Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ
lượt xem 3
download
Tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ" được chia sẻ dưới đây cung cấp đến bạn các câu hỏi tổng quan kiến thức học kì 1 môn Tin học lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: TIN 10 BÀI 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC Câu 1: Công cụ nào dưới đây đặc trưng cho nền văn minh thông tin? A.Điện thoại B. Radio C.Máy tính điện tử D. Máy bay Câu 2: Vì sao nói tin học là một ngành khoa học? A.Tin học là một môn học sử dụng máy tính. B.Có nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu riêng. C.Đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. D.Vừa sử dụng máy tinh vừa phát triển máy tinh chứ không đơn thuần xem máy tính là công cụ. Câu 3: Máy tính không có đặc tính nào trong các đặc tính sau? A.Làm việc không mệt mỏi. B. tốc độ xử lý thông tin của máy tính rất nhanh. B. Thay thế con người trong mọi lĩnh vực C. Ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không chính xác ? A, Dung lượng bộ nhớ ngày càng tăng B, Dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng C, Giá thành máy tính ngày càng tăng D, Tốc độ máy tính ngày càng tăng Câu 5: Hãy chọn phương án ghép đúng : Lĩnh vực tin học A, nghiên cứu cấu trúc, tính chất chung của thông tin, phương pháp thu thập, xử lý và truyền thông tin. B, nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin C, nghiên cứu tất cả những gì liên quan đến máy tính điện tử D, Nghiên cứu các phương pháp thu thập, xử lý truyền thông tin Câu 6: Hãy chọn tổ hợp các phương án thích hợp nhất để điền vào ô trống trong phát biểu sau đây : “ Tin học là một ngành ( a ) phát triển và sử dụng ( b ) để nghiên cứu cấu trúc, các tính chất của ( c ) ; các phương pháp thu thập, lưu trữ, biến đổi, truyền ( c ) và ứng dụng vào các lĩnh vực hoạt độngkhác nhau của đời sống xã hội .” a b c A khoa học máy tính điện tử dữ liệu B khoa học máy tính dữ liệu C khoa học máy tính điện tử thông tin D công nghiệp máy tính điện tử thông tin BÀI 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Câu 2: Trong tin học dữ liệu là A.Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính. B.Biểu diễn thông tin dạng văn bản. C.Các số liệu. D. Các hình ảnh. Câu 3: Mã nhị phân của thông tin là A.Số 0,1 trong hệ nhị phân C. Dãy các chữ và số. B.Số trong hệ hexa D. Số trong hệ thập phân. Câu 4: Cho số thực sau: 25,879. Diễu diễn nào sau đây là đúng khi chuyển sang dấu phảy động? A. 0.25879x104 B. 0.25879x103 C.0.25879x102 D. 0.25879x101 Câu 5: Hãy biễu diễn số nguyên 74 hệ thập phân sang hệ hexa. A. 120 B. 4A C.1213 D.AB Câu 6: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thọ 103 tuổi, vậy dãy nhị phân nào biểu diễ số này: A. 11001010 B.1110011 C. 1100111 D. 1100110
- Câu 7: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau : A, Hệ thập lục phân sử dụng 10 chữ số từ 0 đến 9 . B, Hệ thập lục phân sử dụng 10 chữ số từ 0 đến 9 và 6 chữ cái A , B , C , D , E , F . C, Hệ thập lục phân sử dụng 2 chữ số từ 0 và 1. D, Hệ thập lục phân sử dụng 7 chữ cái I , V , X , L , C , D . M Câu 8: Mùi vị là thông tin A, Dang phi số B, Dạng số C, Chưa có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lý được D, Vừa là dạng số vừa là dạng phi số Câu 9: Dãy bit nào dưới đây là biểu diễn nhị phân của số “ 31 “ trong hệ thập phân ? A, 1101010 B, 1010010 C, 0011111 D, 1100110 Câu 10: Dãy bit nào dưới đây là biểu diễn nhị phân của số “ 65 “ trong hệ thập phân ? A, 11010111 B, 01000001 C, 10010110 D, 10101110 Câu 11: Dãy 