Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
lượt xem 3
download
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập giúp bạn ôn tập và hệ thống kiến thức hiệu quả. Hi vọng với tư liệu này sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
- TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN TỔ LỊCH SỬ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II Môn Lịch sử 10 NĂM HỌC 2018 2019 I. Cấu trúc: Trắc nghiệm: 24 câu (6 điểm). Tự luận: 2 câu (4 điểm). II. Nội dung: 1. Phần trắc nghiệm Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X XV). Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ XXV. Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. Bài 25: Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa nước ta dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. Bài 30, 31 Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (Bắc Mĩ, Pháp). 2. Phần tự luận Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. III. Gợi ý một số câu hỏi ôn tập phần trắc nghiệm. Câu 1: Quân đội thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ được tuyển chọn theo chế độ A. ngụ binh ư nông. B. trưng binh. C. con em trong hoàng tộc. D. nghĩa vụ quân sự. Câu 2: Vào thế kỉ XVIII, trong xã hội Pháp mâu thuẫn nào là cơ bản nhất? A. Mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong đẳng cấp thứ ba. B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với tăng lữ. C. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến. D. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến. Câu 3. Ngày 4/7/1776 được ghi vào lịch sử nước Mĩ là ngày A. nước Mĩ giành độc lập B. Quốc khánh của nước Mĩ C. hiến pháp của nước Mĩ được thông qua D. các thuộc địa ở Bắc Mĩ lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh Câu 4: Hãy sắp xếp tên các triều đại phong kiến ở nước ta theo thứ tự thời gian? A. Ngô, Đinh Tiền Lê, Trần, Lý, Lê sơ, Hồ, Nguyễn. B. Ngô, Đinh Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Nguyễn. C. Ngô, Đinh Tiền Lê, Trần, Lý, Hồ, Lê sơ, Nguyễn. D. Đinh Tiền Lê, Trần, Lý, Ngô, Hồ, Lê sơ, Nguyễn. Câu 5: Sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 4/7/1776 ở Bắc Mĩ là A. công bố Tuyên ngôn độc lập. B. hiến pháp nước Mĩ được thông qua. C. kí hòa ước Vécxai giữa Anh và Mĩ. D. chiến tranh bùng nổ giữa Anh và Mĩ. Câu 6: Trên con đường phong kiến hóa, giai cấp thống trị đã tiếp nhận Nho giáo như thế nào? A. Như một hệ tư tưởng chính của mình. B. Như một công cụ thống trị của mình. C. Như một quốc giáo của đất nước. D. Như một tôn giáo không thể thiếu của mình. 1
- Câu 7: Vào những năm 60 của thế kỉ XV, Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách lớn về A. hành chính. B. kinh tế. C. chính trị. D. văn hóa. Câu8. Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút dựa trên nền tảng là A. quân ta giành nhiều thắng lợi vang dội B. quân Xiêm đã gần như thất bại hoàn toàn C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm D. sự ủng hộ của nhân dân Câu 9. Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn? A. Rạch Gầm – Xoài Mút B. Ngọc Hồi – Đống Đa C. Tây Kết – Vạn Kiếp D. Bạch Đằng Câu 10: Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII theo thứ tự thời gian nào? A. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng Xương Giang, Ngọc Hồi Đống Đa. B. Chi Lăng Xương Giang, Ngọc Hồi Đống Đa, Như Nguyệt, Bạch Đằng. C. Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng Xương Giang, Ngọc Hồi Đống Đa. D. Chi Lăng Xương Giang, Bạch Đăng, Ngọc Hồi Đống Đa, Như Nguyệt. Câu 11: Kế sách mà vương triều nhà Trần đã thi hành để làm lung lạc ý chí của quân giặc là A. tiên phát chế nhân. B. vườn không nhà trống. C. lấy đoạn binh để chế trường trận. C. ngụ binh ư nông. Câu 12: Trong đẳng cấp thứ ba gồm có giai cấp và tầng lớp nào của xã hội Pháp? A. Tư sản, nông dân, công nhân. B. Công nhân, nông dân và thợ thủ công. C. Tư sản, quý tộc phong kiến. D. Tư sản, công nhân. Câu 13: Bộ luật Gia Long được ban hành dưới triều Nguyễn nhằm A. phá bỏ các tôn ti trật tự phong kiến. B. bảo vệ quyền lợi của nhà vua và các quan lại. C. bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến. D. bảo vệ quyền lợi của nông dân và thợ thủ công. Câu 14: Vì sao Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh đối với nước Anh? A. Do sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa của các thuộc địa B. Do sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Anh vào Bắc Mĩ C. Do sự cản trở của Bắc Mĩ đối với hàng hóa Anh D. Do Bắc Mĩ có trình độ khoa học – kĩ thuật cao Câu 15: Trong các biện pháp sau của phái Giacôbanh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực cho nông dân? A. Quy định mức lương tối đa cho công nhân. B. Giải quyết vân đề ruộng đất cho nông dân. C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì. D. Quy định gía bán tối đa các mặt hàng thiết yếu. Câu 16: Năm 18301831, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách chia cả nước thành 30 đơn vị hành chính gọi là A. phủ. B. đạo thừa tuyên. C. trấn. D. tỉnh. Câu 17: Chiến thắng nào đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất về việc đánh bại quân Mãn thanh xâm lược? A. Rạch GầmXoài Mút. B. Ngọc Hồi. C. Hà Hồi. D. Ngọc Hồi, Đống Đa. 2
- Câu 18: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là A. Hoàng Việt luật lệ. B. Quốc triều hình luật. C. Hình luật. D. Hình thư. Câu 19: Chiến thắng nào sau đây không phải là chiến thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân MôngNguyên? A. Trận Bạch Đằng. B. Trận Hàm Tử. C. Trận Chương Dương. D. Trận Ngọc Hồi. Câu 20. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI – XV đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào đối với các nước láng giềng ở phía Tây và Tây Nam? A. Thực hiện đầy đủ lệ triều cống B. Luôn giữ mối quan hệ thân thiện C. Sẵn sàng đoàn kết chiến đấu khi có chiến tranh D. Luôn giữ vững tư thế của quốc gia độc lập, tự chủ Câu 21: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 nhanh chóng thất bại, nguyên nhân chủ yếu là A. nhà Hồ có nội phản trong triều. B. nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân. C. nhà Hồ không có tướng tài. D. thế giặc quá mạnh. Câu 22: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên, chiến thắng nào vang dội, mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc ta? A. Chiến thắng Chương Dương. B. Chiến thắng Bạch Đằng. C. Chiến thắng Vạn Kiếp. D. Chiến thắng Hàm Tử. Câu 23: Lực lượng nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là A. Nông dân B. Quý tộc mới. C. Thợ thủ công. D. Tư sản . Câu 24. Chiến thắng nào đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. Chiến thắng Bôxtơn B. Chiến thắng Xaratôga C. Chiến thắng Iooctao D. Chiến thắng Xachiuxet Câu 25: Trong chính sách đối ngoại, vua Gia Long có thái độ như thế nào đối với các nước Phương Tây? A. Ngăn cản ảnh hưởng của người Phương Tây trên đất nước việt Nam. B. Khước từ quan hệ với các nước Phương Tây. C. Thực hiện chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên chúa. D. Thực hiện chính sách "đóng cửa” và đàn áp Thiên Chúa giáo. Câu 26. Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước ta là A. Đại Nam B. Đại Cồ Việt C. Đại Việt D. Việt Nam Câu 27: Yếu tố nào là cơ bản chứng tỏ cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất? A. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. B. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng. C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản. D. Cách mạng đã đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Giacôbanh. Câu 28: Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển? A. Một số địa chủ chuyển hướng sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa. B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp. 3
- C. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ. D. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ. Câu 29. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhân dân ta diễn ra dưới triều đại nào? A. Nhà Lý B. Nhà Tiền Lê C. Nhà Hồ D. Nhà Trần Câu 30. Theo Hiến pháp năm 1787 của nước Mĩ, Tổng thống nắm các quyền gì? A. Hành pháp B. Lập pháp C. Tư pháp D. Hành pháp, tư pháp và lập pháp Câu 31. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào Tây Sơn? A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ C. Phong trào nông dân bị đàn áp D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái Câu 32: Giữa thế kỉ XVIII, điểm nổi bật về kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là A. kinh tế trang trại của chủ nô phát triển. B. sự phát triển của các phường hội. C. quan hệ sản xuất phong kiến phát triển. D. sự phát triển của nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa. Câu 33: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế đặt quốc hiệu nước ta là A. Đại cồ Việt. B. Đại Việt. C. Đại Nam. D. Việt Nam. Câu 34. Bộ máy nhà nước thời Nguyễn về cơ bản giống bộ máy nhà nước nào trong lịch sử Việt Nam? A. Thời Lý – Trần B. Thời Lê sơ C. Thời họ Nguyễn ở Đàng Trong D. Thời Lê Trung hưng ở Đàng Ngoài Câu 35: Cho các sự kiện sau: 1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên thời Trần. 2. Cuộc kháng chiếm chống Tống thời Lý. 3. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian A. 3, 2, 1, B. 3, 1, 2. C. 2,1,3 D. 1, 2, 3. Câu 36: Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ai là người thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”? A. Lê Hoàn. B. Trần Hưng Đạo C. Lê Lợi. D. Lý Thường Kiệt. Câu 37. Chính sách ngoại giao tích cực dưới thời Nguyễn ở Việt Nam là A. thân với phương Tây B. giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là với Trung Quốc C. mở rộng quan hệ với nhiều nước D. giao lưu với các nước tiên tiến đương thời Câu 38: Cuộc cách mạng tư sản Pháp diễn ra dưới hình thức nào? A. Thống nhất đất nước. B. nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc. C. Chiến tranh giải phóng dân tộc. D. nội chiến. Câu 39: Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào? A. Tăng lữ, quý tộc, tư sản. B. Tăng lữ, Quý tộc, đẳng cấp thứ ba. C. Tăng lữ, Quý tộc, các tầng lớp khác. D. Tăng lữ, quý tộc, nông dân. 4
- Câu 40: Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống Xiêm là do A. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm, vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược nước ta. B. Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Xiêm, vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược nước ta C. Nguyễn Hoàng cầu cứu quân Xiêm, vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược nước ta D. Nguyễn Lữ cầu cứu quân Xiêm, vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược nước ta Câu 41: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVIII là A. miền Nam phát triển kinh tế công thương nhiệp B. miền Bắc phát triển kinh tế công thương nhiệp C. kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa D. phát triển các đồn điền, trang trại lớn ở cả hai miền Câu 42: Cho các sự kiện sau đây: 1. Cách mạng tư sản Pháp. 2. Chiến tranh giành độc lập. 3. Cách mạng tư sản Anh. Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian. A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 2. C. 2, 1, 3 D. 3, 2, 1 Câu 43. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông? A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao và hoàn thiện C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa D. Thúc đẩy quá trình khai hoang, mở rộng lãnh thổ Câu 44: Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng. Ý nghĩa của hai câu thơ trên trong lời Hiểu dụ của vua Quang Trung là gì? A. Đánh cho kẻ thù không còn một mảnh giáp, chiếc xe ngựa để trở về. B. Đánh để bảo vệ nét đẹp trong phong tục tập quán của dân tộc. C. Đánh cho kẻ thù khiếp sợ. D. Đánh cho kẻ thù biết nước Nam ta đã có chủ. Câu 45. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì? A. Hoàn thành thống nhất đất nước B. Thiết lập vương triều Tây Sơn C. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước Câu 46. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý – Trần có điểm gì khác biệt với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc B. Là cuộc khởi nghĩa giảnh độc lập dân tộc C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc 5
- Câu 47: Nhà Nguyễn chủ trương hạn chế hoạt động của tôn giáo nào? A. Đạo giáo B. Thiên Chúa giáo. C. Phật giáo. D. Nho giáo. Câu 48: Quan hệ đối ngoại giữa nước ta với phương Bắc thời Lý Trần – Hồ là A. hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi. B. giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương. C. giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập. D. giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn. Câu 49: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào văn kiện nào sau đây của Mĩ để mở đầu cho bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? A. Hiến pháp năm 1787 B. Tuyên ngôn độc lập năm 1776 C. Hòa ước Vécxai năm 1783 D. Nghị quyết Đại hội lục địa lần thứ 2 năm 1775 Câu 50: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp? A. Mở ra thời đại mớithời đại thắng lợi và củng cố của chủ ngĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ. B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ. C. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản. D. Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh và các nước phong kiến châu Âu. HẾT 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi
8 p | 64 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 56 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng
14 p | 88 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p | 55 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
18 p | 53 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 34 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
9 p | 28 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu
8 p | 55 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 84 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn