Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
lượt xem 3
download
Mời các bạn và các em học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến để rèn luyện, củng cố kiến thức. Đây còn là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên trong quá trình giảng dạy môn Địa lí 10. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
- ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2020 – 2021 Câu 1: Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là A. có tính tập trung cao độ. B. chỉ tập trung vào một thời gian nhất định. C. cần nhiều lao động. D. phụ thuộc vào tự nhiên. Câu 2: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực? A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa họckĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. Câu 3: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 4: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là A. Vùng công nghiệp.B. Khu công nghiệp tập trung.C. Điểm công nghiệp.D. Trung tâm công nghiệp. Câu 5: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung? A. Có rảnh giới rõ ràng , vị trí thuận lợi. B. Đồng nhất với một điểm dân cư. C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp. D. Sản xuất các sản phẩm dể tiêu dùng , xuất khẩu. Câu 6: Một trong những đặc điểm chinh của khu công nghiệp tập trung là A. Có các xí nghiệp hạt nhân. B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ. C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Câu 7: Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất , kĩ thuật , công nghệ là đặc điểm của. A. Điểm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp.C. Trung tâm công nghiệp. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 8: Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp ? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi . C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 9: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 10: Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào ? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 11: Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp,Câu 4: Tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ phản ánh được rõ nhất A. các nghành công nghiệp trọng điểm của nước đó. B. trình độ phát triển kinh tế của nước đó. C. tổng thu nhập của nước đó. D. bình quân thu nhập của nước đó. Câu 12: Ngành công nghiệp thực phẩm có vai trò A. đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn, uống. B. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. C. giải quyết về nhu cầu may mặc, sinh hoạt của con người. D. là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Câu 13: Cho sơ đồ sau : Sơ đồ bên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 14: Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP ?
- A. Hoa Kì. B. Braxin. C. Trung Quốc. D. Thái Lan. Câu 15: Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ vì A. ít dân cư tập trung, nhu cầu phục vụ lớn B. Các thành phố thường không có cơ sở hạ tầng phát triển C. nhiều nhà máy, xí nghiệp D. Các thành phố thường là các trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của cả nước, dịch vụ KD Câu 16: ”Ngành công nghiệp không khói” là dùng để chỉ: A. Công nghiệp điện tử tin học B. Các ngành dịch vụ C. Ngành du lịch D. Ngành thương mại Câu 17: Ở xứ lạnh, về mùa đông, loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được? A. Đường sắt. B. Đường ô tô. C. Đường sông. D. Đường hàng không. Câu 18: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là A. hệ thống đường giao thông các loại. B. sự chuyên chở người và hàng hóa. C. động vật và hàng hóa . D. các loại xe, tàu thuyền. Câu 19: Ở nước ta loại hình giao thông vận tải nào đang chiếm ưu thế? A. Đường hàng không. B. Đường ô tô. C. Đường sắt. D. Đường ống. Câu 20: ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ. B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình. C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chu yển nhanh. D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế. Câu 21: Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là A. tiện lợi, cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. D. vận chuyển nhanh, an toàn. B. phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại. C. chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh. Câu 22: Ở Nhật Bản phương tiện vận tải đường biển phát triển nhất, nguyên nhân chính là do A. Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh. B. có địa hình núi và cao nguyên chiếm đa số. C. Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đóng tàu. D. có nhiều hải cảng lớn. Câu 23. Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là gì? A. Tiền. B. Vàng. C. Dầu mỏ. D. muối. Câu 24. Theo quy luật cung cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả A. có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn. B. có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn. C. có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất. D. có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất. Câu 25. Hãy kể tên mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thuộc nhóm nông sản, thủy sản A. mực, rong biển, bắp, hồ tiêu, khoai mì, lúa mạch. B. cao lương, tôm, hồ tiêu, cá. C. gạo, cà phê, tôm, cá, mực đông lạnh. D. đậu nành, bắp, ngọc trai, gạo. Câu 26. Cho số dân năm 2014 của Pháp là 64,1 triệu người, thì trung bình mỗi người dân Pháp đón bao nhiêu lượt khách du lịch trong năm ? A. 1,5 lượt khách. B. 1,3 lượt khách. C. 1,8 lượt khách. D. 2,0 lượt khách. Câu 27. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng: A. Hoạt động đoàn thể B. Hành chính công C. Hoạt động buôn, bán lẻ D. Thông tin liên lạc Câu 28. Ý nào sau đây đúng với ngành dịch vụ: A. Phụ thuộc cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt B. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất C. Tham gia vào khâu sản xuất D. Ít tác động đến tài nguyên môi trường Câu 29: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ: A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh B. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất C. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên D. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động Câu 30: Ngành dịch vụ được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói” là: A. Bảo hiểm, ngân hàng B. Thông tin liên lạc C. Hoạt động đồn thể D. Du lịch
- Câu 31: Phát triển ngành du lịch cho phép: A. Khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch B. Tăng nguồn thu ngoại tệ C. Tạo việc làm, bảo tồn các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường D. Tất cả các ý trên Câu 32: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với: A. Các trung tâm công nghiệp B. Các ngành kinh tế mũi nhọn C. Sự phân bố dân cư D. Các vùng kinh tế trọng điểm Câu 33: Môi trường sống của con người bao gồm A. Môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất. B. Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo,môi trường xã hội. C. Môi trường tự nhiên, môi trường không khí,môi trường nước. D. Môi trường sinh vật, môi trường địa chất,môi trường nước. Câu 34: Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được? A. Khoáng sản. B. Thực vật. C. Đất đai. D. Động vật. Câu 35: Phải bảo vệ môi trường vì A. không có bàn tay của con người thì môi trường sẽ bị hủy hoại. B. con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường. C. ngày nay không nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người. D. môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Câu 36: Ý nào dưới đây là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các nước đang phát triển? A. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng. D. Phát triển công nghiệp và đô thị. B. Đốt nương làm rẫy,phá rừng để lấy gỗ,củi,mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ. C. Phát triển du lịch sinh thái. Câu 37: Biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ôzôn là A. sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hóa chất dạng feron. B. vá tầng ôzôn. C. bơm thêm chất ozôn vào khí quyển. D. xây dựng nhiều nhà máy chế tạo ôzôn. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á NĂM 2014 Quốc gia Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Ấn Độ 475 Trung Quốc 2342 Hàn Quốc 714 Nhật Bản 815 Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi 24, 25 Câu 38: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2014 của một số quốc gia là: A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Câu 39: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ gấp 3,5 lần của Hàn Quốc. B. Nhật Bản có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn thứ 2 trong bốn nước. C. Ấn Độ có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc. D. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không đáng kể. Câu 40: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng A. Khối lượng luân chuyển. B. Sự an toàn cho hành khách và hàng hóa. C. Sự kết hợp của các loại hình giao thông vận tải. D. Khối lượng vận chuyển. Câu 41: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển , phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là A. Sự phất triển và phân bố ngành cơ khí vận tải. B. Sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.
- C. Mối quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ. D. Trình độ phát triển công nghiệp của một vùng. Câu 42: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ? A. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển. B. Quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải. C. Quy định mật độ , mạng lưới các tuyến đường giao thông.D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. Câu 43: Khu vực nào sau đây có chiều dài đường sắt đang bị thu hẹp do sự cạnh tranh của ngành đường ô tô: A. Tây Âu và Hoa Kỳ B. Nhật Bản và CHLB ĐứcC. Nga và các nước Đông Âu D. Các nước đang phát triển Câu 44: Giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất vừa mang tính dịch vụ. Điều đó xác định: A. Vai trò của ngành giao thông vận tải B. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải C. Điều kiện để phát triển giao thông vận tải D. Trình độ phát triển giao thông vận tải Câu 45: Ở xứ lạnh, về mùa đông, loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được ? A. Đường sắt. B. Đường ô tô. C. Đường sông. D. Đường hành không. Câu 46: Để đánh giá hoạt động của ngành giao thông vận tải, người ta thường dựa vào: A. Số lượng phương tiện của tất cả các ngành giao thông vận tải B. Tổng chiều dài các loại đường C. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển D. Trình độ hiện đại của các phương tiện và đường sá Câu 47. Cho biểu đồ Biểu đồ bên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sản lượng điện trên thế giới năm 2002 và năm 2015. B. Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2002 và năm 2015. C. Cơ cấu sản lượng điện bình quân đầu người thế giới năm 2002 và năm 2015. D. Cơ cấu sản lượng điện thế giới năm 2002 và năm 2015. Câu 48. Hà Nội có một chợ nổi tiếng là: A. Bến Thành B. Cần Thơ C. Đồng Xuân D. Hòa Bình Câu 49. Những nơi có nhiều sân bay nhất thế giới là A. Hoa Kì và Tây Âu. B. Hoa Kì và Đông Âu. C. Trung Quốc và Nhật Bản. D. Trung Quốc và Xingapo. Câu 50. Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ A. dầu khí B. than đá C. củi, gỗ D. sức nước Câu 51: Các giai đoạn sản xuất công nghiệp đều được sử dụng bằng: A. Thủ công. B. Bán thủ công. C. Máy móc. D. Sức người. Câu 52: Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở A. nguồn nguyên liệu phong phú B. thị trường lao động rẻ C. những thành phố đông dân D. giao thông thuận lợi Câu 53: Đây không phải là vai trò của công nghiệp A. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới . B. thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế. C. tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 54: Là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thật của mọi quốc gia trên thế giới là ngành A. công nghiệp năng lượng B. công nghiệp điện tử tin học. C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. công nghiệp thực phẩm. Câu 55: Cho sơ đồ sau:
- Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp Câu 56: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất Việt Nam là: A. thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội B. Đà Nẵng và Hà Nội C. Hải Phòng và Đà Nãng D. Đồng Nai và Bình Dương Câu 57: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ? A. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm. B. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa, lịch sử. C. Tạo ra một khối lượng lớn của cải vật chất cho xã hội. D. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất. Câu 58: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải. A. đường ô tô. B. đường sắt. C. đường sông. D. đường ống. Câu 59: Sự phân bố dân cư , đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến A. Vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. B. Môi trường và sự an toàn giao thông. C. Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt. D. Cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. Câu 60: Trong các yếu tố tự nhiên sau đây, yếu tố tự nhiên nào ít ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải nhất? A. Sông ngòi. B. Địa hình. C. Sinh vật. D. Khí hậu. Câu 61: Ngành trẻ nhất trong các loại hình vận tải là: A. Đường ô tô B. Đường ống C. Đường sắt D. Đường hàng không Câu 62: Chỉ có các cường quốc về kinh tế và công nghệ thì mới là các cường quốc về hàng không, vì A. ngành hàng không phát triển đòi hỏi công nghệ tiên tiến. B. các cường quốc có nhiều vốn, kĩ thuật cao đê đâu tư lớn. C. các nước này có đội ngũ kĩ sư và lao động kĩ thuật cao. D. số lượng người dân đi lại bằng đường hàng không nhiều. Câu 63: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải. A. Đường ô tô. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường ống. Câu 64: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước ta và châu lục ? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Du lịch. Câu 65: Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là A. Đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray. B. Đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga. C. Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn cao. Câu 66: Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là A. Sự tiện lợi, tÍnh cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. B. Các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại. C. Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa. D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn.
- Câu 67: Hãy kể tên một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thuộc nhóm khoáng sản. A. dầu thô, vàng. B. dầu thô, than đá. C. than đá, kim cương. D. dầu khí, nhôm. Câu 68: Thị trường được hiểu là A. nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa. B. nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua. C. nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ. D. nơi có các chợ và siêu thị. Câu 69: Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả trên thị trường sẽ thay đổi như thế nào? A. giá tăng. B. giá thay đổi theo hình sin. C. giá giảm. D. giá ổn định. Câu 70: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến A. nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. B. đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ. C. sức mua và nhu cầu dịch vụ. D. sự phân bố các mạng lưới dịch vụ. Câu 71. Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua? A. Việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua. B. Việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. C. Việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng. D. Việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau. Câu 72. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại? A. Điều tiết sản xuất. B. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa. C. Phân tích thị trường trong nước và quốc tế. D. Hướng dẫn tiêu dùng. Câu 73. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới là? A. Trung Quốc, Hoa Kì, châu Âu. B. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản. C. Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á. D. Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ. Câu 74. Nội thương phát triển góp phần? A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. B. Gán thị trường trong nước với thị trường quốc tế, đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế. C. Làm tăng kim ngạch nhập khẩu. D. Làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Câu 75. Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là? A. Xuất siêu. B. Nhập siêu. C. Cán cân xuất nhập dương. D. Cán cân xuất nhập âm. Câu 76: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là A. sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải. B. sự phát triển và phân bố ngành kinh tế C. mối quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ. D. trình độ phát triển công nghiệp của một vùng. Câu 77: Tại sao giao thông đường thủy lại phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. nền đất yếu nên không làm đường sắt được B. chưa đầu tư đầy đủ cho đường bộ C. hệ thống kênh rạch chằng chịt D. chưa đầu tư đầy đủ cho đường bộ, hệ thống kênh rạch chằng chịt Câu 78: Ngành vận tải đường sắt so với trước đây ít có đổi mới hơn cả về A. sức kéo. B. toa xe. C. đường ray. D. nhà ga. Câu 79: Theo quy luật cung – cầu, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả sẽ A. có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn. B. có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn. C. có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất. D. có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất. Câu 80: Tài nguyên nước, không khí,... là tài nguyên A. tài nguyên bị hao kiệt. B. tài nguyên có thể bị hao kiệt. C. tài nguyên không bị hao kiệt. D. tài nguyên khôi phục được. Câu 81 : Thành phân cơ bản của môi trường gồm A. môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội. B. tài nguyên thiên nhiên, môi trường kinh tế xã hội. C. tự nhiên; quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối D. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội. Câu 82: Môi trường sống của con người bao gồm A. Môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất.B. Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo,môi trường xã hội.
- C. Môi trường tự nhiên, môi trường không khí,môi trường nước.D. Môi trường sinh vật, môi trường địa chất,môi trường nước. Câu 83: Phát biêu nào sau đây không đúng về vai trò của môi trường đôi với con người? A. Là điều kiện thường xuyên và cần thiết của loài người. B. Là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội của loài người, C. Là không gian sống của con người và nguồn tài nguyên. D. Là nguyên nhân quyết định sự phát triển của loài người. Câu 84: Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính A. phát triển. B. cố định, C. không đổi. D. ổn định. Câu 86: Nhà ở, nhà máy, thành phố… thuộc loại môi trường nào? A. Môi trường xã hội. B. Môi trường tự nhiên. C. Môi trường nhân tạo. D. Môi trường khí hậu. Câu 87: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do A. ô nhiễm môi trường. B. mưa acid. C. hiệu ứng nhà kính. D. băng tan. Câu 88: Phải bảo vệ môi trường vì A. không có bàn tay của con người thì môi trường sẽ bị hủy hoại. B. con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường. C. ngày nay không nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người. D. môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Câu 89: Tại sao tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt? A. Nhu cầu phát triển của xã hội. B. Nhu cầu phát triển mở rộng của nền sản xuất. C. Sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. D. Khai thác không có kế hoạch, máy móc lạc hậu. Câu 90: Cho biểu đồ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BRUNÂY NĂM 2010 VÀ 2018 (Đơn vị: %) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Căn cứ biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng GDP phân theo ngành kinh tế của Brunây năm 2010 và năm 2018? A. Nông lâm thủy sản giảm, dịch vụ tăng. B. Công nghiệp xây dựng giảm, dịch vụ giảm. C. Công nghiệp xây dựng tăng, dịch vụ tăng. D. Nông lâm thủy sản tăng, dịch vụ tăng. Câu 91: Các nước phát triển chịu trách nhiệm nhất định trong việc gây ra A. ô nhiễm không khí trên thế giới. B. hiệu ứng nhà kính trên toàn câu. C. ô nhiễm ở nước đang phát triển. D. ô nhiễm ở chính đất nước mình. Câu 92: Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng? A. Rất giàu về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng. B. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế xã hội. C. Thiêu vốn, thiếu công nghệ, hâu quả chiến tranh Câu 93: Thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoai từ các nước phát triển là về
- A. làm thay đôi cơ cấu kinh tế. B. giải quyết một phần về việc làm. C. ô nhiêm và suy thoái môi trường. D. cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật. Câu 94: Những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển? A. Phát quang rừng làm đồng cỏ, tập trung tự túc lương thực tại chỗ. B. Tăng cường khai thác khoáng sản, khai thác rừng ở quy mô lớn. C. Áp dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao đời sống nhân dân. D Xoá đói, giảm nghèo, thu hút mạnh đầu tư của các nước ngoài. Câu 95: Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là A. Xung đột chính trị xảy ra khắp nơi. B. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi sản xuất xã hội không ngừng được mở rộng. C. Bệnh dịch, nạn thiếu lương thực ngày càng tăng. D. Ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng tăng. Câu 96: Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014 Nước Số lượng khách (triệu Doanh thu (tỉ USD) lượt) Pháp 83,8 66,8 Tây Ban Nha 65,0 64,1 Hoa Kì 75,0 220,8
- Trung Quốc 55,6 56,9 Anh 32,6 62,8 Mêhi cô 29,3 16,6 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch của các nước trên ? A. Biểu đồ kết hợp cột và đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột ghép. D. Biểu đồ tròn. Câu 97: Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1970 2003 (Đơn vị: %) Năm 1970 1980 1990 2003 Than 100 128 115 180 Dầu mỏ 100 131 142 167 Điện 100 166 238 299 Thép 100 114 129 146 Nhận định nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1970 2003. A. điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất. B. tốc độ tăng trưởng của thép thấp hơn so với điện. C. tốc độ tăng trưởng của than tăng liên tục. D. tốc độ của dầu mỏ tăng liên tục và tăng cao hơn so với thép. Câu 98: Tác động to lớn của tiến bộ khoa học kĩ thuật đối với phát triên công nghiệp không phải là làm A. nhiều ngành công nghiệp mới ra đời. B. thay đổi quy luật phân bố sản xuất, C. biến đổi rất mạnh mẽ môi trường. D. thay đổi việc khai thác tài nguyên. Câu 99: Sản phẩm của ngành công nghiệp A. Chỉ để phục vụ cho ngành nông nghiệp. B. Chỉ để phục vụ cho giao thông vận tải. C. Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế. D. Chỉ để phục vụ cho du lịch. Câu 100: Tỉ trọng đóng góp của nhanh công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ phản ánh được rõ nhất A. Các nghành công nghiệp trọng điểm của nước đó. B. Trình độ phát triển kinh tế của nước đó. C. Tổng thu nhập của nước đó. D. Bình quân thu nhập của nước đó. Câu 101: Ngành công nghiệp nào sau đây đòi hỏi phải có không gian sản xuất rộng lớn ? A. Công nghiệp chế biến. B. Công nghiệp dệt may. C. Công nghiệp cơ khí. D. Công nghiệp khai thác khoáng sản.
- Câu 102: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, ngành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây ? A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng. C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ Câu 103: Hoạt động công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động? A. Dệt may. B. Giày da. C. Thuỷ điện. D. Thực phẩm. Câu 104: Hoạt động công nghiệp nào sau đây đòi hỏi chuyên môn cao? A. Dệt may. B. Giày da. C. Hoá dầu. D. Thực phẩm. Câu 105: Tác động mạnh mẽ của thị trường đến phát triển công nghiệp không phải là về A. hướng chuyên môn hoá sản xuất B. quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, C. quy mô sản xuất các loại hàng hoá. D. khai thác và sử dụng tài nguyên. Câu 106: Các nhân tố nào sau đây có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Khoáng sản, dân cư lao động, đất, thị trường, chính sách. B. Khí hậu nước, dân cư lao động, vốn, thị trường, chính sách, C. Khoa học kĩ thuật, dân cư lao động, thị trường, chính sách. D. Đất, rừng, biển, dân cư lao động, vốn, thị trường, chính sách. Câu 107: Công nghiệp thực phẩm phân bố rộng khắp trên thế giới, không phải vì A. nguồn nguyên liệu phong phú khắp noi. B. nguồn lao động dồi dào ở khắp các nước, C. thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. D. hàng hoá có khả năng xuất khẩu rộng rãi. Câu 108: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là : A.Cơ khí B.Luyện kim C.Năng lượng D.Dệt Câu 109: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật ? A. Luyện kim. B. Hóa chất. C. Năng lượng. D. Cơ khí. Câu 110: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 111: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như: A. Hóa phẩm, dược phẩm. B. Hóa phẩm, thực phẩm. C. Dược phẩm, thực phẩm. D. Thực phẩm, mỹ phẩm. Câu 112: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nhanh công nghiệp điện lực ? A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa họckĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. Câu 113: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước ? A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nônglâmthủy sản. Câu 114: Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới ? A. Than nâu. B. Than đá. C. Than bùn. D. Than mỡ. Câu 115: Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước. A. Đang phát triển. B. Có trữ lượng than lớn. C. Có trữ lượng khoáng sản lớn. D. Có trình độ công nghệ cao. Câu 116: Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ : A.Dầu khí B.Than đá C.Củi ,gỗ D.Sức nước. Câu 117: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì : A.Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn. B.Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất C.Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường D.Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt , giá dầu lại quá cao II. TỰ LUẬN
- 1. Lý thuyết: ôn bài 35, 37 2. Thực hành: biểu đồ cột, đường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 44 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 80 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 63 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 135 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 46 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 126 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 92 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn