Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trung tâm GDNN-GDTX huyện Sơn Động
lượt xem 3
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trung tâm GDNN-GDTX huyện Sơn Động”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trung tâm GDNN-GDTX huyện Sơn Động
- Trung tâm GDNN-GDTX huyện Sơn Động ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 CUỐI KÌ 2 – NĂM HỌC 2022-2023 CẤU TRÚC ĐỀ THI (Thời gian làm bài: 90 phút) I. Đọc hiểu (6,0 điểm) - Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi: (Ngữ liệu là đoạn văn xuôi hoặc thơ- ngoài SGK) - Câu hỏi: Gồm 10 câu hỏi, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (7 câu TNKQ; 3 câu tự luận) theo các mức độ nhận thức: + Mức độ nhận biết + Mức độ thông hiểu + Mức độ vận dụng + Mức độ vận dụng cao II. Viết (4,0 điểm) Viết một bài văn nghị luận(khoảng 500 chữ)về một vấn đề xã hội hoặc văn học (Ngữ liệu ngoài SGK) NỘI DUNG ÔN TẬP I. Đọc hiểu 1. Các bước thực hiện khi trả lời câu hỏi đọc hiểu Bước 1. Đọc lướt văn bản - Xác định kiểu văn bản/ đoạn văn bản - Gạch chân nhan đề, nguồn trích dẫn, các từ khóa Bước 2. Đọc câu hỏi, gạch chân chính xác yêu cầu câu hỏi Bước 3. Bám sát yêu cầu từng câu hỏi, đọc kĩ văn bản và trả lời 2. Về kĩ năng trả lời câu hỏi a. Trắc nghiệm khách quan - Lựa chọn đáp án đúng bằng cách loại trừ b. Tự luận - Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, theo kiểu “hỏi gì đáp nấy”. - Câu trả lời nên ngắn gọn nhưng chính xác đầy đủ, tránh lan man. - Trả lời NGẮN – ĐÚNG – ĐỦ yêu cầu của từng câu hỏi. - Không nên gạch đầu dòng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành đoạn văn nhỏ, hoàn chỉnh.
- 3. Các dạng câu hỏi đọc hiểu văn bản thường gặp Dưới đây là các dạng câu hỏi thường gặp trong phần đọc hiểu theo mỗi mức độ khác nhau mà các em cần nắm được để biết tự giới hạn cho mình khung kiến thức kĩ năng để ôn luyện chính xác và đạt kết quả tốt nhất: Độ phân hóa Dạng câu hỏi thường gặp Tìm/ xác định/ chỉ ra: - Thể loại của văn bản - Phương thức biểu đạt - Nhân vật trong văn bản, ngôi kể Nhận biết - Thao tác lập luận - Thể thơ - Thông tin, từ ngữ, hình ảnh - Biện pháp tu từ - Xác định nội dung chính/ vấn đề chính… Thông hiểu - Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ, từ ngữ, hình ảnh… - Theo tác giả câu/từ khóa/hình ảnh/khái niệm/ ý kiến “…” là gì? - Anh/chị hiểu thế nào về câu/từ ngữ/hình ảnh/khái niệm/ ý kiến “….” trong đoạn trích trên? - Hãy nhận xét về thái độ tình cảm của tác giả đối với vấn đề đặt ra Vận dụng trong văn bản. - Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến “….”? Vận dụng cao - Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? - Bài học anh/chị rút ra được từ đoạn trích trên là gì? 4. Nội dung trọng tâm cần chú ý: a. Nhận biết về thể loại: - Cần căn cứ vào đặc trưng của các thể loại để nhận biết - Một số thể loại đã học: Văn nghị luận, thơ Đường luật, truyện ngắn, văn bản thông tin,... b. Xác định thể thơ - Xác định thể thơ dựa vào số câu, số chữ, cách gieo vần,... - Một số thể thơ thường gặp như: Thơ Đường luật (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt), thơ lục bát, thơ tự do, một số thể thơ khác (thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ)... c. Xác định phương thức biểu đạt STT Phương thức Dấu hiệu nhận biết - Có sự kiện, cốt truyện 1 Tự sự - Có nhân vật - Các câu văn miêu tả Miêu tả 2 - Từ ngữ sử dụng chủ yếu là tính từ
- - Câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết Biểu cảm 3 - Có các từ ngữ thể hiện cảm xúc: ơi, ôi.... - Các câu văn miêu tả đặc điểm, tính chất của đối tượng Thuyết minh 4 - Có thể là những số liệu chứng minh - Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người viết Nghị luận - Từ ngữ thường mang tính khái quát cao (nêu chân lí, quy luật) 5 - Sử dụng các thao tác: lập luận, giải thích, chứng minh Hành chính - Hợp đồng, hóa đơn... 6 - công vụ - Đơn từ, chứng chỉ... d. Xác định biện pháp tu từ Một số biện pháp tu từ thường gặp: STT Biện pháp Dấu hiệu nhận biết Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét 1 Ẩn dụ tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho sự diễn đạt Là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, 2 Hoán dụ khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng 3 Nhân hóa để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng 4 So sánh để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng 5 Nói quá được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt loại từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ 6 Liệt kê hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm 7 Điệp ngữ Biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Hình ảnh, ý trái ngược nhau có tác dụng tạo hiệu quả hài hòa, cân đối trong 8 Đối diễn đạt e. Xác định ngôi kể - Ngôi thứ nhất: là người kể xưng “tôi” hoặc một hình thức tự xưng tương đương. - Ngôi kể thứ ba: là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật.
- II. Viết 1.Dạng bài - Dạng 1. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Dạng 2. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện) - Dạng 3. Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng - Dạng 4. Viết bài luận về bản thân 2. Dàn ý cho từng dạng bài *Dạng 1. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội a. Mở bài: Có thể theo lối trực tiếp hoặc theo lối gián tiếp nhưng phải giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận và gây được ấn tượng với người đọc. b. Thân bài. - Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống xã hội. - Trình bày quan điểm cá nhân: Bạn lựa chọn góc nhìn nào? Cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của bạn là gì? Vấn đề xã hội tác động như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng?... - Đề xuất quan điểm nhìn nhận, đánh giá về vấn đề xã hội. - Nêu lí lẽ, phân tích bằng chứng để chứng minh quan điểm của bạn và thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình. c. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội vừa bàn luận, - Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề đó. *Dạng 2. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện) a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. b. Thân bài: - Khái quát chủ đề của truyện. - Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật. - Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện. - Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống. c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận. *Dạng 3. Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Tuân thủ cấu trúc của văn bản nội quy, hướng dẫn: - Tên của tổ chức ra thông báo: Được viết ở góc trái, phía trên của văn bản. - Tên của bản nội quy: Nêu rõ không gian công cộng và nhóm hành vi được yêu cầu được viết bằng chữ in hoa, khổ lớn. - Lời dẫn: Là câu dẫn dắt vào nội dung cụ thể của nội quy, hướng dẫn. - Các mục: Nêu rõ các yêu cầu, quy định của tổ chức, các hành vi cần được thực hiện hoặc không được phép thực hiện. Mỗi mục thường được đánh dấu bằng các kí hiệu như số thứ tự, gạch đầu dòng,… *Dạng 4. Viết bài luận về bản thân a. Mở bài: Trình bày trực tiếp mục đích của bài luận hoặc nêu thông điệp chính của bản thân. b. Thân bài: Tuỳ vào mục đích của bài luận về bản thân, bạn có thể triển khai phần thân bài theo nhiều cách khác nhau. - Thể hiện suy nghĩ, đúc rút về cuộc sống từ những sự kiện có thực mà mình đã trải qua: Bạn có thể sắp xếp các sự kiện theo trật tự thời gian hoặc theo mạch suy ngẫm. - Làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu cần nói đến nhất của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy. c. Kết bài:Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ những trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, gợi mở suy nghĩ cho người đọc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 87 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn