intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập cùng "Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN GDCD 6 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Công dân là: A. người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định. B. người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định. C. người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định. D. người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định. Câu 2: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu A. công dân với cộng đồng nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp B. công dân và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp C. gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp D. tập thể và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp Câu 3: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền: A. phát triển của trẻ em. B. bảo vệ của trẻ em. C. sống còn của trẻ em. D. tham gia của trẻ em. Câu 4:Khi gặp mưa dông, lốc, sét, chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây? A. Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét. B. Tắt thiết bị điện trong nhà (điện thoại di động, tivi…). C. Nếu đang đi ngoài đường, cần thanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn. D. Nếu đang đi ngoài đường, hãy nhanh chóng tìm tới các gốc cây to để trú ẩn. Câu 5:Câu tục ngữ, ca dao nào không nói về tiết kiệm? A. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn. B. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng. D. Làm người phải biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi. Câu 6:Quốc tịch là A. căn cứ xác định công dân của nhiều nước. B. căn cứ xác định công dân của một nước. C. căn cứ xác định công dân của nước ngoài. D. căn cứ để xác định công dân đóng thuế. Câu 7: Trường hợp nào dưới đây là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống. B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. C. Ông X là chuyên gia người nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam.
  2. D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai. Câu 8: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em? A. Quyền được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình. B. Quyền được lắng nghe những việc liên quan đến mình. C. Quyền được kết gia bạn bè. D. Quyền tự do kinh doanh Câu 9. Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác được gọi là gì? A. Hà tiện. B. Tiết kiệm. C. Keo kiệt. D. Bủn xỉn. Câu 10. Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta: A. làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. B. tự tin trong công việc. C. khai thác được tài nguyên thiên nhiên. D. phát huy quyền con người. Câu 11. Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người? A. Không được thoả mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần. B. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác. C. Thói quen cam chịu trước những khó khăn, gian khổ của cuộc sống. D. Tính toán, mưu lợi cho bản thân, bất chấp hoàn cảnh sống. Câu 12. Hành động nào sau đây không phải biểu hiện của tiết kiệm? A. Tắt điện sau khi ra khỏi phòng. B. Dùng nước vo gạo để tưới cây. C. Chỉ mua những món đồ có giá thành rẻ, không quan tâm đến chất lượng. D. Không dùng chai nhựa dùng một lần. Câu 13: Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam. B. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam. C. người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam. D. trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai. Câu 14: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác? A. Bố mẹ phê bình con khi con mắc lỗi C. Bắt người theo quy định của Tòa án
  3. B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vảo nhà D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm Câu 15. Công dân nước CHXHCNVN là người có: A. Quốc tịch Việt Nam. B. Cha hoặc mẹ là người Việt Nam. C. Cha mẹ mang quốc tịch Việt Nam. D. Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam. Câu 16. Quy định của pháp luật Việt Nam về các vấn đề công dân, quốc tịch được thể hiện bởi bộ luật nào sau đây? A. Luật đất đai. B. Luật Quốc tịch Việt Nam. C. Luật hôn nhân và gia đình. D. Luật trẻ em. Câu 17. Trường hợp nào sau đây không phải là công dân Việt Nam? A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi. B. Trẻ em được tìm thấy tại Việt Nam nhưng ko rõ cha mẹ là ai. C. Trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài. D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng làm việc và sinh sống ở nước ngoài. Câu 18.Hoàn thành câu sau: “Trẻ em sinh ra….Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”. A. trong lãnh thổ B. ở bất cứ đâu trên đất nước C. ngoài lãnh thổ D. trong hoặc ngoài lãnh thổ Câu 19. Loại giấy tờ nào sau đây có ghi quốc tịch của công dân Việt Nam? A. Giấy khai sinh. B. Thẻ ngân hàng C. Thẻ học sinh D. Sổ khám bệnh Câu 20. Hộ chiếu là: A. giấy tờ duy nhất chứng minh bản thân của công dân và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nhận các đãi ngộ từ nhà nước. B. một loại giấy tờ tùy thân tất cả cả công dân của một quốc gia bắt buộc phải có nhằm nhận được quyền từ nhà nước. C. giấy tờ tùy thân được nhiều quốc gia cấp cho một công dân nhất định nhằm biểu hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân đó. D. một loại giấy tờ tùy thân để xuất nhập cảnh; trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp. Câu 21. Các quyền cơ bản của công dân được chia làm các nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền chính trị; nhóm quyền nhân sự; nhóm quyền kinh tế -xã hội. B. Nhóm quyền chính trị; nhóm quyền kinh tế- xã hội; nhóm quyền con người.
  4. C. Nhóm quyền chính trị; nhóm quyền dân sự; nhóm quyền kinh tế; nhóm quyền văn hóa – xã hội. D. Nhóm quyền chính trị; nhóm quyền nhân quyền, nhóm quyền kinh tế- xã hội; nhóm quyền văn hóa – giáo dục. Câu 22. Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật? A. Duy trì và phát triển. B. Duy trì và bảo đảm. C. Bảo vệ và bảo đảm. D. Bảo vệ và duy trì. Câu 23. Nghĩa vụ cơ bản của công dân là: A. những việc mà công dân tự nguyện thực hiện theo nhu cầu, sở thích của bản thân. B. những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. C. những việc mà công dân bắt buộc phải thực hiện theo khi đã đủ 18 tuổi. D. những việc mà công dân tự nguyện thực hiện hoặc bắt buộc phải làm tùy theo quy định của Nhà nước, Hiến pháp và pháp luật. Câu 24. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định bởi văn bản nào sau đây? A. Nội quy của nhà trường, cơ quan, xí nghiệp. B. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1946) C. Hiến pháp 2013 D. Hiến chương Liên hiệp quốc (1945) Câu 25. Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định bởi: A. phong tục tập quán. B. chuẩn mực của đạo đức. C. tập tục địa phương. D. pháp luật Câu 26. Hoàn thành câu sau về mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của công dân “Quyền công dân… nghĩa vụ công dân”. A. là tiền đề B. không tách rời C. tạo ra D. phụ thuộc Câu 27: Tiết kiệm là : A. biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. B. sử dụng thoải mái thời gian, sức lực, của cải vật chất và sức lực của mình và của người khác. C. sử dụng của cải vật chất, thời gian của mình và người khác một cách hoang phí. D. sử dụng của cải vật chất, thời gian của mình và người khác một cách xa xỉ. Câu 28:Để tiết kiệm, học sinh cần tránh điều gì? A. Lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.
  5. B. Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian. C. Bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động. D. Trân trọng vật chất và sức lao động của người khác. Câu 29:Danh ngôn nào nói về sự cần thiết ứng phó với tình huống nguy hiểm? A. Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút. B. Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. C. Lòng tự tin vào bản thân chắc chắn sẽ biểu lộ trong bất cứ những gì bạn làm. D. Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin. Câu 30:Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em? A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại. B. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật. C. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước. D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân. II. TỰ LUẬN Câu 1: Quyền trẻ em được phân loại thành mấy nhóm? Trình bày hiểu biết của em về một trong những nhóm quyền đó. Câu 2:Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau. A “Cuộc đời có một gang tay Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang” a. Giải thích câu ca dao trên. b. Câu ca dao trên nói về đức tính nào đã được học trong chương trình GDCD 6? c. Em hãy nêu một câu ca dao, tục ngữ thành ngữ có ý nghĩa tương tự câu trên. d. Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính được nói tới trong câu dao trên. B Hà có bố mẹ đều là công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở Mỹ. Mẹ của Hà mang thai và sinh Hà tại đây. - Trong tình huống này, Hà có thể mang quốc tịch Việt Nam không? Em hãy giải thích vì sao? - Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định “Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam”. Quy định này phản ánh điều gì? Vì sao em có suy nghĩ như vậy? Câu 3: Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Hãy kể một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam mà em biết.
  6. Câu 4.Một bức ảnh với dòng thông báo "Tuyệt đối không được lấy ô và giầy của người khác để dùng" được viết bằng cả tiếng Việt và Nhật vừa được chia sẻ trên mạng xã hội. Chủ nhân của bức ảnh, anh Công Nguyễn, người đang sinh sống và làm việc ở Nhật cho biết đây không phải là lần đầu tiên anh bắt gặp những biển thông báo như vậy. Ở một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Nga…, chúng ta cũng có thể bắt gặp các biển cảnh báo dành cho người Việt tương tự. Em có nhận xét gì về hiện tượng trên và giải thích vì sao em có suy nghĩ như vậy? Hãy đưa ra giải pháp của em cho vấn đề trên. Câu 5. Quyền và nghĩa vụ nào là quan trọng nhất đối với học sinh? Vì sao? Em đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ đó chưa? Lấy dẫn chứng minh hoạ cho nhận định của bản thân và trình bày những việc em sẽ làm để phát huy hơn nữa quyền và nghĩa vụ đó. Câu 6:Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới. Câu 7: Trong giờ ra chơi, bạn N nhặt được quyển sổ lưu bút của một bạn nào đó đánh rơi. N rất tò mò nên đã mở ra xem trong đó viết những gì. Việc làm của N đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân? Vì sao?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2