Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ VẬT LÍ – HÓA HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 10 I. Nội dung ôn tập: Từ bài 1 đến bài 20. II. Thời lượng kiểm tra: 45 phút – không kể thời gian phát đề III. Cấu trúc đề kiểm tra: Gồm 2 phần Phần 1: Trắc nghiệm với 3 dạng thức (8 điểm) 1 - Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (14 câu - 3,5 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm 2 - Các câu hỏi trắc nghiệm dạng thức đúng- sai (3 câu - 3 điểm) - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 01 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 01 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 01 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 01 câu hỏi được 1 điểm. 3 - Các câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn câu (6 câu – 1,5 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Phần 2: Tự luận (2 điểm) IV. Bài tập ôn tập PHẦN I – TRẮC NGHIỆM Bài 1: Làm quen với Vật lí học Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Lĩnh vực nghiên cứu nào đây là của Vật lí? A. Nghiên cứu về sự phát triển, hình thành các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. B. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau. C. Nghiên cứu sự phát sinh và phát triển của vi khuẩn. D. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. Câu 2. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai vào cuối thế kỉ XIX? A. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. B. Nghiên cứu về thuyết tương đối. C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. Câu 3. Phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí? A. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát và suy luận. B. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. C. Phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận. D. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận. Câu 4: Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối. Câu 5. Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng? A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát và thu thập thông tin, thí nghiệm, kết luận. B. Quan sát và thu thập thông tin, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán kết luận. C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát và thu thập thông tin, dự đoán, thí nghiệm, kết luận. D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát và thu thập thông tin, kết luận. Câu 6. Phương pháp thực nghiệm khi nghiên cứu Vật lí không có bước A. xác định vấn đề cần nghiên cứu. B. vẽ mô hình. C. đưa ra dự đoán D. thí nghiệm kiểm trả dự đoán. Câu 7. Thế nào là một dự đoán khoa học? Nếu các quan sát, thí nghiệm chứng tỏ dự đoán của em sai thì em sẽ làm gì tiếp theo? A. Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên các quan sát, các trải nghiệm thực tế, các kiến thức đã có liên quan đến dự đoán của mình. Nếu dự đoán sai thì dự đoán ngược lại với ban đầu chắc chắn là đúng. B. Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên các quan sát, các trải nghiệm thực tế, các kiến thức có liên quan đến dự đoán của mình. Nếu dự đoán sai thì phải đưa ra dự án mới và tiếp tục kiểm tra lại. C. Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên các kiến thức lí thuyết. Nếu dự đoán sai thì phải đưa ra dự án mới và tiếp tục kiểm tra lại. D. Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên các kiến thức lí thuyết. Nếu dự đoán sai thì dự đoán ngược lại với ban đầu chắc chắn là đúng. 1
- Câu 8. Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ, ví dụ như hòn bi chì rơi nhanh hơn cái lông chim. B. Các quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng ở thành phố Pi-da (Italia) nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc. C. Một cái lông chim và một hòn bi chì rơi nhanh như nhau khi được thả rơi cùng lúc trong một ống thủy tinh đã hút hết không khí. D. Hiện tượng bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại khi được chiếu ánh sáng thích hợp. Câu 9. Khi nói về ảnh hưởng của Vật lí đối với lĩnh vực giao thông vận tải, kết luận nào sau đây không đúng? A. Động lực học: Hiểu biết về lực, ma sát, và quán tính giúp thiết kế phương tiện giao thông an toàn và hiệu quả. Các nguyên lý như định luật Newton giúp dự đoán chuyển động của xe cộ và cách chúng tương tác với môi trường. B. Kỹ thuật chế tạo: Vật lý giúp trong việc phát triển vật liệu nhẹ nhưng bền cho ô tô, máy bay, và tàu hỏa, từ đó tăng hiệu suất và giảm tiêu thụ nhiên liệu. C. Hệ thống điều khiển: Cảm biến và hệ thống điều khiển tự động dựa trên các nguyên lý vật lý để duy trì an toàn và hiệu quả cho giao thông. Ví dụ, hệ thống phanh ABS sử dụng cảm biến để điều chỉnh lực phanh. D. An toàn giao thông chỉ là vấn đề con người: thiết kế hạ tầng giao thông và phương tiện không cần dựa trên các nguyên lý vật lý, sử dụng vật lý không thể tối ưu hóa thiết kế đường, giảm ùn tắc và tai nạn, phân tích lưu lượng xe và ứng dụng mô hình hóa. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Để nghiên cứu tính chất của chất khí, người ta dùng mô hình chất điểm, coi các phân tử khí là các chất điểm chuyển động hỗn loạn không ngừng, luôn va chạm vào thành bình. Em hãy dùng mô hình này để dự đoán xem nếu chúng ta ấn pit-tông đi xuống thì a) Thể tích khí trong bình giảm xuống. b) Khối lượng khí trong bình tăng lên. c) Nếu nén nhanh, nhiệt độ khí trong bình tăng lên làm nóng xi lanh. d) Mật độ phân tử khí trong bình tăng và áp suất chất khí trong bình cũng tăng. Câu 2: Việc vận dụng các định luật vật lí rất đa dạng và phong phú trong đời sống. Một số ví dụ chứng tỏ việc vận dụng các định luật vật lí vào cuộc sống đúng hay sai? a) Khi trời mưa thì không nên trú ở gốc cây, tránh sấm sét. b) Không dùng tay còn ướt để cắm điện. c) Khi đi xe đạp, lực cản do không khí có thể làm giảm tốc độ của xe. d) Năng lượng mặt trời không thể được sử dụng để sản xuất điện. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra răng ít nhất bạn phải giữ khoảng cách “3 giây” an toàn với xe trước nếu bạn chạy tốc độ cao. Khoảng cách “3 giây” được hiểu là khoảng cách giữa hai xe đi cùng tốc độ trên cùng một con đường mà xe đi sau mất 3 giây để đến vị trí xe trước vừa đi qua. Nếu một xe ô tô đi với tốc độ 60km/h thì phải cách xe đi trước một khoảng bao nhiêu mét để đảm bảo an toàn? Lời giải V = 60km/h = 50/3 (m/s) S = v.t = 50m Đáp án: 50 Câu 2: James Watt (19 tháng 1 năm 1736 – 25 tháng 8 năm 1819) là nhà phát minh và là một kỹ sư người Scotland. Năm 1765, ông sáng chế Máy hơi nước dựa trên những kết quả nghiên cứu về Nhiệt của Vật lí đã tạo nên nhứng bước khở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với đặc trưng cơ bản là thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc. Động cơ hơi nước Watt được coi là động cơ hơi nước thực sự hiệu quả đầu tiên vì nó giải quyết được vấn đề lãng phí năng lượng thông qua việc sử dụng bộ ngưng tụ riêng. Năm sáng chế máy hơi nước thuộc thế kỉ thứ mấy? Lời giải - Cách tính để xem năm đó là thế kỷ mấy như sau: Lấy 1 số đầu (đối với năm có 3 số) và 2 số đầu (đối với năm có 4 số) cộng thêm 1 sẽ ra thế kỷ. Đáp án: 18 Câu 3: Tốc độ âm thanh trong không khí ở nhiệt độ 20°C là khoảng 343 m/s. Nếu tốc độ âm thanh tăng lên 0.6% khi nhiệt độ tăng lên 1°C, tốc độ âm thanh ở 25°C là bao nhiêu m/s? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị) 2
- Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm Vật lí Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Kí hiệu DC hoặc dấu “-” mang ý nghĩa A. Dòng điện 1 chiều. B. Dòng điện xoay chiều. C. Cực dương. D. Cực âm. Câu 2. Kí hiệu mang ý nghĩa A. Không được phép bỏ vào thùng rác. B. Dụng cụ dễ vỡ. C. Dụng cụ đặt đứng. D. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Câu 3. Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm. B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. C. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm. Câu 4: Chọn đáp án đúng khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm A. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. B. Tuyệt đối không tiếp xúc với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao ngay khi có dụng cụ bảo hộ. C. Được phép tiến hành thí nghiệm khi đã mang đồ bảo hộ. D. Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm. Câu 5. Điều nào sau đây gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm? A. Đeo khẩu trang, găng tay khi thực hành thí nghiệm với hóa chất. B. Chiếu tia laser trực tiếp vào mắt. C. Cầm vào phần vỏ nhựa của đầu phích cắm để cắm vào ổ điện. D. Sắp xếp thiết bị vào đúng vị trí sau khi sử dụng. Câu 6. Thao tác sử dụng thiết bị thí an toàn trong phòng thực hành là A. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện. B. Không đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao. C. Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn. D. Mặc áo blouse, mang bao tay, kính bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm. Câu 7. Chọn đáp án sai. Cần tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành nhằm mục đích A. tạo ra nhiều thí nghiệm thực hành để các bạn học tập tốt. B. hạn chế các trường hợp nguy hiểm như: đứt tay, ngộ độc,… C. tránh được các tổn thất về tài sản nếu không làm theo hướng dẫn. D. phòng chống cháy, nổ. Câu 8. Chọn đáp án sai. Cho thiết bị như hình vẽ. A. Thiết bị trên là Ampe kế. B. Thiết bị dùng để đo hiệu điện thế. C. Giới hạn đo của ampe kế ở hình là 3A. D. Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt quá giới hạn đo thì có thể làm cho ampe kế bị hư hỏng. Câu 9. Hoạt động không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện là A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện. B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện. C. Sửa chữa điện sau khi ngắt nguồn điện. D. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Những hoạt động nào đúng/sai khi vào phòng thực hành tiến hành các thí nghiệm? a) Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn điện. b) Dùng tay ướt cầm phích cắm để cắm điện vào nguồn điện. c) Thực hiện các thí nghiệm một cách thật nhanh để kết quả đo chính xác. d) Rửa tay và các vùng da sạch sẽ nếu có tiếp xúc với hóa chất. Câu 2: Quan sát hai thiết bị chuyển đổi điện áp a) Cả hai đều dùng để biến đổi điện áp. b) Máy biến áp có thể dùng để biến đổi điện áp xoay chiều. c) Bộ chuyển đổi điện áp có thể được sử dụng với đầu vào một chiều hoặc xoay chiều để chuyển đổi chúng sang xoay chiều hoặc một chiều. d) Bộ chuyển đổi điện áp (Hình b) sử dụng điện áp vào là: 220 – 240V DC. 3
- Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Trong quá trình thực hành tại phòng thí nghiệm, một bạn học sinh vô tình làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân và làm thuỷ ngân đổ ra ngoài. Bạn học sinh đó đưa ra cách xử lí thuỷ ngân đổ ra ngoài với các nội dung sau: (1) Sử dụng máy hút bụi để hút thủy ngân. (2) Sử dụng chổi để quét các giọt nhỏ khó thu thập. (3) Sơ tán các bạn học sinh ở khu vực gần đó, tắt quạt và đóng hết cửa sổ để tránh việc thủy ngân phát tán trong không khí. (4) Dùng tay gom các hạt thủy ngân trên mặt bàn lại một chỗ. (5) Sau khi gom lại, đem bỏ thủy ngân vào thùng rác thông thường. (6) Sử dụng nước để rửa sạch thủy ngân nơi đỗ vở. (7) Báo cho giáo viên tại phòng thí nghiệm. Số phương án xử lí sai là bao nhiêu? Câu 2: Khi phát hiện người bị điện giật, các phương án xử lí sau (1) Bình tĩnh, không hốt hoảng, không tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân khi chưa bảo đảm cách điện an toàn. (2) Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, an toàn. (3) Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được theo dỏi và xử trí kịp thời. (4) Lập tức đưa tay giật mạnh dây điện ra khỏi nguồn điện. (5) Nhanh chóng tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân bằng cách: ngắt điện, cúp cầu dao, dùng dụng cụ cách điện như cây khô, đồ nhựa, mũ ... tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân. (6) Cho nạn nhân uống nước muối, hoặc chôn nạn nhân dưới đất. (7) Chuyển nạn nhân sang tư thế hồi phục (nằm nghiêng sang phải), giúp nạn nhân dễ thở, không gây chèn ép tim phổi hay hít phải dịch nôn của chính họ khi thấy nạn nhân có dấu hiệu tỉnh lại. Số phương án xử lí đúng là bao nhiêu? Câu 3: Khi sử dụng và bảo quản kính hiển vi trong phòng thí nghiệm ta thực hiện như sau: (1) Luôn cầm kính hiển vi bằng thân, có thể trực tiếp dùng tay lau ống kính hoặc các bề mặt quang học. (2) Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với kính hiển vi. (3) Bảo quản các phụ kiện như ống kính, mẫu vật, và dụng cụ trong hộp đựng hoặc ngăn kéo có nắp để bảo vệ khỏi bụi bẩn và hư hỏng. (4) Sử dụng khăn mềm, bông gòn hoặc giấy lau đặc biệt dành cho kính hiển vi, dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng hoặc cồn isopropyl (70%). (5) Kiểm tra kính hiển vi, đảm bảo không có bụi bẩn, chất lỏng hoặc vật thể lạ trên bề mặt kính. Số phương án xử lí đúng là bao nhiêu? Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo. Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Sai số tỉ đối của phép đo là A. tỉ lệ phần trăm giữa sai số tuyệt đối và sai số ngẫu nhiên. B. tỉ lệ phần trăm giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo. C. tỉ lệ phần trăm giữa sai số ngẫu nhiên và sai số tuyệt đối. D. tỉ lệ phần trăm giữa sai ngẫu nhiên và sai số hệ thống. Câu 2. Sai số do dụng cụ đo thông thường được lấy bằng A. một phần tư hoặc một nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. B. một hoặc hai lần độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. C. một phần tư hoặc một phần tám độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. D. một nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. Câu 3. Giá trị trung bình khi đo n lần cùng một đại lượng A được tính theo công thức nào dưới đây ? A1 A 2 ...A n A. A A1 A 2 ...A n . B. A . n A1 A 2 ...A n A .A ....A n C. A . D. A 1 2 . 2 n Câu 4: Một phép đo đại lượng vật lí A thu được giá trị trung bình là A , sai số của phép đo là A. Cách ghi đúng kết quả đo A là A. A = A A. B. A = A + A. C. A = A A. D. A = A A. Câu 5. Bạn Bình tiến hành cân một viên bi nhỏ nhiều lần và tính được kết quả khối lượng của viên bi như sau: m 6,03 0,04 g . Sai số tuyệt đối của phép đo khối lượng viên bi là A. 0,04 g. B. 6,03 g. C. 0,7%. D. 0,6%. 4
- Câu 6. Dùng cân đồng hồ lần lượt đo khối lượng của một chiếc ghế và khối lượng của một bạn học sinh. Biết cân đồng hồ có sai số dụng cụ 0,5 kg. Nếu bạn học sinh đó ngồi trên chiếc ghế thì khối lượng tổng (ghế và người) có sai số tuyệt đối bằng A. 1,0 kg. B. 0,5 kg. C. 2,0 kg. D. 1,5 kg. Câu 7. Khi đo chiều dài của chiếc bàn học, một học sinh viết được kết quả là =118 2 (cm). Sai số tỉ đối của phép đo này gần bằng A. 2%. B. 1,7%. C. 5,9%. D. 1,2%. Câu 8. Một học sinh sử dụng một vôn kế dưới đây để đo hiệu điện thế thì sai số dụng cụ đo là A. 0,5 V. B. 0,1 V. C. 0,2 V. D. 0,05 V Câu 9. Trong các phép đo dưới đây (1) Dùng thước đo chiều cao. (2) Dùng cân đo cân nặng. (3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước. (4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe. (5) Dùng tốc kế đo vận tốc chuyển động của vật. Các phép đo trực tiếp gồm A. (1), (2). C. (2), (3), (4). B. (1), (2), (5). D. (1), (2), (4). Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình 3.1 thể hiện nhiệt kế đo nhiệt độ t1 (0C) và t2 (0C) của một dung dịch trước và sau khi đun. a) Phép đo nhiệt độ của dung dịch trước và sau khi đun. là phép đo trực tiếp. b) Giá trị đo nhiệt độ t1 (0C) của dung dịch trước khi đun là 𝑡 = 24,0 ± 0, 5 . c) Giá trị đo nhiệt độ t1 (0C) của dung dịch sau khi đun là 𝑡 = 68,0 ± 0, 05 𝐶. d) Kết quả độ tăng nhiệt độ của dung dịch là: t = t ± Δt = 44,0 ± 1,00 C. Câu 2: Đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Sai số dụng cụ của thước đo chiều dày của cuốn sách là 0,05 cm. a) Phép đo chiều dày cuốn sách là phép đo gián tiếp b) Sai số tuyệt đối trung bình của 4 lần đo là 0,05 cm c) Sai số tỉ đối của phép đo là 2,08% d) Kết quả phép đo: 𝐴 = 2,4 ± 0,1 cm . Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Kết quả của phép đo chiều dài và chiều rộng của một hình chữ nhật lần lượt là L = (85,0 0,2) cm và W = (29,5 0,2) cm. Tính sai số tỉ đối của phép đo diện tích hình chữ nhật theo đơn vị %. (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Câu 2: Bảng sau ghi thời gian một vật rơi giữa hai điểm cố định. Thời gian rơi (s) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 0,2027 0,2024 0,2023 0,2023 0,2022 Sai số tuyệt đối trung bình của 5 lần đo là x. 10 𝑠. Tìm x? Câu 3: Để tính gia tốc rơi tự do g, người ta có thể dùng công thức tính chu kì của một con lắc đơn gồm một vật nặng có kích thước nhỏ treo vào một dây nhẹ, không co giãn: 𝑇 = 2𝜋 , trong đó T là thời gian để vật nặng thực hiện một dao động và l là chiều dài sợi dây. Trong thí nghiệm với con lắc đơn, người ta đo được: 𝑙 = (0,350 ± 0,005) m và 𝑇 = (1,18 ± 0,02) s. lấy =3,14, sai số của là không đáng kể. Sai số tuyệt đối của phép đo này là bao nhiêu m/s2 ? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chất điểm là A. một vật có kích thước bất kỳ. B. một điểm hình học. C. một vật khi ta nghiên cứu chuyển động của nó trong một khoảng rất nhỏ. D. một vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi. 5
- Câu 2: Động học là phần Vật lí nghiên cứu A. chuyển động của vật mà không đề cập đến tác dụng của lực lên chuyển động. B. chuyển động của vật có đề cập đến tác dụng của lực lên chuyển động. C. thế giới tự nhiên thông qua quan sát và suy luận chủ quan. D. thế giới tự nhiên bằng phương pháp thực nghiệm. Câu 3. Độ dịch chuyển cho biết A. Hướng đi của vật. B. Khoảng cách từ điểm đầu và điểm cuối của vật. C. Tổng quãng đường mà vật đi được trên suốt chuyến đi. D. Hướng đi và khoảng cách từ điểm đầu và điểm cuối của vật. Câu 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 5. ‘‘Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 1, cách Đà Nẵng 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố A. Thước đo và đồng hồ. B. Mốc thời gian. C. Vật làm mốc. D. Chiều dương trên đường đi. Câu 6. Hệ quy chiếu gồm A. Hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và điểm bắt đầu chuyển động của vật. B. Hệ tọa độ kết hợp với đồng hồ đo thời gian. C. Mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian. D. Hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian. Câu 7. Để tổng hợp độ dịch chuyển của vật ta dùng phương pháp nào? A. Có thể dùng phép cộng vectơ. B. Bằng tổng độ lớn các độ dịch chuyển thành phần cộng lại. C. Có thể dùng phép trừ vectơ. D. Tùy theo hướng dịch chuyển mà có thể dùng phép cộng hoặc trừ vecto. Câu 8. Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m, rồi lên tới tầng cao nhất của tòa nhà cách tầng G 50 m. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người đó trong cả chuyến đi là A. Quãng đường s = 55m; độ dịch chuyển d = 55m (xuống dưới). B. Quãng đường s = 60m; độ dịch chuyển d = 50m (lên trên). C. Quãng đường s = 50m; độ dịch chuyển d = 60m (lên trên). D. Quãng đường s = 60m; độ dịch chuyển d = 50m (xuống dưới). Câu 9. Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô lần lượt là A. 13 km; 5km. B. 13 km; 13 km. C. 4 km; 7 km. D. 7 km; 13km. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ. a) Quãng đường bơi được của người em là 50m. b) Quãng đường bơi được của người anh là 50m. c) Độ dịch chuyển của người anh là 50m. d) Độ dịch chuyển của người em là 25m. Câu 2 : Một con kiến bò trên một cây mía thẳng từ điểm A đến B rồi lại quay lại điểm C (C là điểm chính giữa AB). Biết AB bằng 100 cm. Chọn trục Ox trùng với AB, gốc O trùng với A, chiều dương hướng từ A đến B. a) Quãng đường khi con kiến đi từ A đến B là 100cm. b) Quãng đường con kiến đi từ A đến B rồi về C là 50cm. c) Độ dịch chuyển của con kiến khi đi từ A đến B rồi về C là 50cm. d) Độ dịch chuyển của con kiến khi đi từ A đến B rồi quay lại về A là 200cm. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 5 km về phía đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 12 km về phía bắc. Độ dịch chuyển của người đó trong cả chuyến đi là bao nhiêu km? Câu 2: Một bạn học sinh H từ nhà mình qua nhà bạn K để học nhóm. Bạn di chuyển qua nhiều đoạn đường khác nhau như sau: (1) Đi 40 (m) về phía Đông. (2) Đi 120 (m) về phía Bắc. (3) Đi x (m) về phía Tây. Độ dịch chuyển của H đã thực hiện là 130 m. Tìm x? 6
- Câu 3: Cho biết Giờ Phối hợp Quốc Tế gọi tắt UTC. So với 0 giờ Quốc Tế, Việt Nam ở múi giờ thứ 7 (UTC+7) và Nhật Bản ở múi giờ thứ 9 (TUC+ 9). Ngày 20/12/2021, máy bay VN300, thuộc hãng hàng không Vietnam Airlines, khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh lúc 0 giờ 20 phút và đến Tp. Tokyo lúc 7 giờ 45 phút, theo giờ địa phương. Thời gian di chuyển của chuyến bay này là bao nhiêu phút? Bài 5: Tốc độ và vận tốc + Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động. Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động. C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian. Câu 2. Trên xe máy và ô tô, số chỉ của tốc kế đặt trước mặt người lái xe cho biết? A. Tốc độ tức thời của xe. B. Tốc độ trung bình của xe. C. Vận tốc trung bình của xe. D. Vận tốc tức thời của xe. Câu 3. Chọn câu đúng A. Độ lớn vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình. B. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình C. Độ lớn vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời. D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương. Câu 4. Từ công thức ⃗ = ⃗ + ⃗ . Kết luận nào sau đây là sai 𝑣 𝑣 𝑣 A. Ta luôn có v13 ≥ v12 – v23. B. Nếu ⃗ ↑↓ ⃗ và |𝑣 | > |𝑣 | thì v13 = v12 - v23. 𝑣 𝑣 ⃗ ⃗ C. Nếu ⃗ ↑↑ ⃗ thì v13 = v12 + v23. 𝑣 𝑣 D. Nếu ⃗ ⊥ ⃗ thì 𝑣 = 𝑣 + 𝑣 . 𝑣 𝑣 Câu 5: Một đoàn tàu hỏa đang chuyển động đều. Nhận xét nào sau đây không chính xác? A. Đối với đầu tàu thì các toa khác đều đứng yên. B. Đối với đầu tàu thì các toa tàu chuyển động chạy chậm hơn. C. Đối với nhà ga đoàn tàu đang chuyển động. D. Đối với tàu nhà ga đang chuyển động. Câu 6. Chọn câu đúng. Những dụng cụ chính để đo tốc độ tức thời trung bình của viên bi gồm: A. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, viên bi, máng và thước thẳng. B. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, viên bi, máng và thước kẹp. C. Băng giấy, cổng quang điện, viên bi, máng và thước kẹp. D. Băng giấy, cổng quang điện, viên bi, máng và thước thẳng. Câu 7. Một chiếc xe chạy qua cầu với vận tốc 8 m/s theo hướng Nam - Bắc. Một chiếc thuyền chuyển động với vận tốc 6 m/s theo hướng Tây - Đông. Vận tốc của xe đối với thuyền là A. 2m/s. B. 10m/s. C. 14m/s. D. 28m/s. Câu 8. Bạn A đi lấy hàng giúp mẹ, từ nhà đến chợ cách nhau quãng đường dài 5km. Thời gian bạn A từ nhà đến địa điểm nhận hàng rồi về nhà hết là 20 phút. Tốc độ trung bình của bạn A là A. 20 km/h. B. 30 km/h. C. 60 km/h. D. 40 km/h. Câu 9. Chọn câu sai. Một người đi bộ trên một con đường thẳng. Cứ đi được 10m thì người đó lại nhìn đồng hồ và đo khoảng thời gian đã đi. Kết quả đo được ghi trong bảng sau: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 d(m) 10 10 10 10 10 10 10 10 10 t(s) 8 8 10 10 12 12 12 14 14 A. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 1 là 1,25m/s. B. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 3 là 1,00m/s. C. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 5 là 0,83m/s. D. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 0,91m/s. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Bạn A đi học từ nhà đến trường theo lộ trình ABC (Hình vẽ). Biết bạn A đi đoạn đường AB = 400 m hết 6 phút, đoạn đường BC = 300 m hết 4 phút. a) Độ dài quãng đường từ nhà đến trường là 600m b) Tốc độ trung bình của bạn A khi đi từ nhà đến trường là 1,167m/s c) Độ dịch chuyển của bạn A là 500m d) Vận tốc trung bình của bạn A khi đi từ nhà đến trường là 0,83 m/s 7
- Câu 2: Sử dụng đồng hồ đo hiện số MC964 như hình vẽ. MODE: Núm này dùng để chọn chế độ làm việc của đồng hồ. a) Chế độ A: đo thời gian kể từ khi ngắt công tắc điện vào nam châm đến khi vật đi qua cổng quang điện A. b) Chế độ B: chỉ đo thời gian khi vật đi qua cổng quang điện B. c) Chế độ A + B: đo thời gian vật đi qua cổng quang điện A và thời gian vật đi qua cổng quang điện B. d) Chế độ làm việc A ↔ B để đo khoảng thời gian giữa hai cổng quang điện A và B. Khi vật qua cổng quang điện A thì đồng hồ bắt đầu chạy, sau khi đi ra khỏi cổng quang điện B thì đồng hồ dừng đo. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Cho một xe ô tô chạy trên một quãng đường trong 5h. Biết 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h và 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Tính tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động là bao nhiêu km/h ? Câu 2: Trong trận lũ lụt tại miền Trung vào tháng 10/2020, dòng lũ có tốc độ lên đến khoảng 4 m/s. Bộ Quốc phòng đã trang bị ca nô công suất lớn trong công tác cứu hộ. Trong một lần cứu hộ, đội cứu hộ đã sử dụng ca nô chạy với tốc độ 8 m/s so với dòng nước để cứu những người gặp nạn đang mắc kẹt trên một mái nhà cách trạm cứu hộ khoảng 2,4 km. Biết đội cứu hộ ban đầu đi xuôi dòng lũ và cần 1 phút 40 giây để cứu người. Hỏi sau bao nhiêu phút kể từ lúc xuất phát đội cứu hộ quay lại trạm ban đầu? Câu 3: Một xe thí nghiệm chuyển động trên đường thẳng. Độ dịch chuyển của xe tại các thời điểm được ghi nhận trong bảng sau Vận tốc trung bình của xe trong toàn bộ thời gian quan sát là bao nhiêu m/s Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đồ thị biểu diễn độ dịch chuyển theo thời gian của chất điểm chuyển động thẳng đều là A. hình 2. B. hình 3. C. hình 1. D. hình 4. Câu 2. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng đều khi chọn gốc tọa độ O là điểm xuất phát, chiều dương trùng chiều chuyển động, mốc thời gan tính từ lúc xuất phát thì đồ thị sẽ có dạng A. là đường thẳng không đi qua O và xiên lên. B. là đường thẳng đi qua O và xiên xuống. C. là đường thẳng không đi qua O và xiên xuống. D. là đường thẳng đi qua O và xiên lên. Câu 3. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào xe không chuyển động? A. từ 0 đến t1. B. từ t1 đến t2. C. từ 0 đến t2. D. xe luông chuyển động thẳng đều. Câu 4. Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều? A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV. Câu 5. Hình bên là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động. Tại thời điểm t = 4 s, vật cách vị trí ban đầu (vị trí ở t = 0) một khoảng bằng bao nhiêu? A. 40 m. B. 20 m. C. 50 m. D. 10 m. 8
- Câu 6. Hình 1.3 là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của ô tô chuyển động thẳng theo một hướng xác định. Ô tô đi với tốc độ lớn nhất trong đoạn đường nào? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 7. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng đều như hình vẽ. Vật chuyển động A. ngược chiều dương với tốc độ 20 km/h. B. cùng chiều dương với tốc độ 20 km/h. C. ngược chiều dương với tốc độ 60 km/giờ. D. cùng chiều dương với tốc độ 60 km/giờ. Câu 8. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một xe ô tô chuyển động như hình vẽ. Ban đầu xe chuyển động thẳng đều theo hướng Đông. Hỏi trong khoảng thời gian nào trên đồ thị, xe đổi hướng và chuyển động theo hướng Tây? A. Từ t = 30s đến t = 45s. B. Từ t = 0 đến t = 25s. C. Từ t = 45s đến t = 60s. D. Từ t = 25s đến t = 30s. Câu 9. Một chiếc xe đồ chơi điều khiển từ xa đang chuyển động trên một đoạn đường thẳng có độ dịch chuyển tại các thời điểm khác nhau được cho trong bảng dưới đây. Thời điểm t (s) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Độ dịch chuyển d(m) 0 2 4 4 4 7 10 8 6 4 4 Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của xe đồ chơi? A. Hình A. B. Hình B . C. Hình C . D. Hình D . Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình vẽ bên là đồ thị độ dịch chuyển − thời gian của một chiếc xe ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. a) Xe chuyển động thẳng đều từ A đến B. b) Quãng đường xe đi từ A đến B là 120 km. c) Thời gian xe đi từ A đến B là 5 giờ. d) Vận tốc của xe bằng 30km/h. 9
- Câu 2: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 13h ngày 18/12/2017, vị trí tâm bão Kai-tak nằm ở ngay trên đảo Palawan (thuộc Philippines), cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa - Việt Nam) khoảng 530 km về phía Đông Đông Nam. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển thẳng theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Chọn gốc tọa độ tại đảo Palawan, hướng dịch chuyển là đường thẳng hướng từ đảo Palawan đến đảo Song Tử Tây. a) tốc độ đi của bảo là 15km/h. b) Gốc thời gian được chọn là lúc 13h ngày 19-12-2017 . c) Phương trình độ dịch chuyển của bão: d = 15 (t – 13) (d đo bằng km, t đo bằng h). d) Theo dự báo vào lúc 0h ngày 19/12/2017, vị trí tâm bão sẽ cách đảo Song Tử Tây khoảng 365 km. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một vật chuyển động thẳng được vẽ trong hình dưới đây. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ 0 đến 5,5 giờ là bao nhiêu km/h? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười) Câu 2: Phương trình độ dịch chuyển theo thời gian của một chất điểm dọc theo theo trục Ox có dạng d = -10 + 60t (d đo bằng km, t đo bằng h). Gốc tọa độ tại O ứng với gốc thời gian to = 0. Khi vật ở vị trí 80 km thì quãng đường vật đã đi được là bao nhiêu km? Câu 3: Hình bên là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của hai vật chuyển động thẳng cùng hướng. Tỉ lệ tốc độ của vật 1 so với vật 2 trong khoảng thời gian ON và NB bằng bao nhiêu? Bai 8: Chuyển động biến đổi – gia tốc Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Gia tốc là một đại lượng A. Đại số, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. B. Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc. C. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. D. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc. Câu 2. Có 4 đồ thị như hình vẽ. Đồ thị chuyển động thẳng biến đổi đều là A. Đồ thị (1). B. Đồ thị (2). C. Đồ thị (3). D. Đồ thị (4). Câu 3. Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng? A. a > 0, v > 0. B. a < 0, v < 0. C. a > 0, v < 0. D. a < 0, v > 0. Câu 4. Đơn vị gia tốc trong chuyển động động biến đổi trong hệ SI là A. m/s. B. m/s2 . C. m.s2. D. m.s. Câu 5. Chọn câu sai. Một chất điểm chuyển động thẳng theo chiều dương với gia tốc a = 4m/s2 có nghĩa là A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4 m/s. B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s. C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8 m/s. D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12 m/s. Câu 6. Trong một số phương tiên giao thông như máy bay, xe đua, gia tốc tức thời được đo trực tiếp bằng dụng cụ nào? A. Tốc kế. B. Gia tốc kế. C. Đồng hồ . D. Tốc kế hoặc gia tốc kế. Câu 7. Đồ thị vận tốc - thời gian của 4 chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Ứng với hình vẽ nào thì vật chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất? 10
- A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 8. Một xe máy đang đi với vận tốc 10 m/s thì thấy chú chó ở trước mặt, để không va vào chú chó, người đó hãm phanh gấp với gia tốc có độ lớn 5m/s2 để dừng lại trước mặt chú chó. Thời gian từ lúc xe hãm phanh đến lúc xe dừng lại là A. 5s. B. 1s. C. 2s. D. 3s. Câu 9. Khi đang chạy với tốc độ 36 km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần với gia tốc 0,2 m/s2 xuống đến hết dốc trong thời gian 60s. Tốc độ ô tô ở chân dốc là A.20 m/s. B. 22 m/s. C. 24 m/s. D. 10 m/s. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một xe máy đang chạy trên đường thẳng theo chiều dương với vận tốc 5m/s thì tăng tốc, sau 20s xe máy đạt được vận tốc 36km/h. v v0 a) Gia tốc của xe máy được xác định bằng biểu thức a , với vo là vận tốc ban đầu ở thời điểm to = 0, v là vận tốc t ở thời điểm t. b) Gia tốc của xe máy là 2,5m/s2. c) Vận tốc xe máy đạt được sau 40s là 20m/s. d) Sau 60s kể từ khi tăng tốc, xe máy đạt vận tốc 72km/h. Câu 2: Một đoàn tàu có khối lượng m = 100 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h trên đường từ Ga Đà Nẵng hướng ra Huế . Người lái tàu nhìn thấy trên đường ray phía trước đoàn tàu có một vật cản nên kéo gấp phanh để tác dụng lực hãm dừng đoàn tàu lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đoàn tàu, gốc thời gian lúc tàu hãm phanh. a) Quy định tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua. b) Đoàn tàu không thể dừng lại ngay lập tức được vì theo tính chất của quán tính (tính đà) một vật đang chuyển động sẽ có xu hướng tiếp tục chuyển động, vì vậy, cần có thời gian để đoàn tàu chuyển động chậm dần trước khi dừng lại. c) Sau 20s đoàn tàu dừng lại trước vật cản, gia tốc của đoàn tàu là 1 m/s2. d) Sau khi di dời vật cản, với gia tốc 2m/s2, đoàn tàu cần 10s để đạt lại vận tốc ban đầu. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Tốc độ vũ trụ cấp I (7900 m/s) là tốc độ nhỏ nhất để các con tàu vũ trụ có thể bay quanh Trái Đất. Coi gia tốc của tên lửa phóng tàu là không đổi, để sau khi phóng 160 (s) con tàu đạt được tốc độ như trên thì tên lửa phóng tàu vũ trụ phải có gia tốc bằng bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười) Câu 2: Một xe máy đang chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc. Sau 5s đầu đạt vận tốc 12 m/s. Nếu sau khi đạt vận tốc 12 m/s, xe chuyển động chậm dần với gia tốc có độ lớn bằng gia tốc trong 5 giây đầu thì sau bao lâu nữa xe sẽ dừng lại? Câu 3: Tùng đi làm bằng xe máy chuyển động nhanh dần từ trạng thái nghỉ với gia tốc không đổi bằng 5 m/s2 trong thời gian 2 s, sau đó Tùng chuyển động chậm dần với gia tốc – 4m/s2 tới thời điểm t0 thì xe dừng lại. ( đồ thị gia tốc - thời gian như hình vẽ dưới). Gốc thời gian là lúc Tùng bắt đầu chuyển động. Giá trị của t0 là bao nhiêu giây? 11
- Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều. Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian từ O đến C, vật chuyển động thẳng đều ứng với đoạn A. AB. B. BC. C. OA. D. OA và BC. Câu 2. Một chất điểm chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Trong khoảng thời gian 2 s tốc độ của vật tăng thêm 8 m/s. Gia tốc a có độ lớn bằng A. 3 m/s2. B. 2 m/s2. C. 8 m/s2. D. 4 m/s2. Câu 3. Trường hợp nào không xảy ra đối với vận tốc và gia tốc của một vật chuyển động thẳng trong các trường hợp sau A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+). B. vận tốc không đổi; gia tốc có giá trị khác 0. C. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-). D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+). Câu 4. Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. Chuyển động có A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều. B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều. C. a.v < 0 là chuyển động chậm dần đều. D. a.v < 0 là chuyển động nhanh dần đều. . Câu 5. Một vật chuyển động thẳng có phương trình độ dịch chuyển d = 2t – t2. Tính chất chuyển động của vật là A. chuyển động thẳng chầm dần đều theo chiều âm với gia tốc bằng – 1 m/s2. B. chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều âm với gia tốc bằng – 2m/s2. C. chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương với gia tốc bằng 1 m/s2. D. chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều dương với gia tốc bằng – 2 m/s2. Câu 6. Phát biểu Sai về chuyển động thẳng biến đổi đều là A. Quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau. B. Gia tốc có độ lớn không đổi C. Vectơ gia tốc có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc. D. Vận tốc tức thời có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian. Câu 7. Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 – 2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là A. 26 m. B. 16 m. C. 34 m. D. 49 m. Câu 8. Một xe đua được tăng tốc với gia tốc không đổi từ vận tốc 10 m/s đến vận tốc 30 m/s trên một đoạn thẳng dài 50 m. Thời gian xe chạy trong sự tăng tốc này là A. 2,5 s. B. 3,5 s. C. 2,0 s. D. 3,0 s. Câu 9. Một xe đạp đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều. Hình 3.1 là đồ thị vận tốc – thời gian của xe đạp. Quãng đường xe đạp đi được từ lúc hãm phanh cho đến lúc dừng lại là A. 50 m. B. 10 m. C. 11 m. D. 25 m. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 8 s kể từ lúc tăng ga, ô tô đạt vận tốc 18 m/s. Chọn chiều dương trục tọa độ là chiều chuyển động. a/ Gia tốc của ô tô là 1m/s2. b/ Quãng đường mà ô tô đi được luôn bằng độ dịch chuyển. c/ Vận tốc của ô tô sau 4,5 s đầu là 14 m/s. d/ Quãng đường ô tô đi sau 8s là 112m. Câu 2: Trong khoảng thời gian từ năm 1589 đến năm 1592, nhà khoa học người Ý Galileo Galilei (lúc đó là giáo sư toán học tại Đại học Pisa ) được cho là đã thả "những vật có khối lượng không bằng nhau cùng làm từ một vật liệu" từ Tháp nghiêng Pisa để chứng minh các vật rơi tự do từ cùng một độ cao là như nhau. Khi thả các quả cầu sắt có khối lượng khoảng 1kg, 2kg … từ độ cao 45 m xuống đất, nếu lực cản không khí rất nhỏ, chúng chuyển động thẳng và chạm đất cùng một lúc sau khoảng 3,03 giây. a) Thí nghiệm của Galileo đã chứng minh khi không có lực cản không khí, các quả cầu sắt có khối lượng khác nhau từ cùng một độ cao khi được thả rơi thì chúng chuyển động hoàn toàn giống nhau. b) Các quả cầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc gần bằng 9,8m/s2. c) Với gia tốc là 9,8m/s2, vận tốc mỗi quả cầu đạt được sau 1 giây là 19,8m/s. d) Với gia tốc là 9,8m/s2 , quãng đường mỗi quả cầu rơi được sau 2 giây bằng 19,6m. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 12
- Câu 1: Một vật chuyển thẳng có đồ thị vận tốc thời gian được mô tả như hình vẽ bên. Độ dịch chuyển của vật trong 3 giây đầu kể từ lúc t=0 là bao nhiêu m? Câu 2: Một ô tô khi hãm phanh có thể có độ lớn gia tốc 4 m/s2. Hỏi khi ô tô đang chạy với vận tốc là 72 km/h thì phải hãm phanh cách vật cản là bao nhiêu mét để không đâm vào vật cản? Câu 3: Một ô tô tải đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18 km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20 s, ô tô đạt được vận tốc 36 km/h. Sau bao nhiêu giây kể từ khi tăng tốc, ô tô đạt vận tốc 72 km/h? Bài 10: Sự rơi tự do + Bài 11: Thực hành: Đo gia tốc rơi tự do Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Sự rơi tự do là A. một dạng chuyển động thẳng đều. B. chuyển động rơi của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực. C. chuyển động của vật dưới tác dụng của các lực cân bằng nhau. D. chuyển động khi bỏ qua lực cản. Câu 2. Tại một nơi ở gần mặt đất, khi lực cản không khí không đáng kể thì A. Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng. B. Vật nặng và vật nhẹ rơi như nhau. C. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. D. Các vật rơi với vận tốc không đổi. Câu 3. Trong không khí, vật được thả rơi dưới đây được xem là rơi tự do là A. người nhảy dù ra khỏi máy bay. B. một sợi chỉ. C. chiếc lá cây rụng. D. một viên sỏi. Câu 4. Phát biểu không đúng khi nói về sự rơi của các vật là A. Trong chân không, tại 1 vị trí, vật nặng hay nhẹ đều rơi nhanh như nhau. B. Trong không khí, vật nặng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ. C. Sự rơi tự do của một vật là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. D. Trong không khí, các vật rơi nhanh, chậm khác nhau là do sức cản của không khí. Câu 5. Rơi tự do là một chuyển động A. chậm dần đều. B. thẳng đều. C. nhanh dần. D. thẳng nhanh dần đều. Câu 6. Khi vật rơi tự do thì A. vật có gia tốc bằng 0. B. vật chuyển động thẳng đều. C. vật chịu lực cản nhỏ. D. tốc độ của vật tăng dần đều theo thời gian. Câu 7. Thí nghiệm ống Niu-tơn cho thấy rằng A. trong không khí các vật nặng nhẹ khác nhau đều rơi nhanh như nhau. B. sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau. C. trong chân không vật nào có khối lượng lớn hơn sẽ rơi nhanh hơn. D. nếu không có tác dụng của trọng lực thì các vật nặng hay nhẹ đều rơi nhanh như nhau. 2h Câu 8. Trong bài thực hành, gia tốc rơi tự do được đo theo công thức g . Sai số tỉ đối của phép đo trên tính theo t2 công thức nào? g h t g h t g h t g h t A. 2 . B. . C. 2 . D. . g h t g h t g h t g h t Câu 9. Khi thực hành đo gia tốc rơi tự do g. Một học sinh tiến hành do độ dịch chuyển d của vật trong thời gian t. 1 2 Biết d gt , để tính sai số tỉ đối của phép đo, học sinh đó phải dùng công thức nào sau đây? 2 A. g d 2 t . B. g 2d 2t . C. g d t . D. g 2d t . Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Từ độ cao 45m, thả rơi tự do một vật, lấy g = 10m/s2. a/ Vật rơi theo phương thẳng đứng. b/ Chuyển động của vật là nhanh dần đều. c/ Sau 2s vật chạm đất. d/ Vận tốc ngay khi chạm đất bằng không. Câu 2. Từ độ cao 10m, một chiếc lá từ trên cành cao rụng xuống. a) Chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất được coi là chuyển động rơi tự do 13
- b) Khi chiếc lá được thả rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng, đã được hút chân không thì sự rơi của nó là rơi tự do. c) Ống Niu-tơn được trang bị trong các trường phổ thông là một ống thủy tinh, kích thước 1000mm, đường kính 50mm. Sau khi đã hút hết không khí, chiếc lá được thả rơi từ độ cao cách đáy ống 800mm, thời gian rơi của chiếc lá đo được là 0,4s, gia tốc tại vị trí thả rơi là 10m/s2. d) Giả sử thí nghiệm với ống Niu – tơn được thực hiện tại một vị trí trên Mặt trăng, gia tốc trọng trường tại vị trí thực hiện là 1,63 m/s2. Thời gian vật được thả rơi từ độ cao cách đáy ống 815mm là 1 giây. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1. Hai giọt nước rơi tự do ra khỏi ống nhỏ giọt cách nhau 0,5 s. Lấy g = 10m/s2. Khoảng cách giữa hai giọt nước sau khi giọt trước rơi được 1 s là bao nhiêu m. Câu 2: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đấy, hòn đá rơi trong 1s. Nếu thả hòn đá đó từ h’ = 4h thì thời gian rơi là bao nhiêu? Câu 3: Nhóm 1 gồm 5 học sinh thực hiện đo gia tốc rơi tự do tại trường THPT Nguyễn Trãi. Kết quả với phép đo khi chọn quãng đường rơi là S = 0,400 0,001 m, thời gian vật rơi ứng với 5 lần đo như sau: Giá trị gia tốc đo được là bao nhiêu m/s2? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Bài 12: Chuyển động ném Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Một vật được ném ngang từ độ cao h với vận tốc v0 nào đó. Bỏ qua sức cản của không khí, gia tốc rơi tự do là g. Thời gian vật rơi đến mặt đất được xác đinh theo công thức 2h h v0 h A. t . B. t . C. t . D. t . g g g 2g Câu 2: Một vật được ném ngang từ độ cao h với vận tốc v0 nào đó. Bỏ qua sức cản của không khí, gia tốc rơi tự do là g. Tầm xa L của vật theo phương ngang kể từ vị trí ném được xác đinh theo công thức h 2h v2 v2 A. L v0 . . B. L v0 . . C. L 0 . D. L 0 . g g 2g g Câu 3: Từ độ cao h so với mặt đất, một hòn đá nhỏ được ném theo phương ngang với vận tốc ⃗ . Chọn hệ trục toạ độ Oxy 𝑣 sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Bỏ qua sức cản của không khí, gia tốc rơi tự do là g. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức: A. v = v0 + gt. B. v = v + 𝑔 𝑡 . C. v = v + 𝑔𝑡 . D. v = gt. Câu 4: Tại một điểm trên mặt đất, một vật được ném lên theo phương xiên một góc so với mặt đất với vận tốc v0 . Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương mặt đất, cùng hướng chuyển động của vật, Oy hướng thẳng đứng lên trên, gốc thời gian là lúc ném vật. Bỏ qua sức cản của không khí, gia tốc rơi tự do là g. Biểu thức xác định độ cao cực đại mà vật đạt được sau khi ném là Vo2 sin 2 Vo sin 2 A. H max d y max . B. H max d y max . 2g 2g V 2 sin 2 V 2 sin 2 C. H max d y max o . D. H max d y max o . g g Câu 5: Tại một điểm trên mặt đất, một vật được ném lên theo phương xiên một góc so với mặt đất với vận tốc v0 . Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương mặt đất, cùng hướng chuyển động của vật, Oy hướng thẳng đứng lên trên, gốc thời gian là lúc ném vật. Bỏ qua sức cản của không khí, gia tốc rơi tự do là g. Biểu thức xác định tầm xa mà vật đạt được sau khi ném là Vo2 sin 2 2Vo .sin 2 .cos 2 A. L d x max . B. L d x max . 2g 2g 2V 2 .sin .cos 2V .sin .cos C. L d x max o . D. L d x max o . g g 14
- Câu 6: Một vật được bắn lên từ mặt đất có quỹ đạo chuyển động là một parabol như hình. Phát biểu nào dưới đâylà đúng về gia tốc chuyển động của vật A. gia tốc của vật ở x bằng gia tốc của vật ở y. B. gia tốc của vật ở x bé hơn gia tốc của vật ở z. C. gia tốc của vật ở y bé hơn gia tốc của vật ở x. D. gia tốc của vật ở y bé hơn gia tốc của vật ở z. Câu 7: Khi đẩy tạ, muốn quả tạ bay xa nhất thì người vận động viên phải ném tạ hợp với phương ngang một góc A. 300 . B. 450. C. 600. D. 900. Câu 8: Để tăng tầm xa của một vật ném theo phương ngang với sức cản không khí không đáng kể thì biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất là A. Giảm khối lượng vật ném. B. Tăng độ cao điểm ném. C. Giảm độ cao điểm ném. D. Tăng vận tốc ném. Câu 9: Phát biểu sai khi khảo sát chuyển động ném ngang của một vật tại một vị trí ở gần mặt đất là A. Gia tốc trong chuyển động ném ngang luôn không đổi cả về phương, chiều và độ lớn. Đó chính là gia tốc trọng trường ⃗. 𝑔 B. Vì gia tốc luôn không đổi nên chuyển động ném ngang của một vật là chuyển động thẳng biến đổi đều. C. Độ lớn vận tốc của vật chuyển động ném ngang tăng dần theo thời gian. D. Thời gian chuyển động của vật ném ngang bằng thời gian thả rơi tự do của một vật khác ở cùng độ cao lúc ném. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 45 m so với mặt đất. Vận tốc của viên đạn khi vừa ra khỏi nòng súng có độ lớn là 250 m/s. Bỏ qua lực cản không khí, lấy g = 10 m/s2. a) Vì không có lực cản không khí, viên đạn luôn bay thẳng đều theo phương nằm ngang với vận tốc 250m/s. b) Kể từ khi bay ra khỏi nòng súng, sau 3s, viên đạn chạm đất. c) Viên đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương nằm ngang 750m. d) Ngay khi chạm đất, vận tốc của viên đạn có kết quả độ lớn làm tròn đến hàng đơn vị là 252 m/s. Câu 2: Một diễn viên biểu diễn mô tô bay đang phóng xe trên mặt dốc nằm nghiêng 300 để bay qua các ô tô như trong hình vẽ. Biết vận tốc của xe mô tô khi rời khỏi đỉnh dốc là 20 m/s. Chiều cao của ô tô bằng chiều cao của dốc bằng 1,45m, chiều dài của mỗi ô tô là 3,3 m, các ô tô được xếp dài liên tục, sát nhau. Xem lực cản của không khí là không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. v0 .sin a) Thời gian từ khi xe rời đỉnh dốc tới khi đạt độ cao cực đại là t = 1s. g b) Tầm bay cao của ô tô so với mặt đất là 5m. c) Mô tô có thể bay qua được nhiều nhất là 10 ô tô con. d) Để nâng cao kỉ lục số lượng xe ô tô con có thể bay qua, người diễn viên chỉ cần điều chỉnh góc nghiêng thành 450 để đạt được tầm xa lớn nhất. d) Để nâng cao kỷ lục số lượng bay qua các xe bằng mô tô, diễn viên xiếc không chỉ cần kỹ thuật vững vàng, mà còn cần sự chuẩn bị về thể lực, thiết bị và môi trường trình diễn an toàn. Kỷ lục này đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật, sự tự tin và khả năng kiểm soát tình huống trong môi trường mạo hiểm chứ không chỉ áp dụng kiến thức vật lí đơn thuần. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một học sinh ném một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0 =25m/s từ độ cao 44,1m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g = 9,8m/s2. Tầm bay xa của quả bóng đạt được là bao nhiêu m? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 2: Một máy bay, bay với vận tốc không đổi v0 theo phương ngang ở độ cao h so với mặt đất và thả rơi một vật. Khi h = 1500m. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g = 9,8m/s2. Để quãng đường mà vật đi được theo phương ngang kể từ lúc thả ra cho đến khi chạm đất bằng 2000m, vận tốc v 0 bằng bao nhiêu m/s. (kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Câu 3: Một cầu thủ bóng rổ cao 2 m đứng cách xa rổ một khoảng cách L theo phương nằm ngang để tập ném bóng vào rổ. Biết miệng rổ ở độ cao 3,05 m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g = 9,8m/s2 . Hỏi người đó phải ném bóng từ độ cao ngang đầu theo phương 450 so với phương nằm ngang với vận tốc có độ lớn nhỏ nhất bao nhiêu m/s để bóng có thể chạm vào rổ? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần trăm). Bài 13 + 22: Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. : Chọn ý chắc chắn đúng. Khi một chất điểm cân bằng thì A. Tổng hợp lực tác dụng lên chất điểm bằng 0 B. Tổng hợp lực tác dụng lên chất điểm khác 0 C. Tổng độ lớn của các lực tác dụng lên chất điểm bằng 0 D. Các lực tác dụng lên chất điểm phải khác phương 15
- Câu 2. Độ lớn của hợp lực hai lực đồng qui hợp với nhau góc α là: A. F 2 F1 2 F 22 2 F1 F 2 cosα. B. F 2 F1 2 F 22 2 F1 F 2 cosα. C. F F1 F2 2F1 F2 cosα. D. F 2 F1 2 F 22 2 F1 F 2 . Câu 3. Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai? A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành. C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành. D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó Câu 4. Chọn phát biểu đúng. Hợp lực F của hai lực đồng quy F1 và F2 với F1 = 2F2 có thể có A. phương vuông góc với lực F2 . B. độ lớn nhỏ hơn F2. C. độ lớn lớn hơn 3F2. D. phương vuông góc với lực F1 . Câu 5. Có hai lực đồng quy 𝐹⃗ và 𝐹⃗. Gọi là góc hợp bởi 𝐹⃗ và 𝐹⃗ và ⃗ = 𝐹⃗ + 𝐹⃗. Nếu F = F1+F2 thì 𝐹 A. = 00. B. = 900. C. = 1800. D. 0< < 900. Câu 6. Quyển sách đặt trên sàn nhà đang chịu tác dụng đồng thời của 4 lực đồng phẳng ( mặt phẳng nằm ngang). Gồm các lực có cường độ và hướng như sau: F1 =12 N (phía Tây); F2 = 16N ( phía Bắc); F3 = 15N (phía Đông); F4=20 N ( phía Nam). Độ lớn hợp lực tác dụng lên vật là A. 63N B. 28N C. 5N D. 6,4N Câu 7. Một dây treo chỉ chịu được lực căng tối đa là 14N. Tại siêu thị Big C, người ta treo một kiện hàng có trọng lượng 20N bằng sợi dây trên thì A. dây không bị đứt. B. còn phụ thuộc vào kích thước của vật nên chưa dự đoán được dây có đứt hay không. C. dây bị đứt. D. không xác được tình trạng của dây. Câu 8. Người ta tác dụng lện một quả cầu nhỏ bằng xốp ba lực F1 , F2 và F3 . F1 , F2 như hình vẽ có độ lớn F1 = 5N, F2 = 12N. Biết khối lượng của quả cầu không đáng kể. Để quả cầu cân bằng lực F3 bằng A. 17N. B. 7N. C. 13N. D. 10,9N. Câu 9. Một ô tô chịu một lực F1 = 400 N hướng về phía trước và một lực F2 = 300 N hướng về phía sau như hình vẽ. Hợp lực tác dụng lên ô tô là A. 100N, cùng hướng F1 . B. 100N, cùng hướng F2 . C. 700N, cùng hướng F2 . D. 700N, cùng hướng F1 . Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16 N, F2 = 12 N. a) Hợp lực tác dụng lên vật Fhl = F1 + F2. b) Độ lớn hợp hai lực nằm trong khoảng 4 N đến 28 N. c) Nếu hai lực cùng phương, cùng chiều, thì tổng hợp lực bằng 4 N. d) Độ lớn của hợp lực là 20 N khi góc giữa hai lực F1 và F2 và là 900. Câu 2: Trong dân gian trước đây thường dùng câu “vụng chẻ khỏe nêm” để nói về tác dụng của các nêm trong việc chẻ củi. Nêm là một vật cứng có tiết diện hình tam giác nhọn, được cắm vào khúc củi như hình vẽ. a) Khi ta gõ mạnh vào nêm, nêm sẽ lún sâu vào khối gỗ nhưng không làm thay đổi hình dạng của khối gỗ. b) Khi ta gõ mạnh vào nêm thì nêm tác dụng lên khối gỗ một lực F lực này sẽ được phân tích thành hai thành phần lực F1 và F2 tác dụng lên khối gỗ theo hai phương vuông góc với mặt bên của nêm. c) Lực nêm tác dụng lên gỗ theo 2 phương vuông góc với mặt bên của nêm nhỏ hơn lực gõ F d) Nếu góc nhọn của nêm cắm vào gỗ 300 và tác dụng một lực 20N vào nêm thì lực F1 và F2 tác dụng lên khối gỗ theo hai phương vuông góc với mặt bên của nêm có độ lớn xấp xỉ bằng 38,6 N Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một bóng đèn có trọng lượng 1,5N được treo vào một sợi dây không dãn như hình vẽ. Lực căng của dây khi đèn cân bằng có độ lớn là bao nhiêu Niutown? 16
- Câu 2: Một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm thực hành tổng hợp như hình vẽ, Giá trị lực kế lực đọc được lần lượt là F1 = 3N và F2 = 4N, góc đo giữa hai lực là 600. Lặp lại thí nghiệm với 1 lực kế, để vật quay về lại vị trí như cũ thì giá trị của lực kế là bao nhiêu N? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần trăm) Câu 3: Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực đồng quy lần lượt là 12N, 15N, 9N. Góc giữa 2 lực 12N và 9N bằng bao nhiêu độ để chất điểm đứng yên? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Bài 14: Định luật 1 Newton Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Định luật I Niutơn cho biết A. Lực là nguyên nhân làm vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. B. Mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật. C. Lực không phải là yếu tố cần thiết để duy trì chuyển động của các vật. D. Dưới tác dụng của lực, các vật chuyển động hoặc bị biến dạng. Câu 2. Một hành khách ngồi ở cuối xe phàn nàn rằng, do lái xe phanh gấp mà một túi sách không được buộc chặt ở phía trước bay về phía anh ta làm anh ta bị đau. Người này nói đúng hay sai? Vì sao? A. Đúng, vì theo quán tính túi bị bay về phía sau. B. Đúng, vì túi bị bay về phía trước. C. Sai, vì theo quán tính túi bị bay về phía trước. D. Sai, vì các lực lúc này triệt tiêt túi không di chuyển. Câu 3. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không xảy ra hoàn toàn do quán tính? A. Vận động viên chạy đà thật nhanh trước khi nhảy cao. B. Bụi rơi khỏi áo khi ta giũ mạnh áo. C. Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền. D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải. Câu 4. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. lực. B. khối lượng. C. trọng lượng. D. vận tốc. Câu 5. Một ôtô chở khách đang chuyển động, tài xế hãm phanh, giảm tốc độ đột ngột. Theo quán tính hành khách sẽ A. chúi người về phía trước. B. ngả người về phía sau. C. ngả sang người bên cạnh. D. vẫn ngồi như cũ. Câu 6. Khi kéo mạnh tấm khăn trải bàn mà không làm đổ bát đĩa trên bàn, điều này có thể thực hiện được là nhờ A. Trọng lực của bát đĩa. B. Ma sát giữa khăn và bát đĩa là rất nhỏ. C. Tác dụng của lực kéo. D. Quán tính của bát đĩa. Câu 7. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. vật chuyển động thẳng đều theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. B. vật dừng lại ngay. C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. D. vật đổi hướng chuyển động. Câu 8. Đặt một cốc nước đầy lên trên tờ giấy học sinh. Tác dụng vào tờ giấy một lực rất nhanh theo phương nằm ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với tờ giấy và cốc nước? A. Tờ giấy rời khỏi cốc nước mà cốc nước vẫn không đổ. B. Tờ giấy chuyển động và cốc nước chuyển động theo. D. Tờ giấy bị đứt tại vị trí đặt cốc nước. C. Tờ giấy chuyển động theo một hướng còn cốc nước chuyển động theo một hướng. Câu 9. Phát biểu nào sau đây Không đúng? A. Khi tàu đang chạy và hãm phanh đột ngột, hành khách trên tàu bị ngã nhào về phía trước. Hiện tượng này xảy ra vì cơ thể hành khách có xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động cũ (theo quán tính), trong khi tàu dừng lại nhanh chóng do lực phanh. B. Khi ô tô tăng tốc đột ngột, hành khách có xu hướng ngả người về phía sau do cơ thể muốn giữ nguyên trạng thái đứng yên. C. Khi ô tô phanh gấp, hành khách có xu hướng ngả người về phía sau vì cơ thể muốn giữ nguyên trạng thái chuyển động trước đó theo quán tính. D. Khi bạn kéo một vật nặng đang đứng yên, vật không chuyển động ngay lập tức vì nó có xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên theo quán tính. Cần tác dụng lực đủ lớn để thắng được quán tính và lực ma sát thì vật mới bắt đầu chuyển động. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hiện tượng quán tính chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra hậu quả nghiêm trọng trong các vụ tai nạn giao thông, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu tác hại bằng các biện pháp phòng ngừa khi tham gia giao thông bằng ô tô. a) Thắt dây an toàn để giúp giữ cơ thể người trên xe khi xe dừng đột ngột hoặc va chạm, giảm nguy cơ bị văng ra ngoài. 17
- b) Trang bị túi khí giúp giảm tác động lực do quán tính khi va chạm xảy ra. c) Cố định đồ vật trên xe để tránh các vật dụng bị văng ra gây nguy hiểm khi phanh hoặc va chạm. d) Giữ khoảng cách với xe phía trước để khi phanh gấp thì theo định luật I Newton các xe sẽ chuyển động thẳng đều do quán tính nên không xảy ra va chạm. Câu 2: Một lần nữa, Galileo Galilei lại có một thí nghiệm được lọt vào “Top 10 thí nghiệm đẹp nhất“.Galilei đã thiết kế các máng trượt bằng những tấm ván 1 và 2, sau đó, ông cho xẻ một rãnh ở giữa tấm ván… Galilei dựng tấm ván dốc xuống, rồi thả các viên bi đồng theo rãnh trong các trường hợp như hình vẽ. a) Trong thí nghiệm 1, khi hạ thấp độ nghiêng của máng 2, hòn bi sẽ lăn được quãng đường dài hơn. b) Trong thí nghiệm 1, nếu không có ma sát, hòn bi vẫn không thể lên đến được độ cao ban đầu. c) Trong thí nghiệm 2, nếu không có ma sát hòn bi sẽ lăn mãi mãi với vận tốc không đổi. d) Nếu bi được thả lăn từ đỉnh dốc 1 xuống nhanh dần đều với gia tốc 5m/s2, chiều dài của dốc là 2,5m thì khi chuyển động trên máng 2 là một đệm khí dài, vận tốc viên bi đo được trên máng 2 được sẽ gần đúng là 5 m/s. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Ba quyển sách nằm yên trên một mặt bàn nằm ngang như hình vẽ. Trọng lượng của sách trên cùng, giữa và dưới cùng lần lượt là 5,00 N; 10,0 N và 15,0 N. Lực tác dụng lên sách ở giữa là bao nhiêu N? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 2: Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn bao nhiêu N? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 3: Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang chịu một lực cản F2 = 350N hướng về phía sau phía sau như hình vẽ. Để ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc như cũ thì động cơ phải thực hiện lực kéo F1 có độ lớn bằng bao nhiêu N? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Bài 15: Định luật 2 Newton Câu 1. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lượng. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Câu 2. Hệ thức định luật 2 Newton là A. ⃗ = 𝑚𝑎 𝐹 ⃗. B. ⃗ = − 𝑚𝑎 𝐹 ⃗. C. 𝐹 = 𝑚𝑎 ⃗. D. ⃗ = 𝑚𝑎 𝐹 Câu 3. Chọn phát biểu sai về định luật II Niutơn? A. Gia tốc vật nhận được luôn cùng hướng với lực tác dụng. B. Với cùng một vật, gia tốc thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng. C. Với cùng một lực tác dụng, gia tốc thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng vật. D. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng. Câu 4. Chọn phát biểu đúng về gia tốc và hợp lực tác dụng lên vật A. Vật phải luôn luôn chuyển động theo hướng của hợp lực tác dụng. B. Gia tốc của một vật thu được luôn theo hướng của hợp lực tác dụng vào vật. C. Hợp lực tác dụng vào một vật càng lớn thì gia tốc vật thu được càng nhỏ. D. Cùng một hợp lực tác dụng, khối lượng vật càng lớn thì gia tốc vật thu được càng lớn. Câu 5. Một vật có khối lượng m =500 (g), đang chuyển động với gia tốc a = 60 (cm/s2). Lực tác dụng lên vật có độ lớn là A. F = 30 (N). B. F = 3 (N). C. F = 0,3 (N). D. F = 0,03 (N). Câu 6. Lần lượt tác dụng có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 3F1 = 2F2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số a2/a1 là A. 3/2. B. 2/3. C. 3. D. 1/3. Câu 7. Một ô tô đang chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào ô tô A. cùng chiều với chuyển động. B. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. C. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần. D. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. Câu 8. Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi có độ lớn bằng với lực cản. Chuyển động của đoàn tàu là A. nhanh dần đều. B. thẳng đều. C. chậm dần đều. D. nhanh dần. Câu 9. Một vật có khối lượng m = 200g đang đứng yên thì chịu lực tác dụng là F = 1N. Sau khi tác dụng được 2s thì F = 0N. Hỏi sau đó vật sẽ chuyển động như thế nào nếu bỏ qua lực ma sát? 18
- A. vật sẽ chuyển động với gia tốc a = 5m/s2 và ngược chiều chuyển động. B. vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 10m/s. C. vật chuyển động chậm dần đều. D. vật sẽ đứng yên. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một ô tô có khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành 10 s trên đường nằm ngang, ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều và đạt tốc độ 36km/h. Bỏ qua ma sát giữa ô tô và mặt đường, lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s 2 . a. Vận tốc ban đầu của ô tô bằng 10 m/s. b. Các lực tác dụng vào ô tô trong quá trình ô tô chuyển động là trọng lực ⃗ , phản lực ⃗ , lực kéo ⃗ . 𝑃 𝑁 𝐹 c. Gia tốc của ô tô là 0,1 m/s2. d. Lực kéo của động cơ có giá trị là 1000N. Câu 2: Một đoàn tàu đang chuyển động có vận tốc 54 km /h trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi có độ lớn bằng với lực cản. a. Lực kéo và lực cản cùng chiều chuyển động. b. Các lực tác dụng vào đoàn tàu trong quá trình chuyển động là trọng lực ⃗, phản lực 𝑁, lực kéo ⃗ , lực cản 𝐹⃗. 𝑃 ⃗ 𝐹 c. Chuyển động của đoàn tàu là thẳng đều. d. Quãng đường tàu đi được sau 0,5 h là 25 km. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 8 m/s trong 3 s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là bao nhiêu N? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 2: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6 m/s2. Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc bằng bao nhiêu m/s2? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười) Câu 3: Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng hóa là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2. Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng lên ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng hóa là bao nhiêu tấn? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Bài 16: Định luật 3 Newton Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Gọi F AB là lực do vật A tác dụng lên vật B và FBA là lực do vật B tác dụng trở lại vật A. Biểu thức định định luật III Newton là A. F AB = FBA B. F AB = - FBA C. F AB - FBA = 0 D. F AB + FBA = 0 Câu 2. Cặp lực trực đối không có đặc điểm nào sau đây? A. Cùng phương, cùng chiều. B. Điểm đặt ở hai vật khác nhau C. Cùng phương, ngược chiều. D. Cùng độ lớn. Câu 3. Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng? A. Hai lực có cùng độ lớn. B. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau. C. Hai lực ngược chiều nhau. D. Hai lực có cùng giá. Câu 4. Chọn phát biểu sai. Lực và phản lực A. là hai lực trực đối. B. cùng độ lớn. C. ngược chiều nhau. D. cùng tác dụng lên một vật. Câu 5. Chọn phát biểu đúng? Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ. A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực của đinh tác dụng vào búa. B. Lực do đinh tác dụng vào búa có thể lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh. C. Lực của búa tác dụng vào đinh có độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa. D. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực của đinh tác dụng vào búa. Câu 6. Trong một cơn giông, một cành cây bị gãy và bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. A. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. B. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính có độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. C. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. D. Cành cây không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính. Câu 7. Khi chèo thuyền trên mặt hồ, muốn thuyền tiến về phía trước thì ta phải dùng mái chèo gạt nước A. Về phía trước. B. Về phía sau. C. Sang bên phải. D. Sang bên trái. Câu 8. Khi một con trâu kéo cày, lực tác dụng vào con trâu làm nó chuyển động về phía trước là A. Lực mà con trâu tác dụng vào chiếc cày. B. Lực mà chiếc cày tác dụng vào con trâu. C. Lực mà con trâu tác dụng vào mặt đất. D. Lực mà mặt đất tác dụng vào con trâu. 19
- Câu 9. Trong một tai nạn giao thông, một xe tải có khối lượng m1 va chạm vào một ô tô có khối lượng m2 < m1 đang chạy ngược chiều. Lực của ô tô tác dụng lên xe tải có độ lớn là F1. Lực của xe tải tác dụng lên ô tô có độ lớn là F2. Gia tốc của xe tải và ô tô sau va chạm có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Chọn phương án đúng A. F1> F2. B. F1 < F2. C. a1 > a2. D. a1 < a2. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Các vận động viên (VĐV) khi xuất phát hoặc khi bơi tới mép hồ bơi và quay lại thì dùng chân đẩy mạnh vào vách hồ bơi. a) VĐV phải dùng chân đạp vào vách hồ bơi theo đúng qui định của luật bơi. b) VĐV dùng chân đạp vào vách hồ bơi để có thể dễ tăng tốc khi quay đầu hơn. c) Khi VĐV đạp mạnh vào thành hồ bơi một lực thì theo định luật 3 Newton, thành hồ bơi cũng tác dụng lên chân của VĐV một lực để di chuyển nhanh hơn. d) Nếu khối lượng VĐV m = 70kg, lực đạp chân là F=140N thì sau thời gian tác dụng lực t = 0,5s kể từ lúc đạp chân xuất phát, vận tốc VĐV có thể đạt được là 1m/s. Câu 2: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng a) Lực kéo của đội A lớn hơn đội B. b) Đội A kéo đội B một lực có độ lớn bằng lực đội B kéo đội A. c) Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất. d) Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng vào túi một lực bằng 50 N hướng lên trên. Lực do túi thức ăn tác dụng lên tay người có độ lớn là bao nhiêu niutơn? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 2: Một dây thừng sẽ đứt nếu chịu tác dụng của lực tối đa là 100N. Nếu hai người cầm hai đầu dây và kéo ra. Hỏi mỗi người phải tác dụng lực tối thiểu là bao nhiêu thì dây sẽ đứt? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 3: Một quả bóng có khối lượng 0, 2(kg) bay với vận tốc 25(m/s) đến đập vuông góc với tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 15(m/s). Khoảng thời gian va chạm bằng 0, 05(s). Coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng. Lực của tường tác dụng lên quả bóng có độ lớn bao nhiêu N? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Bài 17: Trọng lực và lực căng Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai? A. Trọng lực còn độ lớn được xác định bới biểu thức P = mg. B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật. C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực căng sợi dây? A. Điểm đặt là điểm giữa của sợi dây. B. Điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật. C. Phương trùng với phương của sợi dây. D. Chiều hướng từ điểm sợi dây vào chính giữa của sợi dây. Câu 3: Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. nhỏ hơn trọng lượng của vật. C. bằng trọng lượng của vật. D. bằng 0. Câu 4: Tại cùng một điểm, hai vật có khối lượng m1 < m2, trọng lực tác dụng lên hai vật lần lượt là P1 và P2 luôn thỏa mãn điều kiện P m1 P m1 A. P1 = P2. B. 1 . C. P1 > P2. D. 1 . P2 m2 P2 m2 Câu 5: Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây? A. Lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi. B. Lực căng dây có điểm đặt được chọn là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật. C. Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây. D. Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén. Câu 6: Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật A. cùng hướng với lực căng dây. B. cân bằng với lực căng dây. C. hợp với lực căng dây một góc 900. D. bằng không. Câu 7: Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g = 9,8 m/s2. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì A. lực căng sợi dây là 9 N và sợi dây sẽ bị đứt. B. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây sẽ bị đứt. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 86 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn