intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng" nhằm giúp bạn ôn tập, hệ thống kiến thức một cách hiệu quả nhất để tự tin khi bước vào kì thi quan trọng sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề cương này ngay nhé! Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2021-2022 I/ LÍ THUYẾT: CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC CƠ BẢN Chương II. VẬN ĐỘNG - Nêu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống. Bài 7. Bộ xương - Kể tên các phần chính của bộ xương người, các loại khớp. Bài 8. Cấu tạo và tính chất của - Nêu được cấu tạo,tính chât, thành phần và chức năng của xương. xương - Sự to ra và dài ra của xương. Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ. - Tính chất của cơ và ý nghĩa hoạt động của cơ. Bài 10. Hoạt động của cơ - Biết nguyên nhân của sự mỏi cơ,biện pháp chống mỏi cơ. - Biện pháp tăng cường khả năng làm việc của cơ. Bài 11. Tiến hóa của hệ vận động - Sự tiến hóa của bộ xương người so với Thú. và vệ sinh hệ vận động - Ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh. Bài 12. Thực hành: Tập sơ cứu và - Phương pháp sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương băng bó cho người gãy xương. cẳng tay, xương đùi. Chương III. TUẦN HOÀN - Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành Bài 13.Máu và môi trường trong phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước cơ thể. mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể. Bài 14. Bạch cầu miễn dịch - Trình bày được khái niệm miễn dịch. - Nêu được các loại miễn dịch: Bài 15.Đông máu và nguyên tắc -Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng. truyền máu -Nêu ý nghĩa của sự truyền máu. Bài 16. Tuần hoàn máu và lưu -Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong thông bạch huyết cơ thể. Bài 17. Tim và mạch máu -Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng -Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút) Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ -Nêu được khái niệm huyết áp. mạch và vệ sinh hệ thần kinh -Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch: -Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh. -Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng. -Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim. Bài 19. Thực hành: Sơ cứu cầm -Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều. máu. -Thực hiện theo các bước: + Chuẩn bị phương tiện + Các bước băng bó khi chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch + Những lưu ý khi băng bó cầm máu. Chương IV. CHỦ ĐỀ HÔ HẤP -Nêu ý nghĩa hô hấp. Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp -Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng. Bài 21. Hoạt động hô hấp -Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở. -Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm : khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn). -Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
  2. -Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. -Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp bình thường Bài 23. Thực hành: Hô hấp nhân -Sơ cứu ngạt thở-làm hô hấp nhân tạo. Tập thở sâu. tạo -Các bước tiến hành sơ cứu: + Chuẩn bị dụng cụ + Nêu được các tác tác nhân gây gián đoạn hô hấp và biện pháp loại bỏ tác nhân. + Các bước thao tác hô hấp nhân tạo: Hà hơi thổi ngạt; Ấn lồng ngực + Nêu được cách thở sâu Chương V. TIÊU HÓA -Trình bày vai trò của các cơ quan tiêu hoá trong sự biến đổi Bài 24. Tiêu hóa và các cơ quan thức ăn. Kể tên các cơ quan tiêu hóa, các tuyến tiêu hóa. tiêu hóa Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng -Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong khoang miệng Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày. -Trình bày cấu tạo dạ dày. Biến đổi thức ăn về hai mặt lí học (chủ yếu là biến đổi cơ học) và hoá học (trong đó biến đổi lí học đã tạo điều kiện cho biến đổi hoá học). Bài 28. Tiêu hóa ở ruột non -Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hoá về mặt biến đổi hoá học nhờ các dịch tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá tiết ra đặc biệt ở ruột Bài 29. Hấp thụ chát dinh dưỡng -Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ, và thải phân xác định con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ. II. CÂU HỎI ÔN TẬP: A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Chúng ta thường bị mỏi cơ trong trường hợp nào sau đây ? A. Giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ B. Lao động nặng trong gian dài C. Tập luyện thể thao quá sức D. Tất cả các phương án còn lại Câu 2. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ? A. Ngón út B. Ngón giữa C. Ngón cái D. Ngón trỏ Câu 3. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là A. co và dãn. B. gấp và duỗi. C. phồng và xẹp. D. kéo và đẩy. Câu 4. Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào ? A. Nước B. Chất khoáng C. Chất cốt giao D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 5. Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào ? A. Mao mạch B. Tĩnh mạch C. Động mạch D. Tất cả các phương án còn lại Câu 6. Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu? A. 0,3 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,1 giây Câu 7. Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ? A. Động mạch dưới đòn B. Động mạch dưới cằm C. Động mạch vành D. Động mạch cảnh trong Câu 8. Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính ? A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại Câu 9. Luyện tập thở sâu có tác dụng A. tăng số nhịp hô hấp. B. tăng số cử động hô hấp.
  3. C. tăng lượng khí lấy vào, tăng hiệu quả hô hấp. D. tăng sự hoạt động của cơ hô hấp. Câu 10. Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần ? A. 85 lần B. 75 lần C. 60 lần D. 90 lần Câu 11. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu AB C. Nhóm máu A D. Nhóm máu B Câu 12. Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng nào? A. 2500 – 3000 ml. B. 3000 – 3500 ml. C. 1000 – 2000 ml. D. 800 – 1500 ml. Câu 13. Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng A. dung tích sống của phổi. B. lượng khí cặn của phổi. C. khoảng chết trong đường dẫn khí. D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. Câu 14. Loại sụn nào dưới đây có vai trò đậy kín đường hô hấp khi chúng ta nuốt thức ăn? A. Sụn thanh thiệt B. Sụn nhẫn C. Sụn giáp D. Tất cả các phương án còn lại Câu 15. Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi A. thở bình thường B. thở sâu C. tăng nhịp thở D. cả A và B Câu 16. Không khí trong phổi cần thường xuyên đổi mới vì A. tế bào cần nhiều không khí. B. cần có O2 cung cấp cho mọi hoạt động thường xuyên diễn ra trong cơ thể. C. cần có CO2 cung cấp cho tế bào. D. tất cả đều sai. Câu 17. Nguyên nhân nào khiến cho mỗi học sinh sau khi chạy vài vòng quanh sân trường phải thở gấp một lúc, sau đó nhịp thở mới trở lại bình thường? A. Do cần cung cấp nhiều O2 và thải ra nhiều CO2. B. Chạy nhiều, lượng CO2 trong máu tăng làm cho nhịp thở tăng. C. Chạy nhiều, lượng CO2 trong máu tăng, tác động đến trung khu thần kinh điều hòa hô hấp làm nhịp hô hấp tăng; sau một thời gian, lượng CO2 trong máu giảm xuống, ta lại thở bình thường. D. Đây là các phản xạ không điều kiện. Câu 18. Phản xạ ho có tác dụng A. dẫn không khí ra và vào phổi. B. làm sạch và làm ấm không khí. C. tống các chất bẩn hoặc các dị vật D. ngăn cản bụi Câu 19. Trong nước bọt có chứa loại enzim nào ? A. Lipaza B. Mantaza C. Amilaza D. Prôtêaza Câu 20. Tiêu hóa thức ăn gồm những quá trình biến đổi nào? A. Biến đổi hóa học B. Biến đổi lí học. C. Hấp thụ các chất D. Cả A và B. Câu 21. Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào? A. Ruột thừa B. Ruột già C. Ruột non D. Dạ dày Câu 22. Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống B. Lao động vừa sức C. Rèn luyện thân thể thường xuyên D. Tất cả các phương án còn lại Câu 23. Để giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
  4. A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao C. Tất cả các phương án còn lại D. Lao động vừa sức Câu 24. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào? A. Axit axêtic B. Axit malic C.Axit acrylic D. Axit lactic Câu 25. Bộ phận nào trong hệ hô hấp là quan trọng nhất? A. Phổi, vì đây là nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài. B. Phế quản, vì phế quản phân nhánh chằng chịt trong phổi và là con đường chính của sự thông khí. C. Thanh quản và khí quản, vì hai bộ phận này luôn mở rộng để không khí quan lại dễ dàng. D. Mũi, vì mũi lọc bụi, diệt khuẩn và sưởi ấm không khí. Câu 26. Khi thức ăn xuống thực quản thì không khí có qua được khí quản không? A. Không, vì thực quản phình to ra đè bẹp khí quản. B. Có nhưng ít, vì khí quản bị thu hẹp do thực quản phình to. C. Qua lại bình thường, vì khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn. D. Khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn, chỗ tiếp giáp với thực quản là cơ tròn nên cả hai quá trình lưu thông khí và nuốt thức ăn đều diễn ra bình thường. Câu 27. Vì sao trong khi ta đang ăn uống, chơi,… hoạt động thở vẫn được bình thường? A.Vì lúc nào ta cũng cần đến O2 và thải CO2 . B. Vì đây là các phản xạ không điều kiện. C. Vì đây là các phản xạ có điều kiện. D. Vì đây là hoạt động không có ý thức. Câu 28. Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá ? A. Dạ dày B. Thực quản C. Thanh quản D. Gan Câu 29. Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá ? A. Dạ dày B. Ruột non C. Ruột già D. Thực quản Câu 30. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ? A. N2 B. CO2 C. O2 D. CO Câu 31. Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế A. bổ sung. B. chủ động. C. thẩm thấu. D. khuếch tán. Câu 32. Khi chúng ta thở ra thì A. cơ liên sườn ngoài co. B. cơ hoành co. C. thể tích lồng ngực giảm. D. thể tích lồng ngực tăng. Câu 33. Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với A. họng và phế quản. B. phế quản và mũi. C. họng và thanh quản D. thanh quản và phế quản. Câu 34. Dung tích sống trung bình của nữ giới người Việt nằm trong khoảng A. 2500 – 3000 ml. B. 3000 – 3500 ml. C. 1000 – 2000 ml. D. 800 – 1500 ml. Câu 35. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ? A. Miễn dịch tự nhiên B. Miễn dịch nhân tạo C. Miễn dịch tập nhiễm D. Miễn dịch bẩm sinh Câu 36. Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm? A. Lactôzơ B. Glucôzơ C. Mantôzơ D. Saccarôzơ Câu 37. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?
  5. A. 75% B. 60% C. 45% D. 55% Câu 38. Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ? A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào D. Tất cả các phương án còn lại Câu 39. Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn. B. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn. C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn. D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn. Câu 40. Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu ? A. 0,6 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,3 giây B. TỰ LUẬN: Câu 1. Tại sao 1 vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi dự thi đấu? Gợi ý trả lời: Vì: Vùng núi cao có nồng độ oxi loãng hơn ở vùng đồng bằng nên khi luyện tập ở vùng núi cao thì hồng cầu tăng số lượng, tim tăng cường vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, có sức bền tốt hơn. Câu 2. Cho biết cơ chế tiết dịch tiêu hóa của các tuyến nước bọt, tuyến vị? Gợi ý trả lời: - Tuyến nước bọt: Bình thường tuyến nước bọt vẫn đều đều tiết ra. Nhưng khi nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, được ăn thức ăn thì nước bọt được tiết ra mạnh mẽ hơn. - Tuyến vị: Dịch vị chỉ được tiết ra khi thức ăn được đưa vào miệng, chạm vào niêm mạc lưỡi. Câu 3. Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào? Gợi ý trả lời: * Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan sau: - Ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Thực hiện chức năng biến đổi thức ăn về mặt lí học, vận chuyển dần thức ăn qua các đoạn khác nhau của ống tiêu hóa. - Tuyến tiêu hóa: Gồm có ba đôi tuyến nước bọt tiết nước bọt vào miệng, tuyến vị của dạ dày, tuyến gan, tuyến tụy và các tuyến ruột. Các tuyến tiêu hóa thực hiện chức năng tiết dịch tiêu hóa, biến đổi thức ăn về mặt hóa học. Câu 4: Vì sao ở trẻ nhỏ thì nhịp tim và nhịp mạch thường nhanh hơn ở người lớn? Gợi ý trả lời: Ở trẻ nhỏ thì nhịp tim và nhịp mạch thường nhanh hơn ở người lớn là vì: Trẻ nhỏ có động mạch rộng hơn tĩnh mạch. Còn người lớn thì ngược lại, lòng tĩnh mạch rộng hơn lòng động mạch →Vì thế ở trẻ sơ sinh cho đến trẻ dưới 12 tuổi thường có nhịp tim và nhịp mạch nhanh hơn ở người lớn. Câu 5: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”? Gợi ý trả lời: Khi nhai kĩ thức ăn sẽ được biến thành dạng nhỏ, làm tăng bề mặt tiếp xúc với các enzim tiêu hóa→ nên hiệu suất tiêu hóa cao, cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, cơ thể được đáp ứng đầy đủ nên no lâu. Câu 6. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động chủ yếu nào? Thực chất của quá trình tiêu hóa là gì? Gợi ý trả lời:
  6. - Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động chủ yếu: Ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân. - Thực chất của quá trình tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột non, đồng thời thải bỏ các chất bã, chất thừa, chất không cần thiết,… ra khỏi cơ thể. Câu 7: Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng? Gợi ý trả lời: Trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng là vì: Khi ngậm cơm lâu trong miệng, tinh bột trong cơm sẽ được enzim amilaza biến đổi thành đường đôi (đường mantôzơ), đường này đã tác động lên các gai vị giác trên lưỡi→sẽ cảm thấy vị ngọt, nên trẻ em thường thích ngậm cơm lâu trong miệng, nếu ngậm cơm nhiều lần liên tục sẽ trở thành thói quen. Câu 8. a) Thức ăn được biến đổi ở khoang miệng như thế nào? b)Sự khác biệt giữa quá trình tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa? Gợi ý trả lời: a) Quá trình biến đổi thức ăn qua khoang miệng: Chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học. - Biến đổi lí học: Nhờ hoạt động phối hợp của răng (nhai, nghiền), lưỡi (đảo trộn thức ăn), các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt. - Biến đổi hóa học: Một phần tinh bột (chín) được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ (đường đôi). b) * Quá trình tiêu hóa: bao gồm các hoạt động ăn uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân. * Hoạt động tiêu hóa: Thực chất là biến đổi thức ăn về mặt lí học và hóa học thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được Câu 9: Vì sao khi ăn, ta không nên vừa nhai vừa cười hay đùa nghịch? Gợi ý trả lời: Khi ăn, ta không nên vừa nhai vừa cười hay đùa nghịch là vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nhai, vừa cười vừa nói, đùa nghịch thì thức ăn có thể không vào thực quản mà lọt vào đường dẫn khí (thanh quản, khí quản) làm ta bị sặc, thậm chí gây tắc đường dẫn khí, dẫn đến nguy hiểm. Câu 10. a) Sự biến đổi lí học và hóa học ở khoang miệng có điểm gì khác nhau? Gợi ý trả lời: Biến đổi lí học Biến đổi hóa học 1. Các thành phần tham -Các tuyến nước bọt Enzim amilaza gia -Răng, lưỡi, cơ môi , má 2. Vai trò -Làm ướt, làm mềm, làm nhuyễn thức ăn. Biến đổi một phần tinh bột -Làm cho thức ăn thấm nước bọt tạo điều trong thức ăn thành đường kiện cho biến đổi hóa học. mantôzơ -Tạo viên thức ăn. b) Sự biến đổi lí học và hóa học ở dạ dày có điểm gì khác nhau? Biến đổi lí học Biến đổi hóa học 1. Các thành phần tham - Các tuyến vị Enzim pepsin gia - Các lớp cơ của dạ dày 2. Vai trò - Hoà loãng thức ăn Phân cắt prôtêin chuỗi dài - Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị thành các chuỗi ngắn -----HẾT----- III. ĐỀ THAM KHẢO:
  7. I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống B. Lao động vừa sức C. Rèn luyện thân thể thường xuyên D. Tất cả các phương án còn lại Câu 2. Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào ? A. Nước B. Chất khoáng C. Chất cốt giao D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 3. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ? A. Miễn dịch tự nhiên B. Miễn dịch nhân tạo C. Miễn dịch tập nhiễm D. Miễn dịch bẩm sinh Câu 4. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ? A. 75% B. 60% C. 45% D. 55% Câu 5. Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu? A. 0,6 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,3 giây Câu 6. Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với A. họng và phế quản. B. phế quản và mũi. C. họng và thanh quản D. thanh quản và phế quản. Câu 7. Khi chúng ta thở ra thì A. cơ liên sườn ngoài co. B. cơ hoành co. C. thể tích lồng ngực giảm. D. thể tích lồng ngực tăng. Câu 8. Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ? A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn Câu 9. Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm? A. Lactôzơ B. Glucôzơ C. Mantôzơ D. Saccarôzơ Câu 10. Khi thức ăn xuống thực quản thì không khí có qua được khí quản không? A. Không, vì thực quản phình to ra đè bẹp khí quản. B. Có nhưng ít, vì khí quản bị thu hẹp do thực quản phình to. C. Qua lại bình thường, vì khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn. D. Khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn, chỗ tiếp giáp với thực quản là cơ tròn nên cả hai quá trình lưu thông khí và nuốt thức ăn đều diễn ra bình thường. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1. Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng? Câu 2. Sự biến đổi lí học và hóa học ở khoang miệng có điểm gì khác nhau? Câu 3. Thức ăn được biến đổi ở khoang miệng như thế nào? Chúc các em thi tốt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2