10101 ( trong hệ nhị phân) biểu diễn số nào trong hệ thập phân A, 21 B, 98 C, 39 D, 15 Câu 12: Biểu diễn thập phân của số Hexa “ 1EA ” là : ( có nghĩa là 1EA có giá trị bằng bao nhiêu ) A, 250 B, 700 C, 490 D, 506 Câu 13: Biểu diễn thập phân của số HEXA “ 2BC ” là : ( có nghĩa là 2BC có giá trị bằng bao nhiêu ) A, 250 B, 490 C, 506 D, 700 BÀI 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Câu 1: Phát biểu nào sau đây về RAM là đúng. A. RAM có dung lượng nhỏ hơn ROM B. RAM chứa một số chương trình hệ thống được nhà sản xuất nạp sẵn. C. Thông tin trong RAM sẽ không mất khi tắt máy. D. RAM là bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu khi làm việc và sẽ bị mất khi tắt máy. Câu 2: Phát biểu nào sau đây về ROM là đúng. A.ROM là bộ nhớ ngoài B. ROM là bộ nhớ có thể đọc ghi dữ liệu C. ROM là bộ nhớ chỉ cho phép đọc dữ liệu. D. ROM là thiết bị vào. Câu 3: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau : A, Bộ nhớ ngoài là các đĩa cứng , đĩa mềm, Ram, ROM, . B, Bộ nhớ ngoài là các đĩa cứng , đĩa mềm , đĩa CD, thiết bị Flash. C, Bộ nhớ trong là các đĩa cứng , đĩa mềm .
- D, Bộ nhớ ngoài có ROM và RAM . Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng nhất . Thiết bị ra là : A, Chuột B, Bàn phím. C, Máy in D, Micro Câu 5: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất : Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm: A, CPU ,bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra B, Bàn phím và con chuột C, Máy quét và ổ cứng D, Màn hình và máy in Câu 6: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất : Bộ nhớ chính (bộ nhớ trong) bao gồm A, thanh ghi và ROM B, thanh ghi và RAM C, ROM và RAM D, cache và ROM Câu 7: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất : ROM là bộ nhớ dùng để A, chứa hệ điều hành MS DOS B, người dùng có thể xóa hoặc cài đặt chương trình vào C, chứa các dữ liệu quan trọng D, chứa các chương trình hệ thống được hãng sản xuất cài đặt sẵn và người dùng thường không thay đổi được Câu 8: Hãy chọn phương án đúng nhất :Hệ thống tin học gồm các thành phần : A, Người quản lí, máy tính và Internet B, Sự quản lí và điều khiển của con người, phần cứng và phần mềm C, Máy tính, phần mềm và dữ liệu D, Máy tính, mạng và phần mềm Câu 9: Chọn phát biểu sai trong các câu sau A, Máy tính xử lí đồng thời nhiều byte chứ không xử lí từng byte . B, Máy tính xử lí đồng thời một dãy bit chứ không xử lí từng bit . C, Các bộ phận của máy tính nối với nhau bởi các dây dẫn gọi là các tuyến . D, Modem là một thiết bị hỗ trợ cho cả việc đưa thông tin vào và lấy thông tin ra . Câu 10: Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A, Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin và hỗ trợ cho bộ nhớ trong . B, Các thông tin lưu trữ trong bộ nhớ ngoài sẽ không mất khi tắt máy. C, Thanh ghi là vùng nhớ đặc biệt được CPU sử dụng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang xử lí . D, Bộ nhớ trong dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin và hỗ trợ cho bộ nhớ ngoài Câu 11: Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A, Bộ nhớ ngoài sẽ bị mất khi tắt máy hay cúp điện đột ngột . B, Bộ nhớ ngoài thường là đĩa cứng , đĩa mềm , đĩa Compact . C, CPU gồm hai bộ phận : bộ điều khiển ( CU - Control Unit ) và bộ số học / lôgic ( ALU - Arithmetic / Logic Unit ) . D, Phần cứng máy tính bao gồm :Bộ xử lí trung tâm(CPU), bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra . Câu 12: Dựa vào sơ đồ cấu trúc máy tính đã học, hãy cho biết quá trình xử lý thông tin thực hiện theo quy trình nào trong những quy trình dưới đây (hay thứ tự các thao tác ở phần khái niệm hệ thống tin học) : A, Xử lý thông tin --> Xuất dữ liệu --> Nhập ; Lưu trữ thông tin B, Nhập thông tin --> Xử lý thông tin --> Xuất ; Lưu trữ thông tin C, Nhập thông tin --> Lưu thông tin --> Xuất ; Xử lý thông tin
- D, Xuất thông tin --> Xử lý dữ liệu --> Nhập ; Lưu trữ thông tin Câu 13: Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A, Việc tổ chức thông tin ở bộ nhớ ngoài và việc trao đổi thông tin giữa bộ nhớ ngoài với bộ nhớ trong được thực hiện bởi một chương trình hệ thống gọi là hệ điều hành . B, Máy quét là thiết bị để đưa hình ảnh vào máy tính . C, Webcam là thiết bị dùng để đưa hình ảnh từ máy tính ra bên ngoài . D, Chuột là một thiết bị điều khiển dạng trỏ . Câu 14: Bộ nhớ nào sau đây có tốc độ truy cập dữ liệu nhanh nhất A, ROM B, RAM C, Bộ nhớ truy cập nhanh (Cache) D, Thanh ghi (Register) Câu 15: Thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra A, Máy chiếu B, Màn hình C, Máy ảnh kỹ thuật số D, Webcam Câu 16: DVD, ROM, Keyboard lần lượt là các thiết bị? A. Bộ nhớ ngoài – bộ nhớ trong – thiết bị ra B. Bộ nhớ ngoài – bộ nhớ trong – thiết bị vào C. Bộ nhớ trong – bộ nhớ ngoài – thiết bị vào D. Bộ nhớ trong – bộ nhớ ngoài – thiết bị ra Câu 17: RAM, CPU, màn hình: lần lượt là các thiết bị: A. Bộ nhớ ngoài, bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào. B. Bộ nhớ trong, thiết bị vào, bộ xử lý trung tâm. C. Bộ nhớ trong, bộ xử lý trung tâm, thiết bị ra. D. Thiết bị vào, bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong. Câu 18: …(1) là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là …(2) chính thực hiện và …(3) việc thực hiện…(4). Các từ còn thiếu lần lượt là: A.ROM, thiết bị, điều khiển, chương trình. C. RAM, thiết bị, điều khiển, chương trình. B. CPU, thiết bị, điều khiển, chương trình. D. DVD, thiết bị, điều khiển, chương trình. BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN Câu 1: …(1) là một dãy hữu hạn các …(2) được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho khi thực hiện dãy các thao tác ấy, từ …(3) của bài toán, ta nhận được …(4) cần tìm”. Các cụm từ còn thiếu lần lượt là? A. Input – Output - thuật toán – thao tác B. Thuật toán – thao tác – Input – Output C. Thuật toán – thao tác – Output – Input D. Thao tác - Thuật toán– Input – Output Câu 2: Xác định bài toán ta cần quan tâm đến yếu tố nào? A.Input: thông tin đã có B. Output: thông tin cần tìm từ input B. Input: thông tin cần tìm – output: thông tin đã có. D. Input và Output Câu 3: Xác định bài toán giải phương trình bậc 2: ax2+bx+c=0 (a khác 0). A.Input là nghiệm của x và output là các số thực a,b,c. B. Input là các số thực a,b và output là các giá trị của x để thõa mãn phương trình. C. Input là các số thực a,b,c và output là các giá trị của x để thõa mãn phương trình. D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Trong phạm vi tin học, ta có thể quan niệm bài toán là: A. Các câu lệnh chỉ dẫn máy tính thực hiện. C. Mô ta các bước thực hiện B. Một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện. D. Mã hóa thông tin. Câu 5: Thuật toán có những tính chất nào? A. Tính xác định, tính liệt kê, tính đúng đắn B. Tính dừng, tính liệt kê, tính đúng đắn C. Tính xác định, tính liệt kê, tính dừng D. Tính dừng, tính xác định, tính đúng đắn Câu 6: Hình thoi, chữ nhật, ô van, mũi tên: Lần lượt thể hiện các thao tác nào của thuật toán biểu diễn bằng sơ đồ khối. A.Nhập/xuất dữ liêu, phép tính, so sánh, quy trình thực hiện.
- B. Phép tính, phép so sánh, quy trình thực hiện, nhập/xuất dữ liệu. C. Nhập dữ liệu, xuất dữ liệu, phép so sánh, phép cộng. D. Phép so sánh, các phép tính, nhập/xuất dữ liệu, quy trình thực hiện. Câu 7: Cho thuật toán sau: B1. Nhập N và dãy a1, a2, …, aN; B2. M a1, I 2; B3. Nếu i>N thì đưa ra giá trị M rồi kết thúc; B4. Nếu ai>M thì M ai; B5. I i+1 rồi quay lại B3; Thuật toán trên để giải bài toán nào trong các bài toán sau? A.Tìm giá trị nhỏ nhất của một dãy số B. Tính tổng ai C. Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số. D. Sắp xếp dãy số thành dãy tăng. Câu 8: Hãy chỉ ra tính dừng của thuật toán ở câu trên. A.Ở B3 khi i >N đưa ra giá trị Mrồi kết thúc. B. Ở B4. C. Ở B5 D. Ở B2 Câu 9:Lần lượt Input và output của thuật toán câu . A.Nhập N và dãy a1, a2, …, aN - giá trị M C. Nhập N - giá trị M B. Nhập dãy a1, a2, …, aN - giá trị M D. Không xác định được. Câu 10: Hãy chỉ ra input và output của bài toán sau: Cho 3 số a, b, c. kiểm tra 3 số này có thể là 3 cạnh của tam giác hay không? A.Input- số a, b; output- kết luận C. input- 3 số a,b,c; output-kết luận B. Input-kết luận; output- 3 số a,b,c D. Tất cả đều sai. BÀI 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Câu 1: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về ngôn ngữ bậc cao. A.Gần với ngôn ngữ tự nhiên. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải có chương trìn dịch máy mới hiểu và thực hiện được. B. Có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể. C. Thích hợp để viết những chương trình phức tạp. D. Các lệnh là các dãy bít, máy có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được, tận dụng và khai thác triệt để các đặc điểm phần cứng của máy. Câu 2: Hãy chọn phương án ghép đúng . Chương trình dịch là chương trình : A, Chuyển đổi ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình bậc cao B, Chuyển đổi chương trình viết bằng hợp ngữ hoặc ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy C, Chuyển đổi hợp ngữ sang ngôn ngữ lập trình bậc cao D, Chuyển đổi ngôn ngữ máy sang hợp ngữ . Câu 3: Ngôn ngữ máy là gì ? A, là bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể mô tả thuật toán để giao cho máy tính thực hiện B, là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được C, là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào các loại máy D, là ngôn ngữ muốn máy hiểu phải có chương trình dịch Câu 4: Hãy chọn phương án ghép hợp lí nhất . Hợp ngữ là ngôn ngữ A, mà máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch B, sử dụng một số từ để thực hiện các lệnh trên thanh ghi. . Để thực hiện được cần dịch ra ngôn ngữ máy . C, mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân D, không viết bằng mã nhị phân, được thiết kế cho một số loại máy có thể hiểu và thực hiện trực tiếp các câu lệnh dưới dạng kí tự Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất về ngôn ngữ bậc cao ? A, là loại ngôn ngữ mô tả thuật toán dưới dạng văn bản theo những quy ước nào đó và hoàn toàn không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể B, là loại ngôn ngữ mà máy tính không thực hiện trực tiếp được . Trước khi thực hiện phải dịch ra ngôn ngữ máy . C, là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào các loại máy.
- BÀI 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH Câu 1: việc giải bài toán trên máy tính tiến hành theo mấy bước. A.3 bước B. 4 bước C. 5 bước D. 6 bước. Câu 2: Hãy chọn phương án đúng nhất . Các bước tiến hành để giải bài toán trên máy tính theo thứ tự là : A, Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ; Xác định bài toán ; Viết chương trình ; Hiệu chỉnh ; Viết tài liệu B, Xác định bài toán ; Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ; Viết chương trình ; Hiệu chỉnh ; Viết tài liệu C, Xác định bài toán ; Viết chương trình ; Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ; Hiệu chỉnh ; Viết tài liệu D, Xác định bài toán ; Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ; Viết tài liệu ; Viết chương trình ; Hiệu chỉnh ; BÀI 7: PHẦN MỀM MÁY TÍNH Câu 1: Hãy chọn phát biểu hợp lý nhất về khái niệm phần mềm : A, Phần mềm gồm chương trình máy tính và cách tổ chức dữ liệu B, Phần mềm gồm chương trình máy tính, tài liệu về cách tổ chức dữ liệu và các tài liệu hướng dẫn khác C, Phần mềm gồm chương trình máy tính và dữ liệu đi kèm D, Phần mềm gồm các chương trình máy tính để làm ra các chương trình máy tính khác Câu 2: Hãy chọn phương án ghép đúng . Phần mềm hệ thống : A, có chức năng giám sát và điều phối thực hiện các chương trình B, còn được gọi là chương trình giám sát C, còn có tên khác là phần mềm ứng dụng D, là phần mềm cài đặt trong máy tính bỏ túi Câu 3: Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A, Sản phẩm chính thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán là cách tổ chức dữ liệu , chương trình và tài liệu . B, Phần mềm tiện ích là phần mềm giúp tạo ra các sản phẩm phần mềm khác . C, Các phần mềm ứng dụng là các phần mềm máy tính được viết để giải quyết các công việc hàng ngày hay những hoạt động nghiệp vụ . D, Phần mềm công cụ là phần mềm giúp tạo ra các sản phẩm phần mềm khác Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng . Phần mềm BKV là : A, Phần mềm tiện ích B, Phần mềm đóng gói C, Phần mềm công cụ (phần mềm phát triển) D, Phần mềm hệ thống Câu 5: Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A, Phần mềm đóng gói là phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung hàng ngày của rất nhiều người chứ không phải một người hay một tổ chức cụ thể . B, Để hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm phần mềm , người ta dùng chính các phần mềm khác gọi là phần mềm công cụ . C, Phần mềm sao chép dữ liệu là phầm mềm ứng dụng . D, Excel là phần mềm hệ thống BÀI 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC Câu 1: Thiết kế ô tô là ứng dụng thuộc lĩnh vực nào? A, Giải các bài toán khoa học kĩ thuật . B, Tự động hoá và điều khiển . C, Giáo dục . D, Trí tuệ nhân tạo . (*) Câu 2: Đọc báo trực tuyến là ứng dụng trong lĩnh vực nào? A, Giải các bài toán quản lí . B, Truyền thông . C, Soạn thảo , in ấn , lưu trữ , văn phòng . D, Giải trí Câu 3: Chọn phát biểu đúng nhất
- A. Tin học được ứng dụng trong hầu hết các lính vực hoạt động xã hội B. Tin học chỉ dùng cho các nhà nghiên cứu và phát triển máy tính C. Học tin học là để giao tiếp qua mạng và chơi game online D. Tin học dùng để giải trí và học tập Câu 4: Hệ thống đèn xanh , đèn đỏ là ứng dụng thuộc lĩnh vực nào sau đây? A. Truyền thông. B. Giải các bài toán khoa học kĩ thuật. C. Trí tuệ nhân tạo. D. Tự động hóa và điều khiển. BÀI 9: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI Câu 1: Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A, Nền Tin học của một quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri thức chung của thế giới . B, Để bảo vệ lợi ích chung , xã hội phải có những quy địng chung , những điều luật để bảo vệ thông tin và để xử lí các tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin ở các mức độ khác nhau . C, Cả hai phương án đều sai . D, Cả hai phương án đều đúng . Câu 82: Để phát triển Tin học cần có : A, Một xã hội có tổ chức trên cơ sở pháp lí chặt chẽ . B, Một đội ngũ lao động có trí tuệ . C, Cả hai phương án đều sai . D, Cả hai phương án đều đúng . BÀI 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH Câu 1: Hãy chọn câu phát biểu đúng nhất . A, Mỗi hệ điều hành phải có thành phần để kết nối Internet, trao đổi thư điện tử . B, Hệ điều hành cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống . C, Hệ điều hành thường được cài đặt sẵn từ khi sản xuất máy tính . D, Hệ điều hành là một chương trình ứng dụng Câu 2: Tìm câu sai trong các câu sau : A, Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính . B, Hệ điều hành được nhà sản xuất cà đặt khi chế tạo máy tính C, Hệ điều hành tổ chức quản lí hệ thống tệp trên mạng máy tính . D, Hệ điều hành được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói đến hệ điều hành? A. Hệ điều hành là phần mềm tiện ích B. Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống C. Hệ điều hành đảm bảo tương tác giữa người dùng với hệ thống D. Hệ điều hành là phần mềm hệ thống Câu 4: Trong các phần mềm sau, phần mềm nào không phải là hệ điều hành A. LINUX B. MS DOS C. WINDOW D. MS WORD BÀI 11: TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP Câu 1: Trong tên tệp hệ điều hành Windows thành phần nào không bắt buộc phải có? A. Phần tên B. Tên thư mục C. Cả phần tên và phần mở rộng D. Phần mở rộng Câu 2: Phần mở rộng trong tên tệp thường thể hiện: A. kích thước của tệp B. kiểu tệp C. ngày/ giờ thay đổi tệp D. tên thư mục chứa tệp. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tệp là một tập hợp các thông tin được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài do hệ điều hành quản lý B. Hệ điều hành tổ chức lưu trữ thông tin theo mô hình phân cấp dạng cây C. Tệp là thành phần của thiết bị ngoại vi D. Tệp hay còn gọi là tập tin (File)
- Câu 5 : Trong hệ điều hành Windows phần mở rộng không được dài quá bao nhiêu ký tự? A. không quy định số lượng kí tự B. 3 C. 255 D. 8 Câu 6: Tìm các câu đúng trong các câu dưới đây? A. Thư mục chỉ chứa duy nhất một tệp và một thư mục con B. Một thư mục và một tệp cùng tên có thể nằm trong một thư mục C. Hai tệp cùng tên phải ở trong 2 thư mục khác nhau D. Hai thư mục cùng tên phải ở trong 1 thư mục mẹ Câu 7: Tên tệp nào không hợp lệ trong hệ điều hành Windows? A. a1234.b1234 B. Hoc tin 10 C. Khoi 10.abcd D. TIN*HOC10 Câu 8: Trong các đường dẫn sau đường dẫn nào là đường dẫn đúng? A. ….|HS_A | TIN| KIEMTRA1TIET B. …./ HS_A/ TIN/ KIEMTRA1TIET C. ….\ HS_A\ TIN\ KIEM*TRA1TIET D. …\ HS_A\ TIN\ KIEM\TRA1TIET Câu 9: Trong tin học, thư mục là: A. Tập hợp các tệp và thư mục con B. Tệp đặc biệt không có phần mở rộng C. Phần ổ đĩa chứa một tập hợp các tệp D. Mục lục tra cứu các thông tin Câu 10: Hãy chọn phương án ghép đúng . Trong tin học, tệp (tập tin) là khái niệm chỉ A, một văn bản B, một đơn vị lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài C, một gói tin D, một trang web Câu 11: Đối với hệ điều hành Windows, tên tệp nào trong các tên tệp sau đây là không hợp lệ : A, onthitotnghiep.doc B, bai8pas C, lop?cao.a D, bangdiem.xls Câu 12: Đối với hệ điều hành Windows, tên tệp nào trong các tên tệp sau đây là hợp lệ : A, Bia giao an.doc B, onthi?nghiep.doc C, bai8:\pas D, bangdiem*xls Câu 13: Đường dẫn đầy đủ là A. Là một thư mục chứa tệp B. Là một tệp chứa thư mục C. Không có tên ổ đĩa D. Có cả tên ổ đĩa Câu 14: Trong các tên tệp sau tên tệp nào hợp lệ trong hệ điều hành Windows: A. Baitap.doc B. Bai/tap.pas C. Bai &tap toan D. Bai + tap.doc Câu 15: Chọn phát biểu sai về tên tệp trong hệ điều hành Window A. Tên tệp chứa kí tự trống (dấu cách) B. Tên tệp có dấu (Tiếng việt) C. Tên tệp dài không quá 255 kí tự D. Tên tệp không giới hạn Câu 16: Chon phát biểu đúng A. Thư mục chứa thư mục khác là thư mục con B. Tệp chứa thư mục C. Thư mục gốc là các ổ đĩa D. Thư mục gốc cần phải đặt tên Câu 17: Thư mục được tạo ra từ thư mục khác gọi là: A. Thư mục gốc B. Thư mục mẹ C. Thư mục con D. Thư mục hiện hành Câu 18: Để tạo thư mục mới chọn: A. File New folders B. Edit New folders C. Edit Copy D. File Save BÀI 12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH Câu 1: Chọn chế độ nào để tắt máy tính an toàn: A. Stand By B. Hibernate C. Shut Down hoặc Turn Off D. Restar Câu 2: Cách nào sau đây dùng để khởi động máy tính (trạng thái tắt) A. Nhấn nút Reset B. Start Restart C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del D. Nhấn nút Power Câu 3: Cách nào sau đây dùng để khởi động lại máy tính (đang hoạt động) A. Start sleep B. Start Hibernate C. Start shutdowns D. Start Reset
- Câu 4: Có mấy cách giao tiếp với hệ điều hành A. 1 B. 3 C. 4. D. 2 Câu 5: Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu ? A, Bộ nhớ trong B, USB C, Bộ nhớ ngoài D, Đĩa mềm BÀI 13: MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG Câu 1: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất . Hệ điều hành “ đa nhiệm một người dùng ” là : A, Chỉ có một người đăng nhập vào hệ thống. Nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình B, Cho phép nhiều người dùng được đăng nhập vào hệ thống, mỗi người dùng chỉ có thể cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình C, Các chương trình phải được thực hiện lần lượt và mỗi lần làm việc chỉ được một người đăng nhập vào hệ thống . D, Cả 3 phương án đều đúng . Câu 2: Hệ điều hành nào dưới đây không phải là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng ? A, Windows 2000 B, MS-DOS C, UNIX D, Linux Câu 2: Hệ điều hành nào dưới đây là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng ? A, Windows 95 B, MS-DOS C, Windows 3.1 D, Linux
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 76 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 46 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn