intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Hóa học lớp 10, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 10  CHỦ ĐỀ 4 + CHỦ ĐỀ 5 + CHỦ ĐỀ 6 + CHỦ ĐỀ 7 I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 1. Nhận biết Câu 1A: Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt ? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 1B. Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn? A. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô. B. Dùng nước đá khô, fomon. C. Dùng fomon, nước đá. D. Dùng phân đạm, nước đá. Câu 2A. Nước máy là nguồn nước sinh hoạt hàng ngày được tiệt trùng bởi A. muối ăn. B. ozone. C. oxy. D. clo. Câu 2BMột trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn để sử dụng cho mục đích hoà bình, đó là: A. năng lượng mặt trời. B. năng lượng thuỷ điện. C. năng lượng gió. D. năng lượng hạt nhân. Câu 2C: Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen và hydrogen tạo thành nước : O2 (g) + 2H2(g) ? 2H2O (g). Đường cong nào của hydrogen? A. Đường cong số (1). B. Đường cong số (2). C. Đường cong số (3). D. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng. Câu 3: Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (sulfur) là A. +2 B. +3. C. + 5. D. +6. Câu 4: Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng. 2H2(g) + O2 (g) → 2H2O (l) = - 571,68 kJ Phản ứng trên là phản ứng A. thu nhiệt và hấp thu 571,68 kJ nhiệt. B. không có sự thay đổi năng lượng. C. toả nhiệt và giải phóng 571,68 kJ nhiệt. D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. Câu 5: Dãy acid nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid? A.HCl > HBr > HI > HF. B. HCl > HBr > HF > HI. C. HI > HBr > HCl > HF. D. HF > HCl > HBr > HI Câu 6: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, thành phần Zn như nhau) :
  2. Zn + dung dịch CuSO4 1M (1) Zn + dung dịch CuSO4 2M (2) Kết quả thu được là : A. 1 nhanh hơn 2. B. 2 nhanh hơn 1. C. như nhau. D. không xác định. Câu 7: Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định trong điều kiện: A. P = 1 bar (với chất khí), C M = 0,1M (với chất tan trong dung dịch) và t = 25oC hoặc T = 298K B. P = 1 bar (với chất khí), CM = 1M (với chất tan trong dung dịch) và t= 0oC hoặc T = 273K C. P = 1 atm (với chất khí), C M = 1M (với chất tan trong dung dịch) và t= 25 oC hoặc T = 298K D. P = 1 bar (với chất khí), CM = 1M (với chất tan trong dung dịch) và t= 25oC hoặc T = 298 Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các phản ứng phân huỷ thường là phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng càng toả ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra. C. Phản ứng oxi hoá chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể. D. Các phản ứng khí đun nóng đều dễ xảy ra hơn. Câu 9: Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác van der Waals mạnh nhất? A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. F2. Câu 10: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số khối. B. Số oxi hóa. C. Số hiệu D. Số mol. Câu 11: Không sử dụng chai, lọ thuỷ tinh mà thường dùng chai nhựa để chứa, đựng, bảo quản hydrohalic acid nào sau đây? A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 12: Thanh phát sáng là một sản phẩm quen thuộc được dùng giải trí. Đặt 2 thanh phát quang hoá học vào 2 cốc nước nóng (1) và lạnh (2) như hình dưới, yếu tố ảnh hưởng đến độ phát sáng của 2 thanh là : A. nồng độ. B. chất xúc tác. C. bề mặt tiếp xúc. D. nhiệt độ. Câu 13: Phản ứng thu nhiệt có :
  3. A.. B.. C.. D.. Câu 14: Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO 3 thu được kết tủa màu vàng nhạt? A. HCl. B. NaBr. C. NaCl. D. HF. Câu 15: Tốc độ các phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, lên men rượu, giấm,... A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Áp suất. Câu 16: Halogen không có tính khử là A. fuorine. B. bromine. C. iodine. D. chlorine. Thông hiểu Câu 17: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Chlorine từ MnO2 và dung dịch HCl: Khí Chlorine sinh ra thường lẫn hơi nước và khí hydrogen chloride. Để thu được khí Chlorine khô thì bình (1) và bình (2) lầnlượt đựng A. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl. B. Dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc. C. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. D. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc. Câu 18: Trộn 100mL dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và NaCl 0,2M với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là : A.5,74. B.4,32. C.2,87. D.8,61 Câu 19: Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H 2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ? A. Thay 5 gam Zn viên bằng 5 gam Zn bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 50oC D. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu. Câu 20:Phát biểu nào sau đây là đúng ? A.Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính teflon HI. B.Hydrohalic acid có tính khử mạnh nhất là HF. C.Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng thuốc thử quỳ tím ẩm. D. Trong dãy các hydrogen halide HX, năng lượng liên kết tăng dần từ HF đến HI. Câu 21. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì 2 phân tử CuFeS2 sẽ A.nhường 22 electron. B. nhận 22 electron.
  4. C. nhường 26 electron. D. nhường 24 electron. Câu 22: Phương trình tổng hợp ammonia (NH 3), N2 (g) + 3H2 (g) ?2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là A. 0,345 M/s. B. 0,690 M/s. C. 0,173 M/s. D. 0,518 M/s. Câu 23: Cho các phản ứng sau : (1) Nung NH4Cl(s) tạo ra HCl(g) và NH3(g). (2) Cồn cháy trong không khí. (3) Phản ứng thủy phân collagen thành gelatin (là một loại protein dễ tiêu hóa) diễn ra khi hầm xương động vật. (4) Đốt cháy than là phản ứng. (5) Đốt cháy khí gas trên bếp gas. (6) Cho vôi sống vào nước là. (7) Phản ứng nung vôi. Các quá trình toả nhiệt hay thu nhiệt tương ứng là ? A. Tỏa nhiệt : (2), (4), (5), (6) và thu nhiệt : (1), (3) và (7). B. Tỏa nhiệt : (2), (3), (5), (6) và thu nhiệt : (1), (4) và (7). C. Tỏa nhiệt : (2), (3), (4), (6) và thu nhiệt : (1), (5) và (7). D. Tỏa nhiệt : (2), (3), (4), (5) và thu nhiệt : (1), (6) và (7). Câu 24: Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane: CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) = – 890,3 kJ Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO 2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5 –285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane là A. (CH4 (g)) = –74,8 kJ/mol. B. (CH4 (g)) = +748 kJ/mol C. (CH4 (g)) = –748 kJ/mol D. (CH4 (g)) = +74,8 kJ/mol Câu25: Đun nóng Na với Cl2 thu được 11,7 gam muối. Khối lượng Na và thể tích khí chlorine (đkc) đã phản ứng là: A.4,6gam; 2,479 L. B.2,3gam; 2,479 L. C.4,6gam; 4,958 L. D.2,3gam; 4,958 L. Câu 26: Nồi áp suất dùng để ninh, hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120 oC so với 100oC khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hóa học, ví dụ quá trình biến đổi các protein, chẳng hạn như thủy phân một phần collagen thành gelatin.Hãy cho biết tốc độ quá trình thủy phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi áp suất thay cho nồi thường. A. Ít nhất tăng 8 lần. B. Giảm đi 4 lần. C. Ít nhất tăng 4 lần. D. Ít tăng 16 lần Câu 27. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
  5. Câu 28: Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO 3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t 1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng? A. B. C. D. 2. Nhận biết Câu 29: Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là A. chlorine. B. bromine. C. phosphorus. D. carbon. Câu 30:Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng hoặc giảm nồng độ chất phản ứng ? A.Tỉ lệ nghịch. B.Không ảnh hưởng. C.Tỉ lệ thuận. D.Cả A và C. Câu 31: Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là A. +2. B. +4. C. +6. D. 1. Câu 32: Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt? A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân hủy khí NH3. C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước. Câu 33: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ phân cực của liên kết biến đổi như thế nào? A. Tuần hoàn B. Tăng dần. C. Giảm dần. D. Không đổi. Câu 34: Cho phản ứng : 2KClO3 (s) 2KCl(s) + 3O2 (g). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là : A. Kích thước các tinh thể KClO3. B. Áp suất. C. Chất xúc tác. D. Nhiệt độ. Câu 35: Ở điều kiện thưởng, halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng, có màu nâu đỏ, gây bỏng sâu nếu rơi vào da? A. F2. B. Cl2. C. I2. D. Br2. Câu 36: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation. Câu 37: Hydrohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện là A. HBr. B. HF. C. HI. D. HCl. Câu 39: Cách nào sau đây sẽ làm củ khoai tây chín nhanh nhất ? A. Luộc trong nước sôi. B. Hấp cách thuỷ trong nồi cơm. C. Nướng ở 180oC. D. Hấp trên nồi hơi. Câu 40: Nhiệt suất thường được chọn ở điều kiện chuẩn là ? A. 20oC. B. 25oC. C. 24oC. D. 22oC
  6. Câu41: Dungdịch muốiXkhông màu, tácdụng vớidungdịch silver nitrate,sản phẩmcó chấtkếttủa màu vàng đậm. Dungdịch muốiX là A. Sodium iodide B. Zincchloride C. Iron (III)nitrate D. potassiumbromide. Câu 42: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ? A. Nhiệt độ chất phản ứng. B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ,...). C. Nồng độ chất phản ứng. D. Tỉ trọng của chất phản ứng. Câu 43: Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen với halogen nào sau đây xảy ra thuận nghịch? A. F2. B. I2. C. Br2. D. Cl2. Thông hiểu Câu 44:Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine là do khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng. B. Đơn chất chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn đơn chất bromine và iodine. C.Hai chất KI, KIO3sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodine D.Do có độc tính, khí chlorine được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp. Câu45: Khi cho 100mL dung dịch KOH 1M vào 100 mL dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là A.1,0M. B.0,25M. C.0,5M. D.0,75M. Câu 46: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau (1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide. (2) Nung ở nhiệt độ cao. (3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen. (4) Đập nhỏ potassium chlorate. (5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác. Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 47:Phát biểu nào sau đây là đúng ? A.Sản phẩm cuối cùng của phản ứng giữa Fe3O4(s) và HI (aq) vừa đủ là FeI3, FeI2 và H2O. B.Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử HF tạo được liên kết hydrogen mạnh. C.Cóthể dùngđể làmkhôkhíhydrogen chloride bằng NaOH(s). D.Dung dịch hydrohalic acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là HCl. Câu 48. Trong phản ứng FeS2 tác dụng với HNO3 tạo ra sản phẩm Fe(NO3)3, NO và H2O, H2SO4 thì một phân tử FeS2 sẽ A.nhường15 electron. B. nhận 15 electron.
  7. C. nhường 9 electron. D. nhường 9 electron. Câu 49: Cho phản ứng tert – butyl chloride (tert – C4H9CI) với nước: C4H9CI (l) + H2O (l) ? C4H9OH (aq) + HCl (aq) Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo tert – butyl chloride, với nồng độ ban đầu là 0,22 M, sau 4s, nồng độ còn lại 0,10 M. A. 0,12 M/s. B. 0,03 M/s. C. 0,06 M/s. D. 0,09 M/s. Câu 50: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đúng ? A. Các chất có giá trị < 0 đều kém bền hơn về mặt năng lượng nhiệt so với các đơn chất bền tạo nên nó. B. Giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất luôn bằng 0. C. Các chất có giá trị > 0 đều bền hơn về mặt năng lượng nhiệt so với các đơn chất bền tạo nên nó. D. Giá trị biến thiên enthalpyl tạo thành chuẩn càng âm thì chất đó càng kém bền và ngược lại. Câu 51: Từ số liệu bảng enthalpy tạo thành chuẩn, hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane: C2H6 (g) + O2 (g) → 2CO2 (g) + 3H2O (l) Biết nhiệt tạo thành chuẩn của các chất trên cho ở bảng sau đây : Chất Chất Chất C2H6(g) –84,70 H2O(l) –285,84 CO2(g) –393,50 A. –155,97 kJ. B. -1559,82 kJ. C. +1559,82 kJ. D. +155,97 kJ. Câu52: Đốt cháy hết 13,6g hỗn hợp Mg, Fe trong bình khí chlorine dư, sau phản ứng thấy thể tích khí chlorine giảm 9,916 L (đkc). Khối lượng muối chloride khan thu được là A.65,0 g. B.38,0 g. C.50,8 g. D.42,0 g. Câu 53: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3,5. Ở 15 °C, tốc độ của phản ứng này bằng 0,2 M s-1. Tốc độ của phản ứng ở 40 °C là : A.4,6 M/s B.2,3 M/s. C.6,4 M/s. D.3,2 M/s. Câu 54: Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất nào sau đây? A. C B. CO2. C. CaCO3. D. CH4. Câu 55: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ của phản ứng giữa Mg(s) với HCl(aq), những mô tả nào sau đây phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm? (1) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng. (2) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng. (3) Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng. (4) Khi đun nóng, dây Mg tan chậm hơn so với không đun nóng.
  8. A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (4). D. (2) và (3). Câu 56: Sản phẩm của phản ứng được tạo ra qua các bước theo hình bên dưới: Vai trò của chất X là A. chất xúc tác. B. làm tăng năng lượng hoạt hoá của chất tham gia phản ứng. C. làm giảm năng lượng hoạt hoá của chất tham gia phản ứng. D. làm tăng nồng độ chất tham gia phản ứng. Câu 57: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc nóng(dư), thu được 7,437 lít khí SO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 8,10. B. 2,70. C. 5,40. D. 4,05. Câu 58: Trong phản ứng : Cl2 + H2O HCl + HClO, Chlorine đóng vai trò A. Chất tan. B. Chất khử. C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. Chất oxi hóa. Vận dụng Câu 59. Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7. Câu 60: Thực hiện phản ứng sau CaCO3 + 2HCl ? CaCl2 + CO2 + H2O Theo dõi thể tích CO2 thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng). Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng? A. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0. B. Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian. C. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 mL/s. D. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau. Câu 61: Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy trong công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản
  9. xuất đường tinh luyện, …) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hư hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 oC, phản ứng giữa 1 mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình “S(s) + O2(g) → SO2(g)” và tỏa ra một lượng nhiệt là 296,9 kJ. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu là đúng? (a) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 296,9 kJ. (b) Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng -296,9 kJ mol-1. (c) Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó tham gia. (d) 0,5 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng 148,45 kJ năng lượng dưới dạng nhiệt. (e) 32 gam sulfur cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt là 2,969 × 105 J. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 62: Cho các phát biểu sau (1) Khí chlorine phản ứng với dung dịch sodium hydroxide tạo dung dịch nước Javel dùng để sát khuẩn trong công nghiệp và trong gia đình. (2) Khí chlorine có thể được dùng để tạo môi trường sát khuẩn cho nguồn nước cấp. (3) Có thể sục khí chlorine vào dung dịch chứa potassium fluoride để thu được fluoride. (4) Iodine khó tan trong dung dịch sodium chloride. Số phát biểu đúng là : A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Vận dụng cao Câu 63: Cho các phát biểu sau : (1) Số oxi hóa của oxygen trong phân tử H2O2 bằng -2. (2) Fluorine phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch có tính oxi hoá mạnh, có thể dùng để sát khuẩn. (3) Nhỏ giấm ăn (chứa 2 – 5% acetic acid) vào baking soda (NaHCO3) là quá trình thu nhiệt. (4) Tốc độ của một phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng. (5) Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC (thay thế chất CFC), chất chảy cryolite, … A. (1) và (3). B. (1), (3) và (4). C. (1), (2) và (4). D. (3) và (4). Câu 64. Bình “ga” sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 10,92 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ’ đốt khí “ga” của hộ gia đình Y tương ứng với bao nhiêu số điện? (Biết hiệu suất sử dụng nhiệt là 50% và 1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ) A. 50 số. B. 60 số. C. 75 số. D. 80 số. Câu 65: Ninh Thuận là tỉnh có 3 trong số 7 đồng muối lớn của cả nước là Cà Ná, Trì Hải và Đầm Vua, sản lượng muối của Ninh Thuận chiếm khoảng 50% sản lượng muối cả nước. Nghề làm
  10. muối truyền thống có quy trình: cải tạo ô ruộng muối, dẫn nước biển vào, phơi nắng để nước biển bốc hơi và thu hoạch muối. Sản lượng muối hằng năm đạt hơn 426 500 tấn (giai đoạn 2021 – 2025), tăng trưởng 650 000 tấn (đến năm 2030) đảm bảo cho yêu cầu phát triển công nghiệp, tạo việc làm cho lực lượng lao động địa phương (theo Thông tấn xã Việt Nam). Nước biển từ biển và đại dương có độ mặn khoảng 3,5 % (độ mặn không đồng nhất trên toàn cầu, phần lớn từ 3,1 – 3,8 %), với khối lượng riêng 1,02 – 1,03 g/mL, nghĩa là mỗi lít nước biển có khoảng 36g muối. Độ mặn được tính bằng tổng lượng (đơn vị gam) hoà tan của 11 ion chính (chiếm 99,99 %) là: Na+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, NH4+, Cl-, SO42-, HCO3-, CO32-, NO2-, NO3- có trong 1 kg nước biển, trong đó ion Cl -(55,04%), Na+(30,61%), SO42-(7,68 %) và Mg2+(3,69 %). Để khai thác được sản lượng 426 500 tấn/năm như hiện tại và 650 000tấn/năm (đến năm 2030) thì thể tích nước biển cần dẫn vào ruộng muối và khối lượng ion chloride được khai thác từ nước biển hàng năm lần lượt là bao nhiêu? A. 15,086.106 m3 và 300 000 tấn. B. 18,056.103 m3 và 600 000 tấn. C. 15,086.103 m3 và 450 000 tấn. D. 18,056.106 m3 và 357 760 tấn. Câu 66: Có 2 cốc thủy tinh, mỗi cốc đựng cùng một hỗn hợp dung dịch oxalic acid (H 2C2O4) và dung dịch H2SO4, tỉ lệ 2 : 1 về thể tích, cốc (1) được đun nóng, thêm đồng thời cùng một lượng KMnO4 vào mỗi cốc, sau một thời gian thấy màu của hỗn hợp phản ứng nhạt dần theo thời gian. Phương trình phản ứng xảy ra như sau : 2KMnO4(aq) + 5H2C2O4(aq) + 3H2SO4(aq) ? 2MnSO4(aq) + K2SO4(aq) + 10CO2(g) + 8H2O(l) Quan sát hình trên, có bao nhiêu nhận xét đúng ? (a) Khí thoát ra gây nên hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. (b) Hai cốc xảy ra phản ứng đều phải được đo trong cùng một khoảng thời gian. (c) Dung dịch trong cốc (1) mất màu hồng nhanh hơn dung dịch trong cốc (2). (d) Thí nghiệm trên chứng tỏ nhiệt độ cao hơn đã làm phản ứng ở cốc (1) xảy ra nhanh hơn ở cốc (2). (e) Để khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng trên một cách chính xác, hàm lượng hay nồng độ các chất tham gia phản ứng cần thêm vào phải bằng nhau. (f) Tốc độ thoát khí ở cốc (2) nhanh hơn ở cốc (1). A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. 3.
  11. Câu 67: Tốc độ các phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? Để thực phẩm trong tủ đang là trời sáng tạo lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn. A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Áp suất. Câu 68: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, thành phần Zn như nhau) : Zn + dung dịch CuSO4 1M (1) Zn + dung dịch CuSO4 2M (2) Kết quả thu được là : A. 1 nhanh hơn 2. B. 2 nhanh hơn 1. C. như nhau. D. không xác định. Câu 69: Tốc độ phản ứng là : A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 70: Cho phản ứng hoá học sau: C(s) + O2(g) ? CO2(g) Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên? A. Nhiệt độ. B. Áp suất O2. C. Hàm lượng carbon. D. Diện tích bề mặt carbon. Thông hiểu Câu 71: Phương trình hoá học của phản ứng : CHCl 3 (g) + Cl2 (g) ? CCl4 (g) + HCl (g). Khi nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ A. tăng gấp đôi. B. giảm một nửa C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 72: Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO 3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t 1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng? A. B. C. D. Câu 73: Nồi áp suất dùng để ninh, hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120 oC so với 100oC khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hóa học, ví dụ quá trình biến đổi các protein, chẳng hạn như thủy phân một phần collagen thành gelatin.Hãy cho biết tốc độ quá trình thủy phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi áp suất thay cho nồi thường. A. Không thay đổi. B. Giảm đi 4 lần. C. Ít nhất tăng 4 lần. D. Ít nhất giảm 16 lần. Câu 74: Phản ứng thế của methane với chlorine để thu được methyl chloride : CH4 (g) + Cl2 (g) → CH3Cl (g) + HCl = -110 kJ. Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của C–H, Cl–Cl, H–Cl lần lượt là 418, 243 và 432. Năng lượng liên kết của C – Cl trong methyl chloride là A. 265 kJ/mol. B. 393 kJ/mol.
  12. C. 933 kJ/mol. D. 339 kJ/mol Câu 75: Xét phản ứng : H2 + Cl2 ? 2HCl. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau: Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất nào và đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này lần lượt là ? A.Nồng độ của HCl theo thời gian và mol/(L.min). B.Nồng độ của H2 của theo thời gian và mol/(L.min). C.Nồng độ của Cl2 theo thời gian mol/(L.min). D.Nồng độ của Cl2 hoặc H2 và mol/ (L.min). Câu 76: Yếu tố nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng ? A. Sử dụng enzyme cho phản ứng. B. Thêm chất ức chế vào hỗn hợp chất tham gia. C. Tăng nồng độ chất tham gia. D. Nghiền chất tham gia dạng khối thành bột. Vận dụng Câu 77 : Cho các phát biểu sau : (1) Phản ứng đốt cháy cồn dễ thực hiện hơn phản ứng nung vôi (2) Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp. (3) Có 3 đơn chất có = 0 trong dãy sau : C (graphite, s), Br2 (l), Br2(g), Na (s), Na (g), Hg (l), Hg (s). (4) Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian. (5) Nước đóng băng ở Bắc cực và Nam cực là quá trình tỏa nhiệt. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 78: Xét phản ứng sau : 2ClO2 + 2NaOH ? NaClO3 + NaClO2 + H2O Tốc độ phản ứng được viết như sau :
  13. Thực hiện phản ứng với những nồng độ chất đầu khác nhau và đo tốc độ phản ứng tương ứng thu được kết quả trong bảng sau STT Nồng độ ClO2 (M) Nồng độ NaOH (M) Tốc độ phản ứng (mol / (L.s)) 1 0,01 0,01 2.10−4 2 0,02 0,01 8.10−4 3 0,01 0,02 4.10−4 Giá trị của x và y trong biểu thức tốc độ phản ứng là : A. x = 1 và y = 2. B. x = 2 và y = 1. C. x = 2 và y = 2. D. x = 2 và y = 3. Vận dụng cao Câu 79: Cho 0,5 g bột iron vào bình 25 mL dung dịch CuSO4 0,2M ở 32°C.Khuấy đều dung dịch, quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ lên cao nhất là 39°C.Giả thiết nhiệt lượng của phản ứng toả ra được dung dịch hấp thụ hết, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K). Nhiệt của phản ứng trên là : A. 471. B. 417. C. 147. D. 157. Nhận biết Câu 80: Tốc độ các phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? Aluminium dạng bột phản ứng với dung dịch hydrochloric acid nhanh hơn so với aluminium dạng lá. A. Nhiệt độ.B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Diện tích tiếp xúc. Câu 81: Cho phương trình hoá học của phản ứng: CO (g) + H2O (g) ? CO2 (g) + H2 (g) Biểu thức tốc độ của phản ứng trên là : A. B. C. D. Câu 82: Phản ứng hay quá trình nào sau đây là phản ứng (quá trình) thu nhiệt? A. Cắt 1 mẩu Sodium (Na) nhỏ thả vào cốc nước. B. Hòa tan bột giặt vào nước thấy nước ấm lên. C. Đốt lò than củi để sưởi ấm. D. Sự bay hơi của nước ở ao hồ, sông, suối, biển cả. Câu 83: Đối với phản ứng phân hủy H2O2 trong nước : 2H2O2(l) ? 2H2O(l) + O2(g) khi thay đổi yếu tố nào sau đây, tốc độ phản ứng không thay đổi? A. Thêm MnO2 B. Tăng nồng độ H2O2 C. Đun nóng D. Tăng áp suất. Câu 84: Ammonia được dùng trong hộ gia đình là dung dịch NH 3 trong nước được sử dụng làm chất tẩy rửa cho nhiều bề mặt. Ammonia lỏng tạo ra ánh sáng rực rỡ. Trong đó, ammonia được dùng để làm sạch thủy tinh, đồ sứ và thép không gỉ, hay được sử dụng để làm sạch lò nướng và ngâm đồ để làm sạch bụi bặm...Trong nông nghiệp, ammonia được dùng để sản xuất phân đam như phân urea,… Trong công nghiệp, ammonia được sản xuất theo phản ứng sau :
  14. Theo phản ứng trên, để tổng hợp được ammonia (NH3) cần dùng chất xúc tác là : A. N2. B. H2. C. Fe. D. NH3. Câu 85: Tốc độ của một phản ứng hoá học : A. chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng. B. tăng khi nhiệt độ của phản ứng tăng. C. càng nhanh khi giá trị năng lượng hoạt hoá càng lớn. D. không phụ thuộc vào diện tích bề mặt. Câu 86: Phát biểu nào sau đây đúng về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng ? A. Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động chậm hơn, động năng thấp hơn dẫn đến số va chạm hiệu quả giữa các hạt giảm, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. B. Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn dẫn đến số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. C. Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn dẫn đến số va chạm hiệu quả giữa các hạt giảm, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. D. Khi giảm nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn dẫn đến số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ phản ứng chậm. Thông hiểu Câu 87: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 4NH3(g) + 3O2(g) ? 2N2(g) + 6H2O(l) Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ NH 3 tăng 2 lần và O2 giảm 2 lần? A. Giảm 2 lần. B. Tăng 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Tăng 4 lần. Câu 88: Cùng một lượng kim loại Zn phản ứng với cùng một thể tích dung dịch H 2SO4 1M, nhưng ở hai nhiệt độ khác nhau : Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 Thể tích khí H2 sinh ra ở mỗi thí nghiệm theo thời gian được biểu diễn ở đồ thị bên. Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là (1) Khi thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn, đồ thị dốc hơn chứng tỏ tốc độ phản ứng xảy ra chậm hơn. (2) Khi thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn, tốc độ thoát khí H2 nhanh hơn.
  15. (3) Sau khi kết thúc phản ứng, thể tích khí H 2thu được khi thực hiện phản ứng ở hai nhiệt độ bằng nhau. (4) Ở giai đoạn gần kết thúc phản ứng đồ thị có dạng đường nằm ngang. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 89: Xét phản ứng phân huỷ khí N2O5, xảy ra như sau: 2N2O5 (g) ? 4NO2 (g) + O2 (g) Sau khoảng thời gian t(s), tốc độ tạo thành O 2 là 9,0 × 10−6 (M/s), Tốc độ của các chất còn lại sau phản ứng lần lượt là : A. Tốc độ tạo thành NO2 = 36.10-6 M/s và tốc độ phân hủy N2O5 = 18.10-6M/s. B. Tốc độ tạo thành NO2 = 18.10-6 M/s và tốc độ phân hủy N2O5 = 18.10-6M/s. C. Tốc độ tạo thành NO2 = 18.10-6 M/s và tốc độ phân hủy N2O5 = 36.10-6M/s. D. Tốc độ tạo thành NO2 = 36.10-6 M/s và tốc độ phân hủy N2O5 = 36.10-6M/s. Câu 90: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau (1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide. (2) Nung ở nhiệt độ cao. (3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen. (4) Đập nhỏ potassium chlorate. (5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác. Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 91: Khi nhiệt độ tăng thêm 10 C thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Khi nhiệt độ tăng từ 20 oC o lên 80oC thì tốc độ phản ứng tăng lên A. 18 lần. B. 27 lần. C. 243 lần. D. 729 lần. Câu 92: Cho phản ứng thuỷ phân tinh bột có xúc tác là HCl. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. HCl tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng. B. Nếu nồng độ HCl tăng, tốc độ phản ứng tăng. C. Khi không có HCl, phản ứng thuỷ phân tinh bột vẫn xảy ra nhưng với tốc độ chậm. D. Nồng độ HCl không đổi sau phản ứng. Vận dụng Câu 93 : Cho các phát biểu sau : (1) Trong quá trình sản xuất rượu (ancol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu. (2) Cho vôi sống vào nước là quá trình tỏa nhiệt (3) Đối với phản ứng có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng tăng khi tăng áp suất. (4) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,...) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào.
  16. (5) Một chất có giá trị enthalpy tạo thành chuẩn càng âm thì càng bền về mặt năng lượng nhiệt. Số phát biểu đúng là Câu 94: Để hoà tan hết một mẫu Al trong dung dịch axit HCl ở 25 0C cần 36 phút. Cũng mẫu Al đó tan hết trong dung dịch axit nói trên ở 45 0C trong 4 phút. Hỏi để hoà tan hết mẫu Al đó trong dung dịch axit nói trên ở 600C thì cần thời gian bao nhiêu giây? A. 45,465 giây. B. 56,342 giây. C. 46,188 giây. D. 38,541 giây. Vận dụng cao Câu 95: Tiến hành thí nghiệm sau, quan sát hiện tượng và so sánh sự thay đổi của tàn đóm ở 2 ống nghiệm. Thí nghiệm : Ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng Hóa chất : Dung dịch hydrogen peroxide (H2O2) 30%, bột MnO2. Dụng cụ : Ống nghiệm, tàn đóm đỏ. Tiến hành : Bước 1 : Rót khoảng 2 mL dung dịch H2O2 vào 2 ống nghiệm (1), (2). Bước 2 : Thêm một ít bột MnO2 vào ống nghiệm (2) và đưa nhanh que đóm còn tàn đỏ vào miệng 2 ống nghiệm. Phương trình hóa học của phản ứng: 2H2O2(aq) 2H2O(l) + O2(g) Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ? (a) Tốc độ thoát khí ở ống nghiệm (2) nhanh hơn ống nghiệm (1). (b) Đưa tay chạm nhẹ vào ống nghiệm (2), thấy ống nghiệm nóng chứng tỏ thí nghiệm trên có ΔH > 0. (c) Tàn đóm ở ống nghiệm (2) bùng cháy mãnh liệt hơn. (d) Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, không còn thấy chất rắn màu đen ở đáy ống nghiệm (2). (e) Nếu thay dung dịch H2O2 30% bằng nước oxy già thì tốc độ thoát khí ở ống nghiệm (1) sẽ nhanh hơn so với ống nghiệm (2). A. 2. B. 4. C. 3. D. 5
  17. Câu 10. Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hoá học: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 Trong phản ứng hoá học trên, xảy ra quá trình oxi hoá chất nào? A. NaCl. B. Br2. C. Cl2. D. NaBr. 4. Câu 3. Trong phản ứng hóa học: SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4, SO2 là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. môi trường. D. chất bị khử. Câu 4. Cho phản ứng: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là A. K2Cr2O7 và FeSO4. B. K2Cr2O7 và H2SO4. C. H2SO4 và FeSO4. D. FeSO4 và K2Cr2O7. Câu 5.Cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch H2SO4loãng. Hiện tượng xảy ra là A. đinh sắt tan, không có khí thoát ra. B. đinh sắt tan, thoát ra khí không màu, nhẹ hơn không khí. C. đinh sắt tan, thoát ra khí không màu, mùi trứng thối. D. đinh sắt tan, thoát ra khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí. Câu 6. Cho phản ứng: aFe + bHNO3 cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a: b là A. 1:1. B. 1:4. C. 4:1. D. 1:3. Câu 7.Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng A. giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. C. thu nhiệt từ môi trường. D. trong đó các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường. Câu 8.Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt? A. Phản ứng đốt cháy gas để đun nấu. B. Phản ứng nung vôi. C. Phản ứng đốt than củi để sưởi ấm. D. Phản ứng vôi sống tác dụng với nước. Câu 9. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau: (a) C(s) + O2(g) → CO2(g) = −393,5 kJ (b) 2HgO(s) → 2Hg(g) + O2(g) = +90 kJ (c) 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) = –571,5 kJ (d) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) = +176,0 kJ Dãy gồm các phản ứng tỏa nhiệt là A. (a), (b) và (c). B. (b) và (d). C. (a) và (c). D. (b) và (c). Câu 10.Biểu thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2H 2(g) + O2(g) → 2H2O(g) theo năng lượng liên kết là A. = Eb(H–H) + Eb(O=O) – 2Eb(O–H). B. = Eb(H–H) + Eb(O=O) – Eb(O–H). C. = 2Eb(H–H) + Eb(O=O) – 2Eb(O–H). D. = 2Eb(H–H) + Eb(O=O) – 4Eb(O– H). Câu 11. Cho phản ứng tổng quát: aA + bB → cC + dD. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng trong trường hợp nào sau đây đúng? A. B. C. D.
  18. Câu 12. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Thể tích. Câu 13.Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ, áp suất. B. diện tích tiếp xúc. C. Nồng độ. D. xúc tác. Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hoá cơm nếp thành rượu. B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn. C. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp. D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn. Câu 15. Chẻ củi nhỏ khi đốt để nhanh cháy hơn là vận dụng yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng nào sau đây? A. nhiệt độ. B. diện tích bề mặt. C. chất xúc tác. D. nồng độ. Câu 16. Cho các biện pháp sau: (a) Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. (b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống. (c) Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clinker. (d) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2. Số biện pháp được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 17. Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoản 3%? A. NaCl. B. KCl. C. MgCl2. D. NaF. Câu 18.Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất vật lý của đơn chất halogen? A. Iodine dễ bị thăng hoa. B. Florine là chất khí màu lục nhạt. C. Bromine là chất lỏng không màu. D. Chlorine là chất khí màu vàng lục. Câu 19.Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi như thế nào? A. Giảm dần. B. Tăng dần. C. Không đổi. D. Tuần hoàn. Câu 20. Số oxi hóa đặc trưng của các halogen trong các hợp chất là A. –1. B. +7. C. + 5. D. +1. Câu 21. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen được hình thành do A. lực tương tác giữa các nguyên tử. B. sự góp chung electron. C. lực hút giữa các ion trái dấu. D. sự trao đổi electron. Câu 22. Trong các halogen: F2, Cl2, Br2, I2. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất là A. I2. B. Cl2. C. Br2. D. F2. Câu 23.Phản ứng giữa đơn chất halogen nào sau đây với hydrogen diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả nhiệt độ phòng và trong bóng tối? A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. F2. Câu 24.Bromine có thể phản ứng được với dung dịch muối nào sau đây? A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. NaI. Câu 25.Cho phản ứng: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cl2 có tính oxi hóa kém Br2. B. Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn ion Br-. C. Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2. D. Br2 có tính oxi hóa mạnh hơn Cl2. Câu 26. Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là
  19. A. 0,10. B. 0,05. C. 0,02. D. 0,16. Câu 27. Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 12,7. B. 6,35. C. 8,125. D. 16,25. Câu 28.Quá trình sản xuất khí chlorine trong công nghiệp hiện nay dựa trên phản ứng nào sau đây? A. MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O. B. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. C. 2NaCl + 2H2O→ 2NaOH + Cl2 + H2.D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O BÀI TẬP CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ VÍ DỤ: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống thích hợp trong bảng sau: Bảng 1: Xác định số oxi hóa của nguyên tố BIỂU THỨC TÍNH SỐ OXI KẾT QUẢ TÍNH STT CHẤT/ION HÓA SỐ OXI HÓA (TÍNH x) x 1 H2SO3 x 2 K2MnO4 x 3 HClO3 x x 4 NH4NO3 x 5 FeS2 x 6 Cr2O72- Bảng 2: Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron STT PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ 1 2 3 KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O 4 FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 OT4.1. Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hoá, chất khử trong mỗi trường hợp sau: A. Dạng cơ bản: 1.P + KClO3 → P2O5 + KCl. 2.P + H2 SO4 → H3PO4 + SO2 +H2O. 3.S+ HNO3 → H2SO4 + NO. 4.C3H8 + HNO3 → CO2 + NO + H2O. 5.H2S + HClO3 → HCl + H2SO4. 6H2SO4 + C2H2 → CO2 + SO2 + H2O. 7. H2S + SO2 S + H2O 8. SO2 + H2O + Cl2 H2SO4 + HCl 9. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 B. Dạng có môi trường: 1.Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O. 2.Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. 3.Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. 4.Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. 5. FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + S + CO2 + H2O. 6.Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O. OT4.2. Thực hiện các phản ứng sau
  20. (a) C + O2 CO2 (b) Al + C Al4C3 (c) C + CO2 CO (d) CaO + C CaC2 + CO Xác định phản ứng trong đó carbon vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử. Lập phương trình hoá học của phản ứng đó theo phương pháp thăng bằng electron OT4.3. Đốt cháy hoàn toàn 2,52 g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479 L hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 8,84 g chất rắn. a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X. b) Xác định số mol electron các chất khử cho và số mol electron các chất oxi hoá nhận trong quá trình phản ứng OT4.4. Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid. Xét phản ứng đốt cháy FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. b) Tính thể tích không khí (chứa 21% thể tích oxygen, ở điều kiện chuẩn) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,4 tấn FeS2 trong quặng pyrite. OT4.5. Cho 30,3 g hỗn hợp Al và Zn tác dụng vừa đủ với 11,15 lít O 2 (đkc), thu được hỗn hợp các oxide. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng các oxide tạo thành. OT4.6. Cho 1,12 g kim loại X tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc, nóng, dư thu được 0,7437 lít khí SO2 (đkc) và muối X2(SO4)3. a) Viết phản ứng và cân bằng phương trình hoá học theo phương pháp thăng bằng electron. b) Xác định kim loại X. OT4.7. Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: SO2 + KMnO4 + H2O H2SO4 + K2SO4 + MnSO4. a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. b) Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn. Câu 1. Số oxi hoá là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử? A. Hoá trị. B. Điện tích. C. Khối lượng. D. Số hiệu. Câu 2. Trong hợp chất SO3, số oxi hoá của sulfur (lưu huỳnh) là A. +2. B. +3. C. +5. D. +6. Câu 3. Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hoá của iron (sắt) trong Fe2O3là : A. +3. B. 3+. C.3. D.-3. Câu 4. Ammonia (NH3) là nguyên liệu để sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hoá của nitrogen trong ammonia là A. 3. B.0. C. +3. D.-3. Câu 5. Chromium có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây? A. Cr(OH)3. B. Na2CrO4. C. CrCl2. D. Cr2O3. Câu 6. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự nhường và nhận A. electron . B. neutron. C. proton. D. cation. Câu 7. Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hoá - khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số khối. B, Số oxi hoá. C. Số hiệu. D. Số mol. Câu 8. Trong phản ứng oxi hoá - khử, chất oxi hoá là chất A nhường electron B. nhận electron C. nhận proton. D. nhường proton. Câu 9. Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ủng hoá học sau: CuO + H2O → Cu + H20. Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0