intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NHÓM LỊCH SỬ Môn: LỊCH SỬ 12 Năm học:2023 - 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 100% (40 câu). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 50 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết - Tình hình hai miền Nam – Bắc sau năm 1954 - Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960): nguyên nhân, chủ trương của Đảng, kết quả, ý nghĩa - Chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh: hoàn cảnh, khái niệm, âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ. - Hiệp định Pari: nội dung, ý nghĩa - Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước: Hoàn cảnh, chủ trương của Đảng, diễn biến, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi. - Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước: hoàn cảnh, quá trình, ý nghĩa - Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam - Đổi mới đất nước: hoàn cảnh, nội dung. 2. Một số câu hỏi minh họa hoặc đề minh họa: Câu 1: Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965), Mỹ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu? A. Lực lượng quân đội Mỹ. B. Lực lượng quân viễn chinh Mỹ. C. Lực lượng quân đội Sài Gòn. D. Lực lượng quân Mỹ và quân viễn chinh. Câu 2: Chiến thuật được sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là gì? A. “Bình định” toàn bộ miền Nam. B. “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận”. C. “Tìm diệt” và "bình định". D. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng. Câu 3: Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ? A. Ấp Bắc. B. Bình Giã. C. Ba Gia. D. Đồng Xoài. Câu 4: Chiến thắng nào của lực lượng cách mạng miền Nam có tính chất mở màn cho việc đánh bại chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ? A. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi). B. Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho). C. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). D. Chiến thắng Đồng Xoài (Bình Phước). Câu 5: Cách mạng miền Nam Việt Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước? 1
  2. A. Vai trò quyết định nhất. B. Vai trò quyết định trực tiếp. C. Vai trò quan trọng nhất. D. Vai trò cơ bản nhất. Câu 6: Giữa tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam Việt Nam nhưng điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ chúng không chịu thi hành? A. Tập kết chuyển quân. B. Phối hợp với ta tổ chức hiệp thương Tổng tuyển cử. C. Chuyển giao khu vực. D. Vẫn để lại một số quân ở miền Nam Việt Nam. Câu 7: Để biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á, Mĩ đã A. dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. B. giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh. C. thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ mà Pháp chưa thi hành. D. viện trợ cho Pháp để kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh ở Đông Dương. Câu 8: Kết quả lớn nhất của phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam là A. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên. B. Uỷ ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo. C. sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960). D. lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo. Câu 9: Tính chất độc đáo chưa từng có trong tiền lệ cách mạng Việt Nam thuộc giai đoạn 1954 – 1975 là tiến hành A. đồng thời hai chiến lược khác nhau ở hai miền Nam, Bắc. B. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. C. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. D. cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Câu 10: Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt”(1961 – 1965) là A. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). B. chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho). C. chiến thắng An Lão (Bình Định). D. chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hoà). Câu 11: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi nhưng chưa trọn vẹn đối với nhân dân ta là nhận định chính xác, vì A. Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện tổng tuyển cử tự do. B. sau ngày ký kết, Mỹ câu kết với Pháp phá hoại Hiệp định Giơnevơ. C. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành. D. Mỹ tôn trọng các quyền dân tộc ở bản của Việt Nam nhưng sau đó xâm lược. Câu 12: Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, Mỹ tiến hành chiến lược A. “Chiến tranh một phía”. B. “Chiến tranh cục bộ”. C. “Việt Nam hoá chiến tranh ”. D. “Chiến tranh đơn phương ” 2
  3. Câu 13: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng A. quân Mỹ và quân đội Sài Gòn. B. quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ. C. quân đội Sài Gòn và liên quân Mỹ - Anh - Pháp. D. quân Mỹ, quân một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Câu 14: Chiến thuật quân sự được Mỹ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là A. “tìm diệt” và “lấn chiếm”. B. tìm diệt ” và “huỷ diệt”. C. “tìm diệt ” và “bình định”. “ D. “trực thăng vận ” và “thiết xa vận”. Câu 15: Chiến thắng Vạn Tường (8/1965) của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cho cao trào nào sau đây? A. Tìm nguỵ mà đánh, tìm Mỹ mà diệt. B. Đánh tan giặc Mỹ, giải phóng miền Nam. C. Tiêu diệt giặc Mỹ, đánh tan chư hầu. D. Tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt. Câu 16: Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến, miền Bắc Việt Nam sẵn sàng với tinh thần gì? A. Tất cả vì tiền tuyến. B. Mỗi người làm việc bằng hai. C. Tất cả để chiến thắng. D. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Câu 17: Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968), quân Mỹ giữ vai trò A. cố vấn chỉ huy. B. lực lượng duy nhất. C. lực lượng phối hợp. D. lực lượng chủ yếu. Câu 18: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam có tính chất mở màn cho việc đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ? A. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi). B. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). C. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi). D. Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho). Câu 19: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ? A. Chiến thắng vạn Tường (Quảng Ngãi). B. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966. C. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967. D. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Câu 20: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là A. sử dụng quân đội Sải Gòn là chủ yếu. B. nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. C. sử dụng quân đội Mỹ là chủ yếu. D. thực hiện cuộc hành quân “tìm diệt” và “|bình định”. Câu 21: Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968)so với "Chiến tranh đặc biệt" (1961 – 1965) Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là 3
