intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão

  1. 1 TRƯỜNG THPT AN LÃO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 NĂM HỌC: 2022 – 2023 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN NẮM: I.PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1.Kiến thức, kĩ năng: Học sinh cần nắm vững kiến thức Tiếng Việt, Làm văn để làm các câu hỏi nhận biết phần Đọc – hiểu văn bản: - Các đặc trưng, dấu hiệu nhận biết của các phong cách ngôn ngữ thường gặp trong đề thi: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Phong cách ngôn ngữ chính luận. - Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của các phương thức biểu đạt sau: Nghị luận: Biểu cảm: Miêu tả. Tự sự (kể chuyện, tường thuật): Thuyết minh - Đặc điểm, mục đích của các thao tác lập luận: Thao tác lập luận phân tích. Thao tác lập luận so sánh. Thao tác lập luận bình luận. Thao tác lập luận bác bỏ. Thao tác lập luận giải thích. Thao tác lập luận chứng minh. - Các phép liên kết: Phép lặp Phép thế Phép liên tưởng Phép nối - Những biện pháp nghệ thuật tu từ trong văn bản : So sánh: Nhân hoá Hoán dụ
  2. 2 Ẩn dụ Phép điệp Liệt kê: Tương phản, đối lập Đảo ngữ Câu hỏi tu từ Nói giảm, nói tránh Nói quá. - Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và phân loại theo cấu trúc - Nắm vững đặc trưng thể loại của các văn bản nghị luận hiện đại, truyện, kịch Việt Nam hiện đại. - Nắm chắc kĩ năng làm dạng đọc hiểu theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. 2.Ngữ liệu đọc hiểu: Ngữ liệu đọc hiểu có nội dung được sử dụng làm câu hỏi cho phần làm văn nghị luận xã hội. Vì vậy, học sinh cần chú ý tham khảo nhiều đề đọc hiểu có ngữ liệu là những văn bản nghị luận hiện đại, truyện, kịch Việt Nam hiện đại, đặc biệt là kiểu văn bản mang những thông điệp sống ý nghĩa trong đời sống. II. PHẦN LÀM VĂN: 1.Nghị luận xã hội: - Nội dung nghị luận: Yêu cầu thí sinh bàn về một thông điệp sống, một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết trong đời sống; một phẩm chất tốt, một thói tật, một giá trị sống của con người; trách nhiệm, sứ mệnh của tuổi trẻ với cuộc đời,… (được đề cập đến trong văn bản đọc hiểu). - Hình thức: Thí sinh chỉ viết một đoạn văn khoảng 200 chữ (thay cho viết một bài văn) Yêu cầu các em phải viết phần này đảm bảo yêu cầu theo cấu trúc một đoạn văn, làm rõ chủ đề(vấn đề cần bàn luận) và nên trình bày theo phương pháp tổng – phân hợp (câu chủ đề/ nêu vấn đề  phát triển ý/ làm rõ vấn đề Khái quát/chuyển tải thông điệp sống). 2. Nghị luận văn học: *Dạng đề thường gặp: . Nghị luận(phân tích) về một đoạn văn, một tình huống, chi tiết, một giá trị về nội dung, nghệ thuật, một hình tượng nghệ thuật (nhân vật, cảnh vật), … trong tác phẩm truyện, kịch Việt Nam hiện đại.
  3. 3 . Phân tích tác phẩm, đoạn văn, nhân vật,…để làm sáng tỏ một ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật, tác giả.. * Phạm vi tư liệu: Học sinh cần nắm vững những nội dung sau trong quá trình ôn để làm bài: - Nét nổi bật trong cuộc đời, sáng tác của các tác giả văn học, hoàn cảnh sáng tác; giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi, Kịch trong chương trình Ngữ văn 12 học kỳ II : - Vợ chồng A Phủ (trích) của Tô Hoài - Vợ nhặt của Kim Lân - Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành - Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu -Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) của Lưu Quang Vũ - Cách làm bài các dạng đề nghị luận văn học trên. B. MỘT SỐ ĐỀ THI MẪU ĐỂ HỌC SINH THAM KHẢO: Đề 1: I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Bi kịch hóa cuộc đời mình. Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to đùng những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời các bạn luôn cảm thấy oan ức, luôn cảm thấy bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đã đối xử với các bạn tệ hơn rất nhiều những gì các bạn hi vọng có. Rất tiếc thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm mà các bạn gây ra thường do chính bản thân mình nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. (...) Hiểu nhầm cha mẹ. Tuổi teen có tính ghen tị rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn…Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít.Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn. (...)Tưởng chơi ngông là bản lĩnh.
  4. 4 Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn.Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh - TS Vũ Thu Hương – Báo News Zing, Giáo dục 7/10/2015). Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình như thế nào ? Câu 3. Hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu 4. Tại sao tác giả lại cho rằng: Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của cá nhân về bản lĩnh trong cuộc sống? Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài qua đoạn trích sau, trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu: Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền giang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền.(…) Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn, vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. - Phác con ơi! Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.
  5. 5 (Trích:“Chiếc thuyền ngoài xa”, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr 72- 73). Đề 2: I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: ... Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên. Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư? (Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2.Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cây cầu? Câu 3.Nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ sợi chỉ xanh óng ánh trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”. Câu 4.Nhận xét về tư tưởng, tình cảm của nhà văn gửi gắm qua đoạn trích. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sức mạnh của niềm tin. Câu 2. (5,0 điểm) Trong đoạn kết “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, lúc đầu nhìn thấy A Phủ bị trói đứng vào cột, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay: “Nếu A phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Nhưng sau đó thì Mị lại cắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
  6. 6 Anh (chị) hãy phân tích về sự thay đổi trên trong tâm lí và hành động của Mị. Từ đó nêu những điểm mới mẻ về giá trị nhân đạo của tác phẩm./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2