Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS Yên Hòa
lượt xem 2
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS Yên Hòa” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS Yên Hòa
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II BỘ MÔN: GDCD NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: GDKT&PL - KHỐI 10 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam - Cấu trúc của hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam. - Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam. - Thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam. Bài 12: Bộ máy nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam - Giới thiệu bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá nhà nước. Bài 13: Chính quyền địa phương - Hội đồng nhân dân. - Ủy ban nhân dân. - Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương. Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Công dân thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp. Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về chế độ chính trị - Quy định của Hiến pháp về tên nước, hình thức chính thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam - Quy định của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị - Quy định của Hiến pháp về đường lối đối ngoại - Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự. - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội - Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường - Quy định của Hiến pháp về kinh tế. - Quy định của Hiến pháp về văn hóa, giáo dục - Quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ và môi trường
- - Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về bộ máy nhà nước - Quốc hội. - Chủ tịch nước. - Chính phủ - Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân - Chính quyền địa phương - Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội - Khái niệm pháp luật - Đặc điểm của pháp luật - Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam - Hệ thống cấu trúc pháp luật - Hệ thống văn bản pháp luật Bài 21: Thực hiện pháp luật - Khái niệm thưc hiện pháp luật - Các hình thức thực hiện pháp luật - Công dân thực hiện pháp luật trong cuộc sống B. LUYỆN TẬP Phần I - Trắc nghiệm khách quan Câu 1. Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mấy nguyên tắc cơ bản? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 2: Tổ chức nào dưới đây nằm trong hệ thống chính trị nước ta? A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam. C. Hội Cựu chiến binh Việt Nam. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3: Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về ai? A. Nhân dân. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Chủ tịch nước. Câu 4: Hoạt động của Chính phủ thể hiện qua mấy hình thức? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Bộ máy nhà nước Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa B. Nguyên tắc tập trung dân chủ. C. Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Việt Nam gồm các cơ quan nào? A. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ. B. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
- C. Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7: Cơ quan nào có trách nhiệm bầu cử Uỷ ban nhân dân các cấp? A. Hội đồng nhân dân cùng cấp. B. Hội đồng nhân dân các cấp. C. Quốc hội. D. Chủ tịch nước. Câu 8: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân không bao gồm thành phần nào? A. Chủ tịch. B. Phó Chủ tịch. C. Thường trực Hội đồng nhân dân. D. Bí thư. Câu 9: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là A. pháp luật. B. thỏa thuận. C. hương ước. D. quyết định. Câu 10: Ở nước ta hiện nay thì văn bản luật nào có hiệu lực pháp lí cao nhất? A. Hiến pháp. B. Chỉ thị. C. Thông tư. D. Nghị quyết. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật? A. Nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật. B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lí xã hội. C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng, dân chủ. D. Pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước. Câu 12: Công trình xây dựng K không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã xảy ra sự cố sập giàn giáo làm ba công nhân tử vong. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình K. Việc làm của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính nghiêm khắc của pháp luật. C. Tính đặc thù về mặt nội dung. D. Tính giáo dục phổ biến pháp luật. Câu 13: Các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định là nội dung khái niệm nào sau đây? A. Hệ thống pháp luật. B. Thực hiện pháp luật. C. Quy phạm pháp luật. D. Chế định pháp luật. Câu 14: Trong các văn bản sau đây thì văn bản bản nào không phải là văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay? A. Thông tư của Bộ trưởng. B. Quyết định của Chỉ tịch nước. C. Quyết định của UBND cấp xã. D. Quyết định của Hiệu trưởng. Câu 15: Cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm là A. tuân thủ nội quy. B. thi hành pháp luật. C. vận dụng chính sách. D. chấp hành đường lối. Câu 16: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là A. áp dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật.
- C. thực hiện pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 17: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến. B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc. C. Theo dõi tư vấn pháp lí. D. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ. Câu 18: Khi 17 tuổi, A chủ động đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngay đợt đầu và sẵn sàng nhập ngũ khi có giấy thông báo gọi nhập ngũ. Vậy A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 19: Vì chị K thường xuyên bị ông N lãnh đạo cơ quan gây khó khăn nên anh B chồng chị là phóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc ông N sử dụng ngân sách của đơn vị sai mục đích. Ông N nhờ chị T là Chủ tịch công đoàn khuyên vợ chồng chị K nên cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị K từ chối. Vì thế ông N không cho chị phát biểu ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật ? A. Anh B, ông M và chị K. B. Anh B và ông N. C. Ông M và chị K. D. Anh B, ông N và chị T. Câu 20: Đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước là A. Luật lao động. B. Luật dân sự. C. Luật an ninh quốc gia. D. Hiến pháp. Câu 21: Hiến pháp mới nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hiến pháp năm A. 1993. B. 1983. C. 2003. D. 2013. Câu 22: Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có bao nhiêu bản Hiến pháp? A. 05. B. 06. C. 04. D. 03. Câu 23: Hiến pháp 2013 quy định về chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm A. đất liền, vùng trời, vùng biển và hải đảo. B. đất liền, vùng trời và vùng biển, dưới lòng đất. C. đất liền, dưới lòng đất, và hải đảo, không gian. D. đất liền, vùng biển và hải đảo, không gian. Câu 24: …. của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. A. Tính chất. B. Bản chất. C. Đặc trưng D. Đặc điểm Câu 25: Trong lúc dọn dẹp vệ sinh ven đường, cô T phát hiện bé sơ sinh bị bỏ rơi, cô đã đưua em đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và tiến hành làm các thủ tục nhân nuôi theo quy định của pháp luật. Nếu không có cô, rất có thể sức khỏe và tính mạng của em bé sẽ không được đảm bảo. Vậy, cô T đã đảm bảo quyền gì cho em bé? A. Quyền sống, được chăm sóc sức khỏe. B. Quyền có nơi ở hợp pháp. C. Quyền không bị phân biệt đối xử. D. Quyền được nuôi dưỡng. Câu 26: Phát hiện gia đình bà A kinh doanh thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc, anh T đã tố cáo hành vi của gia đình bà A với cơ quan chức năng. Việc làm của anh T là thực hiện quyền A. tự do ngôn luận. B. khiếu nại. C. tố cáo. D. tự do báo chí.
- Câu 27: Thực hiện chủ trương của xã, anh Y (18 tuổi) đã hăng hái tham gia bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân xã mình. Anh Y đã thực hiện quyền A. dân chủ trong lĩnh vực chính trị. B. dân chủ trong lĩnh vực văn hóa. C. dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. D. dân chủ trong lĩnh vực xã hội. Câu 28: A là học sinh giỏi nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên A có ý định nghỉ học để phụ giúp gia đình. Sau khi nắm được thông tin, Quỹ khuyến học tại địa Phương quyết định trao học bổng cho A, A rất mừng và hứa ra sức học tập để sau này trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Vậy A đã được bảo đảm thực hiện quyền gì? A. Quyền lao động. B. Quyền học tập. C. Quyền không bị phân biệt đối xử. D. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội Câu 29: Quyền và nghĩa vụ của công dân không A. tách rời nhau. B. ảnh hưởng nhau. C. liên quan nhau. D. phụ thuộc nhau. Câu 30: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Nhà nước quy định ở đâu? A. Chỉ thị, thông tư. B. Hiến pháp, luật pháp. C. Quyết định, chính sách. D. Nghị quyết, văn bản. Câu 31: Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là A. chủ thể của nền kinh tế. B. người kinh doanh. C. chủ thể sản xuất. D. người tiêu dùng. Câu 32: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện quyền của công dân? A. Nộp thuế theo quy định. B. Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy. C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Tố cáo hành vi buôn bán ma túy. Câu 33: Nội dung về kinh tế được quy định tại các Điều từ 50 đến 56 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường A. theo hướng tư bản chủ nghĩa. B. định hướng xã hội chủ nghĩa. C. coi trọng phát triển nông nghiệp. D. gắn với hội nhập quốc tế. Câu 34: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế A. kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo. B. kinh tế tư bản nhà nước là chủ đạo. C. kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. D. kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo. Câu 35: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và A. cạnh tranh lành mạnh. B. cạnh tranh gay gắt. C. chia nhau lợi ích. D. mở rộng thị trường. Câu 36: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời… và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là A. tài sản công được khai thác tự do. B. tài sản công thuộc sở hữu toàn dân. C. tài sản của dân, do dân khai phá. D. tài sản công và chia đều cho nhân dân. Câu 37. Tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình được gọi là
- A. Nhà nước. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Câu 38. Để thực hiện chức năng quản lí nhà nước và xã hội, Nhà nước ta đã thiết lập bộ máy nhà nước từ A. trung ương đến cấp huyện. B. trung ương đến cấp tỉnh. C. trung ương đến địa phương. D. tỉnh đến các xã, phường. Câu 39. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính đất nước và gồm 3 nhóm cơ quan tạo thành là A. Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân. B. cơ quan lập pháp, lập hiến, tư pháp. C. cơ quan lập pháp, hành pháp, cơ quan ngang bộ. D. cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Câu 40. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước được bầu ra từ đâu? A. Trong số đại biểu Quốc hội. B. Trong số đại biểu Hội đồng nhân dân. C. Trong các Bộ và cơ quan ngang bộ. D. Trong các tổ chức Đảng. Câu 41. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, bằng các hoạt động của mình, cơ quan nào sau đây đã đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội? A. Bộ và cơ quan ngang bộ. B. Tòa án nhân dân. C. Viện kiểm sát nhân dân. D. Hội đồng nhân dân. Câu 42. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí A. cán bộ và công nhân viên chức nhà nước B. toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. C. hoạt động của các thành phần kinh tế. D. việc khai thác và bảo vệ tài nguyên. Câu 43. Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là A. tập trung dân chủ. B. lấy dân làm gốc. C. đoàn kết dân tộc. D. mở rộng đối ngoại. Câu 44. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền A. lập pháp, hành pháp, hiến pháp. B. lập pháp, hành pháp, tư pháp. C. lập pháp, tư pháp, hiến pháp. D. tư pháp, hành pháp, hiến pháp. Câu 45. Một trong những chức năng của Quốc hội là A. công bố các pháp lệnh. B. công bố Hiến pháp. C. công bố các luật. D. lập hiến, lập pháp. Phần II – Tự luận Câu 1: Em hãy sử dụng sơ dụng sơ đồ tư duy để mô tả lại cấu trúc, đặc điểm, nguyên tắc của hệ thống chính trị Việt Nam. Câu 2: Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 từ tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Câu 3: Em hãy cho biết Quốc hội có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước. Trình bày chức năng của Quốc hội.
- Câu 4: Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước? Em hãy nêu một số nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước. Câu 5: Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra? Ở từng cấp, hội đồng nhân dân có vị trí, chức năng như thế nào? Câu 6: Cơ quan nào có trách nhiệm bầu ra Ủy ban nhân dân các cấp? Ủy ban nhân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào? Câu 7: Hiến pháp 2013 quy định như thế nào về tên nước, hình thức chính thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam. Câu 8: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Trình bày bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 9: Em hãy nêu những ví dụ thể hiện nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Câu 10: Trình bày những quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị. Câu 11: Trình bày những quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự. Câu 12: Khái niệm pháp luật? Trình bày các đặc điểm của pháp luật. Câu 13: Cho ví dụ, từ đó phân tích làm rõ vai trò của pháp luật đối với nhà nước và công dân. Câu 14: Khái niệm thực hiện pháp luật? Cho ví dụ. Câu 15: Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật. Cho ví dụ. ----- HẾT -----
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 86 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn