Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão
lượt xem 4
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão
- TRƯỜNG THPT AN LÃO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – LỚP 10 NĂM HỌC: 2022 - 2023 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: 1. Kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện:(Văn bản truyệnngoài sách giáo khoa) *Mức độ nhận biết: -Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật. - Nhận biết được các phương thức biểu đạt; các biện pháp tu từ nghệ thuật. - Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện. - Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong truyện… - Chỉ ra được nghệ thuật xây dựng nhân vật. * Mức độ thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện. - Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. - Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. - Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ nghệ thuật. * Mức độ vận dụng thấp: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức tình cảm, quan niệm của bản thân. * Mức độ vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. 2. Kiến thức đọc - hiểu văn bản nghị luận:(Văn bản nghị luậnngoài sách giáo khoa) * Mức độ nhận biết: - Nhận biết được luận đề, luậnđiểm, lí lẽ và bằng chứng tiêubiểutrongvănbản. - Nhận biết được cách sắp xếp,trìnhbàyluậnđiểm,lílẽvàbằngchứngcủatácgiả. - Nhận biết được các yếu tố biểucảmtrongvănnghịluận. - Nhận biết được các phương thức biểu đạt, các loại câu. - Nhận biết được các biện pháp tu từ nghệ thuật,… - Nhận biết được bối cảnh lịchsử - văn hóa thể hiện trong văn bản. * Mức độ thông hiểu: - Xác định được được nội dungbao quát, tư tưởng chủ đạo củavănbản. - Xác định và lí giải được mụcđích,quanđiểmcủangườiviết. - Phân tích được cách sắp xếp,trìnhbàyluậnđiểm,lílẽvàbằng chứng của tác giả. Lí giảiđược mối liên hệ giữa luận đề,luận điểm, lí lẽ và bằng chứng;vai trò của luận điểm, lí lẽ vàbằng chứng trong việc thể hiệnnộidungvănbản. - Phântíchđượcvaitròcủacácyếu tố biểu cảm trong văn bảnnghịluận. - Hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ nghệ thuật, các loại câu được sử dụng trong văn bản,… * Mức độ vận dụng thấp: - Rút ra được bài học cho bảnthântừ nộidungvănbản. - Thể hiện được thái độ đồngtình/khôngđồngtình/đồng tình một phần với quan điểmcủatác giả. * Mức độ vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết vềbối cảnh lịch sử - văn hóa để lígiảiýnghĩa,thôngđiệpcủavănbản.
- - Đánhgiáđượcýnghĩa,tácđộng của văn bản đối với quanniệmsốngcủabảnthân. II. PHẦN LÀM VĂN:(Văn bản ngoài sách giáo khoa) 1. Viết vănbảnnghị luậnphân tích,đánhgiá một tácphẩmvănhọc: 1.1. Viết vănbảnnghị luậnphân tích,đánhgiá một tácphẩm truyện kể: (truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười) 1.2. Viết vănbảnnghị luậnphân tích,đánhgiá một tácphẩm truyện hiện đại: (truyện Việt Nam, truyện nước ngoài) 2. Viết bài luận về bản thân: Chủ đề nghị luận: Bàn về suy nghĩ, nhận thức, lối sống, mơ ước, khát vọng,… III. ĐỀ MINH HOẠ: Đề 1: I. Đọc - hiểu: (6.0 điểm) Đọc văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Ô. Hen-ri) (Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh-tơn. Cụ Bơ-men cũng là một hoạ sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được; cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ để kiếm tiền. Lúc ấy là vào mùa đông. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời...) Khi hai người lên trên gác thì Giôn-xi đang ngủ. Xiu kéo tấm mành mành xống che kín cửa sổ và ra hiệu cho cụ Bơ-men sang buồng bên cạnh. Sang đến nơi, họ sẹo sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì. Một cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng vẫn đang rơi, lẫn cùng với tuyết. Cụ Bơ-men mặc chiếc sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá. Sáng hôm sau, Xiu tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ thì thấy Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống. “Kéo nó lên, em muốn nhìn”, cô thều thào ra lệnh. Xiu làm theo một cách chán nản. Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. “Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết. “Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan. Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt. “Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”, Giôn-xi nói, “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì
- chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”. Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. Buổi chiều, bác sĩ tới và khi ông ra về, Xiu kiếm cớ ra ngoài hành lang.“Được năm phần mười rồi”, bác sĩ nói và cầm lấy bàn tay mảnh dẻ run rẩy của Xiu, “Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng. Và bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác, tên là Bơ-men, hình như là một nghệ sĩ thì phải. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ là một người già yếu, bệnh tình nguy kịch. Chẳng còn hy vọng gì, nhưng hôm nay ông cụ sẽ vào nằm bệnh viện để được chăm sóc chu đáo hơn”. Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom - thế thôi”. “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ- men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Phóng sự D. Hồi ký Câu 2. Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào? A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô. Câu 3. Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi? A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu Câu 4. Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác? A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống B. Tác phẩm đó phải rất đẹp C. Tác phẩm đó phải đồ sộ D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo Câu 5. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa câu nói của Giôn-xi: "Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào"? A. Giôn-xi thấy mình đã làm những điều khiến cho Xiu và mọi người phải lo lắng B. Trước việc cố bám lấy sự sống dù rất mỏng manh của chiếc lá, Giôn-xi nhận ra sự yếu đuối, buông xuôi trước số phận của mình C. Giôn-xi thấy chiếc lá không rụng và vì thế mà cô vẫn có thể sống D. Cả A, B đều đúng Câu 6. Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì? A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo. Câu 7. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng? A. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn - xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ - men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau.
- B. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn - xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ - men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hy sinh quên mình của cụ Bơ - men C. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn - xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ - men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xiu dành cho Giôn - xi. Trả lời các câu hỏi: Câu 8. Tại sao Xiu gọi chiếc lá cuối cùng ấy là kiệt tác của cụ Bơ - men? Từ đó em hiểu gì về một tác phẩm nghệ thuật chân chính? Câu 9. Theo em truyện có mấy tình huống? Tình huống nào là chính có ý nghĩa quyết định số phận các nhân vật ? ( Giôn - xi và Bơ men) Câu 10. Theo em truyện Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa gì? II. Viết: (4.0 điểm) Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của Ô. Hen-ri. Đề 2: I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:(6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Lời dạy của cha ông ta "Thương người như thể thương thân" từ lâu đã trở thành đạo lý của người Việt Nam. Tính nhân văn, lòng nhân ái phải là ngọn lửa sưởi ấm, là ánh sáng trong cuộc đời mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Thế nhưng ngày nay, bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta với những con người luôn biết cống hiến, đồng cảm, chia sẻ, cưu mang, giúp đỡ người khác, thì cũng có không ít kẻ sống ích kỷ, vô trách nhiệm, vô cảm, vô đạo đức. Vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại... Trước đây, vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ đang có chiều hướng lây lan, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì có thể trở thành một căn bệnh có tính xã hội. Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu; một vụ nữ sinh lột áo, giật tóc, đánh hội đồng; một vụ làm nhục người khác… như xem một màn kịch, lấy điện thoại ra quay rồi tung lên mạng. Người ta coi như không nhìn thấy kẻ gian móc túi trên xe buýt mặc dù việc đó xảy ra sờ sờ trước mắt. Từ những chuyện tranh cãi hay xô xát lặt vặt nhưng không ai lên tiếng can ngăn và thế là dẫn tới án mạng. […]Thái độ ứng xử trước nỗi đau, tai họa của người khác là phản ứng tự nhiên mang tính người, là thước đo đạo đức, là sự sát hạch đạo đức xã hội một cách nghiêm khắc nhất. Trước nỗi đau, tai họa và bất công mà người khác phải chịu đựng, nhưng ai đó không phản ứng được tức là đã bị tê liệt về tinh thần xã hội. Đó là sự suy đồi về lối sống, suy thoái về đạo đức. Một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết" - cái chết trước hết từ trong tâm hồn. ( Trích:“Vô cảm - Cái chết từ trong tâm hồn”của Hồ Quang Lợi – Báo Hà Nội mới). 1.Trắc nghiệm:(3,5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất ở mỗi câu và điền vào Bảng kết quả ở phần Bài làm. Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo dạng văn bản gì?
- A. Thơ. B. Kịch. C. Truyện. D. Nghị luận. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Biểu cảm . B. Tự sự. C. Nghị luận D. Miêu tả. Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến lời dạy nào của ông cha đã trở thành đạo lý của người Việt Nam? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Thương người như thể thương thân C. Trung quân ái quốc. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 4. Những câu văn sau: “Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu; một vụ nữ sinh lột áo, giật tóc, đánh hội đồng; một vụ làm nhục người khác… như xem một màn kịch, lấy điện thoại ra quay rồi tung lên mạng. Người ta coi như không nhìn thấy kẻ gian móc túi trên xe buýt mặc dù việc đó xảy ra sờ sờ trước mắt. Từ những chuyện tranh cãi hay xô xát lặt vặt nhưng không ai lên tiếng can ngăn và thế là dẫn tới án mạng”được gọi là gì trong văn bản? A. Luận đề. B. Luận điểm C. Luận cứ D. Dẫn chứng. Câu 5.Anh chị hãy cho biết nội dung chính của văn bản bàn về vấn đề gì? A. Bệnh vô cảm trong xã hội. B. Bệnh vô ơn trong xã hội C. Sự suy thoái đạo đức trong xã hội D. Bệnh giả dối trong xã hội. Câu 6. Những yếu tố biểu cảm được sử trong đoạn trích có tác dụng gì? A.Làm cho bài văn giàu cảm xúc, lôi cuốn, hấp dẫn; góp phần thể hiện tình cảm, thái độ, quan điểm của tác giả. B. Tạo lối diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh; góp phần làm bật nội dung biểu đạt. C. Tạo lối diễn đạt lôi cuốn, hấp dẫn; góp phần làm bật nội dung biểu đạt. D. Tạo lối diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh; góp phần thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả . Câu 7.Dòng nào nói đúng về mục đích cuối cùng của tác giả khi viết bài viết này? A. Thể hiện sự bức xúc, lên án, phê phán; đưa ra cảnh báo cần thiết trước một thực trạng xã hội nhức nhối của xã hội, hướng con người tới lối sống trọng tình nghĩa. B. Thể hiện sự trăn trở, bức xúc; lên án, phê phán; đưa ra cảnh báo cần thiết trước một thực trạng nhức nhối của xã hội, hướng mọi người đến lối sống biết yêu thương sẻ chia. C. Thể hiện sự trăn trở, bức xúc; lên án, phê phán đưa ra cảnh báo cần thiết trước một thực trạng nhức nhối của xã hội, hướng mọi người đến lối sống tích cực, yêu đời. D. Thể hiện sự trăn trở, bức xúc; lên án, phê phán một thực trạng nhức nhối của xã hội, thức tỉnh lòng người, hướng mọi người đến lối sống có trách nhiệm. 2.Tự luận: (2,5 điểm) Câu 8. Cho biết những dẫn chứng (bằng chứng) được tác giả sử dụng trong đoạn trích nhằm mục đích gì? Câu 9. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng: Một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết" - cái chết trước hết từ trong tâm hồn. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm trên không? Tại sao? Câu 10. Anh/ chị rút ra được bài học gìtừ văn bản trên?
- II. VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN:(4 điểm) Anh/ Chị hãy viết bài luận với chủ đề: “Tôi chọn lối sống biết yêu thương”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn