Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài
lượt xem 4
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài
- TRƯỜNG THPT PHÚ BÀI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2022-2023 TỔ: HÓA HỌC MÔN: HÓA HỌC 10 A. LÍ THUYẾT Bài 11: Liên kết hydrogen: Khái niệm, ảnh hưởng của liên kết hydrogen.Tương tác Van der waals: Khái niệm, ảnh hưởng của tương tác Van der waals. Bài 12: Khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử.Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn. Bài 13: Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, enthalpy tạo thành, phương trình nhiệt hóa học.Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học Bài 15: Khái niệm, tính tốc độ trung bình phản ứng, biểu thức tốc độ phản ứng Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và ý nghĩa thực tiễn Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất halogen. Ứng dụng của các halogen? Bài 18: Tính chất vật lí của hydrogen halide, tính chất hóa học của hydrohalic acid. Tính khử và nhận biết các ion halide B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây? A. CH4 B. NH3 C. H3C – O – CH3 D. H2 Câu 2: Ở điều kiện thường, nước ở thể lỏng là nhờ có A. liên kết hydrogen. B. tương tác van der Waals. C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết ion. Câu 3: Sự phân bố electron không đồng đều trong một số nguyên tử hay một phân tử hình thành nên một A. ion dương B. ion âm C. lưỡng cực vĩnh viễn D. lưỡng cực tạm thời Câu 4: Tương tác van der Waals được hình thành do A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các phân tử C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử D. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực Câu 5: Cho sơ đồ liên kết giữa hai phân tử acid CH3COOH: Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện cho A. liên kết cộng hóa trị có cực. B. liên kết ion. C. liên kết cho – nhận. D. liên kết hydrogen. Câu 6:Cho các chất sau. CH4, H₂O, HF, BF3, C2H5OH, PCl5. Số chất tạo được liên kết hydrogen là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7:Phát biểu nào sau đây là đúng? A. tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen. B. liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. C. sự chuyển động không ngừng của các electron tạo nên các lưỡng cực vĩnh cửu. D.liên kết hydrogen giữa các phân tử H2O mạnh hơn liên kết hydrogen giữa các phân tử C2H5OH. Câu 8:Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCI, HBr, HI. A. HF có phân tử khối lớn nhất. B. HF có liên kết hydrogen lớn nhất. C. HF có tương tác van der Waals D. HF là hợp chất phân cực nhất. Câu 9: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm A. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. B. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất. D. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất. Câu 10:Điền vào chỗ trống: Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là ……(1)….của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có ……(2)…….lớn hơn.
- A. (1) điện tích, (2) độ âm điện. B. (1) độ âm điện, (2) điện tích. C. (1) electron, (2) độ âm điện. D. (1) độ âm điện, (2) electron. Câu 11:Chất khử là chất: A. Cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. Cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. Nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. Nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Câu 12:Hãy cho biết những cặp khái niệm nào tương đương nhau ? A. Quá trình oxi hóa và sự oxi hóa. B. Quá trình oxi hóa và chất oxi hóa. C. Quá trình khử và sự oxi hóa. D. Quá trình oxi hóa và chất khử. Câu 13:Cho phản ứng. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Vai trò của HCl trong phản ứng là: A. Chất oxi hóa. B. Chất khử. C. Chất tạo môi trường. D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường. Câu 14:Trong phản ứng 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl, vai trò của H2S là. A. Chất oxi hóa. B. chất khử. C. Axit. D. Vừa oxi hóa vừa khử. Câu 15:Cho phản ứng. 4HNO3đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. Trong phản ứng trên, HNO 3 đóng vai trò là : A. chất oxi hóa B. axit C. môi trường. D. chất oxi hóa và môi trường Câu 16:Cho quá trình . Fe2+ → Fe3++ 1e. Đây là quá trình: A. Oxi hóa B. Khử C. Nhận proton D. Tự oxi hóa – khử Câu 17: Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 là : A. +2. B. +4. C. +6. D. +8. Câu 18:Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là:s A. -2, -1, -2, -0,5. B. -2, -1, +2, -0, 5. C. -2, +1, +2, +0,5. D. -2, +1, -2, +0,5. Câu 19:Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử ? A. NH3 + HCl NH4Cl B. H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O C. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl D. 4NH3 + 3O2 2N2 +6H2O Câu 20:Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hóa? A. HCl + AgNO3 AgCl+ HNO3 B. 2HCl + Mg MgCl2 + H2 C. 8HCl + Fe3O4 FeCl2 + 2 FeCl3 + 4H2O D. 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O Câu 21:Trong phản ứng. 3Cu + 8HNO 3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là: A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 22:Cho phản ứng:Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng trên là: A. 21. B. 26. C. 19. D. 28. Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng:KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là : A. 5 và 2 B. 2 và 10. C. 2 và 5. D. 5 và 1. 2+ Câu 24:Trong phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, một mol Cu đã A. Nhận 1 mol electron. B. Nhường 1 mol e. C. Nhận 2 mol electron. D. Nhường 2 mol electron. Câu 25:Trong phản ứng FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ A. nhường (2y – 3x) e. B. nhận (3x – 2y) e. C. nhường (3x – 2y) e. D. nhận (2y – 3x) e. Câu 26:Cho sơ đồ phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O Sau khi cân bằng, hệ số của HNO3 là: A. 13x - 9y. B. 23x - 9y.C. 23x - 8y. D. 16x - 6y. Câu 27:Cho các phản ứng sau (ở đk thích hợp) :
- SO2 + Na2SO3 + H2O → 2NaHSO3 (1) SO2 + O3→ SO3 + H2O (2) SO2 + H2S → 3S + 2H2O (3) SO2 + C → S + CO2 (4) 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 (5) Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng SO2 đóng vai trò chất oxi hóa ? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 28: Cho cácphản ứng: (I) Fe+ 2HCl F e C l 2 + H 2 → (II) Fe3O4+ 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O ; → (III) 2KMnO4 + 16HCl 2 K C l + 2 M n C l 2 + 5 C l 2 + 8 H 2 O ; → (IV)FeS+ HCl FeCl2 + H2S; → (IV) 2Al+ 6HCl 3 2; → 2AlCl + H Số phản ứngmàHClđóng vai trò là chất khử là: A.3 B .2. C.4 D.1 Câu 29: Phản ứng tỏa nhiệt là gì? A. Là phản ứng phóng năng lượng dạng nhiệt. B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt. C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt Câu 30:Điều kiện để xảy ra phản ứng tỏa nhiệt (t= 25oC)? o tH 298K 0. B. tHo298K 0.C. tHo298K 0.D. tHo298K 0. Câu 31:Thế nào là phản ứng thu nhiệt? A. Là phản ứng phóng năng lượng dạng nhiệt. B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt. C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. Câu 32:Trong các quá trình sau quá trình nào là quá trình thu nhiệt: A. Vôi sống tác dụng với nước B. Đốt than đá. C. Đốt cháy cồn. D. Nung đá vôi. Câu 33: Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau: C (s) + H2O (g) CO (g) + H2 (g) tHo298K= +121,25 kJ (1) CuSO4 (aq) + Zn (s) ZnSO4 (aq) + Cu (s) tHo298K= -230,04 kJ (2) Chọn phát biểu đúng: A. Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng 2 là phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng 2 là phản ứng tỏa nhiệt . C. Phản ứng (1) và (2) là phản ứng thu nhiệt. D. Phản ứng (1) và (2) là phản ứng tỏa nhiệt. Câu 34: Nhiệt suất thường được chọn ở điều kiện chuẩn là ? A. 20oC. B. 25oC C. 24oC. D. 22oC. Câu 35:Cho phản ứng: N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g) Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol N2 phản ứng hết sẽ tỏa ra 91,8kJ. Enthalpy tạo thành chuẩn của NH3 là: A. tHo298K = -91,8 kJ/mol B. tHo298K = 91,8 kJ/mol o C. tH 298K = -45,9 kJ/mol D. tHo298K = 45,9kJ/mol Câu 36:Cho các phản ứng dưới đây: (1) CO(g) +O2 (9) — CO2 (g) tHo298K = - 283 kJ (2) C (s) + H2O (g) + CO (g) + H2 (9) tHo298K = + 131,25 kJ (3) H2 (g) + F2 (g) → 2HF (g) tHo298K = - 546 kJ (4) H2 (9) + Cl2 (g)— 2HCI (g) tHo298K = - 184,62 kJ Phản ứng xảy ra thuận lợi nhất là: A. Phản ứng (1). B. Phản ứng (2). C. Phản ứng (3). D. Phản ứng (4). Câu 37: Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng. 2H2(g) + O2 (g) → 2H2O (l) = - 571,68 kJ Phản ứng trên là phản ứng A. thu nhiệt và hấp thu 571,68 kJ nhiệt. B. không có sự thay đổi năng lượng.
- C. toả nhiệt và giải phóng 571,68 kJ nhiệt D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. Câu 38: Cho phương trình nhiệt hóa học: N2(g) + O2(g) 2NO(g), = +89,6 kJ/mol Chọn phát biểu đúng? A. Phản ứng thu nhiệt từ môi trường. B. Phản ứng tỏa nhiệt ra môi trường. C. Phản ứng tự xảy ra D. Nhiệt độ môi trường xung quanh hệ tăng lên. Câu 39: Cho năng lượng liên kết: EH-H = 436 kJ/mol; ECl-Cl = 242 kJ/mol và Năng lượng liên kết H-Cl của khí HCl tính theo các giá trị trên là A. 434,31 kJ/mol. B. 184,62 kJ/mol. C. 443,62 kJ/mol. D. 265,31 kJ/mol. Câu 40: Cho năng lượng liên kết: EH-H = 436 kJ/mol; EN-H = 391 kJ/mol; EN≡N = 945 kJ/mol và phản ứng điều chế NH3 bằng quy trình Haber - Bosch: N2 + H2 2NH3. Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của NH3 (g) là A. 46,5 kJ/mol. B. 93 kJ/mol. C. -46,5 kJ/mol. D. -93 kJ/mol. 0 Câu 41:Tính hiệu ứng nhiệt ở 25 C của phản ứng: 2Al(s) + Fe2O3(s) 2Fe(s) + Al2O3(s), biết nhiệt tạo thành chuẩn của Al2O3 là -1667,82 kJ/mol, Fe2O3-1648,8 kJ/mol. A.-3316,62 kJ. B. -19,02 kJ. C. -848,54 kJ. D. 662,96 kJ. Câu 42:Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng: CaCO 3(r) CaO(r) + CO2(k). Biếtnhiệt tạo thành (kJ/mol) của các chất - 1206,9 - 635,6 - 393,5 lần lượt là CaCO3(r); CaO(r); CO2(k) A.-239,9kJ.B. -177,8 kJ. C. + 177,8 kJ. D.+ 239,9 kJ. Câu 43: Cho phản ứng: CO(g) + 1/2O2(g) CO2(g) có nhiệt phản ứng là chuẩn -282,98 kJ. Biết nhiệt tạo thành chuẩn (kJ/mol) của CO2 là -393,51. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO là A. -110,53 kJ. B. +110,53 kJ. C. -676,5 kJ. D.+ 676,5 kJ. Câu 44: Cho phản ứng: CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) +2H2O(l) có nhiệt phản ứng là chuẩn -890,35 kJ. Biết Nhiệt tạo thành chuẩn (kJ/mol) của CH4 và CO2 lần lượt là -78,4 và -393,51. Nhiệt tạo thành chuẩn của H2O là A. -285,83 kJ. B. -315,11 kJ. C. -571,65 kJ. D.+ 681,13 kJ. Câu 45: Cho phản ứng 2Fe(s)+ O2(g) 2FeO(s) ; ∆Hr,298 = -544 kJ. Nhiệt tạo thành chuẩn của FeO là A. + 544 kJ/molk B. - 544 kJ/molk C. + 272 kJ/molk D. - 272 kJ/molk Câu 46: Tính hiệu ứng nhiệt ở 250C của phản ứng: 2Al(s) + Fe2O3(s) 2Fe(s) + Al2O3(s), biết nhiệt tạo thành chuẩn của Al2O3 là -1667,82 kJ/mol, Fe2O3-1648,8 kJ/mol. A.-3316,62 kJ. B. -19,02 kJ. C. -848,54 kJ. D. 662,96 kJ. Câu 47:Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hoá học. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 48:Tốc độ phản ứng là độ biến thiên A. nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích. B. nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. C. số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích. D. thể tích của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Câu 49:Nhận định nào dưới đây đúng? A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng. C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 50:Cho phản ứng: X + YZ.Nồng độ ban đầu của X là 0,12 mol/l; của Y là 0,1 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của Y giảm xuống còn 0,078 mol/l. Nồng độ còn lại (mol/l) của chất X là: A. 0,042. B. 0,098. C. 0,02. D. 0,034. Câu 51:Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/l. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/l. Tốc độ phản ứng trong trường hợp này là: A. 0,0003 mol/l.s. B. 0,00025 mol/l.s. C. 0,00015 mol/l.s. D. 0,0002 mol/l.s. Câu 52:Thực nghiệm cho biết tốc độ phản ứng A2 + B2 2AB được tính theo biểu thức:v = k.[A2][B2]. Trong các điều khẳng định dưới đây, khẳng định nào phù hợp với biểu thức trên? A. Tốc độ phản ứng hoá học được đo bằng sự biến đổi nồng độ các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng. C. Tốc độ phản ứng giảm theo tiến trình phản ứng.
- D. Tốc độ phản ứng tăng lên khi có mặt chất xúc tác. Câu 53:Tốc độ của một phản ứng có dạng: (A, B là 2 chất khác nhau). Nếu tăng nồng độ A lên 2 lần, nồng độ B không đổi thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần. Giá trị của x là A. 3. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 54:Cho phản ứng: A + xB ABx. Khi tăng nồng độ các chất lên 2 lần thấy tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần. Giá trị của x là A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 55: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1). Nhiệt độ. (2). Nồng độ, áp suất. (3). Chất xúc tác. (4). Diện tích bề mặt. A. (1),(3) B. (2),(4) C. (1),(2),(4) D. (1),(2),(3),(4) Câu 56. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ, áp suất. B. Tăng diện tích. C. Nồng độ. D. Xúc tác. Câu 57. Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia? A. Chất lỏng B. Chất rắn C. Chất khí. D. Chất khí và lỏng Câu 58. Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. đốt trong lò kín B. xếp củi chặt khít C. thổi hơi nước D. thổi không khí khô. Câu 59. Cho phản ứng hóa học.A(k) + 2B(k) → AB2(g). Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu: A. Tăng áp suất B. Tăng thể tích của bình phản ứng. C. Giảm áp suất. D. Giảm nồng độ của A Câu 60. Tăng nhiệt độ của một hệ phản ứng sẽ dẫn đến sự va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng. Tính chất của sự va chạm đó là A. Thoạt đầu tăng, sau đó giảm dần. B. Chỉ có giảm dần. C. Thoạt đầu giảm, sau đó tăng dần. D. Chỉ có tăng dần. Câu 61. Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H 2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi? A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. C. Thực hiện phản ứng ở 50oC. D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu. Câu 62.Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm. nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohydric. Nhóm thứ nhất: Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M. Nhóm thứ hai: Cân 1g bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M. Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do. A. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn. B. Diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn. C. Nồng độ kẽm bột lớn hơn. D. Nhóm thứ nhất dùng axit ít hơn. Câu 63.Có phương trình phản ứng. 2A + B → C.Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức.v=k[A]2.[B]. Hằng số tốc độ k phụ thuộc: A. Nồng độ của chất A. B. Nồng độ của chất B. C. Nhiệt độ của phản ứng. D. Thời gian xảy ra phản ứng. Câu 64.Khi đốt than trong lò, đậy nắp lò sẽ giữ than cháy được lâu hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong ví dụ trên là A. nhiệt độ; B. nồng độ; C. chất xúc tác; D. diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 65.Phát biểu nào sau đây sai? A. Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn; B. Áp suất của các chất khí tham gia phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn; C. Diện tích bề mặt càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng lớn; D. Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn. Câu 66.Cho phản ứng sau. 2KMnO4 (s) → K2MnO4 (s) + MnO2 (s) + O2 (g). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng này là: A. Nhiệt độ; B. Kích thước KMnO4 (s); C. Áp suất; D. Nhiệt độ và áp suất. Câu 67.Người ta sử dụng phương pháp nào để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau. Nén hỗn hợp khí N2 và H2 ở áp suất cao để tổng hợp NH3. A. Tăng nhiệt độ; B. Tăng áp suất;
- C. Tăng thể tích; D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 68.Cho hiện tượng sau. Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất. Hiện tượng trên thể hiện ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phản ứng? A. Nồng độ; B. Nhiệt độ; C. Diện tích bề mặt tiếp xúc; D. Chất xúc tác. Câu 69.Người ta vận dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau: Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng. A. Nồng độ; B. Nhiệt độ; C. Áp suất; D. Chất xúc tác. Câu 70.Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng: (a) Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang). (b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống. (c) Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke. (d) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2. Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 71. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố halogen là các nguyên tố nhóm nào? A. IA. B. IIA. C. VIA. D. VIIA. Câu 72. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố halogen? A. Fluorine. B. Bromine. C. Oxygen. D. Iodine. Câu 73. Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng A. ns2np5. B. ns2np4. C. ns2. D. ns2np6. Câu 74. Đi từ fluorine đến iodine, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Tăng sau đó giảm dần. D. Giảm sau đó tăng dần. Câu 75. Đi từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không thay đổi. D. Tăng sau đó giảm dần. Câu 76. Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại ở dạng gì? A. Một nguyên tử. B. Phân tử hai nguyên tử. C. Phân tử ba nguyên tử. D. Phân tử bốn nguyên tử. Câu 77. Ở điều kiện thường, đơn chất halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 78. Ở điều kiện thường, đơn chất chlorine có màu: A. Lục nhạt. B. Vàng lục. C. Nâu đỏ. D. Tím đen. Câu 79. Đi từ fluorine đến iodine, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không thay đổi. D. Không xác định được. Câu 80. Phản ứng giữa đơn chất halogen nào sau đây với hydrogen diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp? A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. F2. Câu 81. Chọn phát biểu đúng. A. Từ fluorine đến iodine, tính oxi hóa giảm dần. B. Mức độ phản ứng với hydrogen tăng dần từ fluorine đến iodine. C. Độ bền nhiệt của các phân tử tăng từ HF đến HI. D. Phản ứng hydrogen và clorine là phản ứng một chiều, cần đun nóng. Câu 82. Dung dịch Br2 có thể phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. NaI. Câu 83. Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch nào sau đây để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng? A. NaBr. B. NaOH. C. KOH. D. MgCl2. Câu 84. Vì sao các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau? A. Có cùng số e lớp ngoài cùng. B. Có cùng số e độc thân. C. Có cùng số lớp e. D. Có tính oxi hóa mạnh. Câu 85. Đâu không phải là đặc điểm chung của các Halogen? A. Đều là chất khí ở điều kiện thường. B. Đều có tính oxi hóa. C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.D. Khả năng tác dụng với H2O giảm dần từ F2 tới I2. Câu 86. Phương trình hóa học nào dưới đây là không chính xác? A. H2 + Cl2 2HCl. B. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2. C. Cl2 + 6KOHđặc 5KCl + KClO3 + 3H2O. D. I2 + 2KCl 2KI + Cl2.
- Câu 87. Dung dịch acid nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh? A. H2SO4 loãng B. HCl loãng C. HF loãng D. H2SO4 đặc nóng Câu 88. Phản ứng giữa các chất nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử? A. Mg + HCl B. MnO2 + HCl C. Fe3O4 + HCl D. CaCO3 + HCl Câu 89. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl, quỳ tím A. Đỏ B. Xanh C. Không đổi D. Mất màu Câu 90. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là A. Fe B. Zn C. Cu D. Ag Câu 91. Tại sao hydrogen fluoride có nhiệt độ sôi bất thường so với các hydrogen halide khác? A. Do nguyên tử nguyên tố fluorine có độ âm điện lớn. B. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn có tương tác van der Waals. C. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết hydrogen với nhau. D. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết cho – nhận với nhau. Câu 92. Từ HF đến HI, tính acid của các dung dịch hydrogen halide biến đổi như thế nào? A. Giảm dần. B. Tăng dần. C. Tăng sau đó giảm dần. D. Không xác định được. Câu 93. Để phân biệt các dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI, ta dùng A. dung dịch HCl. B. quỳ tím. C. dung dịch BaCl2. D. dung dịch AgNO3. Câu 94. Chất nào có tính khử mạnh nhất? A. HF B. HI C. HBr D. HCl Câu 95. Dung dịch AgNO3không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. NaCl B. NaI C. NaBr D. NaF Câu 96. Trong phương trình MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O thì hệ số cân bằng của HCl là bao nhiêu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 97. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric? A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. B. Fe2O3,KMnO4¸Fe,CuO, AgNO3. C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2. D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2. Câu 98. Brom bị lẫn tạp chất là Clo. Cách nào sau đây có thể thu được brom tinh khiết? A. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch NaOH B. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch nước C. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch NaBr D. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch NaI. Câu 99.Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết clo tác dụng không hoàn toàn với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất : A. HCl, HClO B. HClO, Cl2, H2O C. H2O, HCl, HClO C. H2O, HCl, HClO, Cl2 Câu 100. Cho phản ứng: KMnO4 + HCl (đặc) → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O Hệ số cân bằng phản ứng là các số tối giản. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là: A. 5 B. 8 C. 10 D. 16 C. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid. Xét phản ứng đốt cháy: (a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. (b) Tính thể tích không khí (chứa 21% thể tích oxygen, ở điều kiện chuẩn) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,4 tấn FeS2 trong quặng pyrite. Câu 2. Điiot pentaoxit (I2O5) tác dụng với cacbon monooxit tạo ra cacbon đioxit và iot. a. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử trên. b. Khi cho một lít hỗn hợp có chứa CO và CO2 tham gia phản ứng thì khối lượng điiot pentaoxit bị khử là 0,5 gam. Tính thành phần phần trăm về thể tích của CO trong hỗn hợp khí. Biết rằng ở điều kiện thí nghiệm, thể tích mol của chất khí V = 24 lít. Câu 3. Sodium peroxide (Na2O2), potassium superoxide (KO2) là những chất oxi hóa mạnh, dễ dạng hấp thụ khí carbon dioxide và giải phóng khí oxygen. Do đó, chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí carbon dioxide và cung cấp khí oxygen cho con người trong hô hấp theo các phản ứng sau: Na2O2 + CO2 → Na2CO3 + O2↑ KO2 + CO2 → K2CO3 + O2↑ (a) Cân bằng các phương trình hóa học trên biết rằng nguyên tử oxygen trong Na 2O2, KO2 là nguyên tố tự oxi hóa – khử.
- (b) Theo nghiên cứu, khi hô hấp, thể tích khí carbon dioxide một người thải ra xấp xỉ thể tích oxygen hút vào. Cần trộn Na2O2 và KO2 theo tỉ lệ số mol như thế nào để thể tích khí carbon dioxide hấp thụ bằng thể tích khí oxygen sinh ra? Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 2,52 g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479 L hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 8,84 g chất rắn. (a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X. (b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 5. Xét phản ứng phân hủy N2O5 ở 45oC: N2O5(g) → N2O4(g) + ½ O2(g) Sau 184 giây đầu tiên, nồng độ của N 2O4 là 0,25M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo N 2O4 trong khoảng thời gian trên Câu 6.Trong một thí nghiệm, người ta đo được tốc độ trung bình của phản ứng của zinc (dạng bột) với dung dịch H2SO4 loãng là 0,005 mol/s. Nếu ban đầu cho 0,4 mol zinc (dạng bột) với dung dịch H2SO4 ở trên thì sau bao lâu còn lại 0,05 mol zinc. Câu 7. Cho phản ứng đơn giản sau:H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) a. Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng trên b. Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2? Câu 8.Cho phản ứng của các chất ở thể khí: I2 + H2 2HI. Biết tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ của các chất tham gia phản ứng với số mũ là hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình hóa học a)Hãy viết phương trình tốc độ của phản ứng này. b)Ở một nhiệt độ xác định, hằng số tốc độ của phản ứng này là 2,5.10 -4 L/(mol.s). Nồng độ đầu của I2 và H2 lần lượt là 0,02M và 0,03M. Hãy tính tốc độ phản ứng: -Tại thời điểm đầu. -Tại thời điểm đã hết một nửa lượng I2. Câu 9.Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng xảy ra trong pha khí như sau: 4NH3 + 5O24NO + 6H2O. Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (bình kín) 560ml khí NH3 và 672ml khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đktc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432g nước tạo thành. a) Viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng. b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo đơn vị mol/h. c) Tính số mol NH3 và O2 sau 2,5 giờ. Câu 10. Một phản ứng ở 45oC có tốc độ phản ứng là 0,068 mol/l.s. hỏi phải giảm nhiệt độ xuống bao nhiêu để tốc độ phản ứng là 0,017 mol/l.s. Giả sử trong khoảng nhiệt độ thí nghiệm, hệ số nhiệt độ Van’t Hof của phản ứng bằng 2 Câu 11.Đặt cốc thủy tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M đến khối lượng 100 g. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khí thoát ra, cân thể hiện giá trị 105,5 g. a) Khối lượng magnesium thêm vào là bao nhiêu? b) Tính khối lượng muối và thể tích khí hydrogen (đkc) được tạo ra. Câu 12.“Muối i-ốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) có bổ sung một lượng nhỏ potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, nhằm ngăn bệnh bướu cổ, phòng ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển, … Trong 100 g muối i-ốt có chứa hàm lượng ion iodide dao động từ 2 200 g – 2 500 g; lượng iodide cần thiết cho một thiếu niên hay trưởng thành từ 66 g – 110 g/ngày. Trung bình, một thiếu niên hay trưởng thành cần bao nhiêu g muối i-ốt trong một ngày? Câu 13.Rong biển, còn gọi là tảo bẹ, loài sinh vật sống dưới biển, được xem là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Rong biển khô cung cấp đường, chất xơ, đạm, vitamin A, vitamin B 2 và muối khoáng. Trong đó, thành phần được quan tâm hơn cả là nguyên tố vi lượng iodine. Trung bình, trong 100 gam tảo bẹ khô có chứa khoảng 1 000 g iodine. Để sản xuất 1 tấn iodine thì cần bao nhiêu tấn tảo bẹ khô? Câu 14. Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị không đổi) và Mg (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3) tác dụng với 3,36 lít Cl2, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết toàn bộ Y trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 1,12 lít H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Xác định kim loại M.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 87 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn