intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

  1. TRƯỜNG TH-THCS IA CHIM TỔ : KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022 - 2023 MÔN: Ngữ Văn 8 A. Văn bản: - Nắm được nội dung và đặc sắc nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học: + Nội dung: Thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm và lòng tự hào dân tộc của cha ông qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta,… + Nghệ thuật: Những nội dung ấy lại được thể hiện bằng hình thức lập luận rất chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn. Với các thể văn cổ như: Hịch, Cáo, Chiếu, Tấu. Cần nắm được những đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biền ngẫu,…của từng tác phẩm. B. Tiếng Việt: a. Lí thuyết: - Các kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật. - Các hành động hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc và cách thể hiện chúng bằng các kiểu câu. - Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại; ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ trong giao tiếp. - Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu. b. Thực hành: - Biết vận dụng các kiến thức đã học khi viết bài Tập làm văn và khi đọc hiểu văn bản cũng như trong giao tiếp hằng ngày. C. Tập làm văn: - Nắm được cách làm văn thuyết minh một phương pháp, một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
  2. - Nhận diện được các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng trong văn bản nghị luận. Biết cách làm một bài văn nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. D. Một số đề tham khảo: 1. Đề số 1: Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài trời mưa bụi bay (Ngữ văn 8- Tập 2) a. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì? (1,0 điểm) b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? (1,0 điểm) c. Xét về mục đích nói, câu thơ sau thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? (1,0 điểm) Người thuê viết nay đâu? d. Theo em, học sinh ngày nay có thể làm gì để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trình bày bằng một đoạn văn ngắn (từ 4 -6 câu). (1,0 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn sau: Gần đến giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Câu 3: (5,0 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.
  3. 2. Đề số 2: Câu 1 (5,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) a. Văn bản cho thấy tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào và phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? (1,0 điểm) b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.(1,0 điểm) c. Xét theo mục đích nói, câu văn “Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.” thuộc kiểu câu gì? Và thực hiện hành động gì? (1,0 điểm) d. Qua văn bản, hình ảnh cánh diều biểu tượng cho điều gì? (1,0 điểm) e. Từ nội dung phần trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) nêu suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ trong cuộc sống con người.(1,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Trong học đường hiện nay còn một bộ phận học sinh chưa tích cực học tập. Em hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn ấy rằng: Việc học tập của học sinh hôm nay là vô cùng quan trọng. 3. Đề số 3:
  4. Câu 1 (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sĩ mắng triểu đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà đòi bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau! Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, nột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (Ngữ văn 8 - Tập 2) a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (1,0 điểm) b. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (1,0 điểm) c. Hai câu văn trong đoạn trích sau thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? (1,0 điểm) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, nột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. d. Từ nội dung đoạn trích trên, là học sinh em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn với các thế hệ cha ông? (Viết thành 1 đoạn văn khoảng 4 - 6 câu) (1,0 điểm) Câu 2 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn sau: Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng) Câu 3 (5,0 điểm): Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về : Tình bạn trong cuộc sống. 4. Đề số 4: Câu 1 (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
  5. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vôn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cúng có. a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thể loại và phương thức biểu đạt là gì? (1.0 điểm) b. Vì sao có thể nói : toàn bộ tác phẩm nói chung, đoạn trích trên nói riêng được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Việt Nam ta? (1.0 điểm) c. Hãy nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn sau: (1.0 điểm) Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền đọc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương, d. Xét về mục đích nói, các câu văn trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu gì ? (1.0điểm) Câu 2 (1.0 điểm): Cảm nhận hai câu thơ sau: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng) Câu 3 (5.0 điểm): Hiện nay, một số bạn học sinh có biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm với những người thân trong gia đình và với bạn bè. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên. 5. Đề số 5: Câu 1 (5.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình
  6. lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Cậu bé và cây si già-Theo Trần Hồng Thắng) a. Văn bản trên thuộc thể loại gì? Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (1.0 điểm) b. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? (1.0 điểm) c. Xét theo mục đích nói, câu “Tên cậu là gì nhỉ?” thuộc kiểu câu gì ? Và thực hiện hành động gì ? (1.0 điểm) d. Qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì ? (1.0 điểm) e. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay. (1.0 điểm) Câu 2 (5.0 điểm): Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề mà em quan tâm nhất trong cuộc sống hiện nay. -------HẾT------- Duyệt của Ban giám hiệu Duyệt của Tổ trưởng Giáo viên ra đề cương (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
  7. Lê Xuân Long An Thị Luyến Nguyễn Thị Trầm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2