Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông
lượt xem 3
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 8 - Năm học: 2023 - 2024 PHẦN I: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. I. TRUYỆN 1. Một số đặc điểm của văn bản truyện - Nhân vật chính là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ nhất tư tưởng, chủ đề của truyện - Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thú đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. 2. Đề tài, chủ đề trong tác phẩm văn học a. Khái niệm về đề tài, chủ đề - Đề tài: là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản. - Chủ đề: là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản. b. Cách xác định đề tài, chủ đề tác phẩm - Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)? - Để xác định chủ đề, người ta thường trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì? 3. Cách đọc thể loại truyện - Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Chú ý hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Đọc kĩ văn bản, tóm tắt kể lại được cốt truyện. - Xác định và phân tích được ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật, tình huống, đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện, … - Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. II. THƠ ĐƯỜNG LUẬT 1. Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật a. Thơ Đường luật Thơ Đường luật Nguồn gốc thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 – 907), sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Thơ Đường - Thơ ca trung đại: Thơ Đường luật được sáng tác bằng chữ Hán và chữ luật ở Việt Nôm. Nam - Thơ ca hiện đại: thơ Đường được sáng tác bằng chữ quốc ngữ 1
- Các thể thơ Có hai loại: Đường luật - Thơ thất ngôn (mỗi câu có bảy chữ): gồm hai loại thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt. - Thơ ngũ ngôn (mỗi câu có 5 chữ) b. Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật So sánh Thơ thất ngôn bát cú Đường Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật luật 1. Số câu, số chữ 2. Bố cục 3. Niêm 4. Luật 5. Vần 6. Nhịp 7. Đối 2. Thơ trào phúng và một số thủ pháp nghệ thuật 1. Thơ Là một thể loại đặc biệt của sáng tác văn học, gắn liền với các cung bậc tiếng trào cười mang ý nghĩa xã hội: phúng + hài hước là sự phê phán nhẹ nhàng; + châm biếm là dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thuý để phê phán, vạch trần đối tượng; + đả kích là tiếng cười phủ định, thường dùng để chỉ trích, phản đối gay gắt đối tượng trào phúng. 2. Một số Chơi chữ là vận dụng các hiện tượng đồng âm, trái nghĩa, đa nghĩa, từ láy,... thủ pháp trong câu thơ để tạo nên ý nghĩa bất ngờ làm bật ra tiếng cười. nghệ Sử dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ đời thường một cách hài hước cũng là thủ thuật pháp căn bản tạo nên tiếng cười trong thơ trào phúng. Cường điệu là nói quá, phóng đại, nhân lên gấp nhiều lần tính chất, mức độ nhằm làm nổi bật tính hài hước của đối tượng. Tương phản là sử dụng các từ ngữ, hình ảnh,.. trái ngược nhau, tạo nên sự đối lập nhằm khắc hoạ, tô đậm đặc điểm của đối tượng và châm biếm, phê phán, đả kích đối tượng. 3. Cách đọc hiểu thơ Đường luật - Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Chú ý hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Cần chú ý đặc điểm thể loại, văn tự, đề tài, chủ đề, không gian, thời gian và sự liên hệ giữa các câu thơ trong bài. Nếu là thơ bằng chữ Hán, trước khi đọc phần Dịch thơ cần đọc kĩ phần Dịch nghĩa để hiểu rõ ý các câu thơ. Chú ý đối sánh giữa phần phiên âm và phần dịch thơ. - Hiểu được bài thơ là lời của ai; nói về điều gì; nói bằng cách nào; cách nói ấy có gì độc đáo, đáng nhớ (nghệ thuật đối, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,…) 2
- - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình và những tác động của chúng đến suy nghĩ và tình cảm của người đọc. III. TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT 1. Truyện lịch sử a. Khái niệm: Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động. b. Đặc điểm: - Cốt truyện: là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm. – Bối cảnh: là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán. - Nhân vật chính thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác. - Ngôn ngữ: phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật ... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động 2. Tiểu thuyết a. Khái niệm: Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp, phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ, miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. b. Tính cách nhân vật, bối cảnh + Tính cách nhân vật: Thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác. - Bối cảnh : + Bối cảnh lịch sử: Hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử + Bối cảnh riêng: Thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện. 3. Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến So sánh Cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện đa tuyến 1.Sự kiện 2. Dung lượng cốt truyện 4. Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện lịch sử, tiểu thuyết - Xác định được các sự kiện lịch sử trong truyện. - Chỉ ra được cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử và ngôn ngữ mang không khí, dấu ấn lịch sử,... - Tìm hiểu sâu chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản truyện muốn thể hiện. - Rút ra những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết được thể hiện qua văn bản. IV. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1. Tìm hiểu chung về văn bản nghị luận văn học 3
- Khái niệm Văn bản nghị luận văn học là loại văn bản trong đó người viết trình bày quan điểm, đánh giá về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học (tác giả, tác phẩm, thể loại,...) Đề tài Bàn luận về một tác giả, tác phẩm, thể loại, giai đoạn, trào lưu, hiện tượng văn học,...) Phương thức biểu đạt Nghị luận chính Phương thức biểu đạt hỗ Biểu cảm; tự sự trợ làm tăng tính thuyết phục - Là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc phần Luận đề mở đầu văn bản. Thường được thể hiện ở nhan đề, phần mở đầu hoặc suy luận từ toàn bộ VB. - Là những ý chính được triển khai nhằm cụ thể hóa luận đề, dựa trên đặc điểm của đối tượng được bàn luận. Luận điểm - Thường được trình bày bằng một câu khái quát và được làm sáng tỏ bởi lí lẽ và dẫn chứng. - Nảy sinh nhờ suy luận logic; là những diễn giải của người viết về đặc điểm của Các yếu tố chính một tác phẩm, tác giả, Lí lẽ của văn bản nghị thể loại,... luận - Được dùng để giải văn học thích và triển khai luận điểm, giúp luận điểm trở nên sáng tỏ. - Là những câu văn, Luận cứ đoạn thơ, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh,... được dẫn từ tác phẩm văn học hoặc những tài liệu, trích dẫn liên Bằng chứng quan nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của lí lẽ. - Xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của lí lẽ, làm sáng tỏ luận điểm. Yêu cầu chung - Phải xác lập được luận đề rõ ràng. - Triển khai, tổ chức hợp lí bằng hệ thống luận điểm tường minh với lí lẽ xác đáng và bằng chứng thuyết phục 4
- 2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận văn học Nhận biết: - Nhận biết được luận đề chính trong văn bản. - Nhận biết được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. - Nhận biết được các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Thông hiểu: - Xác định được được nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản. - Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết. - Lí giải được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hóa để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân. V.VĂN BẢN THÔNG TIN 1. Khái niệm - Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim loại văn bản thông tin có mục đích trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,...của cuốn sách hoặc bộ phim đó. 2. Đặc điểm thể loại - Trình tự trình bày thông tin VB: + Từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách, bộ phim; + Từ thông tin khách quan về cuốn sách, bộ phim đến những ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách, bộ phim đó - Các thông tin thường được chú trọng là các thông tin khách quan. - Phương tiện phi ngôn ngữ trong như hình ảnh, sơ đồ,... trong bài giới thiệu để tăng thêm hiệu quả của việc cung cấp thông tin 3. Cách đọc hiểu thể loại VB thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim - Xác định mục đích viết của VB. - Tìm thông tin cơ bản của văn bản và các thông tin chi tiết góp phần thể hiện thông tin cơ bản. - Xác định cấu trúc của VB - Chỉ ra hiệu quả của việc kết hợp sử dung phương tiện phi ngôn ngữ (nếu có) với phương tiện ngôn ngữ trong VB. PHẦN II: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Từ ngữ toàn dân, từ địa phương và biệt ngữ xã hội 1. Từ ngữ toàn dân * Khái niệm? * Vai trò của từ ngữ toàn dân? 2. Từ ngữ địa phương * Khái niệm: * Vai trò: 3. Biệt ngữ xã hội * Khái niệm * Vai trò 5
- II. BPTT đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh. 1. Đảo ngữ Biện pháp tu từ đảo ngữ 1. Đặc điểm 2. Phân loại 3. Tác dụng 4. Phạm vi sử dụng 2. Câu hỏi tu từ Câu hỏi tu từ 1. Đặc điểm 2. Tác dụng 3. Từ tượng hình, từ tượng thanh Từ tượng thanh Từ tượng hình 1. Đặc điểm 2. Công dụng 3. Phạm vi sử dụng III. CÂU PHỦ ĐỊNH VÀ CÂU KHẲNG ĐỊNH 1. Câu khẳng định: - Về chức năng? - Về hình thức? Ví dụ: Tôi không phải không biết. 2. Câu phủ định 6
- - Về chức năng? - Về hình thức? IV. THÀNH PHẦN BIỆT LẬP TRONG CÂU Các TP Vị trí Chức năng Các từ ngữ biểu biệt lập hiện/cách biểu hiện 1. TP gọi- đáp 2. TP cảm thán 3. TP tình thái 4. TP chuyển tiếp 5. TP phụ chú V. (Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể) Các kiểu câu Đặc điểm Công dụng/ ý nghĩa Hình thức 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi 2. Câu khiến 3. Câu cảm 4. Câu kể PHẦN III. THỰC HÀNH VIẾT I. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TRUYỆN 1. Khái niệm. - Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Để viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện, người viết cần phải: + Nêu được chủ đề + Dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm + Từ đó, nêu được những nhận xét, đánh giá về những nét đặc sắc này. 2. Yêu cầu đối với bài văn phân tích một tác phẩm truyện. - Kiểu bài: nghị luận tác phẩm truyện - Phạm vi phân tích: + Nhận xét, đánh giá về tác phẩm phải bám sát nội dung và hình thức của tác phẩm. + Phải bám sát cốt truyện, chủ đề, nhân vật, những nét đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm. - Các bước thực hiện: + Trước khi viết, cần tìm ý, lập dàn ý. 7
- + Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp. - Các nhận xét, đánh giá phải rõ ràng, đúng đắn, có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. - Để bài viết thuyết phục, cần kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm, miêu tả trong quá trình nghị luận. - Bài văn cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm. 3. Dàn ý. Các phần Yêu cầu cụ thể Mở bài - Giới thiệu, tác giả, tác phẩm - Nhận xét chung về chủ đề và vài nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm Thân bài Nêu chủ đề và phân tích các biểu hiện làm rõ chủ đề của tác phẩm: - Phân tích đề tài và những nét đặc sắc của cốt truyện trong việc làm sáng tỏ chủ đề. - Phân tích các nhân vật nhằm làm rõ chủ đề của truyện: + Nhân vật thứ nhất (các chi tiết về hoàn cảnh, việc làm, cử chỉ, lời nói…) trong mối quan hệ với các nhân vật khác + Nhân vật thứ hai (nếu đáng chú ý) là người thế nào, những chi tiết nào thể hiện điều đó?... - Phân tích tác dụng của các nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện: nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện, tình tiết, lời văn, ngôi kể, ... Kết bài Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Nêu tác động của truyện đối với em. II. PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM THƠ. 1. Khái niệm. Phân tích một tác phẩm thơ là chỉ ra và làm rõ những điểm nổi bật (thành công, có thể cả hạn chế) trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Lưu ý: + Tác phẩm thơ có thể là bài thơ hoặc tập thơ. + Đề tài của bài viết ở bài học 7 này hướng tới phân tích các tác phẩm thơ Đường luật. 2. Yêu cầu đối với bài văn phân tích một tác phẩm thơ. - Đọc kĩ tác phẩm, chú ý xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi bật. - Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết. - Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các bằng chứng từ bài thơ cho mỗi luận điểm. - Liên hệ, so sánh với các bài thơ có cùng đề tài, chủ đề, thể loại để làm sáng tỏ thêm giá trị của bài thơ được phân tích. - Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế (nếu có) của bài thơ, về giá trị, sự tác động của tác phẩm đối với người đọc cũng như bản thân em. 3. Dàn ý. Mở bài - Giới thiệu khái quát ngắn gọn về tác giả và bài thơ. - Nêu ý kiến chung về bài thơ. Thân * Phân tích đặc điểm nội dung: bài - Phân tích hình tượng thơ (hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người) - Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ - Khái quát chủ đề của bài thơ * Chỉ ra và phân tích tác dụng một số nét đặc sắc về nghệ thuật: - Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật (theo mô hình chuẩn mực hay có sự cách tân) - Nghệ thuật lựa chọn và xây dựng hình ảnh 8
- - Nghệ thuật lựa chọn ngôn từ - Hiệu quả của các biện pháp tu từ (phép đối,...); nghệ thuật trào phúng (nếu có) * Nêu lên những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Kết Khẳng định được ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của bài thơ. bài III. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 1. Yêu cầu của kiểu bài Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, cần chú ý: - Xem xét và nhận biết tư tưởng, đạo lí nêu trong đề như thế nào (trực tiếp hay gián tiếp). - Tìm hiểu nội dung cụ thể của tư tưởng, đạo lí ấy là gì, những gì chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ bằng cách nào. - Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề tư tưởng, đạo lí mà đề văn nêu lên đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng. - Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: + Xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. + Bố cục bài viết theo 3 phần. + Các luận điểm, lí lẽ được triển khai phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. + Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học. - Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề đã nêu. Vận dụng được những kiến thức và trải nghiệm của cá nhân người viết. 2. Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. 3. Phạm vi dẫn chứng: - Dẫn chứng thực tế (con người, sự việc) - Dẫn chứng lấy trong văn học có liên quan. 4. Dàn ý chung - Mở bài: Nêu vấn đề bằng một trong các cách: phản đề, so sánh, đặt câu hỏi,… - Thân bài: Giải quyết vấn đề: + Giải thích ngắn gọn câu cách ngôn bằng cách đặt câu hỏi: Là gì? Tại sao? + Phân tích: Biểu hiện như thế nào? + Chứng minh: Bằng chứng cụ thể là gì? + Bình luận: Có giá trị và tác động gì? - Kết bài: Tổng hợp vấn đề bằng một trong các cách: tóm lược, phát triển, vận dụng, liên tưởng. IV. VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM KỊCH (Đọc trong SGK) Dàn ý chung - Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn trích) + Nêu vấn đề nghị luận: Nêu ấn tượng, cảm nhận chung về nội dung, nghệ thuật của tp kịch hoặc đoạn trích. - Thân bài: Giải quyết vấn đề: + Khái quát nội dung đoạn trích và nêu tình huống kịch. + Lí giải về xung đột và việc giải quyết xung đột thể hiện trong tác phẩm (đoạn trích). + Phân tích đặc điểm nổi bật của một số nhân vật, qua đó thấy được ý nghĩa đoạn trích + Nhận xét đánh giá nội dung, nghệ thuật của đoạn trích; + Rút ra những bài học về nhận thức và hành động cho bản thân - Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận là giá trị của tác phẩm (đoạn trích) và mở rộng vấn đề đương đại và tác động với bản thân. V. VIẾT BÀI GIỚI THIỆU MỘT CUỐN SÁCH 1. Khái niệm 9
- Bài văn giới thiệu một cuốn sách là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về cuốn sách đó như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa,... của cuốn sách. 2. Yêu cầu - Nêu nhan đề cuốn sách được giới thiệu ở tiêu đề và phần đầu của văn bản. - Nêu thông tin chung về cuốn sách: tác giả, hoàn cảnh ra đời, thông tin xuất bản,...trong phần đầu của văn bản. - Nêu các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật thể hiện của cuốn sách ở phần tiếp sau của văn bản. - Nêu ý kiến của người giới thiệu (hoặc người đọc) về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách. - Sử dụng hình ảnh minh họa để bổ sung, làm rõ thông tin, tăng sức hấp dẫn cho bài giới thiệu. 3. Để viết bài giới thiệu một cuốn sách, các em cần lưu ý: - Lựa chọn cuốn sách muốn giới thiệu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. - Đọc kĩ cuốn sách cần giới thiệu để xác định các thông tin về nội dung, nghệ thuật, giá trị, ý nghĩa của cuốn sách. - Tìm hiểu các thông tin liên quan đến cuốn sách: tác giả, hoàn cảnh ra đời, đánh giá của bạn đọc về cuốn sách. 4. Phương pháp viết bài văn giới thiệu một cuốn sách Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết - Xác định các yêu cầu cần thực hiện: mục đích viết, người đọc,… - Lựa chọn cuốn sách yêu thích để giới thiệu - Đọc kĩ lại cuốn sách để xác định thông tin, nội dung, hình thức, giá trị, ý nghĩa của cuốn sách. - Tìm hiểu, lựa chọn, thu thập thông tin, hình ảnh liên quan đến cuốn sách từ các nguồn khác nhau như sách, báo, Internet,… Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Bước 3: Viết: Dựa vào dàn ý, viết một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với bài văn giới thiệu cuốn sách yêu thích. Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa - Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa bài văn dựa vào bảng kiểm. - Tiếp tục chỉnh sửa nếu bài văn chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu đối với bài văn giới thiệu về một cuốn sách - Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp. 10
- 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn