intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG Tổ: Ngữ Văn – Sử - Địa –Công Dân ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRACUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 9 NĂM HỌC 2023- 2024 I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: - Đọc hiểuvăn bản + Truyện:Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê + Văn nghị luận: Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm; Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi; Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan. - Nội dung ôn luyện: + Nội dung, vấn đề của văn bản (đoạn trích); vai trò của lý lẽ, dẫn chứng. + Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm truyện. + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa văn bản, ý nghĩa nhan đề. + Những đặc sắc về nghệ thuật của truyện (ngôi kể, xây dựng nhân vật…). 2. Tiếng việt: - Thành phần câu: Khởi ngữ; Các thành phần biệt lập; Phép liên kết câu. - Nghĩa tường minh và hàm ý. 3. Tập làm văn: - Viết đoạn văn nghị luận xã hội. - Viết bài văn nghị luận văn học: Các văn bản: + Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, + Sang thu - Hữu Thỉnh, + Nói với con - Y Phương; + Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê II.Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu (3.0 điểm).(Văn bản 2.0 điểm; Tiếng Việt 1.0 điểm) 1
  2. - Đọc hiểu truyện và nghị luận(Chọnngữ liệu ngoài SGK) + Phương thức biểu đạt, thể loại. + Ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề văn bản. + Nội dung, ý nghĩa văn bản. +Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản. + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. + Đặc điểm nhân vật. + Những đặc sắc về nghệ thuật của truyện (ngôi kể, xây dựng nhân vật…). - Tiếng Việt: Nhận biết thành phần khởi ngữ, xác định và gọi tên, nêu tác dụng của thành phần biệt lập, xác định các phép liên kết câu; giải đoán hàm ý. 2. Vận dụng (2.0 điểm):Viết đoạn văn nghị luận xã hội + Về một hiện tượng, sự việc đời sống; + Về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. 3. Vận dụng cao (5.0 điểm): Viết bài văn nghị luận văn học (về đoạn thơ, bài thơ; nhân vật trong tác phẩm truyện hoặc đoạn trích). III.Đề tham khảo: Đề 1. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: [I] Nhân kỉ niệm ngày Hội chứng Down thế giới, hãng đồ chơi Lottie Dolls ở Ireland đã tạo ra một mẫu búp bê lấy cảm hứng từ một bé gái sáu tuổi tên Rosie, ở hạt Wiltshire, Anh. [II] Con búp bê được đặt tên “Rosie Boo” theo tên Rosie, một cô bé mắc hội chứng Down. Trong bài giới thiệu mẫu búp bê mới, công ty đã đăng loạt ảnh Rosie đang chơi đùa với con búp bê lấy cảm hứng từ chính cô bé. [III] Ông Lan Harkin, người đồng sáng lập Lottie Dolls, quyết định sản xuất mẫu búp bê này khi cha mẹ của Rosie gây chú ý hồi năm ngoái với việc xây dựng một ngôi nhà trên cây bên trong khu vườn của họ giống hệt phiên bản đồ chơi của Lottie Dolls. [IV] (…) Mẫu búp bê Rosie Boo ra mắt vào ngày 21/3. Mỗi con búp bê được bán với giá 22,99 bảng Anh. Số tiền thu được từ việc bán mẫu búp bê này sẽ được chuyển đến quỹ từ thiện Andover Twenty của tổ chức hội chứng Down tại địa phương. 2
  3. [V] “Chúng tôi hiểu rằng thông qua việc chơi đồ chơi, trẻ em sẽ phát triển sự đồng cảm trước những người khác biệt so với mình. Thêm vào đó, những trẻ sinh ra với sự khác biệt sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn khi biết rằng có những con búp bê giống mình. Một điều quan trọng không kém là tất cả trẻ em sẽ có một hộp đồ chơi đa dạng” – ông Harkin nói. (Báo Phụ nữ Chủ nhật ra ngày 28.3.2021) 1.1. Đặt nhan đề cho văn bản trên. Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả) ở chương trình Ngữ văn 9, học kì 2 có cùng phương thức biểu đạt chính với văn bản này. 1.2.Dựa vào văn bản, cho biết con búp bê “Rosie Boo” được tạo ratừ nguồn cảm hứng nào và với mục đích gì? 1.3. Ở đoạn văn thứ [III] của văn bản, xác định một thành phần biệt lập. Tìm một phép liên kết câu có trong đoạn văn [V]. Câu 2 (2.0 điểm). Ở văn bản trên (câu 1), từ mục đích sản xuất ra mẫu búp bê “Rosie Boo”, nhà sản xuất muốn truyền tải đến người đọc thông điệp: đồng cảm với những người khác biệt so với mình. Viết đoạn văn khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em về thông điệp trên. Câu 3 (5.0 điểm). Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh để thấy được vẻ đẹp của khoảnh khắc thiên nhiên giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Sông được lúc dềnh dàng Vẫn còn bao nhiêu nắng Chim bắt đầu vội vã Đã vơi dần cơn mưa Có đám mây mùa hạ Sấm cũng bớt bất ngờ Vắt nửa mình sang thu Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu, Hữu Thỉnh) -Hết- Đề 2 Câu 1 (3.0 điểm). Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: 3
  4. (1) Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại tất cả, không trừ một ai. Một cô gái bị hội chứng down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. (2)Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này. (Theo Pháp luật và cuộc sống) 1.1.Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.Kể tên một văn bản khác (kèm tên tác giả) ở chương trình Ngữ văn 9, học kì 2 có cùng phương thức biểu đạt chính. 1.2.Xác định phép liên kết câu cho các từ in đậm trong văn bản. Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập trong đoạn văn (1). 1.3. Em có nhận xét gì về hành động của tám vận động viên đối với cậu bé? Văn bản đã gửi đến người đọc thông điệp gì? Câu 2 (2.0 điểm). Từ văn bản phần đọc hiểu, viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự chiến thắng. Câu 3(5.0 điểm). Phân tích những câu thơ thể hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua bài “Mùa xuân nho nhỏ”. -Hết- Đề 3 Câu 1 (3.0 điểm). Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: Âm nhạc, đó là phương tiện chuyển tới cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn [...] Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm. Thử hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến nhường nào nếu không có giai điệu của những bản tình ca. Có một 4
  5. câu nói mà tôi rất tâm đắc"Từng nốt nhạc chạm vào da thịt tôi, vuốt ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đá hóa thạch trong tâm hồn". Âm nhạc, món quà tinh thần này quả là một người bạn thủy chung, biết chia sẻ. Khi buồn, nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản. Khi vui, nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống. (Dr Bernie S Siegel, Quà tặng cuộc sống, biên dịch Thu Quỳnh -Hạnh Nguyên, NXHTH TP HCM, tr. 11) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả) ở chương trình Ngữ văn 9, học kì 2 có cùng phương thức biểu đạt. 1.2. Em có đồng ý với câu nói: “Từng nốt nhạc chạm vào da thịt tôi, vuốt ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đá hóa thạch trong tâm hồn" không? Vì sao? 1.3. Trong đoạn văn in đậm trên, xác định một thành phần khởi ngữ và một phép liên kết câu. Câu 2 (2.0 điểm). Viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn nạn thực phẩm bẩn. Câu 3(5.0 điểm). Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả và vẻ đẹp của “người đồng mình” trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt 5
  6. Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, NXB GD, H.2011, tr 72-73) CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT! 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2