Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
lượt xem 1
download
Để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới thì Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp sẽ là tài liệu ôn thi môn Tin học rất hay và hữu ích mà các em học sinh không nên bỏ qua. Mời các em cùng tham khảo ôn tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
- Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp Tổ: Toán - Tin MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-TIN 8 NĂM HỌC: 2019-2020 Hình thức: Trắc nghiệm 70% gồm có 20 câu và 30% tự luận gồm 3 câu. Giới hạn chương trình: Từ bài 1 đến bài 7 trong học kì 1 Cấp độ NHẬN THÔNG VẬN DỤNG 20% TỔNG Bài BIẾT HIỂU 30% THẤP 10% CAO 10% 50% 1. Máy tính và chương trình máy tính Số câu 2TN 2TN Điểm 0.7 0.7 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập rình Số câu 2TN 2TN Điểm 0.7 0.7 3. Chương trình máy tính và dữ liệu Số câu 2TN 2TN Điểm 0.7 0.7 4. Sử dụng biến và hằng trong chương trình Số câu 2TN 2TN 4TN Điểm 0.7 0.7 1.4 5. Từ bài toán đến chương trình Số câu 2TN 1TN 1TL 3TN 1TL Điểm 0.7 0.35 1.0 1.05 1.0 6. Câu lệnh điều kiện Số câu 2TN 2TN 1TL 4TN 1TL Điểm 0.7 0.7 1.0 1.4 1.0 7. Câu lệnh lặp Số câu 2TN 1TN 1TL 3TN 1TL Điểm 0.7 0.35 1.0 1.05 1.0 Tổng Số câu 14TN 6TN 1TL 1TL 1TL 20TN 3TL Điểm 4.9 2.1 1.0 1.0 1.0 7.0 3.0 TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 1: Thông hiểu: 1điểm
- Câu 2: (2 Điểm): Gồm phần: + Vận dụng thấp: 1 điểm. + vận dụng cao: 1 điểm. ************************** ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN TIN LỚP 8 I.Nội dung ôn tập: Từ bài 1 đến bài 7 trong chương trình học kì 1. BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH 1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào ? - Để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được. - Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thông qua lệnh 2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương tình máy tính. Chương trình dịch: Chương trình đóng vai trò dịch từ ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy. Để có được một chương trình mà máy tính có thể thực hiện được cần qua hai bước: (1) Viết chương trình theo ngôn ngữ lập trình; (2) Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được. 3. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? - Bảng chữ cái: gồm + Các chữ cái tiếng Anh. + Các số từ 0 đến 9. + Các ký hiệu của phép toán: (+,-,*,/,>,
- Bài 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH 1. Biến là công cụ trong lập trình: Biến là một đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình 2. Khai báo biến - Việc khai báo biến gồm: * Khai báo tên biến * Khai báo kiểu dữ liệu của biến. Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau. Bài 5.:TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH 1. Bài toán và xác định bài toán: a) Bài toán: - Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết b) Xác định bài toán: - Để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả thu được. 2 Quá trình giải bài toán trên máy tính. a) Khái niệm thuật toán: Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán. b) Quá trình giải bài toán trên máy tính: + Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm: - Xác định bài toán - Mô tả thuật toán. - Viết chương trình 2. Thuật toán và mô tả thuật toán: + Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước. Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện:
- Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. 2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện: 2. Điều kiện và các phép so sánh: + Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, , =. Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ theo một điều kiện cụ thể có được thoã mãn hay không. Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ. 5. Câu lệnh điều kiện: a) Dạng thiếu: - Cú pháp: IF then ; - Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua. b) Dạng đủ: - Cú pháp: If then Else ; - Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. Bài 7: CÂU LỆNH LẶP 1. Các công việc phải thực hiện Khi viết chương trình máy tính, trong nhiều trường hợp ta cũng phải viết lặp lại nhiều câu lệnh chỉ để thực hiện 1 phép tính nhất định. 2. Câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh: - Cách mô tả các hoạt động trong thuật toán như các ví dụ được gọi là cấu trúc lặp - Mọi ngôn ngữ lập trình đều có cách để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh đó là “câu lệnh lặp”
- - Cú pháp: For := to do ; 3. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp: Ví dụ 5: Chương trình sau đây sẽ tính tổng N số tự nhiên đầu tiên với N nhập từ bàn phím. Program tinh_tong; Var N,i: Integer; S: longint; Begin Clrscr; Writeln(‘Nhap N =’); Readln(N); S:=0; For i:=1 to N do S:=S+i; Witeln(‘tong la:’,S); Readln; End. - Ví dụ 6: Ta kí hiệu N! là tích N số tự nhiên đầu tiên: N! = 1.2.3…N Program tinh_giai_thua; Var N,i: Integer; P: Longint; Begin Clrscr; Write(‘Nhap N =’); readln(N); P:=1;
- For i:=1 to N do P:=P*i; Wirteln(N,’!=’,P); Readln; End. II. Bài tập Câu 1: Một chương trình Pascal gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? Câu 2: Từ khóa là gì? Tên là gì? Có những quy tắc đặt tên nào? Câu 3: Để dịch và chạy chương trình sử dụng tổ hợp phím nào? Câu 4: Viết 1 chương trình Pascal in ra màn hình 2 dòng chữ: (trong dấu 3 chấm là tên của mình) Chao cac ban Minh ten la… Câu 5: Nêu cú pháp khai báo biến? Câu 6: Dựa câu 1, hãy khai báo các biến sau đây: Hai biến x, y thuộc kiểu số nguyên Biến T kiểu số thực Biến S, R thuộc kiểu xâu ký tự Câu 7: Hãy xác định và mô tả thuật toán cho các bài toán sau và viết chương trình để giải các bài toán đó. a. Nhập 1 số A từ bàn phím (với A là độ dài cạnh của hình vuông). Tính và in ra màn hình chu vi và diện tích hình vuông đó. b. Nhập 2 số từ bàn phím (với 2 số đó là độ dài 2 cạnh của hình chữ nhật). Tính và in ra màn hình chu vi và diện tích hình chữ nhật đó. c. Nhập 1 số R từ bàn phím (với R là bán kính hình). Tính và in ra màn hình chu vi và diện tích hình tròn đó. d. Viết chương trình nhập từ bàn phím 1 số A có 2 chữ số. Tính tổng 2 chữ số của A. e. Viết chương trình tính phần diện tích màu vàng trong hình: Với a là độ dài cạnh hình vuông ngoài cùng, được nhập từ bàn phím (a>0).
- ví dụ: a = 4 Dien tich can tinh = 3.44 g. Vieát chöông trình nhaäp hai soá töï nhieân N, M vaø thoâng baùo ‘Dung‘ neáu N , M cuøng tính chaün leõ , trong tröôøng hôïp ngöôïc laïi thì thoâng baùo ‘Sai‘. h. Viết chương trình tính tổng S = 1+2+...+N. f. Viết chương trình nhập vào số nguyên N. In ra màn hình tất cả các ước số của N. Câu 10. Cho biết kết quả của các phép toán sau: A) 25 mod 4 B) 12 div 5 C) (13*5 mod 5 ) div 2 D) (123 div 10) mod 10 E) 987 mod 10 + (987 div 10) mod 10 + 987 div 100 F) (456 div 10) div 10 Câu 11: Giả sử các biến được khai báo như sau: Var N, i, j, k, Max, Min: integer; R, T: Real; S1, S2:string; Chr1, Chr2: Char; Hỏi: Các phép gán dưới đây, phép gán nào là hợp lệ? a) N:=6; b) T:=i; c) S1:= ‘Chao’; d) Chr1:=3; e) R:=5; f) Max:= 9.44; g) R:=S1; h) T:=5.2; i) k:= ‘A’; j) S2 := ‘5’; k) j:=N; l) Min:=0; m) T:=N+R; n) N:=i/j; o) k:=N*(i+j); p) T:=R div 2; q) R:= N mod 3; r) Max:=(N* i div k) mod j; s) N:= T mod Câu 11: Nêu cú pháp câu lệnh điều kiện Câu 12: Nêu cú pháp câu lệnh lặp III. Một số câu trắc nghiệm Câu1: Chương trình máy tính là a. một chỉ dẫn giúp máy tính thực hiện một thao tác cụ thể. b. một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. c. các ký hiệu 0 và 1 mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được. d. dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Câu2: Ngôn ngữ máy là
- a. một chỉ dẫn giúp máy tính thực hiện một thao tác cụ thể. b. một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. c. các dãy bit gồm các số 0 và 1 mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được. d. dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Câu3: Vì sao ngôn ngữ lập trình bậc cao ra đời? a. Để làm phong phú thêm các ngôn ngữ lập trình hiện có. b. Người ta mong muốn có thể dùng các từ có nghĩa, dễ hiểu, dễ nhớ để viết chương trình thay cho các dãy bit khô khan. c. Để cho khoa học và phù hợp hơn d. Để dịch chương trình từ ngôn ngữ máy thành ngôn ngữ tự nhiên mà máy tính có thể hiểu cà thực hiện trực tiếp được. Câu4: Chương trình dịch là a. Dịch chương trình viết băng ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ bậc cao. b. Dịch chương trình viết bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. c. Dịch chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy. d. Dịch chương trình viết bằng ngôn ngữ pascal sang ngôn ngữ C++ Câu5: Ngôn ngữ lập trình gồm những phần cơ bản nào? a. Bảng chữ cái tiếng Anh và số c. Các số và các ký hiệu đặc biệt b. Bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh. d. Các quy tắc viết các câu lệnh. Câu6: Từ khóa là a. Những từ dành riêng do người lập trình tự đặt theo quy định của ngôn ngữ lập trình đó. b. Những từ dành riềng do ngôn ngữ lập trình quy đinh và sử dụng tùy ý. c. Do người lập trình đặt cho các đối tượng đại lượng trong chương trình. d. Từ dành riêng của ngôn ngữ lập trình, sử dụng đúng mục đích do ngôn ngữ lập trình quy định. Câu7: Trong các từ sau, từ nào là từ khóa trong pascal? a. Begin b. Hà Nội c. a:integer d. crt; Câu8: Trong các tên sau, tên nào đúng (trong ngôn ngữ lập trình pascal). a. Vi_du d. 01_baitap c. baitap/01 d. bài tập 01 Câu9: Phần tên của chương trình pascal phải tuân thủ những quy định nào trong các phương án sau? a. Tên không chứa khoản trống, không bắt đầu bằng số, có thể dùng từ khóa làm tên. b. Tên được đặt tự do không tuân theo quy tắc nào kết. c. Không chứa khoản trống, các ký hiệu đặc biệt (trừ dấu _), không trùng với từ khóa. d. Dùng các ký tự trong chữ cái không được sử dụng số và các ký hiệu đặc biệt. Câu10: Cấu trúc của chương trình gồm những phần nào? a. Khai báo và các câu lệnh c. Các câu lệnh b. Khai báo và thân chương trình d. Thân chương trình chứa các câu lệnh. Câu11: Phần thân chương trình trong pascal nằm trong cặp từ khóa nào? a. Begin và End. b. write và read c. uses và crt d. var và const Câu12: Cho biết ý nghĩa của hai câu lệnh sau?
- Write (‘moi ban nhap vao nam sinh’); read(ns); a. In ra câu thông báo: moi ban nhap vao nam sinh b. Cho phép nhập năm sinh vào từ bàn phím c. Xuất giá trị năm sinh ra màn hình và câu thông báo yêu cầu nhập. d. Xuất thông báo “moi ban nhap nam sinh” và cho phép nhập năm sinh vào từ bàn phím. Câu13: Tổ hợp phím để chạy chương trình: a. Alt+F5 b. Alt+F9 c. Ctrl+F5 d. Ctrl+F9 Câu14: Câu lệnh Readln có ý nghĩa gì trong chương trình pascal? a. Dừng màn hình để xem kết quả chạy chương trình b. Nhập giá trị vào cho biến c. Xuất dữ liệu ra màn hình d. Nhập dữ liệu vào và con trỏ xuống một dòng. Câu15: Byte và integer là kiểu dữ liệu nào trong các dữ liệu sau? a. Số thực b. Số nguyền c. Ký tự d. Xâu ký tự Câu16: Real kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau? a. Là chiều dài của một đám ruộng c. Là kiểu số thực b. Là cân nặng của một người d. Là kiểu số nguyên. Câu17: Số 2018 có thể thuộc vào các kiểu dữ liệu nào? a. Ký tự và kiểu xâu c. Số thực và số nguyên b. Số nguyên, số thực và xâu d. Số nguyên, số thực, ký tự và xâu. Câu18: 11 div 2 =? Chọn phương án đúng trong các phương án sau? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 Câu19: 15 mod 4 =? Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 Câu20: Biểu thức toán học chuyển sang biểu thức pascal. Chọn đáp án đúng nhất. a. 1*2-a*5(b+2) b. 1/x-a/5*(b+2) c. 1+x-a+5/(b+2) d. (1-a)*(x-5)*(b+2) Câu21: Hãy xác định kết quả của phép toán so sánh sau: (20-11) =9.2 a. Đúng b. Sai c. 32 d. 92 Câu22: Câu lệnh Write(‘5+20=’, 20+5); Chọn đáp án đúng. a. 25=25 b. 5+20=25 c. 5+20=20+5 d. 25=20+5 Câu23: Biến được dùng a. Để lưu trữ dữ liệu, dữ liệu này không thay đổi khi thực hiện chương trình. b. Để lưu trữ dữ liệu, dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi khi thực hiện chương trình c. Dùng để gán giá trị, thuận tiện cho việc viết chương trình. d. Để thực hiện các phép tính trong chương trình. Câu24: Trong các khai báo biến sau, khai báo nào đúng? a. Var a=real; b. const a:integer c. var a: byte; d. var a:=10; Câu25: a:=1; b:=5; c:=a+b; Giá trị của c là bao nhiêu? a. 0 b. 2 c. 6 d. 6 Câu26: Var m,n: integer; Hãy xác định tên biến trong câu lệnh trên?
- a. Var b. m,n c. integer d. Var, integer Câu27: Trong các khai báo hằng sau, khai báo nào là đúng? a. Const = 3.14 b. Const pi=3.14 c. const pi:3.14 d. Var pi=3.14 Câu28: Chương trình tính diện tích đám ruộng hình chữ nhât. Ta cần khai báo những biến nào và có kiểu giá trị là gì? Chọn phương án đúng. a. Var D,R,S:real; b. Var DT: integer; c. Var D,R: integer; d. D,R=real; Câu29: Cho biết ý nghĩa của câu lệnh sau: Thanh_tien:=soluong*dongia; a. Gán kết quả của biểu thức soluong*dongia cho biến Thanh_tien. b. Giá trị của Thanh_tien được nhập vào từ bàn phím. c. Giá trị của biến Thanh_tien bằng 0. d. Giá trị của biến Thanh_tien không xác định được. Câu30: Câu lệnh sau cho kết quả là mấy: (25/2)mod2=? a. 6 b. 3 c. 2 d. Không thực hiện được. Câu 31: Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc như thế nào? A. thông qua một từ khóa B. thông qua các tên C. thông qua các lệnh D. thông qua một hằng Câu 32: Theo em hiểu viết chương trình là : A. Tạo ra các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó B. Viết ra một đoạn văn bản được sắp xếp theo chương trình C. Viết ra các câu lệnh mà em đã được học D. Tạo ra các câu lệnh để điều khiển Robot Câu33: Ngôn ngữ lập trình là: A. ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính B. ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính C. các dãy bit (dãy các số chỉ gồm 0 và 1) D. chương trình dịch Câu 34: Ngôn ngữ được sử dụng để viết chương trình là: A. Ngôn ngữ lập trình B. Ngôn ngữ máy C. Ngôn ngữ tự nhiên D. Ngôn ngữ tiếng Việt Câu 35: Chương trình dịch dùng để: A. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy B. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ tự nhiên C. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình D. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ tự nhiên Câu 36: Ngôn ngữ lập máy là: A. ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính C. các câu lệnh được tạo ra từ hai số 1 và 0 B. ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính D. chương trình dịch Câu 37: Từ khóa dùng để khai báo là: A. Program, Uses B. Program, Begin, End C. Programe, Use D. Begin, End Câu 38:Trong ngôn ngữ lập trình, từ khóa và tên: A. Có ý nghĩa như nhau B. Người lập trình phải tuân theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình đó C. Có thể trùng nhau D. Các câu trên đều đúng Câu 39: Để dễ sử dụng, em nên đặt tên chương trình : A. ngắn gọn B. dễ hiểu C. dễ nhớ D. A, B và C Câu 40:Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm mấy phần? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 41:Phần khai báo gồm các câu lệnh dùng để : A. Khai báo tên chương trình B. Khai báo các thư viện C. Khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện D. Khai báo từ khóa Câu 42:Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím: A. Alt+F9 B. Ctrl+F9 C. Shift+F9 D. Alt+F2
- Câu 43:Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là: A. là những từ dành riêng B. cho một mục đích sử dụng nhất định C. cho những mục đích sử dụng nhất định D. A và B Câu 44:Tên chương trình do ai đặt? A. học sinh B. sinh viên C. người lập trình D. A và B Câu 45:Cách đặt tên nào sau đây không đúng ? A. Tugiac B. CHUNHAT C. End D. a_b_c Câu 46:Câu lệnh Writeln(‘y=’ , 15 div 4 +5); sẽ in ra kết quả: A. 8 B. y= 8 C. y=3 D. 20 Câu 47:Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng? A. var tb: real; B. 4hs: integer; C. Const x: real; D. Var r =30; Câu 48:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau có miền giá trị lớn nhất? A. Byte B. Longint C. Word D. Integer Câu 49: Các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal dưới đây thì phép toán nào đúng: A. {3*a + [ 4*c – 7*(a +2*c)] -5*b} B. a*x*x – b*x + 7a : 5 C. (10*a + 2*b) / (a*b) D. - b: (2*a*c) Câu 50:Tìm điểm sai trong khai báo hằng sau: Const Max :=2010; A. Dư dấu bằng (=) B. Tên hằng không được nhỏ hơn 4 kí tự C. Từ khóa khai báo hằng sai D. Dư dấu hai chấm (:) Câu 51:Khai báo nào sau đây đúng? A. Var x, y: Integer; B. Var x, y=Integer; C. Var x, y Of Integer; D. Var x, y := Integer; Câu 52:Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là: A. Const B. Begin C. Var D. Uses Câu 53:Trong Pascal, từ khóa để khai báo hằng là: A. Const B. Begin C. Var D. Uses Câu 54:Để khai báo biến x thuộc kiểu xâu kí tự ta khai báo: A. Var x: String; B. Var x: Integer; C. Var x: Char; D. Var x: Real; Câu 55:Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu, X là biến với kiểu dữ liệu số thực. Phép gán sau đây là không hợp lệ không? A. X:=4.1; B. X:=324.2; C. A:= ‘3242’; D. A:=3242 ; Câu 56:Khai báo sau có ý nghĩa gì? Var a: Real; b: Char; A. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số thực và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự B. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu xâu kí tự C. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự D. Các câu trên đều sai Câu 57:Biến là: A. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình B. Là đại lượng có giá trị luôn thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình C. Là đại lượng dùng để tính toán D. Là đại lượng dùng để khai báo tên chương trình Câu 58:Cách khai báo nào sau đây là đúng: A. const k= 'tamgiac'; B. Var g :=15; C. Const dien tich; D. var chuvi : byte; Câu 59:Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là: A. Tên B. Từ khóa C. Biến D. Hằng Câu 60:Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng? A. var tb: real; B. 4hs: integer; C. Const x: real; D. Var r =30;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
6 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn