intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. Trường THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH Tổ: Văn- Sử- GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II- MÔN GDCD 6 NĂM HỌC 2023-2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP Ôn tập các bài: Bài 7: Ứng phó với những tình huống nguy hiểm Bài 8: Tiết kiệm Bài 9: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. B. CÂU HỎI MINH HOẠ I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Thành ngữ: Cơm thừa gạo thiếu nói đến điều gì? A. Sự lãng phí, thừa thãi. B. Sự cần cù, siêng năng. C. Sự trung thực, thẳng thắn. D. Sự tiết kiệm. Câu 2: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì? A. Chơi game C. Đi chơi với bạn bè. B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà. Câu 3: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta điều gì? A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước. C. Yêu đời hơn. B. Được mọi người quan tâm. D. Tự tin trong công việc. Câu 4: Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào? A. Nhân phẩm B. Sức khỏe C. Lời hứa D. Danh dự. Câu 5: Công dân là: A. Người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định B. Người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật quy định C. Người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật quy định D. Người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Câu 6: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch: A. Nhiều nước B. Nước ngoài C. Quốc tế D. Việt Nam. Câu 7: Quốc tịch là gì? A. Căn cứ xác định công dân của một nước
  2. B. Căn cứ xác định công dân của nhiều nước C. Căn cứ xác định công dân của nước ngoài D. Căn cứ để xác định công dân đóng thuế. Câu 8: Quốc tịch thể hiện mối quan hệ giữa: A. nhà nước và công dân nước đó B. công dân và công dân nước đó C. tập thể và công dân nước đó D. công dân với cộng đồng nước đó. Câu 9: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo: A. tập tục quy định. B. pháp luật quy định C. chuẩn mực của đạo đức D. phong tục tập quán. Câu 10: Ý nào không đúng về việc công nhận công dân mang quốc tịch Việt Nam: A. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam. B. Trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam. D. Trẻ em khi sinh ra có cha là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài. Câu 11: Trường hợp nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai. Câu 12: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Công dân là những người sống trên một đất nước B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói C. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định D. Công dân là những người không được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật quy định. Câu 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người: A. Có quốc tịch Việt Nam B. Sống trên một đất nước C. Làm việc và sống ở Việt Nam D. Có quyền và nghĩa vụ theo quy định. Câu 14: Ở nước ta, giấy tờ nào không ghi quốc tịch của công dân? A. Căn cước công dân B. Giấy khi sinh C. Hộ chiếu D. Thẻ bảo hiểm.
  3. Câu 15: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật? A. Bảo vệ và bảo đảm B. Bảo vệ và duy trì C. Duy trì và phát triển D. Duy trì và bảo đảm. Câu 16: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu? A. Luật Quốc tịch Việt Nam B. Luật hôn nhân và gia đình C. Luật đất đai D. Luật trẻ em. Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “quyền cơ bản của công dân”? A. Là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng. B. Những quyền của công dân được nhà nước bảo vệ. C. Những quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. D. Những việc mà công dân phải thực hiện theo quy định trong Hiến pháp. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thuộc nhóm quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam? A. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Câu 19: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam? A. Quyền tự do đi lại và cư trú. B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội. C. Quyền tự do kinh doanh. D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Câu 20: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vi phạm pháp luật? Trường hợp 1. Tàng trữ và buôn bán ma túy. Trường hợp 2. Người dân tham ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trường hợp 3. Trốn thuế. A. Trường hợp 1,2. B. Trường hợp 2, 3. C. Trường hợp 1, 3. D. Cả 3 trường hợp. Câu 21: Quyền nào của công dân dưới đây không thuộc nhóm quyền dân sự:
  4. A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. C. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. D. Quyền tự do đi lại và cư trú. Câu 22: Quyền nào của công dân dưới đây không thuộc nhóm quyền văn hóa, xã hội: A. Quyền nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật. B. Quyền tự do kết hôn và li hôn. C. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội. D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Câu 23: Những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật được gọi là gì? A. Quyền cơ bản của công dân. B. Nghĩa vụ cơ bản của công dân. C. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. D. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền người khác. Câu 24: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: A. Các quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. C. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. D. Không cần phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người khác. Chỉ cần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Câu 25: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thực hiện theo luật nào? A. Luật Dân sự B. Luật pháp C. Hiến pháp 2013 D. Luật Dân sự và Luật Lao động. Câu 26: Quyền nào không thuộc nhóm quyền về chính trị? A. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước. C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. D. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
  5. Câu 27: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? A. Quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân. B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ công dân. D. Những người là công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ của công dân. Câu 28: Ý nào dưới đây không thuộc quyền của công dân: A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội. C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. D. Bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 29: Hậu quả có thể xảy ra do các tình huống nguy hiểm đến từ thiên nhiên là gì? A.Tổn hại về sức khỏe, tinh thần và vật chất của con người. B.Làm mất tình cảm giữa con người với con người C.Gây ra những buồn bực cho cá nhân và cộng đồng D. Gây mất đoàn kết trong dân cư Câu 30: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là: A. Những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản. B. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người. C. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người. D. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản. Câu 31: Trong các đáp án sau, đáp án nào thể hiện một trong những tình huống nguy hiểm từ con người? A. Bạo lực học đường B. Bão C. Động đất D. Lũ lụt Câu 32: Số điện thoại: Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là? A. 111 B. 112 C. 113 D. 114. Câu 33: Cách ứng phó nào không đúng khi mưa dông, lốc, sét: A. Trú dưới gốc cây, cột điện B. Tắt thiết bị điện trong nhà C. Tìm nơi trú ẩn an toàn D. Ở nguyên trong nhà. Câu 34: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước, chúng ta cần: A. Đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm B. Đi bơi một mình C. Không mang phao bơi D. Bơi càng xa càng tốt. II. TỰ LUẬN
  6. Câu 1. a. Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân một nước? b. Cho tình huống sau: Hari có bố là người Việt Nam, mẹ là người Mĩ. Hari mang quốc tịch Mĩ như mẹ. Nghỉ hè năm Hari 20 tuổi, Hari cùng bố mẹ về Việt Nam thăm ông bà nội. Đúng dịp ở Việt Nam đang chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hari băn khoăn không biết mình có được tham gia bầu cử hay không? ? Theo em, Hari có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở Việt Nam không? Vì sao? Câu 2. Hãy kể tên 02 quyền cơ bản mà công dân Việt Nam được hưởng và 02 nghĩa vụ cơ bản mà công dân Việt Nam phải thực hiện. Câu 3. Em hãy chỉ ra được những hoạt động thể hiện quyền trẻ em mà em đã được hưởng trong cuộc sống hằng ngày. ( 04 hoạt động). Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nói về nghĩa vụ của học sinh và những việc làm để thực hiện nghĩa vụ đó (Ít nhất nói được 2 nghĩa vụ, mỗi nghĩa vụ là 2 việc làm). Câu 5. Cho tình huống sau: Thuỳ và Dung có mâu thuẫn cá nhân với nhau từ mấy tháng nay mà vẫn chưa giải quyết được. Thùy quyết tâm hạ uy tín, danh dự của Dung bằng cách tung tin xấu về Dung trong trường học. Thùy nói với các bạn trong lớp rằng Dung học kém, nhưng hay nhìn bài của bạn khác nên được điểm cao. Dung ấm ức và xấu hổ vì bị vu oan, nói xấu, nhưng không biết phải làm gì. Hỏi: a. Em đồng tình hay phản đối với việc làm của Thùy? Vì sao? b. Trong trường hợp này, Dung có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2