intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II KHỐI 11 – MÔN ĐỊA LÍ TỔ XÃ HỘI – NHÓM ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2022– 2023 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. LIÊN BANG NGA: HS cần 1.1. Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ LB Nga - Đất nước rông lớn, diện tích lớn nhất thế giới (trên 17 triệu km 2). Thủ đô Mat-xcơ-va. - Nằm ở cả hai châu lục Á, Âu; có biên giới chung với nhiều quốc gia. 1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - Đặc điểm tự nhiên: Đa dạng, cao ở phía đông, thấp dần ở phía tây. Giữa phần phía tây và phần phía đông có sự khác biệt rõ rệt về địa hình, khí hậu. LB Nga giàu tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản với trữ lượng lớn; sông, hồ có giá trị về nhiều mặt; diện tích rừng đứng đầu thế giới. - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế: + Thuận lợi: đồng bằng rộng, tương đối màu mỡ, sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn, nhiều rừng. + Khó khăn: núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, vùng phía bắc lạnh giá, tài nguyên tập trung ở miền núi hoặc vùng lạnh giá. 1.3. Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế Đông dân nhưng dân số đang giảm do tỉ suất gia tăng tự nhiên có chỉ số âm và dân di cư ra nước ngoài. - Đa số dân sống ở thành phố (70%), chủ yếu tập trung ở miền Tây, trong khi miền Đông có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại thiếu lao động. - Trình độ văn hóa của dân cư cao, thuận lợi cho phát triển kinh tế. 1.4. Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của LB Nga đối với Liên Xô trước đây, những khó khăn và những thành quả của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế LB Nga - Vai trò của LB Nga đối với Liên Xô trước đây: từng là trụ cột, đóng góp tỉ trọng lớn cho các ngành kinh tế của Liên bang Xô Viết. - Thời lì khó khăn của Liên Xô: Thập niên 90 thế kỉ XX, Liên bang Xô Viết tan rã, tình hình chính trị, xã hội bất ổn, đời sống nhân dân khó khăn, vai trò của Nga trên trường quốc tế suy giảm. Nền kinh tế yếu kém do cơ chế kinh tế cũ tạo ra. - Những thành quả của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường: Từ năm 2000, nước Nga xây dựng lại chiến lược kinh tế mới: tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao.Thành tựu kinhn tế: sản lượng các ngành kinh tế tăng, xuất siêu, đời sống người dân được cải thiện, nằm trong nhóm nước công nghiệp hàng đầu thế giới. - Một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế LB Nga: + Công nghiệp: ngành xương sống của nền kinh tế, cơ cấu đa dạng, gồm các ngành công nghiệp truyền thống, các ngành công nghiệp hiện đại. Phân bố công nghiệp: các ngành truyền thống tập trung ở đồng bằng Đông Âu, vùng núi Uran, Tây Xibia, dọc các đường giao thông quan trọng; các ngành hiện đại phân bố ở vùng Trung tâm,U-ran, Xanh Pê-téc-bua. + Nông nghiệp: phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi. + Dịch vụ: giao thông vận tải với đủ loại hình. Phát triển kinh tế đối ngoại. Hai trung tâm dịch vụ lớn: Mat-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua. 1.5. Hiểu quan hệ đa dạng giữa LB Nga và Việt Nam - Bình đẳng, mang lại lợi ích cho cả hai bên. - Hợp tác nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật. II. NHẬT BẢN: HS cần 2.1. Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ. Thủ đô Tô-ki-ô. 2.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - Đặc điểm tự nhiên: Địa hình chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, ít đồng bằng; sông ngòi ngắn, dốc. Nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản. Nhiều thiên tai. - Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế: + Thuận lợi: quốc đảo, dễ giao lưu với các nước, ngư trường lớn, vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau nên nhiều cá. + Khó khăn: thiếu nguyên vật liệu, đất nông nghiệp hạn chế, lắm thiên tai: núi lửa, động đất, sóng thần. 2.3. Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế
  2. Đông dân, tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần, tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn (dân số đang gia đi), dẫn đến thiếu nhân công và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển. Người dân lao động cần cù, trình độ dân trí và khoa học cao là động lực phát triển kinh tế. 2.4. Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt - Sự phát triển kinh tế Nhật Bản: Kinh tế Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn phát triển thăng, trầm khác nhau như: suy sụp nghiêm trọng sau Chiến tranh thế giới thứ hai (giai đoạn 1945 -1952); khôi phục và phát triển với tốc độ cao (giai đoạn 1955 -1973) do chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới, tập trung phát triển các ngành then chốt, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng; suy giảm do khủng hoảng dầu mỏ (những năm 70) và sau đó phục hồi do điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế; những năm 90, tăng trưởng kinh tế đã chậm lại. - Các ngành kinh tế chủ chốt: + Công nghiệp: Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới. + Dịch vụ: Là khu vực kinh tế quan trọng (gần 70% GDP). Thương mại, tài chính có vai trò to lớn trong nền kinh tế. Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng. + Nông nghiệp: có vị trí thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP), do diện tích đất canh tác ít. Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, chú trọng tăng năng suất và chất lượng nông sản. Sản lượng hải sản đánh bắt lớn, nuôi trồng hải sản được chú trọng. - Phân bố của các ngành kinh tế chủ chốt: + Công nghiệp: Tập trung ở duyên hải Thái Bình Dương của các đảo Hôn-xu, Kiu-xiu. + Các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế: Tô-ki-ô, Cô-bê, Hi-rô-si-ma. III. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA: HS cần 3.1. Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc - Là nước lớn, nằm ở Đông và Trung Á, gần một số nước và lãnh thổ có nền kinh tế phát triển. Thủ đô Bắc Kinh. - Đường bờ biển dài, tạo thuận lợi cho việc giao lưu với thế giới. 3.2. Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - Đặc điểm tự nhiên: Thiên nhiên đa dạng với 2 miền Đông, Tây khác biệt. + Miền đông: Chiếm khoảng 50% diện tích cả nước. Địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu. + Miền Tây: Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt. Thượng lưu Hoàng hà, Trường Giang. Tài nguyên: rừng, đồng cỏ, khoáng sản. - Thuận lợi: Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và luyện kim. - Khó khăn: thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất (động đất, lũ, lụt, bão cát). 