp và biến dị số lượng NST. - Trình bày được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền. Từ đó, giải thích được nguyên phân, giảm phân và thụ tinh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 1
  2. - Phân biệt được các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ. Trình bày được cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN Bảng 1: Phân biệt các quy luật di truyền Mendel Tên quy Nội dung Cơ sở tế bào Điều kiện nghiệm Ý nghĩa luật đúng QL phân - Mỗi tính trạng do một - Trong tế bào sinh dưỡng, các - Các NST phân li - Giải thích ly cặp allele quy định, một NST tồn tại thành cặp nên bình thường trong tương quan trội có nguồn gốc từ bố, một gene tồn tại thành cặp giảm phân. lặn, không dùng có nguồn gốc từ mẹ. - Phân li tổ hợp NST dẫn đến - Mỗi gene nằm F1 làm giống. - Khi Gp các allele phân li phân li và tổ hợp các gen. trên 1NST đồng đều về các giao tử - Phân li và tổ hợp QL PLĐL- Các cặp nhân tố di - Các cặp allele nằm trên các các NST là ngẫu - Tạo nguồn biến truyền quy định các tính cặp NST tương đồng khác nhiên. dị tổ hợp là trạng khác nhau phân li nhau. - Sức sống các nguồn nguyên độc lập nhau trong quá - Sự phân li độc lập và tổ hợp giao tử là ngang liệu cho tiến hóa trình hình thành giao tử. ngẫu nhiên của các cặp NST nhau. và chọn giống; tương đồng trong giảm phân - Giải thích được hình thành giao tử dẫn đến sự sự đa dạng, phân li độc lập và sự tổ hợp phong phú của ngẫu nhiên của các cặp allele sinh giới. tương ứng. - Dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau MỞ RỘNG HỌC THUYẾT MENDEL Mở - Tương tác giữa Trội không hoàn toàn Tương tác giữa các allele của rộng các sản phẩm của cùng 1 gene, thể dị hợp có kiểu học các gene allele hình trung gian, không hoàn toàn thuyết giống một bên bố hoặc mẹ của Gene đa hiệu Một gene chi phối nhiều tính Mendel trạng Gene đa allele Một gene có thể đột biến theo nhiều cách khác nhau, tạo nên nhiều allele cùng quy định tính trạng - Tương tác giữa Sản phẩm không tương tác trực Sản phẩm của các gene không các sản phẩm của tiếp allele không tương tác trực tiếp các gene không với nhau nhưng tham gia vào một allele con đường chuyển hóa, từ đó hình thành nên tính trạng Sản phẩm tương tác trực tiếp Sản phẩm của các gene không allele tương tác trực tiếp với nhau cùng quy định sự hình thành một 2
  3. tính trạng Bảng 2: Phân biệt các quy luật di truyền liên kết Quy luật Nội dung Cơ sở tế bào Điều kiện đúng Ý nghĩa Liên kết Các gene nằm trên một Sự phân li và tổ hợp của cặp Các gene liên kết Chọn lọc được cả hoàn toàn NST cùng phân li và tổ NST tương đồng. hoàn toàn. nhóm gene quý. hợp trong phát sinh giao tử và thụ tinh. Hoán vị Các gene trên cùng cặp Trao đổi những đoạn tương Các gene liên kết Tăng nguồn biến gen NST đổi chỗ cho nhau do ứng của cặp NST tương đồng. không hoàn toàn. dị tổ hợp. sự trao đổi chéo giữa các chromatid. Di truyền Tính trạng do gene trên X Nhân đôi, phân li, tổ hợp của Gene nằm trên Điều khiển tỉ lệ liên kết qui định di truyền chéo, cặp NST giới tính. đoạn không tương đực, cái. với giới còn do gen trên Y di đồng. tính truyền trực tiếp. Bảng 3: Tỷ lệ đặc trưng của các quy luật di truyền Qui luật Tỷ lệ lai dị hợp Tỷ lệ lai phân tích Ghi chú Phân li 3:1 hoặc 1:2:1 1:1 Trội hoàn toàn hoặc không hoàn toàn (mỗi gen qui định một tính trạng) Phân li 9:3:3:1 hoặc (1:2:1)2 hoặc 1:1:1:1 Trội hoàn toàn hoặc không hoàn toàn độc lập (3:1)(1:2:1) (mỗi gen qui định một tính trạng). Liên kết 3:1 hoặc 1:2:1 1:1 Liên kết hoàn toàn (mỗi gen qui định gen một tính trạng). Hoán vị 4 nhóm khác phân li độc 4 lớp kiểu hình, chia 2 Liên kết không hoàn toàn (mỗi gen qui gen lập. nhóm = nhau định một tính trạng). Di truyền Tỷ lệ kiểu hình phân bố Tỷ lệ kiểu hình phân bố Gen nằm trên X (mỗi gen qui định một liên kết không đều ở 2 giới. không đều ở 2 giới. tính trạng). giới tính DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN - Trình bày được thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns, từ đó giải thích được gene không những tồn tại trong nhân mà còn tồn tại ngoài nhân. - Trình bày được đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân và một số ứng dụng. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH -Nêu được mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường trong sự hình thành tính trạng của cơ thể sinh vật và ý nghĩa của mối quan hệ đó trong sản xuất và đời sống CHỦ ĐỀ 3: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC. - Phát biểu được khái niệm hệ gene. Trình bày được một số thành tựu và ứng dụng của việc giải mã hệ gene người. - Nêu được khái niệm, nguyên lý và một số thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp. - Nêu được khái niệm, nguyên lý và một số thành tựu tạo thực vật, động vật biến đổi gene. - Trình bày được một số thành tựu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng lai hữu tính CHỦ ĐỀ 4: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI - Phát biểu được khái niệm di truyền quần thể. - Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể. 3
  4. - Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: mô tả được trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. - Trình bày được định luật Hardy – Weinberg và điều kiện nghiệm đúng. - Trình bày được ảnh hưởng của tự thụ phấn, giao phối gần, ngẫu phối chi phối tần số của các allele và thành phần kiểu gene của một quần thể. - Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần III. LUYỆN TẬP A- TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một đoạn polypeptide gồm 4 amino acid có trình tự: Val - Trp - Phe - Pro. Biết các codon trên mRNA mã hóa các amino acid tương ứng như sau: Trp - UGG ; Val - GUU; Phe - UUU ; Pro – CCA. Trình tự Nucleotide trên đoạn mạch gốc của gene mang thông tin mã hóa cho đoạn polypeptide nói trên như thế nào? A. 3’TGG - AAA - GGT - CCA5’. B. 3’CAA - ACC - AAA - GGT5’. C. 5’CAA - ACC - TTT - GGT3’. D. 5’TGG - TGG - AAG - CCA3’. Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về quá trình dịch mã? A. Dịch mã gồm 2 giai đoạn chính là hoạt hóa amino acid và tổng hợp chuỗi polypeptide. B. Dịch mã là quá trình tổng hợp protein diễn ra trong tế bào chất. C. Quá trình dịch mã kết thúc khi ribosome tiếp xúc với codon 3’UAA5’. D. Bộ ba đối mã của tRNA vận chuyển amino acid methionine là 5’CAU3’. Câu 3: Ý nghĩa của sự điều hòa biểu hiện gene đối với tế bào là A. tiết kiệm được năng lượng và thích nghi được với sự thay đổi của môi trường. B. tiết kiệm được năng lượng nhưng không thích nghi được với sự thay đổi của môi trường. C. không tiết kiệm được năng lượng nhưng thích nghi được với sự thay đổi của môi trường. D. không tiết kiệm được năng lượng và không thích nghi được với sự thay đổi của môi trường. Câu 4: Phát biểu sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của operon lac ở vi khẩn E. coli là đúng? A. Gene điều hòa (lacI) hoạt động không phụ thuộc vào sự có mặt của lactose. B. Vùng khởi động phân bố ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi đầu phiên mã. C. Sản phẩm phiên mã là ba phân tử mRNA tương ứng với 3 gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA. D. Chất cảm ứng là sản phẩm của gene điều hòa lacI. Câu 5: Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein ở vi khuẩn E. coli, khi môi trường có lactose (chất cảm ứng) thì bao nhiêu sự kiện sau đây vẫn diễn ra? I. Gene điều hòa chỉ huy tổng hợp 1 loại protein ức chế lac I. II. Chất cảm ứng kết hợp với protein ức chế lac I, làm vô hiệu hóa chất ức chế. III. Quá trình phiên mã của các gene cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mRNA. IV. Vùng vận hành được khởi động, các gene cấu trúc hoạt động tổng hợp mRNA, từ đó tổng hợp các chuỗi polypeptide. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 6: Cho 1 đoạn mạch của gene: 3’…ATG CCG ATT …5’. Sau khi có đột biến gene, đoạn này trở thành: 3’… ATG CCG AT …5’. Đây là dạng đột biên điểm nào? A. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide. B. Đột biến mất 1 cặp nucleotide. C. Đột biến thêm 1 cặp nucleotide. D. Đột biến đảo đoạn polynucleotide. Câu 7: Khi nói về hậu quả của đột biến gene. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai? 4
  5. A. Mức độ có lợi hay hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gene, điều kiện môi trường. B. Phần lớn đột biến điểm thường không được di truyền lại cho thế hệ sau. C. Đột biến gene có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến. D. Ở sinh vật nhân thực, phần lớn đột biến đều trung tính. Câu 8: Sinh vật biến đổi gene (GMO) là gì? A. Sinh vật được lai tạo tự nhiên. B. Sinh vật được nhân giống bằng kỹ thuật cấy ghép. C. Sinh vật có DNA được thay đổi bằng kỹ thuật di truyền. D. Sinh vật sống trong môi trường bị ô nhiễm. Câu 9: Một trong những lợi ích của động vật biến đổi gene là gì? A. Tăng sự phụ thuộc vào thuốc kháng sinh. B. Giảm khả năng sinh sản tự nhiên của động vật. C. Sản xuất các mô và cơ quan cho việc cấy ghép ở người. D. Tăng lượng thức ăn tiêu thụ trong chăn nuôi. Câu 10: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo thứ tự: A. Phân tử DNA → đơn vị cơ bản nucleosome → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → chromatid. B. Phân tử DNA → sợi cơ bản → đơn vị cơ bản nucleosome → sợi nhiễm sắc → chromatid. C. Phân tử DNA → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → đơn vị cơ bản nucleosome → chromatid. D. Phân tử DNA → đơn vị cơ bản nucleosome → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → chromatid. Câu 11: Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST có vai trò gì? A. Tạo thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các NST trong quá trình phân bào. B. Tạo thuận lợi cho sự phân li các NST trong quá trình phân bào. C. Giúp tế bào chứa được nhiều NST. D. Tạo thuận lợi cho sự tổ hợp các NST trong quá trình phân bào. Câu 12: Phép lai nào sau đây được gọi là phép lai phân tích? A. Aa  aa. B. AA  AA. C. AA  Aa. D. Aa  Aa. Câu 13: Các bước trong phương pháp thí nghiệm và phân tích cơ thể lai của Mendel gồm các bước như sau: 1. Phân tích và giải thích kết quả lai. 2. Kiểm chứng giả thuyết. 3. Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc một vài cặp tính trạng tương phản. 4. Đề xuất giả thuyết mới. 5. Đề xuất quy luật di truyền. 6. Tạo các dòng thuần chủng. Trình tự nào sau đây đúng về các bước Mendel đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền? A. 6→3→1→4→2→5. B. 6→1→2→3→4→5. C. 6→3→2→4→1→5. D. 6→1→2→4→3→5. Câu 14: Ở đậu Hà Lan, allele A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với allele a quy định hạt xanh; allele B quy định vỏ trơn trội hoàn toàn so với allele b quy định vỏ nhăn, hai gene này nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Phép lai nào sau đây sẽ không xuất hiện kiểu hình hạt xanh, vỏ nhăn ở thế hệ sau? A. AaBB aabb. B. AaBb  AaBb. C. Aabb  aaBb. D. AaBb  Aabb. Câu 15: Thực chất của tương tác gene không allele là A. tác động qua lại giữa các sản phẩm của gene. 5
  6. B. các gene tác động trực tiếp với nhau trong quá trình hình thành tính trạng. C. các gene phân li độc lập, tác động riêng rẽ trong quá trình hình thành tính trạng. D. các gene di truyền liên kết, tác động riêng rẽ trong quá trình hình thành tính trạng. Câu 16: Sự di truyền các tính trạng thường do gene quy định chúng nằm trên NST giới tính không có đặc điểm nào sau đây? A. Tính trạng do allele lặn trên NST X ở người biểu hiện đồng đều ở cả hai giới tính. B. Kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau. C. Tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới tính. D. Tính trạng do allele lặn trên NST X ở người thường biểu hiện chủ yếu ở nam giới. Câu 17: Khi Morgan tiến hành lai phân tích ruồi giấm đực F 1 thì phát hiện ra quy luật di truyền nào sau đây? A. Di truyền liên kết gene. B. Di truyền hóan vị gene. C. Liên kết với giới tính. D. Di truyền tế bào chất. Câu 18: Mỗi gene quy định một tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn và các gene liên kết hoàn toàn với nhau. Phép lai nào sau đây có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3: 1? A. . B. . C. . D. . Câu 19: Một loài thực vật, allele A quy định cây thân cao, allele a quy định cây thân thấp; allele B quy định quả đỏ, allele b quy định quả vàng. Trong trường hợp xảy ra hóan vị gene với tần số 20% và không phát sinh đột biến mới. Cho phép lai (P):  thì tỉ lệ kiểu hình cây thân cao – quả vàng thu được ở F1 là A. 24%. B. 51%. C. 1%. D. 20%. Câu 20: Phép lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau và con lai có kiểu hình giống mẹ thì gene quy định tính trạng đó A. nằm trên NST giới tính Y. B. nằm trên NST giới tính X. C. nằm trên NST thường. D. nằm ở ngoài nhân. Câu 21: Khi nói về gene ngoài nhân. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Gene ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ. B. Gene ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. C. Các gene ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào. D. Gene ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực. Câu 22: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của yếu tố nào sau đây? A. Quá trình phát sinh đột biến. B. Sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái. C. Sự tương tác giữa kiểu gene với môi trường. D. Sự phát sinh các biến dị tổ hợp. Câu 23: Mức phản ứng là khả năng của một kiểu gene biểu hiện các kiểu hình khác nhau dưới tác động của yếu tố nào sau đây? A. Đột biến gene B. Môi trường C. Tái tổ hợp gene D. Sự phân ly tính trạng. Câu 24: DNA tái tổ hợp là gì? A. DNA được tách ra từ một nguồn tự nhiên. B. DNA được sao chép từ RNA thông qua phiên mã ngược. 6
  7. C. DNA được tạo ra từ các đoạn DNA có nguồn gốc khác nhau. D. DNA được biến đổi một cách tự nhiên thông qua đột biến. Câu 25: Thực vật biến đổi gene là gì? A. Thực vật được lai tạo tự nhiên giữa hai loài khác nhau. B. Thực vật mang gene từ những nguồn khác nhau. C. Thực vật bị đột biến tự nhiên do tác động của môi trường. D. Thực vật được trồng theo phương pháp hữu cơ. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG-SAI Câu 1. Hình 6 dưới đây mô tả quá trình truyền thông tin di truyền ở sinh vật Hình 6. Mỗi phát biểu sau đây đúng [Đ] hay sai [S] về nội dung hình trên? Ý Mệnh đề a) Quá trình (2) và (5) được gọi là quá trình phiên mã. b) Quá trình (3) và (6) có diễn biến tương tự nhau. c) Nhờ quá trình (4) mà ở một số tế bào (giao tử, nấm men) truyền nguyên vẹn genome qua các thế hệ tế bào. d) Quá trình (1) xảy ra liên tục là cơ sở di truyền và biến dị ở phổ biến trong sinh giới. Câu 2: Khi môi trường không có lactose nhưng enzyme chuyển hóa lactose vẫn được tạo ra. Theo lí thuyết, các giả thuyết đưa ra sau đây để giải thích cho hiện tượng trên đúng (Đ) hay sai (S)? Ý Mệnh đề a) Do vùng khởi động (P) của operon bị bất hoạt. b) Do gene điều hoà lacI bị đột biến nên không tạo ra được protein ức chế lac I. c) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế lacI. d) Do các gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gene. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng (Đ) hoặc sai (S) khi nói về cơ chế điều hòa biểu hiện gene của operon lac ở vi khuẩn E. coli? Ý Mệnh đề a) Khi môi trường không có đường lactose, protein ức chế lacI liên kết với promoter khiến enzyme RNA polymerase không trượt qua được nên các gene cấu trúc không hoạt động. 7
  8. b) Protein ức chế lacI luôn được gene điều hòa lacI tổng hợp khi môi trường có và không có lactose. c) Lactose là chất cảm ứng, đồng phân của nó là allolactose liên kết với protein ức chế lacI làm thay đổi cấu hình không gian dẫn đến không liên kết được với operator. d) Enzyme RNA polymerase có thể liên kết với promoter và tiến hành dịch mã các gene cấu trúc. Câu 4: Động vật biến đổi gene đầu tiên trên thế giới được tạo ra vào năm 1982, do hai nhà khoa học Palmiter và Brinster thực hiện, khi chuyển gene của loài chuột này sang phôi loài chuột khác. Với kỹ thuật dựa trên cơ sở hai phần chính của gene là vùng mã hóa protein và vùng điều hòa hoạt động của gene, hai nhà khoa học đã nắm được cơ chế tế bào đọc mã di truyền và dịch các thông tin đó thành các cấu trúc sinh học. Kết quả, gene được chuyển đã biểu hiện ở chuột chuyển gene, tạo ra chuột nhắt có kích thước lớn hơn chuột bình thường nhiều lần. Hiện nay, có rất nhiều loài động vật mà gene của chúng đã được con người làm biến đổi và ứng dụng vào thực tiễn. Công nghệ gene là một lĩnh vực khoa học đầy tiềm năng, có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người. Các nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI về thông tin đã được đề cập? Ý Mệnh đề a) Chuột nhắt là động vật được biến đổi gene đầu tiên. b) Kỹ thuật tạo DNA tái tổ hợp được sử dụng để tạo chuột nhắt biến đổi gene c) Động vật biến đổi gene không được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. d) Tất cả động vật biến đổi gene đều được phép tiêu thụ như thực phẩm khác ở mọi quốc gia. Câu 5: Các nhận định về công nghệ gene dưới đây là ĐÚNG hay SAI? Ý Mệnh đề a) Cây trồng biến đổi gene có thể giúp giảm sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. b) Đạo đức sinh học là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi phát triển và sử dụng công nghệ gene. c) Một lợi ích của động vật biến đổi gene là khả năng sản xuất các protein dùng trong y học. d) Tất cả các nghiên cứu và ứng dụng của công nghệ gene đều được cộng đồng khoa học và xã hội chấp nhận rộng rãi. Câu 6. Ở một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, mỗi cặp gene nằm trên một cặp NST thường. Lai cây (P) thân thấp, hoa đỏ với cây thân cao, hoa trắng thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, mỗi phát biểu sau đây ĐÚNG hay SAI? Ý Mệnh đề Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng ở F2 xác suất thu được cây thuần chủng a) là 1/3. Cho các cây thân cao, hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, có thể thu được đời b) con có 100% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa trắng ở F2 tự thụ phấn thì có thể thu được đời con có c) 75% số cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa đỏ ở F2 giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có d) tất cả các cây đều có thân cao, hoa trắng. 8
  9. TỰ LUẬN Câu 1. Một gene ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có A% - C% = 10% và T% - C% = 30%. Trên mạch 2 có C% - G% = 20%. Theo lí thuyết, trong tổng số nucleotide của mạch 1 thì số nucleotide loại C có tỉ lệ là bao nhiêu? Câu 2. Một quần thể thực vật gồm 400 cây có kiểu gene AA, 400 cây có kiểu gene Aa và 200 cây có kiểu gene aa. Tần số kiểu gene Aa của quần thể này là bao nhiêu? Quần thể này có đạt trạng thái cân bằng di truyền không? Câu 3. Ở đậu Hà Lan, allele A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với allele a quy định hạt xanh; allele B quy định vỏ trơn trội hoàn toàn so với allele b quy định vỏ nhăn. Lai phân tích một cây đậu Hà Lan (T) mang kiểu hình trội về cả 2 tính trạng, thế hệ sau được tỉ lệ 50% cây hạt vàng, vỏ trơn : 50% cây hạt xanh, vỏ trơn. Hãy xác định kiểu gene của Cây đậu Hà Lan (T) và viết sơ đồ phép lai phân tích trên? Câu 4. Lai hai dòng ruồi giấm Drosophila thuần chủng, ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng. F 1 có kiểu hình 100% ruồi mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng (chỉ có ở con đực). Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P F2? ---HẾT--- 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2