intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II BỘ MÔN: SINH HỌC NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH KHỐI 10 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KTCB CHỦ ĐỀ 6. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO 1) Chuyển hoá năng lượng và enzyme - Trong tế bào, năng lượng tồn tại ở nhiều dạng: hóa năng, điện năng, nhiệt năng và cơ năng. Trong đó, hóa năng là dạng năng lượng chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào. Sự chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. - ATP – “đồng tiền” năng lượng của tế bào: + Cấu tạo + Chức năng - Enzyme + Khái niệm + Về cấu trúc: chia làm 2 loại + Cơ chế tác động + Các yếu tố ảnh hưởng 2) Quá trình tổng hợp các chất + Khái niệm + Phân loại: Quang hợp ở thực vật; Quang hoá khử và Hoá tổng hợp ở vi khuẩn 4) Quá trình phân giải các chất Là quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hoá học, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nội dung Hô hấp hiếu khí Lên men Sự phân giải glucose trong sự hiện diện Sự phân giải glucose khi không có Định nghĩa của oxygen để tạo ra năng lượng. oxygen để tạo ra năng lượng. Diễn ra qua 2 giai đoạn: Đường phân → Diễn ra qua 3 giai đoạn: Đường phân Lên men. → Chu trình Kreps → Chuỗi truyền - Lên men rượu: Các giai đoạn elcectron hô hấp. PTTQ như sau: Pyruvic acid → C2H5OH + 2CO2. C6H12O6 + 6O2 - Lên men lactic: → 6CO2 + 6H2O + Q (ATP + nhiệt). Pyruvic acid → C2H5OCOOH. Tế bào chất, chất nền của ti thể, màng Nơi diễn ra Chỉ diễn ra trong tế bào chất. trong ti thể. Nguyên liệu O2 và glucose. Không cần O2, chỉ cần glucose. Sản phẩm cuối Lactic acid (tế bào động vật), carbon CO2 và H2O cùng dioxide và ethanol (tế bào thực vật). ATP tạo ra 30-32 ATP. 2 ATP. + Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất: là hai quá trình song song, đồng thời, đối lập nhưng có sự thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống của tế bào. CHỦ ĐỀ 7. CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 1) Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào + Khái niệm + Các giai đoạn 2) Chu kì tế bào I. Chu kì tế bào II. Phân bào 1. Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) 1
  2. - Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể giữ nguyên so với tế bào ban đầu. - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. - Diễn biến: Bộ NST Trạng Kì Diễn biến trong tế thái NST bào NST dạng sợi mảnh, thoi phân bào bắt đầu xuất hiện. Cuối kì Kì đầu kép 2n đầu NST bắt đầu co xoắn, màng nhân biến mất Các NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng trên Kì giữa kép 2n mặt phẳng xích đạo Các cromatid tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo Kì sau đơn 4n về hai cực của tế bào. NST dãn xoắn, thoi phân bào tiêu biến, màng nhân xuất hiện. Kì cuối Phân chia tế bào chất: + Động vật: eo thắt ở giữa tế bào. đơn 2n + Thực vật: hình thành vách ngăn. - Kết quả: Từ một tế bào mẹ (2n) tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống hệt tế bào mẹ. - Ý nghĩa của quá trình nguyên phân 2. Quá trình giảm phân (phân bào giảm nhiễm) - Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm, tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu. - Xảy ra ở tế bào sinh dục chín. - Diễn biến: Kì GIẢM PHÂN 1 GIẢM PHÂN 2 Các NST kép trong cặp tương đồng bắt đầu co Các NST dần co xoắn, màng nhân và nhân xoắn (có thể xảy ra trao đổi chéo). Màng nhân con tiêu biến, thoi phân bào được hình thành Kì đầu và nhân con tiêu biến, thoi phân bào hình thành. Các cặp NST tương đồng co xoắn cực đại, xếp Các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt Kì giữa thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. phẳng xích đạo Mỗi NST kép tương đồng phân li về mỗi cực Các cromatid tách nhau ở tâm động và được Kì sau tế bào. thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào 2
  3. Các NST dần co xoắn, màng nhân và nhân con Màng nhân và nhân con xuất hiện, tế bào chất Kì cuối xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. Tế bào chất tiếp tục phân chia. phân chia tạo 2 tế bào con có bộ NST đơn. - Ý nghĩa của quá trình giảm phân - Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân: III. Công nghệ tế bào - Khái niệm - Nguyên lí - Ứng dụng 1. Công nghệ tế bào thực vật - Khái niệm - Các bước thực hiện - Thành tựu 2. Công nghệ tế bào động vật Gồm 2 kĩ thuật: Nhân bản vô tính và Cấy truyền phôi động vật. Các bước nhân bản vô tính Các bước cấy truyền phôi động vật - Lấy trứng ra khỏi cơ thể. - Tách lấy phôi từ động vật cho phôi. - Loại bỏ nhân của trứng. - Sử dụng các biện pháp để tác động vào phôi - Lấy nhân của tế bào tuyến vú đưa vào trứng. đó trước khi chuyển vào cơ thể nhận. - Nuôi trứng trong ống nghiệm để phát triển thành - Cấy phôi đã chịu tác động vào tử cung của phôi. các động vật nhận phôi để chúng mang thai - Cấy phôi vào tử cung con cái cùng loài mang thai. và sinh con. Chương 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG - Thành tựu công nghệ tế bào động vật - Một số thành tựu của công nghệ tế bào Chủ đề 9. SINH HỌC VI SINH VẬT I. Khái quát về vi sinh vật - Khái niệm - Phân loại các kiểu dinh dưỡng: Quang tự dưỡng; Hóa tự dưỡng; Quang dị dưỡng; Hóa dị dưỡng - Phương pháp nghiên cứu: (1) Quan sát bằng kính hiển vi; (2) Nuôi cấy; (3) Phân lập vi sinh vật; (4) Định danh vi khuẩn. Kĩ thuật nghiên cứu: (1) Cố định và nhuộm màu; (2) Siêu li tâm (3) Đồng vị phóng xạ. II. Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật - Tổng hợp là quá trình tạo ra phân tử hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản - Quá trình phân giải là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản. III. Sinh trưởng ở vi sinh vật - Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể sinh vật. * Môi trường nuôi cấy không liên tục: Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình nuôi cấy. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: Pha tiềm phát; Pha luỹ thừa; Pha cân bằng; Pha suy vong * Môi trường nuôi cấy liên tục: là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy. 1. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ: Phân đôi; Nảy chồi; Hình thành bào tử . 2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực: Phân đôi và nảy chồi; Sinh sản bằng bào tử vô tính; Sinh sản bằng bào tử hữu tính. - Một số hình thức sinh sản hữu tính bằng bào tử thường thấy là: bào tử túi, bào tử đảm, bào tử tiếp hợp và bào tử động (còn gọi là bào tử noãn). 3
  4. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật 1. Các yếu tố hóa học - Nguồn dinh dưỡng: Định nghĩ, vai trò, phân loại 2. Các yếu tố vật lí - Độ pH, Nhiệt độ; Áp suất thẩm thấu; Độ ẩm 3. Các yếu tố sinh học 4. Thuốc kháng sinh IV. Công nghệ vi sinh vật và ứng dụng B. LUYỆN TẬP: TRẮC NGHIỆM: Một số câu hỏi gợi ý I. Nội dung ôn tập giữa học kì 2: Bài 10 đến hết bài 16 DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – chọn 1 đáp án Câu 1. Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là A. nhiệt năng và thế năng. B. hóa năng và động năng. C. nhiệt năng và hóa năng. D. điện năng và động năng. Câu 2. Hoạt động nào sau đây của tế bào KHÔNG tiêu tốn năng lượng ATP? A. Vận chuyển chủ động. B. Vận chuyển thụ động. C. Tổng hợp các chất. D. Sinh công cơ học. Câu 3. Đồng hoá là A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau. C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản. Câu 4. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do đâu? A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng. B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat. C. Các nhóm phosphat đều tích điện âm nên đẩy nhau. D. Đây là liên kết mạnh. Câu 5. Trong mỗi phân tử ATP có bao nhiêu liên kết cao năng? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 6. Nghiên cứu một số hoạt động sau: 1. Tổng hợp protein. 2. Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucose qua màng. 3. Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch. 4. Vận động viên đang nâng quả tạ. 5. Vận chuyển nước qua màng sinh chất. Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7. Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là A. chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng. B. chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng. C. chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng. D. chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng. Câu 8. Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng? (1) Diễn ra ở các tilacoit. (2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp. (3) Là quá trình oxygen hóa nước. (4) Nhất thiết phải có ánh sáng. Những phương án trả lời đúng là A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3). D. (1), (4). Câu 9. Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha tối? (1) Giải phóng oxygen. (2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat. (3) Giải phóng electron từ quang phân li nước. (4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP. (5) Sinh ra nước mới. Những phương án trả lời đúng là A. (1), (4). B. (2), (3). C. (3), (5). D. (2), (5). 4
  5. Câu 10. Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ A. quá trình quang phân li nước. B. quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động. C. hoạt động của chuỗi truyền electron. D. sự hấp thụ năng lượng của nước. Câu 11. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Chu trình Kreps → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp. B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Kreps. C. Đường phân → Chu trình Kreps→ Chuỗi truyền electron hô hấp. D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Kreps → Đường phân. Câu 12. Trong giai đoạn/con đường hô hấp nào sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucose tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất? A. Chuỗi truyền electron hô hấp. B. Đường phân. C. Chu trình Kreps. D. Phân giải kị khí. Câu 13. Hô hấp kị khí xảy ra ở đâu? A. Tế bào chất. B. Màng ngoài ti thể. C. Lưới nội chất. D. Chất nền. Câu 14. Trong hô hấp tế bào, chuỗi truyền điện tử diễn ra ở vị trí nào? A. Màng ngoài ti thể. B. Chất nền ti thể. C. Màng trong ti thể. D. Tế bào chất. Câu 15. Cơ thể đa bào, tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác qua bao nhiêu cách sau đây? I. Truyền tin trực tiếp. II. Truyền tin cận tiết III. Truyền tin nội tiết IV. Truyền tin qua synapse. Số cách truyền đúng: A. 1. B. 2. B. 3. D. 4. Câu 16. Trong hô hấp hiếu khí, mỗi phân tử glucose phân giải tạo ra bao nhiêu ATP? A. 2 ATP. B. 34 ATP. C. 30-32 ATP D. 40 ATP. Câu 17. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, sản phẩm cuối cùng là gì? A. Ethanol (C2H5OH). B. CO2, H2O và ATP. C. Lactate (C3H6O3). D. AOA. Câu 18 : Sinh vật đa bào, các tế bào trao đổi thông tin với nhau và với môi trường để cùng duy trì hoạt động sống của cả cơ thể. Đây là một hiện trượng gì trong cơ thể sống? A. Quang hợp. B. Hô Hấp. C. Trao đổi chất. D. Truyền tin giữa các tế bào. Câu 19. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì? A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con. D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. Câu 20. Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô. C. Nuôi cấy noãn chưa thụ tinh. D. Lai hữu tính. Câu 21. Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là A. tạo ra một số lượng cây giống sạch bệnh trong thời gian ngắn. B. chủ động công việc tạo các giống cây trồng từ phòng thí nghiệm. C. vận chuyển giống đi xa được dễ dàng khi sản xuất. D. giảm bớt được khâu bảo quản giống trước khi sản xuất. Câu 22. Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự nào? A. G1, G2, S, pha M. B. G1, S, G2, pha M. C. S, G1, G2, pha M. D. G2, G1, S, pha M. Câu 23. Việc sử dụng các tế bào gốc phôi để thay thế các mô bị tổn thương ở người thường gặp trở ngại sinh học nào dưới đây? A. Tế bào phôi có thể không đến được đúng mô cần thay thế trong cơ thể người thường B. Hệ thống miễn dịch của người có phản ứng đào thải các tế bào ghép. C. Khó có thể nhân đủ lượng tế bào phôi để thay thế mô bị tổn thương D. Có thể tế bào gốc phôi không biệt hóa đúng thành tế bào của mô phải thay Câu 24. Công nghệ nuôi cấy tế bào vi khuẩn được chuyển gene sản sinh protein của người được thực hiện nhằm mục đích chính là 5
  6. A. tạo ra một lượng lớn protein của người B. tạo ra loại vi khuẩn có đặc điểm mới lạ chưa từng có trong tự nhiên. C. để nghiên cứu sự hoạt động của gene người trong tế bào vi khuẩn D. để biến vi khuẩn có hại thành vi khuẩn vô hại Câu 25. Ở người, loại tế bào nào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia? A. Tế bào cơ niêm mạc miệng. B. Tế bào gan. C. Bạch cầu. D. Tế bào thần kinh. DẠNG 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về truyền tin qua tế bào? A. Truyền tin tế bào là sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào. B. Truyền tin tế bào là chất dinh dưỡng từ tế bào này sang tế bào khác. C. Truyền tin tế bào là truyền nhiệt năng, ATP, chất dinh dưỡng cho các tế bào. D. Truyền tin tế bào là truyền chất dinh dưỡng cho các tế bào. Câu 2. Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về phân bào? A. Trong chu kì tế bào, có nhiều điểm kiểm soát, đảm bảo cho các tế bào con có được số lượng NST giống hệt tế bào mẹ. B. Nếu DNA bị hư hỏng mà không được sửa chữa, trong khi tế bào vẫn tiếp tục hoàn thành các giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào thì các tế bào con sinh ra có thể trở thành các tế bào ung thư. C. Tế bào sẽ dừng lại ở điểm kiểm soát M khi phát hiện thấy quá trình nhân đôi DNA chưa hoàn tất. D. Nhiễm sắc thể bị mất tâm động vẫn có thể được các thoi vô sắc kéo về cực của tế bào Câu 3. Phát biểu dưới đây là đúng hay sai? A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi NST kép chỉ đính vi ống ở một phía của tâm động. C. Các NST tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I. D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, NST đều phải nhân đôi Câu 4. Khi nói về bệnh ung thư, các phát biểu dưới đây đúng hay sai? A. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con B. Những tác nhân đột biến lí, hóa học có thể gây nên bệnh ung thư C. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên không thể chữa được D. Virus không thể gây bệnh ung thư Câu 5. Khi nói về quá trình giảm phân, các phát biểu dưới đây đúng hay sai? A. Tất cả các sinh vật nhân thực đều có thể phân chia giảm phân. B. Sự trao đổi chéo xảy ra trong kì đầu của giảm phân II. C. Mỗi nhiễm sắc thể kép phân li về các cực của tế bào trong kì sau của giảm phân II. D. Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. DẠNG 3. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Xác định số lượng (NST, tâm động và Chromatid) trong kì trung gian và nguyên phân ở 1 tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 Kì Cuối kì trung Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối gian Số NST Số tâm động Số Chromatid Câu 2. Trả lời ngắn 1. Nếu cơ chế điều khiển chu kì tế bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể có thể mắc bệnh bao nhiêu bệnh trong số các bệnh cho sau đây: HIV/AIDS, Viêm họng, Tiêu chảy, Ung thư, Đao. 2. Cho các tế bào: Tế bào gan, Tế bào thần kinh, Tế bào hồng cầu, Tế bào vi khuẩn, Tế bào phôi. Có bao nhiêu loại tế bào không có kì trung gian? 6
  7. 3. Cho các tác nhân sau: khói thuốc lá, các độc tố của vi sinh vật có trong các thực phẩm bị mốc, tia tử ngoại, chất độc da cam, tia phóng xạ, virus viêm gan B, virus gây viêm tử cung. Có bao nhiêu tác nhân gây ung thư? 4. Đặc điểm nào có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? 5. Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là gì? 6. Dưới kính hiển vi, hình thái nhiễm sắc thể rõ nét, đặc trưng nhất ở kì nào? 7. Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có kết quả như thế nào? 8. Bản chất của phân bào II trong giảm phân giống với quá trình nào? 9. 1 tế bào sinh tinh giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu tinh trùng? 10. Bộ NST của loài được kí hiệu AaBbDd, kí hiệu bộ NST của loài ở kì đầu của nguyên phân là II. Nội dung ôn tập học kì 2: từ bài 17 đến hết bài 21 DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – chọn 1 đáp án Câu 1. Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxygen hóa lưu huỳnh thuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây? A. Quang dị dưỡng. B. Hóa tự dưỡng. C. Hóa dị dưỡng. D. Quang tự dưỡng. Câu 2. Căn cứ vào nhu cầu oxygen cần cho sinh trưởng, nấm men thuộc nhóm VSV nào sau đây? A. Kị khí. B. Hiếu khí. C. Kị khí bắt buộc. D. Vi hiếu khí. Câu 3. Việc muối chua rau, quả là lợi dụng hoạt động của nhóm vi sính vật nào? A. Nấm men. B. Vi khuẩn etylic. C. Vi khuẩn E.coli. D. Vi khuẩn lactic. Câu 4. Sản phẩm của quá trình lên men rượu là là gì? A. Etanol và O2. B. Etanol và CO2. C. Lactic acid và CO2.D. Lactic acid và O2. Câu 5. Dựa trên nguồn năng lượng và cácbon, người ta xếp động vật nguyên sinh thuộc kiểu dinh dưỡng nào? A. Hoá tự dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Hoá dị dưỡng. D. Quang dị dưỡng. Câu 6. Một quần thể nấm men bia có 50 con ở nhiệt độ 30 độ, có thời gian phân chia là 2 giờ. Hỏi sao bao lâu thì quần thể có số lượng là 400 con? A. 120 phút. B. 180 phút. C. 150 phút. D. 100 phút. Câu 7. Sinh sản bằng cách tiếp hợp giữa 2 tế bào mẹ. Gặp ở? A. Trùng roi. B. Trùng giày. C. Nấm men bia. D. Nấm sợi. Câu 8. Khi thực hành lên men lactic, cần sử dụng những dụng cụ thí nghiệm nào. Có bao nhiêu đáp án đúng? I. Sữa chua vinamilk. II. Sữa đặc có đường. III. Thìa, cốc đong, cốc đựng. IV. Ấm nước nóng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9. Trong tổng hợp protein ở VSV, các amino acid nối với nhau bằng chuỗi polypeptide bằng loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết hiđro. B. Liên kết đieste . C. Liên kết peptid. D. Liên kết cộng hóa trị. Câu 10. Trong sản xuất tương, những loại enzyme nào sau đây được VSV sử dụng để phân giải cơ chất. A. Lipaza. B. Proteaza. C. Amilaza và proteaza. D. Lipaza và proteaza. Câu 11. Qúa trình phân giải của VSV được con người sử dụng vào bao nhiêu hoạt động sau đây? I. Làm dấm. II. Chế biến nước mắm từ cá. III. Làm rượu từ nho và táo. IV. Làm sữa chua. V. Chế biến thực phẩm. VI. Phân giải rác thải. A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 12. Việc phân giải cenllulose trong xác thực vật của VSV có bao nhiêu ý nghĩa dưới đây? I. Làm giàu chất dinh dưỡng cho đất. II. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. III. Tạo nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa vật chất. IV. Cung cấp đường đơn cho bản thân sinh vật. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 7
  8. Câu 13. Trong quá trình muối dưa, dưa hay bị hỏng trong giai đoạn đầu có thể do bao nhiêu nguyên nhân sau? I. “Tay” muối dưa bị hỏng. II. Rau, quả bị nhiễm bẩn. III. Nồng độ muối không phù hợp. IV. Không đậy kín. V. Chủng vi khuẩn lactic được sử dụng lên men không tốt. A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 14. Bột giặt sinh học có thể làm sạch dễ dàng vết máu trên áo là do trong bột giặt có Enzyme gì? A. Proteaza. B. Lipaza. C. Amilaza. D. Cellulolaza Câu 15. Vi sinh vật được sử dụng trong công nghiệp sản xuất ethanol sinh học là A. nấm men. B. nấm mốc. C. tảo. D. vi khuẩn. Câu 16. Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực nào? A. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại. B. Tẩy trùng trong bệnh viện C. Khử trùng phòng thí nghiệm. D. Thanh trùng nước máy Câu 17. Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh, vì sao? A. Nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn. B. Nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được. C. Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được. D. Ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế Câu 18. Vai trò của các chất hữu cơ: protein, lypid , polisaccarit,...đối với sinh trưởng VSV là gì? A. Tham gia cấu tạo tế bào. B. Tham gia hoạt hóa enzim. C. Tham gia cấu trúc vitamin. D. Tham gia xúc tác các phản ứng. Câu 19. Các vi sinh vật nào sau đây có hình thức quang tự dưỡng? A. Nấm và vi khuẩn sắt. B. Vi khuẩn lưu huỳnh và nấm. C. Tảo và các vi khuẩn chứa diệp lục. D. Tảo và vi khuẩn sắt. Câu 20. Loài nào sau đây không phải vi sinh vật? A. Nấm rơm. B. Tảo đơn bào. C. Vi khuẩn lam. D. Trùng biến hình. DẠNG 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Tảo xoắn Spirulina là một loại tảo màu xanh lam mà mọi người có thể dùng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Mọi người coi tảo xoắn là một siêu thực phẩm do hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời và lợi ích sức khỏe của nó mang lại. Tảo xoắn có hàm lượng protein và vitamin cao, do đó tảo xoắn trở thành một chất bổ sung chế độ ăn uống tuyệt vời cho những người ăn chay. Nguồn ảnh: Vinmec. Trong các phát biểu dưới đây về tảo xoắn Spirulina, Xác định phát biểu đúng hay sai? A. Tảo xoắn Spirulina thuộc nhóm vi sinh vật. B. Tảo xoắn Spirulina không có khả năng tổng hợp protein. C. Ứng dụng làm thực phẩm của tảo xoắn Spirulina là dựa trên khả năng sản xuất sinh khối của chúng. D. Quá trình tổng hợp của chúng tạo ra thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Câu 2. Trong công nghệ sản xuất và chế biến thực phẩm hiện nay, bột ngọt (mì chính) là chất phụ gia thực phẩm được sử dụng khá rộng rãi. Người ta áp dụng công nghệ vi sinh dùng vi khuẩn đột biến Corynebacterium Glutamicum để trước hết tạo ra glutamic acid, sau đó dùng NaOH ở nồng độ cao sản xuất ra bột ngọt (muối natri glutamat). Nguồn ảnh: Viện y học ứng dụng Việt Nam Trong các phát biểu sau đây, xác định phát biểu đúng hay sai? A. Corynebacterium Glutamicum thuộc nhóm vi sinh vật. B. Corynebacterium Glutamicum có khả năng tổng hợp amino acid. 8
  9. C. Corynebacterium Glutamicum được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất ra bột ngọt (mì chính). D. Bột ngọt (mì chính) là ứng dụng của khả năng sản xuất ra sinh khối của Corynebacterium Glutamicum. Câu 3. Khi nói đến hoạt động của vi sinh vật, các phát biểu dưới đây đúng hay sai? A. Vi khuẩn lactic thuộc nhóm ưa lạnh. B. Sử dụng yếu tố vật lý kiểm soát vi sinh vật. C. Vi khuẩn ký sinh trong dạ dày là ưa axit. D. Vi khuẩn sống dạ dạy, thích nghi nhiệt độ 40oC. Câu 4. Dựa sơ đồ sau đây, xác định các phát biểu dưới đây đúng hay sai? A. Đây là quá trình cố định nitrogen ở một số vi khuẩn. B. Quá trình này góp phần cung cấp năng lượng cho cây. C. Quá trình này góp phần cung cấp năng lượng động vật. D. Quá trình này góp phần cung cấp nitogen dưới dạng NH3+ cho cây trồng. Câu 5. Các đặc điểm sau đây đúng hay sai khi nói về cơ sở của việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân hữu cơ. A. Có khả năng phân giải lân khó tan trong đất. B. Có khả năng tăng cường cố định đạm C. Có khả năng kích thích sinh trưởng bộ rễ cây trồng D. Có khả năng tổng hợp độc tố đối với côn trùng DẠNG 3. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN 1. Cho các sinh vật: Nấm hương, Vi khuẩn lactic, Tảo silic, Trùng roi, Archaea. Có bao nhiêu sinh vật được xếp vào nhóm vi sinh vật? 2. Cho các đặc điểm sau: kích thước tế bào nhỏ, cấu tạo đơn bào đơn giản, phân bố hẹp, sinh sản nhanh, sinh khối nhỏ. Có bao nhiêu đặc điểm không phải là đặc điểm của nhóm vi sinh vật? 3. Cho các vi sinh vật sau: vi khuẩn lam, trùng roi, tảo, vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxy hoá hydrogen, nấm, động vật nguyên sinh. Có bao nhiêu sinh vật thuộc nhóm hóa dị dưỡng? 4. Trong các sinh vật sau đây: Nấm men, tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lactic, nấm mốc có bao nhiêu vi sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng? 5. Một loại vi khuẩn có thời gian thế hệ là 20 phút. Tính số thế hệ tế bào khi chúng được nuôi cấy trong 8 giờ ở môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng. 6. Cho các việc làm sau: dùng nhiệt độ cao để thanh trùng vi sinh vật; ướp muối, ướp đường thực phẩm, phơi khô, sấy khô, lên men. Có bao nhiêu việc làm không phải là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể vi sinh vật? 7. Cho các hợp chất sau: hợp chất phenol; hợp chất kim loại nặng, Formaldehyde, Cồn iodine. Để sát khuẩn ngoài da, có bao nhiêu hóa chất không nên sử dụng? 8. Những quá trình sản xuất: protein đơn bào, rượu; tương; cà, dưa muối, chất xúc tác sinh học, gôm, nem chua, nước mắm. Có bao nhiêu quá trình sản xuất là ứng dụng quá trình tổng hợp của vi sinh vật. 9. Cho các sản phẩm sau: làm tương, nước chấm, muối dưa cà, làm sữa chua, làm mứt, phân bón hóa học. Có bao nhiêu sản phẩm là ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật? 10. Cho các nguyên liệu sau: Mô phân sinh đỉnh; Lá cây, Thân cây, rễ cây, Mô bần. Có bao nhiêu nguyên liệu dùng làm nguyên liệu đầu vào của công nghệ vi nhân giống cây trồng? 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2