  4. A. sử dụng trang thiết bị, vũ khí của Mĩ. B. lực lượng quân đội Sài gòn giữ vai trò quan trọng C. lực lượng quân đội Mĩ giữ vai trò quan trọng. D. lực lượng quân Đồng minh giữ vai trò quan trọng. Câu 22: Nguyên tắc quan trọng nào của tổ chức Liên hợp quốc cũng là điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương, Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam và Hiệp ước Bali (1976)? A. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biên pháp hoà bình. B. Sự nhất trí của năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc). C. Tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội. D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của các nước. Câu 23: Sau Hiệp định Pari năm 1973, cách mạng miền Nam Việt Nam đã thực hiện được nhiệm vụ nào? A. Đánh cho Mỹ cút. B. Đánh cho nguỵ nhào. C. Đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ. D. Giải phóng gần hết lãnh thổ miền Nam. Câu 24: Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1973) xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là gì? A. Cách mạng tư sản dân quyền. B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 25: Cuối năm 1974 đầu năm 1975, Hội nghị Bộ Chính trị TW Đảng nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì.” A. chớp thời cơ giải phóng miền Nam. B. tranh thủ giải phóng miền Nam trong năm 1975. C. lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. D. tranh thủ giải phóng miền Nam trong năm 1976. Câu 26: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trên toàn miền Nam đã chuyển sang A. phòng ngự. B. phản côngC. tiến công chiến lược. D. tổng tiến công chiến lược. Câu 27: Chiến dịch nào đã kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam Việt Nam? A. Huế - Đà Nẵng. B. Đường 14 - Phước Long. C. Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên. Câu 28: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Phước Long (1/1975) ở miền Nam Việt Nam? A. Sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn. B. Khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mỹ hạn chế. C. Sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta. D. Khả năng can thiệp trở lại chiến tranh của Mỹ là rất lớn. 4
  5. Câu 29: Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là A. miền Bắc đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng. C. Mỹ rút toàn bộ lựclượng khỏi lãnh thổ Việt Nam. D. Mỹ không còn viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Câu 30: Chính quyền và quân đội Sài Gòn ít chú ý đến việc phòng thủ Tây Nguyên do A. nhận định sai hướng tiến công của ta. B. chúng cho rằng Tây Nguyên không phải là vùng chiến lược. C. Tây Nguyên xa trung tâm, nên không cần phòng thủ chặt. D. chúng cho rằng Tây Nguyên nhiều núi rừng không phát huy được hoả lực. Câu 31: Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam Việt Nam A. trước mùa mưa năm 1975. B. trước mùa hè năm 1975. C. trước mùa xuân năm 1975. D. trước mùa mưa năm 1976. Câu 32: Trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lực lượng chính trị giữ vai trò A. hỗ trợ lực lượng vũ trang. B. nòng cốt. C. quyết định thắng lợi. D. xung kích. Câu 33: Bản chất không thay đổi trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương là A. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ. B. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. C. loại hình chiến tranh lạnh, căng thẳng, đối đầu. D. loại hình chiến tranh bằng nội chiến giữa các phe phái. Câu 34: Điểm giống nhau giữa hai chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 là gì? A. Phương châm tác chiến đều là thần tốc, táo bạo, bất ngờ. B. Hình thức đều là tiến công quân sự của lực lượng vũ trang. C. Đều được diễn ra khi ta đã buộc địch ký Hiệp định, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ta. D. Ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc. Câu 35: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói: “Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một sự kiện có tầm vóc quốc tế và có tính thời đại sâu sắc”? A. Chiến tranh Việt Nam trở thành “Chiến tranh cục bộ” lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử thế giới từ trước đến bấy giờ. 5
  6. C. Chiến tranh Việt Nam là cuộc đụng đầu mang tính chất lịch sử giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. D. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thực sự, có ảnh hưởng quốc tế to lớn nhất thời đại. Câu 36: Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam khẳng định tính đúng đắn, linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng. Hãy chỉ ra tính nhân văn trong kế hoạch đó? A. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn. B. Trong năm 1976, tổng khởi nghĩa giải phóng toàn miền Nam. C. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. D. Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân,giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Câu 37: Tại kỳ họp thứ nhất (1976), Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất đã quyết định A. tổ chức cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước. B. bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nước Mỹ. C. biện pháp thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. D. tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 38: Thành tựu ngoại giao quan trọng của nước ta trong năm 1977 là gì? A. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. B. Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. C. Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). D. Được 94 nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao. Câu 39: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976) đã A. tạo khả năng to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. B. đánh dấu sự thống nhất đất nước về hệ thống chính trị. C. đánh dấu việc hoàn thành khắc phục hậu quả chiến tranh. D. tạo điều kiện hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 40: Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976? A. Đối mặt với những nguy cơ đe doạ của thù trong, giặc ngoài. B. Tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội. C. Được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ. D. Được tiến hành sau thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2