intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng" để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng

  1. TRƯỜNG THPT ĐỨC TRỌNG TỔ: HÓA – SINH - CN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 12 I. LÝ THUYẾT CẦN NẮM 1. Nguyên tắc, các phương pháp điều chế kim loại? Nhận ra phương pháp điều chế kim loại (thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân). Viết pthh chứng minh. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ... để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại. - Sự điện phân? Công thức tính khối lượng chất thoát ra trên bề mặt điện cực? Viết sơ đồ và phương trình điện phân các dung dịch CuSO4, AgNO3, Na2SO4, KCl (có màng ngăn; không có màng ngăn ). 2. Cấu hình electron, vị trí? Tính chất hóa học của: Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm, crom, sắt và các hợp chất của chúng (hợp chất của kim loại kiềm, Ca(OH)2 đã được học ở lớp dưới) 3. Tính chất vật lí, phương pháp điều chế và ứng dụng: Kim loại kiềm, kiềm thổ? 4. Khái niệm nước cứng, nước có tính cứng tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần? Tác hại của nước cứng? Các phương pháp làm mền nước cứng? 5. Thế nào là ô nhiễm môi trường? Các chất gây ô nhiễm không khí gồm những chất nào? Phương pháp xử lý? Chọn biện pháp để xử lý khí thải: Cl2, H2S, SO2, NO2, NH3, C2H4, C2H2, HCl sinh ra trong phòng thí nghiệm 6. Cách nhận biết các ion vô cơ trong dung dịch? II. BÀI TẬP RÈN LUYỆN ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI Câu 1: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất A. bị khử. B. nhận proton. C. bị oxi hoá. D. cho proton. Câu 2: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dd A. AgNO3. B. HNO3. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2. Câu 3: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là A. Cu. B. Al. C. CO. D. H2. Câu 4: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu. Câu 5: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Al. B. Na. C. Mg. D. Fe. Câu 6: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là A. nhiệt phân CaCl2. B. điện phân CaCl2 nóng chảy. C. dùng Na khử Ca2+ trong dd CaCl2. D. điện phân dd CaCl2. Câu 7: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. Câu 9: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dd HCl, vừa tác dụng được với dd AgNO3 ? A. Zn, Cu, Mg B. Al, Fe, CuO C. Fe, Ni, Sn D. Hg, Na, Ca Câu 10: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, FeO,Al2O3, MgO. B. Cu, Fe, Al, Mg. C. Cu, Fe, Al, MgO. D. Cu, Fe, Al2O3, MgO. Câu 11. Dẫn luồng khí H2 dư qua hỗn hợp X gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 có cùng số mol. Sau khi phản ứng kết thúc được m g Fe và 14,4g nước. Giá trị của m là: A. 33,6g B. 28g C. 22,4g D. 10,8g KIM LOẠI KIỀM VÀ H P CH T C A KIM LOẠI KIỀM Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 2: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6. C. 1s22s2 2p6 3s1. D. 1s22s2 2p6 3s23p1. -1-
  2. Câu 4: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4. Câu 5: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. NaNO3. Câu 6: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch A. KCl. B. KOH. C. NaNO3. D. CaCl2. Câu 7: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là A. NaOH, CO2, H2. B. Na2O, CO2, H2O. C. Na2CO3, CO2, H2O. D. NaOH, CO2, H2O. Câu 8: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng. Câu 9: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là A. Na2CO3 . B. MgCl2 . C. KHSO4 . D. NaCl. Câu 10: Các kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào trong các kiểu mạng sau A. Lập phương tâm khối B. Lập phương tâm diện C. Lục phương D. Tứ diện Câu 11: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực C. điện phân dung dịch NaNO3 , không có màn ngăn điện cực D. điện phân NaCl nóng chảy Câu 12: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 13: Phản ứng nhiệt phân không đúng là A. 2KNO3 t  2KNO2 + O2 . B. NaHCO3 t  NaOH + CO2 . 0 0 C. NH4Cl t  NH3 + HCl. D. NH4NO2 t  N2 + 2H2O . 0 0 + Câu 14: Quá trình nào sau đây, ion Na không bị khử thành Na? A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước C. Điện phân NaOH nóng chảy. D. Điện phân Na2O nóng chảy + Câu 15: Quá trình nào sau đây, ion Na bị khử thành Na? A. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy. C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl. D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3. Câu 16: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra: A. sự khử ion Na+. B. Sự oxi hoá ion Na+. C. Sự khử phân tử nước. D. Sự oxi hoá phân tử nước Câu 17: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với kim loại kiềm? A.O2, Cl2, HCl, H2O. B. O2, Cl2, HCl, CaCO3. C.O2, Cl2, H2SO4 (loãng), BaSO4. D. O2, Cl2, H2SO4 (loãng), BaCO3. Câu 18: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catot thu được A. Na. B. NaOH. C. Cl2. D. HCl. Câu 19: Cho một miếng Na vào dung dịch CuCl2 từ từ đến dư hiện tượng quan sát được A. Có khí thoát ra C. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh B. Có kết tủa màu xanh D. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh và sau đó tan ra Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm? A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp B. Khối lượng riêng nhỏ C. Độ cứng thấp D. Độ dẫn điện cao Câu 21: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của NaHCO3 A. Là chất lưỡng tính B. Dung dịch có môi trường axit yếu C. Tác dụng được với muối BaCl2 D. Bị phân huỷ bởi nhiệt Câu 22: Để điều chế kim loại kiềm người ta dung phương pháp A. thuỷ luyện B. nhiệt luyện C. điện phân dung dịch D. điện phân nóng chảy -2-
  3. Câu 23: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85) A. Rb. B. Li. C. Na. D. K. Câu 24: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là A. LiCl. B. NaCl. C. KCl. D. RbCl. Câu 25: Hoà tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch X. Trung hoà dung dịch X cần 100ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị m đã dùng là A. 6,9 gam. B. 4,6 gam. C. 9,2 gam. D. 2,3 gam. Câu 26: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam Kali tác dụng với 108,2 gam H2O là A. 5,00% B. 6,00% C. 4,99%. D. 4,00% Câu 27: Cho 0,2mol Na cháy hết trong O2 dư thu được sản phẩm rắn A. Hoà tan hết A trong nước thu được 0,025mol O2. Khối lượng của A bằng bao nhiêu gam? A. 3,9 gam B. 6,6gam C. 7,0 gam D. 7,8gam Câu 28: Cho 0,02 mol Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là A. 0,672 lít. B. 0,224 lít. C. 0,336 lít. D. 0,448 lít. Câu 29: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 400. B. 200. C. 100. D. 300. Câu 30: Cho mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước dư, thu được dd X và 3,36 lit H2 ở đktc. Thể tích dd H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dd X là : A. 150ml B. 75ml C. 60ml D. 30ml KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ H P CH T C A KIM LOẠI KIỀM THỔ Câu 1: Kim loại nào sau đây không thuộc loại kim loại kiềm thổ A. Be. B. Mg. C. Ca. D. K. Câu 2: Công thức chung của oxit kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là A. R2O3. B. R2O. C. RO. D. RO2. Câu 3: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây không phản ứng được với nước? A. Ba B. Be C. Ca D. Sr Câu 4: Phương pháp điều chế kim loại nhóm IIA là A. phương pháp thuỷ luyện. B. phương pháp nhiệt luyện. C. phương pháp điện phân. D. tất cả đều đúng. Câu 5: Khi cho Ca kim loại vào các chất dưới đây, trường hợp nào không có phản ứng của Ca với nước? A. H2O B. dd HCl vừa đủ C. dd NaOH vừa đủ D. dd CuSO4 vừa đủ Câu 6: Cho Ca vào dung dịch NH4HCO3 thấy xuất hiện: A. Kết tủa trắng và khí mùi khai bay lên B. Kết tủa trắng C. Kết tủa trắng, sau đó tan dần D. Có khí mùi khai bay lên Câu 7: Cho sơ đồ : Ca  A  B  C  D  Ca. Công thức của A, B, C, D lần lượt là A.CaCl2, CaCO3, Ca(HCO3)2, CaSO4 B. Ca(NO3)2, CaCO3, Ca(HCO3)2, CaCl2 C. CaCl2, Ca(HCO3)2, CaCO3, Ca(OH)2 D. CaO, CaCO3, Ca(NO3)2 , CaCl2 Câu 8: Dung dịch có pH > 7 là: A. NaCl B. Ca(OH)2 C. Al(OH)3 D. AlCl3 Câu 9: Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng hoá học xảy ra là A. có kết tủa trắng, kết tủa không tan trong CO2 dư. B. có kết tủa trắng, kết tủa tan trong CO2 dư. C. không có kết tủa. D. không có hiện tượng gì xảy ra. Câu 10: Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động A. CaCO3   CaO + CO2. B. Ca(OH)2 + 2CO2   Ca(HCO3)2. C. Ca(HCO3)2   CaCO3 + CO2 + H2O. D. CaCO3 + CO2 + H2O   Ca(HCO3)2. Câu 11: CaCO3 tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ? -3-
  4. A. CH3COOH ; MgCl2 ; H2O + CO2 B. CH3COOH ; HCl ; H2O + CO2 C. H2SO4 ; Ba(OH)2 ; CO2 + H2O D. NaOH ; Ca(OH)2 ; HCl ; CO2 Câu 12: Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. CaSO4 + Na2CO3 B. Ca(OH)2 + MgCl2 C. CaCO3 + Na2SO4 D. CaSO4 + BaCl2 Câu 13: Xét phản ứng nung vôi: CaCO3  CaO + CO2 (  H>0). Để thu được nhiều CaO, ta phải : A. Hạ thấp nhiệt độ B. Tăng nhiệt độ C. Quạt lò đốt, đuổi bớt khí CO2 D. B, C đều đúng Câu 14: Loại thạch cao nào dùng để đúc tượng? A. Thạch cao sống CaSO4.2H2O B. Thạch cao khan CaSO4 C. Thạch cao nung 2CaSO4.H2O D. A, B, C đều đúng. Câu 15: Nước cứng tạm thời chứa A. ion HCO3-. B. ion Cl-. C. ion SO42-. D. tất cả đều đúng.   Câu 16: Có 3 mẫu nước có chứa các ion sau: (1) Na , Cl , HCO3 , SO4 ; (2) K  , Mg 2 , HCO3 ,SO2   2 4  (3) Ca 2 , Cl , HCO3 .Mẫu nước cứng là: A. (1), (2) B. (1), (3) C. (2), (3) D. (1), (2), (3) Câu 17: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của A. ion Ca2+ và Mg2+. B. ion HCO3-. C. ion Cl- và SO42-. D. tất cả đều đúng. Câu 18: Phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời là A. dùng nhiệt độ. B. dùng Ca(OH)2 vừa đủ. C. dùng Na2CO3. D. tất cả đều đúng. Câu 19: Dãy gồm các chất đều có thể làm mềm được nước cứng vĩnh cửu là A. Ca(OH)2 , Na2CO3, NaNO3 B. Na2CO3, Na3PO4 C. Na2CO3, HCl D. Na2SO4 , Na2CO3 Câu 20. Khi điện phân MgCl2 nóng chảy, A. ở cực dương, ion Mg2+ bị oxi hoá B. ở cực âm, ion Mg2+ bị khử C. ở cực dương, nguyên tử Mg bị oxi hoá D. ở cực âm, nguyên tử Mg bị khử Câu 21. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ A. có kết tủa trắng B. có bọt khí thoát ra C. có kết tủa trắng và bọt khí D. không có hiện tượng gì Câu 22. Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca ? A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn B. Điện phân CaCl2 nóng chảy C. Dùng Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2 D. Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao Câu 23. Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên ? A. Quỳ tím B. Phenolphtalein C. Na2CO3 D. AgNO3 Câu 24: Để nhận biết 3 chất rắn màu trắng : NaCl ; Na2CO3 ; BaCO3 có thể dùng dung dịch nào sau đây A. HCl B . NaOH C. H2SO4 D. K2SO4 Câu 25 : cho các dung dịch : BaCl2 ; Ca(OH)2 ; Na3PO4 ; Na2CO3 ; NaOH ; HCl . có bao nhiêu chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 26. Cho 0,54g kim loại B có hóa trị không đổi tác dụng hết với dung dịch axít HCl tạo thành 672cm3 khí H2 (đktc). Kim loại B là: A. Al B. Mg C. Zn D. Fe Câu 27: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại nhóm IIA. Sau một thời gian thu được ở catot 8 gam kim loại, ở anot 4,48 l khí (đktc). Công thức của muối là: A. MgCl2 B. BaCl2 C. BeCl2 D. CaCl2 Câu 28. Hấp thụ toàn bộ 2,24 lít CO2 (đkc) vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M sẽ thu được một lượng kết tủa là: A. 10g B. 8g C. 6g D. 2g Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lit CO2 (đktc) vào 2 lit dung dịch Ba(OH)2 aM, không có kết tủa tạo thành. Giá trị a là A. 0,1 B. 0,15. C. 0,25. D. 0,35. Câu 30. Nung 13,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp nhóm IIA thu được 6,8g oxit. Công thức 2 muối và phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ;à: -4-
  5. A. MgCO3 (62,69%) và CaCO3 (37,31%) B. MgCO3 (62,69%) và BaCO3 (37,31%) C. BaCO3 (62,7%) và CaCO3 (37,35) D. MgCO3 (63,5%) và CaCO3 (36,5%) Câu 31. Cho 10,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 6720ml H2 ( đktc).Hai kim loại đó là: (Be=9, Mg =24, Ca =40, Sr = 87, Ba =137) A. Be và Mg. B. Ca và Sr. C. Mg và Ca. D. Sr và Ba. Câu 32: Nung 8,4g muối cacbonat (khan) của 1 kim loại kiềm thổ thì thấy có CO2 và hơi nước thoát ra. Dẫn CO2 vào dd Ca(OH)2 dư thu được 10g kết tủa. Vậy kim loại đó là: A. Be B. Mg C. Ca D. Ba Câu 33: Nhiệt phân hoàn toàn 2,84 g hỗn hợp X gồm 2 muối MgCO3 và CaCO3. Dẫn toàn bộ khí sinh ra qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 3,0 g kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng của MgCO3 và CaCO3 trong hỗn hợp X lần lượt là: A. 29,58% và 70,42% B. 35,21% và 64,79% C. 70,42% và 29,58% D. 64,79% và 35,21% Câu 34: Cho a gam hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 tác dụng hết với V lít dung dịch HCl 0,4M thấy giải phóng 4,48 lít CO2 (đktc), dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 10 g B. 15 g C. 20 g D. 25 g NHÔM VÀ H P CH T C A NHÔM Câu 1: Cho biết số thứ tự của Al trong bảng tuần hoàn là 13. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Al thuộc chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm III B. Al thuộc chu kỳ 3, phân nhóm phụ nhóm III C. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2 D. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 Câu 2: Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lý của nhôm là chưa chính xác? A. Màu trắng bạc B. Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, tốt hơn các kim loại Ag và Cu C. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng D. Là kim loại nhẹ Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là của Al ? A.kim loại nhẹ, màu trắng B. kim loại nặng, màu đen C. kim loại dẻo,dẽ dát mỏng,kéo thành sợi D. kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt Câu 4: Có ba chất Mg, Al, Al2O3 . Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử là chất nào sau đây? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch HNO3 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch CuSO4 Câu 5: Cho phản ứng sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Hệ số của các chất trong phản ứng là A. 8, 30, 8, 3, 9 B. 8, 30, 8, 3, 15 C. 30, 8, 8, 3 , 15 D. 8, 27, 8, 3, 12 Câu 6: Bình làm bằng nhôm có thể đựng được dd axit nào sau đây? HNO3 (đặc nóng) B. HNO3 (đặc nguội) C. HCl D. H3PO4 (đặc nguội) Câu 7: Cho nhôm vào dd NaOH dư sẽ xảy ra hiện tượng: A. Nhôm tan, có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa và kết tủa tan B. Nhôm không tan C. Nhôm tan, có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa D. có khí thoát ra Câu 8: Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot. (b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu. (c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa. (d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. (e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Nhôm oxit là hợp chất : A.Vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ. B.Chỉ có tính axit C.Vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. D.Chỉ có tính bazơ Câu 10: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch A. NaOH và HCl. B. KCl và NaNO3. C. NaCl và H2SO4. D. Na2SO4 và KOH. Câu 11: Dẫn CO dư qua hổn hợp gồm Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được hổn hợp rắn gồm: -5-
  6. A. Al2O3, Fe, Cu, MgO B. Al, Fe, Cu, Mg C. Al, Fe, Cu, MgO D. Al2O3, Fe, Cu, Mg Câu 12: Cho các chất: Na, Na2O, Al, Al2O3, Mg. Dùng H2O có thể nhận biết được: A. 5 chất B. 4 chất C. 3 chất D. 2 chất Câu 13: Chất không có tính lưỡng tính là A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al2O3. D. Al(OH)3. Câu 14: Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3, dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 và dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư sẽ thu được một sản phẩm như nhau, đó là: A. NaCl B. NH4Cl C. Al(OH)3 D. Al2O3 Câu 15: Cho K vào dd AlCl3 thu được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn. Sục CO2 vào dd còn lại thấy có kết tủa thêm. Số phản ứng đã xảy ra là : A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Al  X  Al(OH)3  Y  Al(OH)3  R  Al. X, Y, R lần lượt là: A. NaAlO2 , AlCl3 , Al2O3 . B. KAlO2 , Al2(SO4)3 , Al2O3. C. Al2O3 , AlCl3 , Al2S3 D. A và B Câu 17: Phèn chua có công thức nào? A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O B. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O C. CuSO4.5H2O D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O Câu 18: Cho từ từ lượng nhỏ Na kim loại vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư, hiện tượng xảy ra như thế nào? A. Na tan, có bọt khí xuất hiện trong dung dịch. B. Na tan, có kim loại Al bám vào bề mặt Na kim loại. C. Na tan, có bọt khí thoát ra & có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa vẫn không tan D. Na tan, có bọt khí thoát ra & có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa tan dần. Câu 19: Cho các chất 1. KOH; 2. BaCl2; 3. NH3 ; 4. HCl; 5. NaCl. Chất có tác dụng với dd Al2(SO4)3 là: A.1, 2, 3 B.2, 3, 4 C.1, 3, 5 D. 2, 4, 5 Câu 20: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch A. NaOH. B. HCl. C. NaNO3. D. H2SO4. Câu 21: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 thu được dung dịch chứa những muối nào sau đây? A. NaCl B. NaCl, AlCl3, NaAlO2 C. NaCl, NaAlO2 D. NaAlO2 Câu 22. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại A. đồng. B. nhôm. C. chì. D. natri. Câu 23. Cho Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + H2O. Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là A. 1 và 3 B. 3 và 2 C. 4 và 3 D. 3 và 4 Câu 24. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do A. nhôm là kim loại kém hoạt động B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước Câu 25. Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch MgCl2, người ta dùng lượng dư dung dịch A. K2SO4. B. KOH. C. KNO3. D. KCl. Câu 26. Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ? A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat B. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 D. Cho Al2O3 tác dụng với nước Câu 27. Các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây? A. NaOH B. HNO3 C. HCl D. NH3 Câu 28: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch: AlCl3, MgCl2, NaCl là A. HCl dư. B. H2SO4 dư. C. NaOH dư. D. AgNO3 dư. Câu 29: Cho sơ đồ : AlCl3  X  Y  Z  AlCl3. X, Y, Z lần lượt là A. Al(OH)3, Al2O3, Al(OH)3. B. Al(NO3)3, Al2O3, Al(OH)3. C. Al(OH)3, Al2O3, Al. D. Al(OH)3, Al2O3, Al(NO3)3 Câu 30 : hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch KAlO2 A. có kết tủa keo trắng B. Ban đầu kết tủa sau đó kết tủa tan C. có khí thoát ra D. Không có hiện tượng gì -6-
  7. Câu 31: Cho 10 gam hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là (Cho Al = 27, O = 16) A. 46%. B. 81%. C. 27%. D. 63%. Câu 32: 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lit khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu gam? A. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3 B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3 C. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3 D. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3 Câu 33: Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lit khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lit khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu gam? A. 10,8 gam Al và 5,6gam Fe B. 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe C. 5,4 gam Al và 8,4 gam Fe D. 5,4gam Al và 2,8 gam Fe Câu 34: Hoà tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4mol khí, còn trọng lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3mol khí. Tính m A. 11,00 gam B. 12,28gam C. 13,70gam D. 19,50gam Câu 35: Cho 100ml dung dịch NaOH 2M vào 100ml dung dịch AlCl3 3M, thu được kết tủa, đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị m là: A. 1,02g B. 3,4g C. 6,8g D. Kết quả khác Câu 36: Cho hỗn hợp gồm 0,025 mol Mg và 0,03 mol Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A . Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thì thu được bao nhiêu g kết tủa A. 1,45 g B. 3,49 g C. 1,15 g D. 1,63 g Câu 37:Cho m gam hỗn hợp (Na, Al) vào nước dư thấy thoát ra 8,96 lít khí (đktc) và còn lại 2,7 gam kim loại không tan. Khối lượng m của hỗn hợp ban đầu là A. 12,7 gam B. 9,9 gam. C. 21,1 gam. D. tất cả đều sai Câu 38: Hỗn hợp A gồm Na, Al , Cu cho 12 gam A vào nước dư thu 2,24 lít khí (đktc) , còn nếu cho vào dung dịch NaOH dư thu 3,92 lít khí ( đktc). % Al trong hỗn hợp ban đầu ? A. 59,06% B. 22,5% C. 67,5 % D. 96,25% SẮT VÀ H P CH T Câu 1: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 26. Cấu hình electron của X, chu kỳ và nhóm trong hệ thồng tuần hoànlần lượt là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3d6 , chu kỳ 3 nhóm VIB. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3d6 4s2, chu kỳ 4 nhóm IIA . 2 2 6 2 5 C. 1s 2s 2p 3s 3d , chu kỳ 3 nhóm VB. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3d6 4s2, chu kỳ 4 nhóm VIIIB. Câu 2: Cho hai kim loại nhôm và sắt. A. Tính khử của sắt lớn hơn nhôm. B. Tính khử của nhôm lớn hơn sắt. C. Tính khử của nhôm và sắt bằng nhau. D. Tính khử của nhôm và sắt phụ thuộc chất tác dụng nên không thể so sánh. Câu 3: Đốt nóng một ít bột sắt nên không thể so sánh. Sau đó để nguội và cho vào bình 1 lượng dư dung dịch HCl, người ta thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có những chất nào sau đây: A. FeCl2, HCl B. FeCl3, HCl C. FeCl2, FeCl3, HCl D. FeCl2, FeCl3. Câu 4: Cho 2 lá sắt (1),(2). Lá (1) cho tác dụng hết với khí Clo. Lá (2) cho tác dụng hết với dung dịch HCl . Hãy chọn câu phát biểu đúng. A. Trong cả 2 trường hợp đều thu được FeCl2. B. Trong cả 2 trường hợp đều thu được FeCl3. C. Lá (1) thu được FeCl3, lá (2) thu được FeCl2. D. Lá (1) thu được FeCl2, lá (2) thu được FeCl3. Câu 5:Chọn phương trình điều chế FeCl2 đúng. A.Fe + Cl2  FeCl2 B. Fe +2NaCl2  FeCl2 +2Na C. Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu D. FeSO4 + 2KCl  FeCl2 + K2SO4 Câu 6: Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl 2 thu được không bị chuyển hó thành hợp chất sắt ba, người ta có thể: A. Cho thêm vào dung dịch 1 lượng sắt dư. B. Cho thêm vào dung dịch 1 lượng kẽm dư. C. Cho thêm vào dung dịch 1 lượng HCl dư. D. Cho thêm vào dung dịch 1 lượng HNO3 dư. Câu 7:Tìm câu phát biểu đúng: -7-
  8. A. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt ba chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt hai chỉ có tính khử. B. Fe chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt ba chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt hai chỉ có tính khử. C. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt ba chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt hai chỉ có tính oxi hoá . D. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt ba chỉ có tính oxi hoá, hợp chất sắt hai chỉ có tính khử và tính oxi hoá. Câu 8: Hoà tan hết 3,04 gam hỗn hợp bột kim loại sắt và đồng trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất). Vậy thành phần % sắt và đồng trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 63,2% và 36,8% B. 36,8% và 63,2% C. 50% và 50% D.36,2 % và 36,8% Câu 9: Cho 4,58 gam hỗn hợp A gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng dung dịch chứa 0,082 mol Cu SO 4 . Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C . Kết tủa C có các chất : A. Cu, Zn B. Cu, Fe C. Cu, Fe, Zn D. Cu Câu 10: Cho Fe tác dụng vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa: A. Fe(NO3)2, AgNO3 B. Fe(NO3)3, AgNO3 C. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)2. Câu 11: Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 . Kim loại nào tác dụng được với cả 3 dung dịch muối ? A. Fe B. Cu, Fe C. Cu D. Ag Câu 12:Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch chứa hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và FeNO3)3. Phương trình phản ứng xảy ra là : A. Fe +2Fe(NO3)3 3 Fe(NO3)2 B. Fe +Fe(NO3)2 3 Fe(NO3)3 C. Phương trình ở câu A, B đều xảy ra. D. Phương trình ở câu A, B đều không xảy ra. Câu 13: Khi cho sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư , sắt sẽ bị tác dụng theo phương trình phản ứng : A. Fe + 2 HNO3  Fe(NO3)2 + H2  B. 2Fe + 6HNO3 2 Fe(NO3)3 + 3H2  C. Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + 4NO2  + 4H2O D. Fe + 6HNO3  Fe(NO3)3 + 3NO2  + 3H2O Câu 14: Cho vào ống nghiệm 1 ít mạt sắt rồi rót vào một ít dung dịch HNO3 loãng. Ta nhận thấy có hiện tựơng sau: A. Sắt tan, tạo dung dịch không màu, xuất hiện khí màu nâu đỏ. B. Sắt tan, tạo dung dịch không màu , xuất hiện khí không màu hoá nâu đỏ trong không khí. C. Sắt tan, tạo dung dịch màu vàng, xuất hiện khí màu nâu đỏ. D. Sắt tan, tạo dung dịch màu vàng, xuất hiện khí không màu hoá nâu đỏ trong không khí Câu 15: Xét phương trình phản ứng: FeCl2  Fe  FeCl3 X Y   Hai chất X, Y lần lượt là: A. AgNO3 dư, Cl2 B. FeCl3 , Cl2 C. HCl, FeCl3 D. Cl2 , FeCl3. Câu 17: Cho 20 gam sắt vào dung dịch HNO3 loãng chỉ thu được sản phẩm khử duy nhất là NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, còn dư 3,2 gam sắt. Thể tích NO thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 2,24lít B. 4,48 lít C. 6,75 lít D. 11,2 lít. Câu 18: Đốt nóng một hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe3O4 trong môi trường không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X . Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được khí H 2 bay lên. Vậy trong hổn hợp X có những chất sau: A. Al, Fe, Fe3O4, Al2O3. B. Al, Fe, Al2O3 C. Al, Fe, Fe2O3, Al2O3 D. Al, Fe, FeO, Al2O3 Câu 19: Nhiệt phân hoàn toàn chất X trong không khí thu được Fe2O3. Chất X là: A. Fe(NO3)2 B. Fe(OH)2 C. Fe(NO3)3 D. A, B, C đúng. Câu 20: Cho 1 loại oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X chứa 3,25 gam muối sắt clorua. Cho dung dịch X tác dụng hết với dung dịch bạc nitat thu đuợc 8,61 gam AgCl kết tủa. Vậy công thứa của oxit sắt ban đầu là: A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FexOy. Câu 21: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Như vậy trong dung dịch X có chứa: A. HCl, FeCl2, FeCl3 B. HCl, FeCl3, CuCl2 C. HCl, CuCl2 D. HCl, CuCl2, FeCl2. Câu 22: Lấy m gam hỗn hợp Al, Al2O3 và Fe2O3 ngâm trong dung dịch NaOH, phản ứng xong người ta thu được V(lít) khí hidro. Chất bị hoà tan là: A. Al, Al2O3 B. Fe2O3 , Fe C. Al, Fe2O3 D. Al, Al2O3 , Fe2O3. Câu 23: Cho 100ml dung dịch FeSO4 0,5 mol phản ứng với NaOH dư . Sau phản ứng lọc lấy kết tủa rồi đem nung trong không khí đến khi khối luợng không đổi. Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung là: A. 4 gam B. 5,35 gam C. 4,5 gam D. 3,6 gam. -8-
  9. Câu 24: Hoà tan hoàn toàn 1,58 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Zn, Mg bằng dung dịch HCl thu được 1,344 lít H2 (đktc). Cô can dung dịch sau phản ứng. Tính khối lượng muối khan thu được? A. 6,72 gam B. 5,84 gam C. 4,20 gam D. 6,40 gam Câu 25: Cho 40 gam hỗn hợp Ag, Au, Cu, Fe, Ze tác dụng với O2 dư nung nóng thu được m gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần 400 ml dung dịch HCl 2M(không có H 2 bay ra). Tính khối lượng muối khan thu được: A. 6,72 gam B. 44,6 gam C. 52,8 gam D. 58,2 gam Câu 26: Cho 40 gam hỗn hợp Ag, Au, Cu, Fe, Ze tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần V lít dung dịch HCl 2M. Tính V: A. 400 ml B. 200 ml C. 800 ml D. Giá trị khác. Câu 27: Khử a gam một sắt oxit bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao, người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,88 gam khí cacbonic. Công thức hoá học của oxit sắt đã dùng phải là : A. Fe3O4 B. FeO C. Fe2O3 D. hỗn hợp của Fe2O3 và Fe3O4. Câu 28: Cho 50 gam hỗn hợp bột kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3 , Fe3O4, MgO tác dụng hết với 200ml dung dịch HCl 4M(lấy vừa đủ) thu được dung dịch X. lượng muối có trong dung dịch X bằng: A. 79,2 gam B. 78,4 gam C. 72 gam D. Một kết quả khác. Câu 29: Có thể dùng một hoá chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hoá chất này là: A. HCl loãng B. HCl đặc C. H2SO4 loãng D. HNO3 loãng. Câu 30: Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO,tác dụng hết với CO dư nung nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc). Thể tích H2 là: A. 4,48 lít B. 5,6 lít C. 6,72 lít D. 11,2 lít. Câu 31: Một oxit kim loại có công thức MxOy, trong đó M chiếm 72,41 % khối l;ượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8 gam kim loại M. Hoà tan hoàn toàn lượng M bằng HNO 3 đặc nóng thu được muối của M hoá trị 3 và 0,9 mol khí NO2 . Công thức của oxit kim loại trên là A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Al2O3 Câu 32: Hoà tan 10 gam hỗn hợp gồm bột Fe và Fe2O3 bằng1 lượng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 1,12 lít H2 (đktc)và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư . Lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chầt rắn Y. Khối lượng chầt rắn Y nào sau đây là đúng: A. 11,2 gam B. 14 gam C. 12 gam D. 11,5 gam. Câu 33: Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO. Khi phản ứng hoàn toàn lọc dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được bằng: A. 3,60 gam B. 4,84 gam C. 0,56 gam D. 9,68 gam Câu 34: Trong các câu sau đây, câu nào đúng? A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3. (b) Đốt dây Fe trong khí Cl2 dư. (c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. (e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng. (g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt (II) là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. CROM VÀ H P CH T Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử crom là A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d54s1. C. [Ar]3d44s2. D. [Ar]3d2. 3+ Câu 2: Cấu hình electron của ion Cr là A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2. Câu 3: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là: A. +2; +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6. Câu 4: Số oxi hóa của crom trong hợp chất Cr2O3 là A. +4. B. +6. C. +2. D. +3. Câu 5: Công thức hóa học của kali đicromat là A. KCl. B. K2CrO4. C. K2Cr2O7. D. KNO3. Câu 6 Oxit nào tác dụng với nước tạo hỗn hợp 2 axit : A Cr2O3 B SO3 C CrO3 D SO2 -9-
  10. Câu 7. Trong số các cặp kim loại sau, cặp nào bền vững trong không khí và nước nhờ có màng ôxit bảo vệ? A. Al và Cr B. Fe và Al C.Fe và Cr D. Cu và Al Câu 8. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch CrCl3 thấy: A. Có sự tạo thành kết tủa xanh, không tan B. Có sự tạo thành kết tủa trắng, không tan C. Có sự tạo thành kết tủa lục xám, sau đó kết tủa tan dần. D. Không có hiện tượng gì Câu 9. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaCrO2 thấy: A. Có sự tạo thành kết tủa xanh, không tan B. Có sự tạo thành kết tủa trắng, không tan C. Có sự tạo thành kết tủa lục xám, sau đó kết tủa tan dần. D. Không có hiện tượng gì Câu 10. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và CrCl3 thấy có hiện tượng là A.có kết tủa, sau đó kết tủa tan hết B. có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần C. có kết tủa D. không có kết tủa Câu 11. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu da cam sang màu vàng. B. không màu sang màu da cam. C. không màu sang màu vàng. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 12. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng. C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 13. Dung dịch K2CrO4 màu vàng chuyển sang màu da cam khi tác dụng với dung dịch chất nào sau đây: A HCl B NaCl C H2O D NaOH Câu 14: Khí Br2 tác dụng với dung dịch NaCrO2 tong môi trường NaOH. Sản phẩm của phương trình phản ứng là A. Na2CrO4, NaClO, H2O B. NaCrO2, NaBr, H2O C. NaCrO2, NaClO, H2O D. Na2CrO4, NaBr, H2O Câu 15.Một hợp chất của crôm có khả năng làm bốc cháy S, P, C, C2H5OH khi tiếp xúc với nó. Hợp chất đó là: A. CrO3 B. Cr2O3 C. Cr(OH)3 D. Cr2(SO4)3 Câu 16. Cho dãy kim loại: Zn, Fe, Cr. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các KL từ trái sang phải trong dãy là A. Zn, Fe, Cr B. Fe, Zn, Cr C. Zn, Cr, Fe D. Cr, Fe, Zn Câu 17. Oxi hóa NH3 bằng CrO3 sinh ra N2, H2O, Cr2O3. Số phân tử NH3 tác dụng với một phân tử CrO3 là A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 18: Khí Cl2 tác dụng với dung dịch CrCl3 tong môi trường NaOH. Sản phẩm của phương trình phản ứng là A. Na2CrO4, NaClO, H2O B. NaCrO2, NaCl , H2O C. NaCrO2, NaClO, H2O D. Na2CrO4, NaCl, H2O Câu 19: Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch axit HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH? A. AlCl3; NaHCO3; Al2O3; Cr(OH)3 B. Ca(HCO3)2; Al(OH)3; Cr2O3; Al C. ZnSO4; Al; Al2O3; Cr2O3 D.KHCO3; MgSO4; Al(OH)3; Cr(OH)3 Câu 20: Dãy gồm các oxit lưỡng tính là A. Cr2O3, Al2O3. B. MgO, CrO3. C. CrO, Al2O3. D. Fe2O3, CaO. Câu 21: Dãy chất gồm những chất lưỡng tính là A. Al, CrO, Al(OH)3 B. Al2O3, NaHCO3, Cr2O3 C. ZnO, NaHSO4, Cr D. Zn(OH)2 , Na2CO3, Zn Câu 22: Oxit lưỡng tính là A. Cr2O3. B. MgO. C. CrO. D. CaO. Câu 23: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là A. 29,4 gam B. 59,2 gam. C. 24,9 gam. D. 29,6 gam Câu 24: Số oxy hóa của crom trong hợp chất CrO3 là A +3 B +2 C +6 D +4 Câu 25: Hai chất nào sau đây đều là hidroxit lưỡng tính A NaOH và Al(OH)3 B Cr(OH)3 và Al(OH)3 C Ca(OH)2 và Cr(OH)3 D Ba(OH)2 và Fe(OH)3 Câu 26: Crom(VI) oxit (CrO3) có màu gì? A. Màu vàng. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu xanh lục. D. Màu da cam. Câu 27: Oxit nào sau đây là oxit axit? A. CrO3. B. FeO. C. Cr2O3. D. Fe2O3. Câu 28: Dd K2Cr2O7 có màu gì? A. Màu da cam. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu lục thẫm. D. Màu vàng. Câu 29: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là A. 29,4 gam B. 27,4 gam. C. 24,9 gam. D. 26,4 gam - 10 -
  11. Câu 30: Thêm 0,02 mol NaOH vào dd chứa 0,01 mol CrCl3 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là bao nhiêu gam? A. 0,86g B. 1,03g C. 1,72g D. 2,06g Câu 31:Cho phương trình hoá học của phản ứng: 2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử. B. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa. C. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa. D. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa. Câu 32: Để điều chế được 78 g Cr từ Cr2O3 (dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất của phản ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm (gam) cần dùng tối thiểu là A. 45,0. B. 36,45. C. 48,8. D. 47,1. NHẬN BIẾT Câu 1: Có 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng riêng biệt 4 dung dịch không màu sau đây: NH 4Cl, NaCl, BaCl2, Na2CO3. Có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây đề phân biệt các lọ dung dịch trên? A. HCl. B. Quì tím. C. NaOH. D. H2SO4. Câu 2: Chỉ dùng duy nhất một dung dịch nào sau đây để tách lấy riêng Al ra khỏi hỗn hợp Al, MgO, CuO, Fe3O4 và FeO mà khối lượng Al không thay đổi? A. H2SO4 đặc nóng B. H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc nguội. D. NaOH. Câu 3: Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trênthuốc thử được chọn là A. dung dịch HCl. B. dd HNO3đặc, nguội. C. H2O D. dd KOH Câu 4: Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là NaAlO2, AgNO3, Na2S, NaNO3, để nhận biết 4 chất lỏng trên, ta có thể dùng A. dd HCl. B. dd BaCl2. C. dd HNO3. D. CO2 và H2O. Câu 5: Có 4 ống nghiệm bị mất nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dd HCl, HNO3 , KCl, K Dùng 2 hóa chất nào trong các cặp hóa chất sau đây để có thể phân biệt được các dd trên? A. Giấy tẩm quì màu tím và dd Ba(OH)2. B. Dung dịch AgNO3 và dd phenolphthalein. C. Dung dịch Ba(OH)2 và dd AgNO3. D. Giấy tẩm quì màu tím và dung dịch AgNO3. Câu 6: Để chứng tỏ sự có mặt của ion NO3- trong dd chứa các ion: NH4+, Fe3+, NO3- ta nên dùng thuốc thử là A. dd AgNO3. B. dd NaOH. C. dd BaCl2. D. Cu và vài giọt dd H2SO4đặc, đun nóng. Câu 7: Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu Ag, người ta ngâm mẫu bạc này vào một lượng dư dung dịch A. AgNO3. B. HCl. C. H2SO4 đặc nguội. D. FeCl3 Câu 8: Có 3 lọ đựng 3 chất bột riêng biệt: Al, Al2O3, Fe. Có thể nhận biết 3 lọ trên bằng 1 thuốc thử duy nhất là A. dd NaOH. B. H2O. C. dd FeCl2. D. dd HCl. Câu 9: Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau: N2, NH3, Cl2, CO2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 và Cl2 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là A. quì tím ẩm. B. dung dịch HCl. C. dd Ca(OH)2. D. dung dịch BaCl2. Câu 10: Chỉ có giấy màu ẩm, lửa, và giấy tẩm dd muối X người ta có thể phân biệt 4 lọ chứa khí riêng biệt O2, N2, H2S và Cl2 do có hiện tượng: khí (1) làm tàn lửa cháy bùng lên; khí (2) làm mất màu của giấy; khí (3) làm giấy có tẩm dd muối X hóa đen. Kết luận sai là A. khí (1) là O2; X là muối CuSO4. B. X là muối CuSO4; khí (3) là Cl2. C. khí (1) là O2; khí còn lại là N2. D. X là muối Pb(NO3)2; khí (2) là Cl2. Câu 11. Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dung dịch A. BaCl2. B. NH3. C. NaOH. D. HCl. Câu 12: Có 4 dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn : NaCl , Mg(NO3)2 ,Al(NO3)3 , Fe(NO3)2. Chọn một kim loại nào dưới đây để phân biệt 4 lọ trên? A. Na B. Al C. Fe D. Ag + 2+ 3+ 3+ + Câu 13. Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dd chứa 1 cation: NH4 , Mg , Fe , Al , Na , nồng độ khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dd NaOH cho lần lượt vào từng dd, có thể nhận biết được tối đa : A. dd chứa ion NH4+ B. hai dd chứa ion : NH4+, Al3+ C. ba dd chứa ion : NH4+, Fe3+, và Al3+ D. cả năm dung dịch Câu 14. Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dd nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau : KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO4. Chỉ dùng dd H2SO4 loãng, nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch, thì có thể nhận biết được : A. Ba(HCO3)2, K2CO3 B. Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S C. Ba(HCO3)2, K2S D. Ba(HCO3)2, K2SO4 - 11 -
  12. HÓA HỌC VÀ V N ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Câu 1: Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khoẻ con người là A. cocain B. cafein C. heroin D. nicotin Câu 2:Chất khí nào trong các chất khí sau đã gây hiệu ứng nhà kính A. SO2 B. NH3 C. CO2 D. NO2 Câu 3: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. cát. C. lưu huỳnh. D. muối ăn. Câu 4: Chất khí nào không gây ô nhiễm môi trường không khí ? A. CO2. B. CO. C. NO. D. N2. Câu 5: Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng biogas là A. phát triển chăn nuôi. B. giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn C. đốt lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. D. giảm giá thành sản xuất dầu khí. Câu 6: Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do A.khí CO2. B.khí CFC. C. mưa axit. D. quá trình sản xuất gang, thép. Câu 7: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin. Câu 8: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2. Câu 9: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch A. HCl. B. NH3. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 10: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn do có khí A. Cl2. B. H2S. C. SO2. D. NO2 Câu 11: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Hóa chất rẻ tiền dùng để loại bỏ các khí trên là A.Ca(OH)2. B. HCl. C. NaOH. D.NH3. Câu 12: Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì trong thành phần có chứa A. KNO3. B. K2S. C. K2CO3. D. K2SO4. Câu 13: Cho các chất fomon, nước đá, phân đạm, nước đá khô. Số chất bảo quản thịt cá an toàn là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy không khí dẫn qua dung dịch Pb(CH3COO)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Điều đó chứng tỏ trong không khí đã có khí A. H2S B. CO2 C. SO2 D. NH3 Câu 15: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường? A.Than đá B. Xăng, dầu C. Khí Butan (gaz) D. Khí Hiđro Câu 16: Trong các khí sau, khí nào là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khói mù quang hoá? A. NO2 B. SO2 C. CO2 D. CO Câu 17: Chất không tan trong nước gây ô nhiễm môi trường là A.NaOH B. C2H5OH C. (C17H35COO)3C3H5 D. CH3COOH Câu 18. Sau bài thực hành hoá học, trong số chất thải ở dạng dung dịch, chứa các ion : Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+...Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên ? A. Nước vôi dư. B. HNO3. C. Giấm ăn. D. Etanol. Câu 19: Để rửa ống lọ đựng anilin trong phòng thí nghiệm, ta áp dụng phương pháp nào sau đây ? A. Rửa nhiều lần bằng nước sạch. B. Cho dung dịch HCl vào tráng lọ, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. C. Rửa nhiều lần bằng nước sạch, sau đó tráng lại bằng dung dịch HCl. D. Cho dung dịch NaOH vào tráng lọ, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Câu 20: Người ta xử lí nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn kép nhôm kali K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Vì sao phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước ? A. để làm nước trong B. để khử trùng nước C. để loại bỏ lượng dư ion florua D. để loại bỏ các rong, tảo. - 12 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2