intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có cơ hội đánh giá lại lực học của bản thân cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao. Chúc các em thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao

  1. Trường THCS Mỗ Lao ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP HỌC KÌ II Năm học 2020– 2021 Môn: Giáo dục công dân 6 I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CỦA HỌC KÌ II Ôn tập những bài sau: 1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2. Công dân nước Cộng hòa xã hội củ nghĩa Việt Nam 3. Thực hiện trật tự an toàn giao thông. 4. Quyền và nghĩa vụ học tập 5. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khoẻ danh dự và nhân phẩm 6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 7. Quyền đảm bảo an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín II. BÀI TẬP. 1. Phần trắc nghiệm: - Câu 1: Quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe... là nội dung của nhóm quyền nào sau đây? A. Quyền sống còn. B. Quyền bảo vệ. C. Quyền phát triển. D. Quyền tham gia. - Câu 2: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định điều gì trong những nội dung dưới đây? A. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân nước Việt Nam. B. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. C. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. D. Trẻ em là công dân Việt nam thì có quốc tịch Việt Nam. - Câu 3: Luật Giao thông đường bộ nước ta quy định đối với trẻ em không được đi xe đạp người lớn có độ tuổi nào dưới đây? A. Dưới 12 tuổi. B. Đủ 13 tuổi. C. Trên 14 tuổi. D. Đủ 15 tuổi. - Câu 4: Việc học tập đối với mỗi người là A. do cha mẹ ép buộc. C. không phải là việc cần thiết. B. vô cùng quan trọng. D. bằng bạn bè cùng trang lứa. - Câu 5: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền A. chính trị quan trọng nhất. C. bình đẳng của công dân. B. tự do cá nhân. D. cơ bản của công dân. - Câu 6: Quyền đảm bảo an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong văn bản nào sau đây? A. Luật dân sự. C. Hiến pháp. B. Luật kinh doanh. D. Luật hành chính. - Câu 7: Việc làm nào dưới đây không thực hiện quyền bảo vệ của trẻ em? A. Phân biệt đối xử con trai với con gái. C. Không cho trẻ em đi học. B. Không cho trẻ bày tỏ ý kiến. D. Bỏ rơi trẻ khi vừa mới sinh. - Câu 8: Ai không phải là công dân Việt nam trong những trường hợp dưới đây? A. Tội phạm bị giam giữ có quốc tịch Việt Nam.
  2. B. Người Việt Nam đi công tác ở nước ngoài thời gian ngắn. C. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch ở nước ngoài. D. Người Việt Nam bị khuyết tật do bẩm sinh. - Câu 9: Trường hợp nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây tai nạn giao thông? A. Do thời tiết xấu. C. Bất chấp luật giao thông. B. Pháp luật chưa nghiêm. D. Đi đúng làn đường. - Câu 10: Mục đích học tập nào sau đây là đúng đắn nhất? A. Để kiếm nhiều tiền. C. Có kiến thức, hiểu biết. B. Bố mẹ ép buộc. D. Được chơi với bạn bè. - Câu 11: Việc làm nào sau đây thể hiện công dân tôn trọng thân thể, danh dự, nhân phẩm người khác? A. Mắng nhiếc, đánh đập con. C. Bôi nhọ danh danh dự người khác. B. Yêu quý, tôn trọng mọi người. D. Coi thường, khinh bỉ người nghèo. - Câu 12: Việc làm nào dưới đây đảm bảo an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín? A. Nghe điện thoại khi bố mẹ cho phép. C. Xem thư của bạn khi bạn chưa đồng ý. B. Tự ý mở thư của người khác để đọc. D. Tự ý mở bức điện của người khác ra xem. - Câu 13: Chị Ba đang vận chuyển ma túy thì bị công an đuổi bắt. Để bảo vệ tính mạng của mình, chị đã nhờ một em bé 10 tuổi mang đến địa điểm giao hàng. Theo quy định của công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em thì chị Ba đã vi phạm nội dung nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền bảo vệ. C. Quyền sống còn. B. Quyền phát triển. D. Quyền tham gia. - Câu 14: Chị Hạnh là người Việt Nam, chị đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan 5 năm. Chị lập gia đình với người Việt Nam và sinh con trong thời gian đi nghỉ ở Thái Lan. Vậy con chị có quốc tịch nào? A. Trung Quốc. B. Đài Loan. C. Việt Nam. D. Thái Lan. - Câu 15: Linh, Hà đi học về, đến ngã ba hai bạn sang đường nhưng không đi vào làn đường dành cho người đi bộ. Hai bạn đã vi phạm hệ thống báo hiệu giao thông nào? A. Biển báo hiệu. B. Tường bảo vệ. C. Hàng rào chắn. D. Vạch kẻ đường. - Câu 16: Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền học tập của trẻ em? A. Mẹ luôn quan tâm đến việc học của các con. B. Đến tuổi đi học, Lan được bố mẹ cho nhập học. C. Đạt đã 7 tuổi nhưng bố mẹ vẫn chưa cho đi học. D. Bố đưa đón Minh đi học hàng ngày. - Câu 17: Hùng và Hà chơi thân với nhau, do xích mích Hùng đánh Hà. Hùng đã vi phạm quyền nào dưới đây?
  3. A. Bảo hộ về tính mạng, thân thể. C. Bảo hộ về danh dự. B. Bảo vệ về sức khỏe. D. Bảo hộ về nhân phẩm. - Câu 18: Ông An sang nhà hàng xóm chơi, không có ai ở nhà. Ông An vào nhà, bật ti vi xem. Ông An đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm an toàn thư tín, điện thoại. B. Xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác. C. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. D. Xâm phạm về chỗ ở của công dân. - Câu 19: Nhà Quỳnh giàu có nên thường xuyên rủ rê các bạn bỏ học đi chơi. Nếu là bạn của Quỳnh em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây là đúng đắn nhất? A. Thấy Quỳnh ga lăng và ra nhập hội. C. Chê bai và nói xấu quỳnh. B. Xa lánh, coi thường Quỳnh. D. Khuyên Quỳnh chăm chỉ học tập. - Câu 20: Minh đi xe đạp điện đến trường không đội mũ bảo hiểm. Em sẽ xử sự như thế nào cho đúng quy định của pháp luật trong những cách dưới đây? A. Thích phong cách của bạn và làm theo. B. Khuyên bạn đội mũ bảo hiểm đúng quy định. C. Coi đây là điều bình thường không đáng quan tâm. D. Chế giễu bạn vì không thực hiện nội quy của trường. 2. Phần tự luận. Câu 1: Em hãy nêu một số quy định chung đối với người đi bộ và đi xe đạp khi tham gia giao thông? Câu 2: Vì sao công dân không được xâm phạm chỗ ở của người khác? Câu 3: a. Em hãy lấy bốn ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín mà em biết? b. Nếu thấy bạn xem trộm thư của người khác em sẽ làm gì? Câu 4: Tình huống: Trên đường đi học về, An đang đạp xe thì vô tình đi vào bãi nước, làm nước bắn lên quần áo của Nam, khi Nam đang đi bộ bên lề đường. Dù An đã xin lỗi nhưng Nam vẫn rất tức giận nên đã chửi An và đánh An. a. Theo em hành vi của Nam là đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu em là Nam, trong tình huống này em sẽ làm gì? Câu 5: Trên đường đi học về, em nhặt được một bức thư. Hà đi cùng cứ bảo bóc thư ra xem. a, Em thấy Hà vi phạm quyền gì, nêu rõ quy định đó của pháp luật? b, Em sẽ xử sự như thế nào theo đúng quy định của pháp luật? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ? ============================================
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2