intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Đông Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Đông Hà", tài liệu tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải bài tập Hóa chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Đông Hà

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ LỚP 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mục đích của việc tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành? A. Tạo ra nhiều sản phẩm mang lại lợi nhuận. B. Hạn chế các trường hợp nguy hiểm như: đứt tay, ngộ độc,… C. Tránh được các tổn thất về tài sản nếu không làm theo hướng dẫn. D. Chống cháy, nổ. Câu 2. Ký hiệu trên các thiết bị thí nghiệm mang ý nghĩa nào sau đây? A. Nhiệt độ cao . B. Nơi cấm lửa. C. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp . D. Chất dễ cháy. Câu 3. Biển báo mang ý nghĩa: A. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. B. Nhiệt độ cao. C. Cảnh báo tia laser. D. Nơi có nhiều khí độc. Câu 4. Sai số nào sau đây là sai số dụng cụ ? A. Sai số do đặc điểm và cấu tạo dụng cụ gây ra. B. Sai số do điểm 0 ban đầu của dụng cụ đo bị lệch. C. Sai số do thao tác không chuẩn của người đo. D. Sai số do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài. Câu 5. Phép đo của một đại lượng vật lý là A. những sai xót gặp phải khi đo một đại lượng vật lý. B. sai số gặp phải khi dụng cụ đo một đại lương vật lý. C. phép so sánh nó với một đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị. D. những công cụ đo các đại lượng vật lý như thước, cân…vv. Câu 6. Khi đo chiều dài của chiếc bàn học, một học sinh viết được kết quả là  152,0  0,5(cm) . Sai số tỉ đối của phép đo này là A. 1,22%. B. 0,33%. C. 3,04%. D. 0,76%. Câu 7. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất? A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc B. Quỹ đạo là đường thẳng mà vật chuyển động vạch ra trong không gian C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc D. Khi khoảng cách từ vật đến vật làm mốc là không đổi thì vật đứng yên
  2. Câu 9. Chọn phát biểu sai: Độ dịch chuyển A. là đại lượng vectơ. B. luôn có độ lớn bằng quãng đường đi được. C. phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của vật chuyển động, không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo. D. có đơn vị là mét. Câu 10. Đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động là A. tốc độ. B. gia tốc. C. quãng đường đi. D. tọa độ. Câu 11. Trường hợp nào sau đây nói đến vận tốc trung bình A. Khi ra khỏi nòng súng, vận tốc của viên đạn là 480 m/s. B. Số chỉ của tốc kế gắn trên xe máy là 56 km/h. C. Khi đi qua điểm A, vận tốc của vật là 10 m/s. D. Vận tốc của người đi bộ là 5 km/h. Câu 12. Công thức nào sao đây có thể dùng để tính vận tốc trung bình của chuyển động thẳng, không đổi hướng A. v = s/t. B. v = vo + (½) a.t2. C. v = (v1 + v2)/2. D. Cả A và C. Câu 13. Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều? A. II và IV. B. II và III. C. I và III. D. I và IV. Câu 14. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc A. có giá trị bằng 0. B. là một hằng số khác 0. C. có giá trị biến thiên theo thời gian. D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn. Câu 15. Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng? A. a > 0, v > 0. B. a < 0, v < 0. C. a > 0, v < 0. D. a < 0, v > 0. Câu 16. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều: A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi. B. Tăng đều theo thời gian. C. Bao giờ cũng > gia tốc của chđộng chậm dần đều.
  3. D. Chỉ có độ lớn không đổi. Câu 17. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? A. 1viên bi lăn trên máng nghiêng. B. 1 ôtô chuyển động từ Hà nội tới t.p HCM. C. 1 vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất. D. 1 hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng Câu 18. Công thức tính độ dịch chuyển của chuyển động thẳng nhanh dần đều là: A. d= v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu). B. d = v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu). C. s= v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ). D. s = v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ). Câu 19. Chọn kết luận đúng : Trong công thức vận tốc của chuyển động nhanh dần đều v = v0 + at thì : A. a luôn luôn dương B. a luôn cùng dấu với v C. v luôn luôn dương D. a luôn ngược dấu với v Câu 20. Sự rơi tự do là A. một dạng chuyển động thẳng đều. B. chuyển động không chịu bất cứ lực tác dụng nào. C. chuyển động dưới tác dụng của trọng lực. D. chuyển động khi bỏ qua mọi lực cản. Câu 21. Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, một vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vật đạt vận tốc A. v = mgh. B. v = 2 gh . C. v  2gh D. v  gh . Câu 22. Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi? A. Một mẩu phấn. B. Một chiếc lá bàng. C. Một sợi chỉ. D. Một quyển sách. Câu 23. Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây? A. Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian. B. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian C. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh. D. Quãng đường vật đi được là hàm số bậc hai theo thời gian. Câu 24. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là một A. đường thẳng. B. đường tròn. C. đường xoáy ốc. D. nhánh parabol. Câu 25. Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu v0 ở độ cao h. Bỏ qua sức cản của không khí. Tầm bay xa của vật phụ thuộc vào A. M và v0. B. M và h. C. v0 và h. D. M, v0 và h.
  4. Câu 26. Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kì luôn có đặc điểm là hướng theo A. phương ngang, cùng chiều chuyển động. B. phương ngang, ngược chiều chuyển động. C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. D. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Câu 27. Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không. B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số. C. vật chuyển động với gia tốc không đổi. D. vật đứng yên. Câu 28. Điều nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của hai lực cân bằng? A. Cùng chiều. B. Cùng giá. C. Ngược chiều. D. Cùng độ lớn. Câu 29. Chọn đáp án đúng. Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách sẽ A. dừng lại ngay. B. ngả người về phía sau. C. chúi người về phía trước D. ngả người sang bên cạnh. Câu 30. Định luật I Niutơn xác nhận rằng: A. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối. B. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác C. Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng không thì vật không thể chuyển động được D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại. Câu 31. Khi một ô tô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe A. ngả người về sau. B. có xu hướng ngã người về phía trước C. ngả người sang bên cạnh. D. dừng lại ngay. Câu 33. Công thức định luật II Niutơn:       A. F  ma . B. F  ma . C. F  ma . D. F  ma . Câu 33. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là: A. Trọng lượng. B. Lực C. Khối lượng. D. vận tốc Câu 34. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật tăng lên thì vật sẽ thu được gia tốc A. nhỏ hơn. B. lớn hơn. C. bằng 0. D. không đổi. Câu 35. Cặp lực và phản lực trong định luật 3 Newton A. không cùng bản chất. B. cùng bản chất.
  5. C. tác dụng vào cùng một vật. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 36. Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn: A. Tác dụng vào cùng một vật. B. Tác dụng vào hai vật khác nhau. C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn. D. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá. Câu 37. Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực A. cân bằng. B. có cùng điểm đặt. C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D. xuất hiện và mất đi đồng thời. Câu 38. Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấo dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn A. nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. bằng 0. C. lớn hơn trọng lượng của vật. D. bằng trọng lượng của vật. Câu 39. Điều nào sau đây là đúng khi nói về trọng lực? A. Trọng lực là hợp của lực hút của Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vật. B. Trọng lực được xác định bởi biểu thức ⃗𝑷 ⃗ = 𝒎𝒈 ⃗⃗ . C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. D. Điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật là trọng tâm của Trái Đất. Câu 40. Trọng lực tác dụng lên một vật có: A. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. B. điểm đặt tại tâm của vật, phương nằm ngang. C. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. D. độ lớn luôn thay đổi. Câu 41. Một vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là  , gia tốc trọng trường là g. Biểu thức xác định lực ma sát trượt là A. Fmst  mg. B. Fmst  g. C. Fmst  m. D. Fmst  mg. Câu 42. Khi nói về lực ma sát trượt, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác. B. Lực ma sát trượt có độ lớn phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. C. Độ lớn lực ma sát trượt tỉ lệ với độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát trượt có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc. Câu 43. Lực ma sát trượt A. chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần. B. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực. C. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
  6. D. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc. Câu 44. Một vật đang trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật giảm thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng A. giảm xuống. B. không đổi. C. tăng tỉ lệ với tốc độ của vật. D. tăng tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Một máy bay đang bay theo phương nằm ngang ở độ cao 100 m với vận tốc 720 km/h. Muốn thả một vật trúng mục tiêu trên mặt đất thì phải thả khi máy bay còn cách mục tiêu theo phương nằm ngang là bao nhiêu mét? Câu 2: Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 45, 0 m so với mặt đất. Vận tốc của viên đạn khi vừa ra khỏi nòng súng có độ lớn là 250 m/s. Lấy g  9,8 m/s 2 . a) Sau bao lâu thì viên đạn chạm đất? b) Viên đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương nằm ngang bao nhiêu mét? c) Ngay trước khi chạm đất, vận tốc của viên đạn có độ lớn bằng bao nhiêu? Câu 3: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và có phương vuông góc với nhau. Hãy tính, vẽ hợp lực của hai lực trên. Câu 4: Hai lực có giá đồng quy cùng phương, ngược chiều có độ lớn là 6 N và 8 N . Hãy tính, vẽ hợp lực của hai lực trên. Câu 5: Một vật nặng có khối lượng 0, 2 kg được treo vào một sợi dây không dãn . Xác định lực căng của dây khi cân bằng. Lấy g  9,8 m / s2 . Câu 6. Hình vẽ bên là đồ thị vận tốc – thời gian của v(m/s) một ô tô chạy thử chuyển động thẳng. Hãy tính: a. Gia tốc của vật trong các khoảng thời gian từ 0 đến 18 5s, từ 5 đến 20s, từ 20 đến 30s, từ 30 đến 35s. b. Độ dịch chuyển của ô tô trong khoảng thời gian từ 9 0 đến 30s. O 5 10 15 20 25 30 35 40 t(s) -9
  7. Câu 7. Trên đường quốc lộ 1 A có người A đi xe đạp theo hướng từ Bắc đến Nam với vận tốc 10km/h, người B đi xe đạp theo hướng từ Nam đến Bắc với vận tốc 15km/h. Hãy tính vận tốc của người A so với người B? Câu 8. Trên đường quốc lộ 9B có người A đi xe đạp theo hướng từ Đông sang Tây với vận tốc 10km/h, người B đi xe đạp theo hướng từ Đông sang Tây với vận tốc 15km/h. Hãy tính vận tốc của người A so với người B? Câu 9: Một quả bóng khối lượng 0,50 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02s. Tính tốc độ bay của quả bóng khi rời chân cầu thủ. Câu 10: Một cái hòm khối lượng m  15 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng chếch lên trên hợp với phương ngang một góc   200 như hình 18.1. Hòm chuyển động đều trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực F. Biết hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là 0,3. Lấy g  9,8 m / s 2 . Câu 11: Một thùng hàng trọng lượng 500 N đang trượt xuống dốc. Mặt dốc tạo với phương ngang một góc 300. Chon hệ tọa độ vuông góc xOy sao cho trục Ox theo hướng chuyển động của thùng Xác định hệ số ma sát trượt giữa mặt dốc và thùng hàng nếu đo được gia tốc chuyển động của thùng là 2 m/s2. Bỏ qua ma sát của không khí lên thùng. Câu 12: Một khúc gỗ khối lượng 2,5 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực F hướng chếch lên và hợp với phương nằm ngang một góc   300. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a  1,5 m/ s 2 trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0, 25. Lấy g  10 m / s 2 . Tính độ lớn của lực F.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0