3.3. Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế - Dân cư: số dân lớn nhất thế giới(trên 1,3 tỉ người). Đã triệt để áp dụng chính sách dân số, bên cạnh những kết quả đạt được còn dẫn đến mất cân bằng giới. Dân cư tập trung ở miền Đông. - Ảnh hưởng của chúng tới kinh tế : nguồn lao động dồi dào, có truyền thống, chất lượng lao động đang cải thiện, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. 3.4. Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới. Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế - Đặc điểm triển kinh tế: Công cuộc hiện đai hóa (từ năm 1998) mang lai thay đổi quan trọng: kinh tế phát triển mạnh, liên tục trong nhiều năm; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng hiện đại. Nguyên nhân: ổn định chính trị; khai thác nguồn lực trong, ngoài nước; phát triển và vận dụng khoa học, kĩ thuật; chính sách phát triển kinh tế hợp lí. - Một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới + Công nghiệp: Phát triển mạnh, một số ngành tăng nhanh, sản lượng đứng hàng đầu thế giới; phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại; đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nguyên nhân: cơ chế thị trường tạo điều kiện phát triển sản xuất; chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài; hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ cao. + Nông nghiệp: Một số nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu thế giới. Nguyên nhân: đất đai, tài nguyên nước, khí hậu thuận lợi; nguồn lao động dồi dào; chính sách khuyến khích sản xuất; biện pháp cải cách trong nông nghiệp. 3.5. Giải thích được sự phân bốcủa kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải - Phân bố công nghiệp: Các trung tâm công nghiệp lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải…tập trung ở miền Đông, nơi có nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển, giàu nguồn nguyên, vật liệu. Công nghiệp nông thôn được quan tâm phát triển. - Phân bố nông nghiệp: các ngành trồng trọt tập trung ở đồng bằng miền Đông (phía bắc trồng các loại cây ôn đới, phía nam trồng cây nhiệt đới), là nơi có đất đai màu mỡ, khí hậu và nguồn nước phù hợp, có nguồn nhân công dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn. - Vùng duyên hải với các đặc khu kinh tế: phát triển các ngành kĩ thuật cao.
  3. 3.6. Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam - Mối quan hệ lâu đời, ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực. - Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. IV. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á: HS CẦN 4.1. Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á - Nằm ở Đông Nam châu Á. Có lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn, gồm 11 quốc gia. - Gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. 4.2. Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - Đặc điểm tự nhiên: + Đông Nam Á lục địa: khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng phù sa sông màu mỡ, thảm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa, tài nguyên khoáng sản đa dạng. + Đông Nam Á biển đảo: Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo; thảm thực vật nhiệt đới và xích đạo phong phú; giàu khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên. + Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: lợi thế về biển, rừng, đất trồng va tài nguyên khoáng sản. + Khó khăn đối với phát triển kinh tế: nhiều thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần, bão nhiệt đới. 4.3. Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế - Đặc điểm dân cư: Dân số đông, gia tăng tương đối nhanh, dân số trẻ; mật độ dân số cao, phân bố rất không đều. - Ảnh hưởng của chúng tới kinh tế : + Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. + Chất lượng lao động còn hạn chế, xã hội chưa thật ổn định, gây khó khăn cho tạo việc làm và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực. 4.4. Trình bày và giải thích được một số đặc điểm kinh tế - Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP. Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên nông nghiệp nhiệt đới vẫn có vai trò quan trọng; đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hải sản phát triển. B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP I. LÝ THUYỂT 1. LIÊN BANG NGA 1.1 Nhận biết Câu 1. LB Nga giáp với các đại dương nào sau đây? A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. B. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của LB Nga? A. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng. B. Phần lớn là núi và cao nguyên. C. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn. D. Có trữ năng thủy điện lớn. Câu 3. Lãnh thổ Liên bang Nga chủ yếu nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây? A. Cận cực. B. Ôn đới. C. Cận nhiệt. D. Ôn đới lục địa. Câu 4. Ngành mũi nhọn của Liên Bang Nga là A. công nghiệp vũ trụ. B. công nghiệp hóa chất. C. công nghiệp khai thác than. D. công nghiệp khai thác dầu khí. Câu 5. Ranh giới phân chia lãnh thổ nước Nga thành hai phần phía Đông và phía Tây là sông A. Vôn - ga. B. Lê - na. C. Ô - bi. D. Ê-nit- xây. Câu 6. Loại rừng chiếm diện tích chủ yếu ở Liên bang Nga là A. rừng taiga. B. rừng lá cứng. C. rừng lá rộng. D. thường xanh. Câu 7. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là A. Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát. B. Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát C. Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc. D. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất LB Nga là một đất nước rộng lớn? A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu. B. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ. C. Giáp nhiều biể và nhiều nước châu Âu. D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau. 1.2 Thông hiểu Câu 9. Rừng ở LB Nga chủ yếu là rừng lá kim vì đại bộ phận lãnh thổ A. Nằm trong vành đai ôn đới. B. Là đồng bằng. C. Là cao nguyên. D. Là đầm lầy. Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho dân số của LB Nga giảm mạnh? A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm. B. Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử.
  4. C. Người Nga di cư ra nước ngoài nhiều. D. Tư tưởng không muốn sinh con. Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố dân cư của Liên bang Nga? A. Tập trung cao ở phía Đông và thưa thớt ở phía Tây. B. Tập trung cao ở trung tâm, thưa thớt ở phía Đông và phía Tây. C. Tập trung cao ở phía Đông và trung tâm, thưa thớt ở phía Tây. D. Tập trung cao ở phía Tây và Nam, thưa thớt ở phía Đông và Bắc. Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, biến động về kinh tế của Liên bang Nga đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là A. tình hình chính trị bất ổn định. B. sự khó khăn về mặt khoa học. C. tình trạng dân Nga ra nước ngoài. D. bị các nước phương Tây cô lập. Câu 13. Biện pháp quan trọng nhất giúp Liên bang Nga vượt qua khủng khoảng, dần ổn định và đi lên sau năm 2000 là A. nâng cao đời sống cho nhân dân. B. phát triển các ngành công nghệ cao. C. xây dựng nền kinh tế thị trường. D. cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Câu 14. Cho bảng số liệu: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga giảm 4 triệu người. B. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga tăng thêm 4 triệu người. C. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga liên tục giảm. D. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga liên tục tăng. 1.3. Vận dụng Câu 15. Một trong những nguyên nhân về mặt xã hội đã làm giảm sút khả năng cạnh tranh của Liên bang Nga trên thế giới là A. tỉ suất gia tăng dân số thấp. B. thành phần dân tộc đa dạng. C. dân cư phân bố không đều. D. tình trạng chảy máu chất xám. Câu 16. Tài nguyên khoáng sản của Liêng bang Nga thuận lợi để phát triển những ngành công nghiệp nào sau đây? A. Năng lượng, luyện kim, hóa chất. B. Năng lượng, luyện kim, dệt. C. Năng lượng, luyện kim, cơ khí. D. Năng lượng, vật liệu xây dựng. Câu 17. Lúa mì được phân bố nhiều ở vùng trung tâm đất đen và phía nam đồng bằng Tây Xi -bia của LB Nga chủ yếu do A. đất đai màu mỡ, khí hậu ấm. B. đất đai màu mỡ, sinh vật phong phú. C. đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào. D. khí hậu ấm, nguồn nước dồi dào. Câu 18. Nguyên nhân nào sau đây quan trọng nhất làm cho vùng phía Bắc Liên bang Nga dân cư thưa thớt? A. Khí hậu lạnh giá. B. Đất đai kém màu mỡ. C. Địa hình chủ yếu là núi cao. D. Giao thông kém phát triển. 1.4. Vận dụng cao Câu 19. Về mặt xã hội yếu tố có ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của LB Nga được xác định là A. do thay đổi về cơ chế chính trị ở LB Nga. B. làn sóng di cư ra nước ngoài làm ăn sẽ mang về nguồn vốn lớn choLB Nga. C.quốc gia đứng hàng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản. D. sự giảm sụt dân số, đỡ gánh nặng cho nền kinh tế. Câu 20. Các trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga tập trung nhiều ở đồng bằng Đông Âu là do nơi đây có A. đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, lao động, thị trường tiêu thụ. C.nhiều lương thực, thực phẩm và gần các nưốc khác. D. nhiều khoáng sản, địa hình đồng bằng tương đối cao xen đồi thấp. 2. Nhật Bản 2.1. Nhận biết Câu 1. Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều trên cả nước. B. Chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện. C. Có nhiều sông lớn bồi tụ những đồng bằng phù sa màu mỡ. D. Các sông có giá trị tưới tiêu nhưng không có giá trị thủy điện. Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng với địa hình Nhật Bản? A. Cao ở giữa, thấp về hai phía.
  5. B. Cao ở phía tây bắc, thấp dần về phía đông nam. C. Chủ yếu là đồi núi cao trong đó có nhiều núi lửa. D. Chủ yếu là núi thấp và trung bình trong đó có nhiều núi lửa Câu 3. Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với Nhật Bản là A. bão. B. vòi rồng. C. sóng thần. D. động đất, núi lửa. Câu 4. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là A. dân số già. B. quy mô không lớn. C. tập trung chủ yếu ở miền núi. D. tốc độ gia tăng dân số cao. Câu 5. Phát biểu không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là A. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. B.nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa. C.địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều núi lửa. D.có nhiều thiên tai động đất, núi lửa, sóng thần. Câu 6. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là A. hàn đới và ôn đới lục địa B. hàn đới và ôn đới hải dương. C. ôn đới và cận nhiệt đới hải dương D. ôn đới và cận nhiệt đới lục địa. Câu 7. Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là A. chế tạo xe máy. B. xây dựng. C. sản xuất điện tử. D. tàu biển. Câu 8. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là A. sản phẩm nông nghiệp. B. năng lượng và nguyên liệu. C. sản phẩm thô chưa qua chế biến. D. sản phẩm công nghiệp chế biến. 2.2. Thông hiểu Câu 9. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là A. thiếu tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai. B. thiếu tài nguyên khoáng sản, địa hình bị chia cắt. C. thiếu tài nguyên khoáng sản, khí hậu khắc nghiệt. D. khí hậu khắc nghiệt, nhiều động đất và sóng thần. Câu 10. Nguyên nhân chính tạo ra những sảnphẩm mới làm cho công nghiệp Nhật Bản có sức cạnh tranh trên thị trường là A. áp dụng kĩ thuật mới, mua bằng sáng chế. B. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. C. tập trung cao độ vào ngành then chốt. D. chútrọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp. Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản? A. Diện tích đất nông nghiệp nhỏ. B. Tỉ trọng rất nhỏ trong GDP. C. Lao động chiếm tỉ trọng thấp. D. Điều kiện sản xuất khó khăn. Câu 12. Diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm dần do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Nhu cầu trong nước giảm. B. Diện tích đất nông nghiệp ít. C. Thay đổi cơ cấu cây trồng. D. Thiên tai thường xuyên xảy ra. Câu 13. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn chủ yếu do A. nằm ở nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. B. khí hậu ôn đới gió mùa, dòng biển nóng chảy qua. C. có đường bờ biển dài và vùng biển rộng. D. nằm ở nơi di lưu của các luồng sinh vật. Câu 14. Khí hậu Nhật Bản phân hóa mạnh chủ yếu do A. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á. B. Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa. C. lãnh thổ trải dài theo chiều Đông - Tây. D. lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc - Nam. Câu 15. Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục của người lao động A. là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển. B. tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân tất cả các nước khác. C. là trở ngại khi Nhật Bản hợp tác quốc tế về lao động với các nước khác. D. có ảnh hưởng không nhiều đối sự nghiệp phát triển kinh tế của Nhật Bản. Câu 16. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do A. có nguồn lao động dồi dào, trình độ người lao động cao B. hạn chế sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lợi nhuận cao. C. không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao. D. có nguồn vốn lớn, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. 2.3. Vận dụng Câu 17. Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm A. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. B. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao. C. đảm bảo nguồn lương thực trong nước. D. tăng năng suất và chất lượng nông sản. Câu 18. Ngoại thương của Nhật Bản có vai trò to lớn trong nền kinh tế chủ yếu là do A. thực hiện việc hợp tác phát triển với nhiều quốcgia. B. nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với thị trường thếgiới.
  6. C. nhu cầu về hàng hóa nhập ngoại của người dâncao. D. hoạt động đầu tư ra các nước ngoài phát triểnmạnh. Câu 19. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ? A. Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu lớn. B. Đất nước quần đảo, có hàng vạn đảo lớn nhỏ. C. Nhu cầu đi nước ngoài của người dân cao. D. Đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển sâu. Câu 20. Cơ cấu kinh tế hai tầng được Nhật Bản áp dụng có nội dung là A. vừa đẩy mạnh phát triển công nghiệp, vừa phát triển dịch vụ. B. vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế ở thành thị, vừa phát triển kinh tế nông thôn. C. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công. D. vừa đẩy mạnh phát triển công nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp nông thôn. 2.4. Vận dụng cao Câu 21. Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản phải đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp là A. thiếu lương thực thực phẩm. B. diện tích đất nông nghiệp ít. C. công nghiệp phát triển. D. muốn tăng năng suất. Câu 22. Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do A. chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến giá thành cao. B. không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho các hoạt động sản xuất và đời sống. C. số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu. D. sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trường xuất khẩu ổn định. Câu 23. Nhật Bản trở thành nước phát triển hàng đầu thế giới là nhờ A. của cải chiếm được trong cuộc xâm lược các nước châu Á. B. nhờ viện trợ của Hoa Kì sau chiến tranh. C. nhờ có tài kinh doanh, buôn bán với thế giới. D. chú trọng đầu tư cho giáo dục và chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Câu 24. Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao chủ yếu do người lao động Nhật Bản A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động. B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước. C. thường xuyên tăng ca và tăng cường độ lao động. D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. 3. Trung Quốc 3.1. Nhận biết Câu 1. Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc là A. thấp dần từ bắc xuống nam. B. thấp dần từ tây sang đông. C. cao dần từ bắc xuống nam. D. cao dần từ tây sang đông. Câu 2. Miền Đông Trung Quốc thuộc kiểu khí hậu A. cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa. B. nhiệt đới và xichs đạo gió mùa. C. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa. D. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa. Câu 3. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng A. ven biển và thượng lưu các con sông. B. ven biển và hạ lưu các con sông. C. ven biển và vùng đồi núi phía Tây. D. phía Tây Bắc và vùng trung tâm. Câu 4. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung. D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung. Câu 5. Biện pháp nào sau đây đã được Trung Quốc thựchiện trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp? A. Thực hiện chiến dịch đại nhảy vọt. B. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. C. Thành lập công xã nhân dân. D. Khai hoang mở rộng diện tích. Câu 6.Sản lượng sản phẩm công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới? A. Điện, than, dầu khí. B. Phân bón, thép, khí đốt. C. Điện, phân đạm, khí đốt. D. Than, thép thô, xi măng, phân đạm. Câu 7. Phát minh nào sau đây không phải của Trung quốc? A. La bàn. B. Giấy. C. Kĩ thuật in. D. Chữ la tinh. Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc? A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa. B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
  7. C.Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể. D. Phía bắc miền đông có khí hậu ôn đới gió mùa. 3.2. Thông hiểu Câu 9. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển mạnh dựa trên lợi thế chủ yếu nào sau đây? A. Thu hút được rất nhiều vốn, công nghệ từ nước ngoài. B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời. C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 10. Thành tựu của chính sách dân số triệt để của Trung Quốc là A. giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. B. làm tăng chênh lệch cơ cấu giới tính. C. làm tăng số lượng lao động nữ giới. D. giảm quy mô dân số của cả nước. Câu 11. Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ? A. Điện, luyện kim, cơ khí. B. Điện, chế tạo máy, cơ khí. C. Điện tử, cơ khí chính xác, máy tự động. D. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác. Câu 12. Vùng trồng lúa gạo của Trung Quốc tập trung ở khu vực có khí hậu nào dưới đây? A. Ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa. B. Cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt lục địa. C. Cận nhiệt lục địa và nhiệt đới gió mùa. D. Cận nhiệt gió mùa và nhiệt đới gió mùa. Câu 13. Đồng bằng nào sau đây của Trung Quốc thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất? A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam. Câu 14. Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do A. sản lượng lương thực thấp. B. diện tích đất canh tác rất ít. C. dân số đông nhất thế giới. D. năng suất cây lương thực thấp. 3.3. Vận dụng Câu 15. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này A. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc. B. có kinh tế phát triển, rất giàu tài nguyên. C. ít thiên tai, thích hợp cho định cư lâu dài. D. không có lũ lụt hàng năm, khí hậu ôn hòa. Câu 16. Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài? A. Tiến hành cải cách ruộng đất. B. Phát triển kinh tế thị trường. C. Thành lập các đặc khu kinh tế. D. Mở các trung tâm thương mại. D. miền Tây trồngcây lương thực, miền Đông trồng rừng. Câu 17. Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất khiến miền Tây Bắc của Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc? A. Chịu tác động của dòng biển lạnh. B. Nằm gần xích đạo, khí hậu khô khan. C. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt. D. Nằm trong vùng cận cực, khí hậu khắc nghiệt. Câu 18. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là A. thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. B. tình trạng đói nghèo không còn phổ biến. C. xóa bỏ chênh lệch phân hóa giàu nghèo. D. tổng GDP đã đạt mức cao nhất thế giới. Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc hiện nay? A. Quy mô GDP ngày càng tăng và đứng hàng đầu thế giới. B. Tốc độ tăng trưởng GDP xếp vào loại cao nhất thế giới. C. Thu nhập bình quân theo đầu người có xu hướng tăng nhanh. D. Khoảng cách về kinh tế giữa các vùng ngày càng được rút ngắn. Câu 20. Nguyên nhân nào dưới đây khiến dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông? A. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu phát triển. B. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc. C. Ít thiên tai. D. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm. Câu 21. Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là A. làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. B. mất cân bằng phân bố dân cư. C. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. D. tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh. Câu 22. Nhân tố nào sau đây làm cho công nghiệp Trung Quốc có sự phân hóa về mặt lãnh thổ? A. Phân bố dân cư không đều. B. Đầu tư cho công nghiệp chỉ tập trung ở khu đô thị.
  8. C. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. D. Nguồn lao động có tay nghề phân bố không đồng đều. 3.4. Vận dụng cao Câu 23. Sự khác nhau cơ bản trong sản xuất nông nghiệp của miền Đông và miền Tây Trung Quốc là A. miền Đông có ưu thế về trồng trọt, miền Tây có ưu thế về chăn nuôi. B. miền Đông có ưu thế về chăn nuôi, miền Tây có ưu thế về trồng trọt. C. miền Tây trồng cây công nghiệp, miền Đông trồng cây lương thực. D. miền Tây trồngcây lương thực, miền Đông trồng rừng. Câu 24. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc là A. nhiều thiên tai bất thường xảy ra nhiều trên toàn lãnh thổ. B. sự phân hóa mạnh mẽ về khí hậu trên toàn lãnh thổ. C. sự phân bố không đều nguồn tài nguyên nước giữa các vùng. D. diện tích đất trồng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa. Câu 25. Biện pháp nào sau đây không được Trung quốc thực hiện trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường? A. Tăng cường vốn đầu tư để hiện đại hóa trang thiết bị. B. Mở rộng quyền tự chủ cho các nhà máy, xí nghiệp. C. Sử dụng lực lượng lao động nông thôn để sản xuất công nghiệp. D. Xây dựng các khu chế xuất duyên hải thu hút đầu tư nước ngoài. 4.Đông Nam Á 4.1. Nhận biết Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Đông Nam Á? A. Là cầu nối giữa các lục địa Á- Âu- Ô-xtrây-li-a. B. Nằm ở phía Đông Nam của Châu Á. C. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn. D. Nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Câu 2. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là A. phát triển thủy điện. B. phát triển lâm nghiệp. C. phát triển kinh tế biển. D. phát triển chăn nuôi. Câu 3. Đông Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa các lục địa nào sau đây? A. Á - Âu và Phi. B. Á - Âu và Ô-xtrây-li-a. C. Á - Âu và Nam Mĩ. D. Á - Âu và Bắc Mĩ. Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo? A. Khí hậu có một mùa đông lạnh. B. Đồng bằng có đất đai màu mỡ. C. Tập trung nhiều đảo, quần đảo. D. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi. Câu 5. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa. B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là. C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía. D. lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía. Câu 6. Quốc gia nào sau đây vừa thuộc Đông Nam Á lục địa vừa thuộc Đông Nam Á hải đảo? A. Phi-lip-pin.B. Ma-lai-xi-a.C. Đông Timo. D. Thái Lan. Câu 7. Đông Nam Á bao gồm các nước nằm ở A.bán đảo Đông Đương và quần đảo Mã Lai.B.bán đảo Trung - Ân và quần đảo Philippin. C. bán đảo Trung - Ấn và quần đảo Mã Lai. D. bán đảo Đông Dương và quần đảo Philippin. Câu 8. Khí hậu các nước Đông Nam Á có đặc điểm chung là A. khí hậu nhiệt đới.B. khí hậu xích đạo.C.khí hậu gió mùa. D.khí hậu hải dương. Câu 9.Thế mạnh tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Á bao gồm A. khoáng sản giàu có, rừng nhiệt đới phong phú. B. biển giàu khoáng sản, đất đai rộng lớn. C. đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, biển giàu sinh vật. D. nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lí thuận lợi. Câu 10.Cơ sở thuận lợi để cho các quốc gia Đông Nam Á có thể hợp tác cùng phát triển là A. Đông Nam Á là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn. B. các nước Đông Nam Á có sự tương đồng về nhiều giá trị văn hóa và tôn giáo. C. dân cư tập trung ở châu thổ các con sông lớn, vùng ven biển và vùng đất đỏ badan. D. phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa của người dân các nước rất gần nhau. 4.2. Thông hiểu Câu 11. Điều nào sau đây về dân cư Đông Nam Á gây khó khăn trở ngại lớn nhất trong việc quản lí, ổn định chính trị xã hội ở mỗi nước ? A. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
  9. B. Dân đông gây khó khăn cho vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. C. Dân cư tập trung đông đúc ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. Các quốc gia đều đa dân tộc, một số dân tộc phân bố vượt ra biên giới của các quốc gia. Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á bị thu hẹp là do A. khai thác không hợp lí và cháy rừng. B. cháy rừng và xây dựng nhà máy thủy điện. C. mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp. D. kết quả trồng rừng còn nhiều hạn chế. Câu 13. Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp lấy dầu ở Đông Nam Á là A. mở rộng xuất khẩu thu ngoại tệ. B. phá thế độc canh trong nông nghiệp. C. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 14.Nguyên nhân chính làm cho ngành khai thác hải sản ở các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế là A. phương tiện khai thác thô sơ, chậm đổi mới. B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai. C. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển. D. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Câu 15. Xu hướng phổ biến trong chính sách phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là A. chú trọng phát triển sản xuất hàng tiêu dùng. B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. C. phát triển các ngành hiện đại, vốn đầu tư lớn. D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống. Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với lượng nước dồi dào. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. C. Có nhiều cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ. D. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa gạo. Câu 17. Biểu hiện chứng tỏ cơ cấu nền kinh tế các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là A. dịch vụ đóng góp cho GDP là chủ yếu. B. kinh tế nông nghiệp ngày càng thu hẹp. C. kinh tế công nghiệp chuyển sang kinh tế dịch vụ. D. kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp. Câu 18. Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển của các nước Đông Nam Á? A. Tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài. B. Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ. C. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. D. Tập trung đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên. Câu 19. Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông - Tây gặp khó khăn do A. Đông Nam Á lục địa ít giao lưu theo hướng Đông - Tây. B. các dãy núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc Bắc - Nam. C. việc giao lưu theo hướng Đông - Tây ít đem lại lợi ích hơn. D. các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Câu 20. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á tăng lên trong những năm gần đây? A. Khai hoang, mở rộng diện tích lúa. B. Áp dụng các biện pháp thâm canh. C. Dân số tăng, nhu cầu thị trường lớn. D. Sử dụng giống mới năng suất cao. Câu 21. Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màumỡ. B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổnđịnh. C. Truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâuđời. D. Qũy đất cho phát triển các cây công nghiệplớn. 4.3. Vận dụng Câu 22. Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người ở các nước Đông Nam Á hiện nay còn thấp là biểu hiện trực tiếp của A. chất lượng cuộc sống thấp. B. nền kinh tế phát triển chậm. C. trình độ đô thị hóa thấp. D. tỉ trọng dân nông thôn lớn. Câu 23. Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á là do nguyên nhân chủ yếu nào sauđây? A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt. B. Chất lượng lao động ngày càng cao. C. Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại. D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. Câu 24. Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do A. nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.
  10. B. mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước. C. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài. D. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật. Câu 25. Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á? A. Đói nghèo, dịch bệnh, dân số tăng nhanh. B. Ô nhiễm môi trường, thiên tai. C. Thất nghiệp, thiếu việc làm. D. Mất ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo. Câu 26.Đa số các nước Đông Nam Á có 1 nền công nghiệp A. đang ở giai đoạn cuối của công nghiệp hoá. B. còn non trẻ nhưng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. C. đa dạng với đủ các ngành công nghiệp truyền thống lẫn hiện đại. D. còn trong tình trạng kém phát triển. 4.4. Vận dụng cao Câu 27. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn? A. Trình độ lao động thấp, phân bố lao động chưa đồngđều. B. Quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưacao. C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao độngcao. D. Dân số tăng nhanh, chất lượng giáo dục còn nhiều hạnchế. Câu 28. Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển mạnh theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết nhằm mục đích chính là A. tận dụng được nguồn lao động dồi dào. B. xuất khẩu sang chính các nước đó. C.tận dụng các nguồn lực cho tích lũy vốn D. tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Câu 29. Biện pháp quan trọng trong việc đẩy mạnh khai thác thủy hải sản của khu vực Đông Nam Á là A. đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. B. giải quyết những vấn đề tranh chấp trên biển Đông. C. trang bị các tàu lớn, phương tiện đánh bắt hiện đại. D. có những chính sách ưu tiên ngành đánh bắt thủy hải sản. Câu 30. Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo chiều đông - tây rất quan trọng vì A. địa hình chủ yếu theo hướng tây - đông. B. địa hình chủ yếu theo hướng bắc - nam. C. các quốc gia chưa có nhiều tuyến đường ngang. D. tạo thuận lợi cho thông thương, hợp tác phát triển. II. CÂU HỎI KĨ NĂNG Câu 1: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 565,7 769,8 624,8 Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 454,5 692,4 648,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016) Theo bảng số liệu, cho biết tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015? A. 1258,7 tỉ USD. B. 1 220,2 tỉ USD. C. 1 262,2 tỉ USD. D. 1 273,1 tỉ USD. Câu 2. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019 Quốc gia Phi-lip-pin In -đô-nê-xi-a Cam-pu-chia Mi-an -ma 2 Diện tích (nghìn km ) 300,0 1913,6 181,0 676,6 Dân số (triệu người) 108,1 268,4 16,5 54,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia sau đây có mật độ dân số cao nhất? A. Cam-pu-chia. B. Phi-lip-pin. C. Mi-an-ma. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 3: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 Đơn vị: tỉ USD
  11. Năm 2005 2008 2010 2015 Xuất khẩu 594,9 782,1 857,1 773,0 Nhập khẩu 514,9 762,6 773,9 787,2 (Nguồn: Niên giám thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu. B. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. C. Giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm dần. D. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu. Câu 4. Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2015 Tốc độ tăng trưởng GDP 5,1 1,5 2,3 2,5 4,7 0,5 Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giảm liên tục. B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới. C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định. D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không biến động. Câu 5. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU DÂN SỐ TRUNG QUỐC PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NĂM 2005 VÀ 2014(Đơn vị: %) Năm 2005 2014 Thành thị 37,0 54,5 Nông thôn 63,0 45,5 (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số Trung Quốc phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và năm 2014? A. Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng. B. Tỷ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng. C. Tỷ lệ dân thành thị luôn ít hơn dân nông thôn. D. Tỷ lệ dân nông thôn và thành thị không thay đổi. Câu 6. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM Đơn vị: tỉ USD Năm 1995 2005 2010 2015 Xuất khẩu 443,1 594,9 857,1 773,0 Nhập khẩu 335,9 514,9 773,9 787,2 (Nguồn: Niên giám thống kê, 2017) Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1995 - 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp? A. Miền. C. Đường. B. Cột. D. Tròn. Câu 7. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, BÔNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2004 - 2014 (Đơn vị: Triệu tấn) Năm 2004 2012 2014 Lương thực 422,5 590,0 607,1 Bông vải 5,7 6,84 6,16 (Nguồn: Viện nghiên cứu Trung Quốc) Để thể hiện sản lượng lương thực, bông vải của Trung Quốc giai đoạn 2004 - 2014 theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn. Câu 8. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2017 (Đơn vị: Triệu người) Quốc gia In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Phi-lip-pin Thái Lan Tổng số dân 264,0 31,6 105,0 66,1 Dân số thành thị 143,9 23,8 46,5 34,0
  12. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện số dân phân theo thành thị và nông thôn của một số quốc gia, năm 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Tròn. B. Cột. C. Kết hợp. D. Đường. Câu 9: Cho bảngsốliệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ CỦAMỘTSỐ QUỐC GIA, GIAIĐOẠN2010-2016 (Đơnvị:TriệuđôlaMỹ) Năm 2010 2013 2014 2016 Thái Lan 341 105 420 529 406 522 407 026 Xin-ga-po 263 422 302 511 308 143 296 976 Việt Nam 115 850 171 192 156 151 205 305 (Nguồn:NiêngiámthốngkêViệtNam2017,NXBThốngkê,2018) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của một số quốc gia, giai đoạn 2010 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột. B. Kết hợp. C. Miền. D. Đường. Câu 10. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: %) Năm 1985 1995 2004 2010 2015 Xuất khẩu 39,3 53,5 51,4 53,1 57,6 Nhập Khẩu 60,7 46,5 48,6 46,9 42,4 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê 2017) Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015, theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn. Câu 11. Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung Quốc: (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê 2014) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012. B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012. C. Quy mô, cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012. D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012. Câu 12: Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Thái Lan, giai đoạn 2010 - 2015:
  13. (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Thái Lan. B. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô, điện của Thái Lan. C. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng dầu thô, điện của Thái Lan. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô, điện của Thái Lan. Câu 13: Cho biểu đồ về GDP của một số quốc gia Đông Nam Á, giai đoạn 2010 - 2016 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu GDP của một số quốc gia Đông Nam Á. B. Chuyển dịch cơ cấu GDP của một số quốc gia Đông Nam Á. C. Tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia Đông Nam Á. D. Giá trị GDP của một số quốc gia Đông Nam Á. Câu 14: Cho biểu đồ về dân số của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010 - 2016:
  14. (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. So sánh số dân của Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. B. Cơ cấusố dân của Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. C. Tốc độ tăng trưởng số dân của Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. D. Quy mô và cơ cấu số dân của Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Câu 15: Cho biểu đồ về GDP của nước ta, năm 2010 và 2017: (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Giá trị GDP phân theo khu vực kinh tế. B. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế. C. Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế. D. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế. Câu 16. Cho biểu đồ: SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT, NHÂP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC,
  15. GIAI ĐOẠN 1985 - 2012 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê 2014) Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012? A. Luôn xuất siêu. B. Luôn nhập siêu. C. Năm 1985 xuất siêu. D. Năm 2012 xuất siêu. Câu 17: Cho biểu đồ sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018) Theo biểu đồ, Nhận xét nào sau đây đúng với giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Liên Bang Nga qua các năm? A. Giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu B. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu liên tục giảm. C. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu liên tục tăng. D. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu khá ổn định. Câu 18: Cho biểu đồ sau: SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ DẦU THÔ CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với sản lượng điện và dầu thô của Trung Quốc, giai đoạn 2010 - 2015? A. Điện tăng nhanh hơn dầu thô. B. Dầu thô tăng, điện giảm. C. Điện tăng, dầu thô giảm. D. Điện và dầu thô tăng không liên tục Câu 19: Cho biểu đồ sau:
  16. CƠ CẤU GDP CỦA IN-ĐO-NÊ-XI-A VÀ PHI-LÍP-PIN, IAI ĐOẠN 2000 - 2015 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, NXB Thống kê 2017) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh cơ cấu GDP của In-đô-nê-xi-a với Phi-líp-pin? A. Khu vực I luôn có tỉ trọng nhỏ hơn. B. Khu vực II luôn có tỉ trọng nhỏ hơn. C. Khu vực III luôn có tỉ trọng lớn hơn. D. Khu vực II luôn có tỉ trọng lớn hơn. Câu 20: Cho biểu đồ sau: CƠ CẤU CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG CỦA MA-LAI-XI-A NĂM 2000 VÀ 2015 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu các nguồn năng lượng của Ma-lai-xi-a năm 2000 và 2015? A. Than đá luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. B. Khí tự nhiên luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. C. Thủy điện luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. D. Dầu luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. ------HẾT----------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2