Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
lượt xem 3
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2022 – 2023 PHẦN I. KIẾN THỨC CHUNG I. ĐỌC- HIỂU 1. Phạm vi ngữ liệu và yêu cầu của phần đọc – hiểu a. Phạm vi ngữ liệu Văn bản tự chọn: có thể là văn bản văn học (trong chương trình hoặc ngoài chương trình Ngữ văn phổ thông) hoặc văn bản nhật dụng. b. Yêu cầu: đọc hiểu văn bản theo 4 cấp độ: - Nhận biết về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, biện pháp tu từ … được sử dụng trong văn bản. - Thông hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ, nội dung, thông điệp… của văn bản; những sáng tạo của tác giả trong việc vận dụng ngôn ngữ. - Vận dụng thấp/cao: Nêu quan điểm, thái độ của bản thân về 1 vấn đề đặt ra trong văn bản. 2. Kiến thức trọng tâm: a. Hệ thống kiến thức cơ bản: - Phương thức biểu đạt - Phong cách ngôn ngữ - Phương thức trần thuật - Phương tiện liên kết - Phương châm hội thoại - Các kiểu câu, các loại từ tiếng Việt - Biện pháp tu từ nghệ thuật - Hình thức lập luận của đoạn văn - Thao tác lập luận - Thể thơ - Nội dung văn bản, nhan đề văn bản - Đề tài, chủ đề, câu chủ đề của văn bản b. Các dạng câu hỏi thường gặp: - Dạng 1: Nhận diện kiến thức cơ bản (Xác định phương thức biểu đạt; thao tác lập luận; phong cách ngôn ngữ;...) - Dạng 2: Khai thác thông tin từ văn bản (Theo tác giả/ trong đoạn trích trên…; vì sao tác giả cho rằng…; …) - Dạng 3: Thông hiểu nội dung văn bản (Xác định nội dung của văn bản; đặt nhan đề cho văn bản;… ) - Dạng 4: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong văn bản - Dạng 5: Yêu cầu người viết phải giải thích một từ ngữ, hình ảnh nào đó của văn bản (Anh/chị hiểu cụm từ… là gì?; hình ảnh … tượng trưng cho điều gì?;…) - Dạng 6: Yêu cầu trình bày quan điểm của bản thân (Anh/ chị có đồng tình với quan điểm … không? Vì sao?; Điều tâm đắc nhất là gì? Vì sao?;…) 1
- - Dạng 7: Yêu cầu trình bày suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một hình ảnh, nội dung của văn bản (Rút ra bài học; Thông điệp từ văn bản; Hình ảnh đó gợi cho anh/chị suy nghĩ gì; Cảm nhận của anh/chị về một vấn đề rút ra từ văn bản;…) II. LÀM VĂN: Bài kiểm tra cuối kì II: Nghị luận văn học a. Yêu cầu: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ * Yêu cầu chung: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. * Yêu cầu cụ thể: Mở bài – Giới thiệu ngắn gọn về những nét chính về tác giả, tác phẩm. – Giới thiệu những vấn đề nghị luận và trích dẫn. Thân bài – Giới thiệu hoàn cảnh/cảm hứng sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ,… – Phân tích cụ thể bài thơ, đoạn thơ Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Kết bài Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng, đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ nghị luận. b. Kiến thức trọng tâm: - Tác phẩm Vội vàng- Xuân Diệu - Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Tác phẩm Chiều tối – Hồ Chí Minh PHẦN III: ĐỀ MINH HỌA BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II Đề 1: I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Môi trường, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá để rồi không ai khác, chính người dân phải chịu hậu quả trực tiếp, dài lâu từ sự phá hoại của nhóm người lợi dụng mang danh đầu tư, lấy đất rừng, đất biển. Từ của công biến thành của tư, làm giàu bất chính cho nhóm lợi ích của mình, bất chấp sự phản đối của người dân, chuyên gia và nhà khoa học... [...]Ai cũng có một gia đình nhỏ với tràn đầy tình yêu thương con cháu của riêng mình. Hãy vì tương lai của chính con cháu chúng ta, kiên quyết đấu tranh tới cùng trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, chống lại bất cứ thế lực nào gieo rắc và hủy hoại môi trường sống. Mỗi ngày, chúng ta hãy trồng nhiều cây xanh cho đời sống của chính mình và thế hệ mai sau. Hãy nói KHÔNG với nạn “phá rừng - lấp biển”! (Nguyễn Hòa Văn – Hủy hoại cảnh quan thiên nhiên, môi trường là tội ác - https://www.phapluatplus.vn/thoi-luan) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả đối tượng nào đã tàn phá môi trường, cảnh quan thiên nhiên? Câu 3. Em có đồng ý với quan điểm của tác giả: Mỗi ngày, chúng ta hãy trồng nhiều cây xanh cho đời sống của chính mình và thế hệ mai sau không? Vì sao? 2
- Câu 4. Em hãy đề xuất một số giải pháp để bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên hiện nay. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. ( Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục - 2009, tr 39) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: 0.5 nghị luận. 2 Theo tác giả đối tượng đã tàn phá môi trường, cảnh quan 0.5 thiên nhiên: nhóm người lợi dụng mang danh đầu tư, lấy đất rừng, đất biển 3 Em có đồng ý với quan điểm của tác giả: Mỗi ngày, chúng ta 1.0 hãy trồng nhiều cây xanh cho đời sống của chính mình và thế hệ mai sau không? Vì sao? Hs có thể trả lời đồng ý/ không đồng ý miễn câu trả lời thuyết phục, không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 4 Một số giải pháp để bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên 1.0 nhiên. Hs có thể nêu một số giải pháp( ít nhất 2 giải pháp) như sau: - Trồng nhiều cây xanh giúp bảo vệ môi trường. 1. - Xử lý môi trường vệ sinh xung quanh. 2. - Hạn chế sử dụng túi nilon. 3. - Tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng. - Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống. II LÀM VĂN 7.0 Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 1.0 Mở bài giới thiêụ được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 3
- b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 1.0 Phân tích đoạn thơ mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ c. Triển khai vấn đề nghị luận 4.0 Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Các luận điểm triển khai khoa học, hợp lý. Đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm,đoạn thơ - Vị trí/ đóng góp của tác giâ - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: + Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu tiên trong tập Thơ điên (về sau đổi tên thành Đau thương). + Bài thơ được viết khi Hàn Mặc Tử nhận được một tấm bưu thiếp từ người con gái mà nhà thơ thầm thương: Hoàng Thị Kim Cúc. + Địa danh "thôn Vĩ Dạ" : Vĩ Dạ là một phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. *Phân tích đoạn thơ Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ mộng. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" - Lời trách móc nhẹ nhàng, duyên dáng, thân tình, cũng có thể là lời nhà thơ tự vấn lòng mình - Sự độc đáo trong dùng từ, 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng -> Cho thấy nỗi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả -> Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình, tự nhủ lòng mình sao dễ lãng quên một nơi mà mình từng gắn bó, một phong cảnh thiên nhiên nên thơ của Huế được điển hình qua thôn Vĩ. "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên." - Nhờ ánh nắng, cảnh vật như bừng sáng hơn + Những hàng cau thẳng tắp và nắng ban mai tràn ngập không gian + Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ + “nắng mới lên” : cái nắng sớm ban mai, nhẹ nhàng, tinh khiết -> Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" - “mướt”: một trạng thái gợi lên sự sống mơn mởn, mướt mát của cảnh vật - sắc xanh "như ngọc" mang ý nghĩa tượng trưng cho một làng quê yên bình, trù phú. -> Vườn tược nơi đây xanh màu ngọc, càng lung linh hơn dưới nắng mai khi lá cành còn đọng sương đêm trước. Luận điểm 2: Hình ảnh con người xứ Huế đôn hậu, dịu dàng. "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" 4
- - “lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh con người hiện lên với nét đôn hậu, dịu dàng. -> Hình ảnh con người bất ngờ xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi sáng thơ mộng khiến bức tranh cuộc sống thêm nồng ấm qua giọng thơ êm dịu gợi trong lòng người đọc một cảm giác bình yên khi đứng trước bức tranh thơ độc đáo ấy. -> Nét đẹp hài hòa giữa cảnh và người đã làm cho xứ Huế trở nên thơ mộng và thi vị hơn. => Khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ: hình ảnh thiên nhiên Huế được thể hiện hết sức sinh động, đẹp đẽ và sống động. thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với miền quê đẹp của đất nước. * Đặc sắc nghệ thuật - Ngôn ngữ điêu luyện - Bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng - Câu hỏi tu từ, điệp từ, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác... d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10.0 Đề 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu sau: Tôi từng nói “Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi”. Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ sẽ thay đổi khi chính tôi thay đổi. Đừng nói: “Nếu có thể thì tôi đã làm rồi” mà hãy hỏi: “Nếu có thể thì tôi sẽ làm”. Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định. Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do, niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó. Bạn đâu phải là một cái cây. Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cú điều gì ở danh sách “Tôi nên làm” trong tâm trí bạn. Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào? Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn. Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức và xem mình có thể làm được gì? Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm. Đích đến thì không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy! Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội. (Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lý cuộc đời, NXB Lao động) 5
- Câu 1 ( 0,5 điểm): Theo tác giả, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là gì? Câu 2 (0,5 điểm): Jim Rohn nói rằng chúng ta thay đổi bản thân vì điều gì? Câu 3 (1,0 điểm): Theo anh/chị, vì sao quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm? Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm: mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Anh/chị hãy phân tích về đoạn thơ sau: Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi g. (Trích Vội vàng, Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục) ----------------- Hết ---------------- ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu Hướng dẫn chấm Điểm I. Đọc 1 - Một trong những cách tốt nhất để thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều 0,5 điểm -hiểu gì xuất hiện trong danh sách “Tôi nên làm” 2 Jim Rohn nói rằng chúng ta thay đổi bản thân vì một trong hai lý do, 0,5 điểm niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng 3 - Quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm vì có những lựa 1,0 điểm chọn rất dễ đưa ra quyết định nhưng cũng có những lựa chọn không dễ đưa ra quyết định; để đưa ra được quyết định của mình, chúng ta phải nghiền ngẫm thật kĩ vấn đề, cân nhắc kết quả có thể đạt được khi quyết định được thực hiện. 4 - Đồng tình với ý kiến “Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi”. 1,0 điểm - Vì: Nếu chúng ta không thay đổi trong (cảm xúc, nhận thức, hành động) thì mọi thứ khác có thay đổi cũng chẳng khiến ta thay đổi được. Phần II: Làm văn 7,0 điểm Nghị luận văn học: Phân tích đoạn thơ từ câu 5-13 trong bài thơ Vội vàng a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, 1,0 Thân bài, Kết luận. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định vấn đề nghị luận: : Phân tích đoạn thơ từ câu 5-13 trong bài thơ 1,0 Vội vàng c. Triển khai hợp lí vấn đề nghị luận: thí sinh cần vận dụng tốt các thao tác lập 4,0 luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý: * Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm,đoạn thơ - Vị trí/ đóng góp của tác giâ - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: * Phân tích đoạn thơ: Luận điểm 1: Phát hiện và say sưa ca ngợi thiên đường trên mặt đất. 6
- - Được cảm nhận ở thời điểm ban đầu: + Buổi sáng – khởi đầu một ngày mới. + Tuần tháng mật – khởi đầu cuộc sống lứa đôi. + Tháng giêng – khởi đầu cho một năm mới. ->Thời khắc đẹp đẽ, tinh khôi, tươi mới. -Điệp từ: Này đây Tất cả như được bày sẵn, mời gọi mọi người thưởng thức một bữa tiệc trần gian. - Hình ảnh, màu sắc, âm thanh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung: + Ong bướm tuần tháng mật/+ Hoa của đồng nội xanh rì/+ Lá của cành tơ phơ phất/+ Khúc tình si của yến anh/+ Ánh sáng chớp hàng mi Cảnh vật quen thuộc, gần gũi, mang nét đặc trưng của mùa xuân. Hấp dẫn, gợi cảm như một người thiếu nữ trẻ trung, đầy sức sống. - So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần +So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo: lấy con người làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp trên thế gian – điều mà trong thơ cổ điển chưa có được. + Ẩn dụ thể hiện sự chuyển đổi cảm giác tài tình từ thị giác sang vị giác để ca ngơi vẻ đẹp tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ. Luận điểm 2: Quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới : Trong thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Lấy con người làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp trên thế gian – điều mà trong thơ cổ điển chưa có được. * Nghệ thuật: - Sáng tạo độc đáo hình ảnh thơ - Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta. - Điệp từ: Này đây Tất cả như được bày sẵn, mời gọi mọi người thưởng thức một bữa tiệc trần gian. - Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp thở phập phồng. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp 0,5 nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,… 0,5 ----------------- Hết ----------------- Chư Sê, Ngày 17 tháng 04 năm 2023 KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Trương Văn Phước Vũ Thị Thúy Hiền 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn