intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện tư duy giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. Đề cương ôn tập HKII -Sinh 12 CHỦ ĐỀ. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT BÀI 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Nhận biết Câu 1: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật Câu 2: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A. thực vật, động vật và con người B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người C. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người Câu 3: Nhân tố sinh thái nào sau đây chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác? A. Độ ẩm. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Không khí. Câu 4: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là A. môi trường đất. B. môi trường nước. C. môi trường trên cạn. D. môi trường sinh vật. Câu 5: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Quan hệ cộng sinh. B. Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ. C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Nhiệt độ môi trường. Câu 6. Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Động vật. B. Độ pH. C. Ánh sáng. D.Nhiệt độ. Câu 7: Giới hạn sinh thái là A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian B. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu C. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi D. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất Câu 8. Khoảng xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là A. nơi ở. B. sinh cảnh. C. giới hạn sinh thái. D. khoảng chống chịu. Câu 9. Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển được gọi là A. ổ sinh thái. B. giới hạn sinh thái. C. nơi ở D. điểm cực thuận. Câu 10. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế A. khả năng kiếm ăn của sinh vật. B. khả năng ngủ đông của sinh vật. C. hoạt động sinh lý của sinh vật. D. hoạt động trao đổi chất của sinh vật. Câu 11. Một loài cá chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C. Đối với loài cá này, khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C được gọi là A. giới hạn dưới về nhiệt độ. B. khoảng chống chịu. C. giới hạn sinh thái về nhiệt độ. D. khoảng thuận lợi. Câu 12. Trong giới hạn sinh thái, ở vị trí nào sau đây sinh vật phát triển tốt nhất A. Khoảng thuận lợi. B. Khoảng chống chịu. C. Điểm gây chết trên. D. Điểm gây chết dưới. Câu 13: Ổ sinh thái là A. khu vực sinh sống của sinh vật B. nơi thường gặp của loài C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển ổn định, lâu dài của loài D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật Câu 14: Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tắc nào? A. Quy tắc về kích thước cơ thể. B. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,… của cơ thể. C. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt Câu 15. Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm. Điều này này… A. giúp cơ thể nhỏ, vận động nhanh để tỏa nhiệt. B. làm tăng khả năng tỏa nhiệt. C. giúp cơ thể dễ ẩn nấp, trú đông. D. góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Thông hiểu Câu 1: Trong các nhân tố sinh thái dưới đây, có bao nhiêu nhân tố sinh thái hữu sinh? (1) Thực vật (2) Động vật (3) Con người (4) Xác chết của sinh vật. (5) Ôxi (6) Nấm A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 2: Hình ảnh sau mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của một loài thực vật. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong nhận xét nào dưới đây đúng? Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 1
  2. Đề cương ôn tập HKII -Sinh 12 A. Nhiệt độ từ 20oC đến 30oC được gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ. B. Nhiệt độ 10oC, 38o C lần lượt là điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên. C. Nhiệt độ từ 10oC đến 38oC được gọi khoảng là thuận lợi. D. Nhiệt độ từ 10oC đến 20oC và từ 30oC đến 38oC được gọi là khoảng cực thuận. Câu 3. Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh. B. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng. C. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, ... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. D. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn. Câu 4: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật. B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được. C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau. Câu 5. Khi nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. B. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh. C. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. D. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ. QUẦN THỂ SINH VẬT BÀI 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Nhận biết Câu 1: Quần xã sinh vật là A.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau D. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Câu 2: Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể gồm: A. quan hệ hợp tác-quan hệ đối kháng. B. quan hệ cộng sinh-quan hệ hợp tác. C. quan hệ hỗ trợ-quan hệ đối kháng. D. quan hệ hỗ trợ-quan hệ cạnh tranh. Câu 3: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định B. Duy trì số lượng và sự phân bố của các thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. C. Giúp khai thác tối ưu nguồn sống. D. Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn. Câu 4: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. B. Sự phân bố các cá thể hợp lý hơn. C. Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn. D. Số lượng các cá thể trong quần thể duy tri ở mức độ phù hợp. Câu 5: Khi thiếu thức ăn, ở một số loài động vật, các cá thể trong một quần thể ăn thịt lẫn nhau. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ sinh thái nào sau đây? A. Cạnh tranh khác loài. B. Kí sinh. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Hội sinh. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 2
  3. Đề cương ôn tập HKII -Sinh 12 Thông hiểu Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. C. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng. D. Tập hợp cá trong Hồ Tây. Câu 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật A. Tập hợp cá trong Hồ tây. B. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa. C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương. Câu 3: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản. B. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. C. Cá ép sống bám trên cá lớn. D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng. Câu 4: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho A. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu. B. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường. C. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong. D. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa. Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? A. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. B. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. C. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. BÀI 37 38. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ Nhận biết Câu 1: Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây? A. Mật độ cá thể. B. Tỉ lệ giới tinh. C. Cấu trúc tuổi. D. Độ đa dạng. Câu 2. Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể được gọi là A. tuổi sinh lí. B. tuổi quần thể. C. tuổi sau sinh sản. D. tuổi sinh thái. Câu 3: Thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể được gọi là A. Tuổi quần thể. B. Tuổi sau sinh sản. C. Tuổi sinh lí. D. Tuổi sinh thái. Câu 4: Thời gian sống thực tế của 1 cá thể trong quần thể được gọi là A. tuổi sinh lí. B. tuổi sinh thái. C. tuổi quần thể. D. tuổi đang sinh sản Câu 5: Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến nhất của quần thể sinh vật? A. Phân bố nhiều tầng. B. Phân bố đồng đều. C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố theo nhóm Câu 6: Trong quần thể, sự phân bố theo nhóm có ý nghĩa A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. B. Giảm cạnh tranh giữa các cá thể. C. Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. D. Giúp bảo vệ lãnh thổ cư trú. Câu 7: Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. B. Giảm cạnh tranh giữa các cá thể. C. Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. D. Giúp bảo vệ lãnh thổ cư trú. Câu 8: Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. B. Giảm cạnh tranh giữa các cá thể. C. Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. D. Giúp bảo vệ lãnh thổ cư trú. Câu 9: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi điều kiện sống phân bố A. không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao. C. không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn). D. đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 10: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi A. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. ( đồng đều) C. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 11: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là A. mật độ cá thể của quần thể. B. kích thước tối thiểu của quần thể. C. kiểu phân bố của quần thể. D. kích thước tối đa của quần thể. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 3
  4. Đề cương ôn tập HKII -Sinh 12 Câu 12: Quan sát số lượng cây hoa mười giờ ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 35 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể? A. Tỉ lệ đực/cái. B. Mật độ cá thể. C. Kích thước quần thể. D. Thành phần nhóm tuổi. Câu 13: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là A. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể. B. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển. C. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. D. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển Câu 14: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật? A. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau. B. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. C. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng. D. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm. Câu 15: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. B. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. C. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. Thông hiểu Câu 1: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. D. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. Câu 2: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. Câu 3. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. B. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. C. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. D. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường. Câu 4. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt. B. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm. C. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật. D. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa. Câu 5. Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường. B. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. C. Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. D. Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích thước theo thời gian. BÀI 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ Nhận biết Câu 1: Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì? A. Phân bố cá thể B. Kích thước của quần thể. C. Tăng trưởng của quần thể D. Biến động số lượng cá thể. Câu 2: Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể 1. Biến động không theo chu kì. 2. Biến động theo chu kì. 3. Biến động đột ngột. 4. Biến động theo mùa vụ. Phương án đúng: A. 2, 4. B. 1, 2. C. 1, 3. D. 3,4. Câu 3: Biến động số lượng cá thể không theo chu kì là biến động xảy ra do A. những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết B. những thay đổi có tính chu kì của môi trường. C. những tác động của con người. D. các nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh. Câu 4: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện A. biến động theo chu kì ngày đêm. B. biến động theo chu kì mùa. C. biến động theo chu kì nhiều năm. D. biến động theo chu kì tuần trăng. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 4
  5. Đề cương ôn tập HKII -Sinh 12 Câu 5: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là do A. các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau B. những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm C. những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường D. mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể Thông hiểu Câu 1: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì? A. Quần thể ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào màu hè. B. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng. C. Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch. D. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng do khai thác. Câu 2: Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì? A. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm 2002. B. Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. C. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc trừ sâu. D. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm 2016 Câu 3: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là A. do giảm bớt sự cạnh tranh cùng loài khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp B. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong C. do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao D. do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao Câu 4: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi A. có hiện tượng ăn lẫn nhau trong quần thể. B. số lượng cá thể trong quần thể nhiều thì tự chết. C. số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường. D. có sự tự điều chỉnh nguồn sống để thích nghi. Câu 5. Đồ thị mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể diệc xám ở Anh từ năm 1928 đến năm 1970. Nghiên cứu sơ đồ và cho biết kết luận nào sau đây là đúng? A. Sự biến động số lượng cá thể diệc xám ở Anh không có tính chu kì. B. Sự biến động số lượng cá thể diệc xám ở Anh có tính chu kì. C. Từ năm 1928 đến năm 1948: sự biến động số lượng có tính chu kì. D. Từ năm 1948 đến năm 1970: sự biến động số lượng không có tính chu kì. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: QUẦN XÃ SINH VẬT BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ Nhận biết Câu 1: Quần xã sinh vật là tập hợp A. nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau B. nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau C. nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau D. các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Câu 2: Trong quần xã sinh vật, loài đóng vai trò quan trọng do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 5
  6. Đề cương ôn tập HKII -Sinh 12 A. loài chủ chốt. B. loài ưu thế. C. loài đặc trưng. D. loài ngẫu nhiên. Câu 3: Đặc trưng nào sau đây không phải của quần xã sinh vật? A. Sự phân tầng. B. Độ đa dạng về loài. C. Mật độ cá thể. D. Loài đặc trưng. Câu 4: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể? A. Tỷ lệ nhóm tuổi B. Tỷ lệ tử vong C. Tỷ lệ đực cái D. Độ đa dạng. Câu 5: Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ A. cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. B. tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. C. nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. D. nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Thông hiểu Câu 1: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là A.tôm nước lợ B.cây tràm C.cây mua D.bọ lá Câu 2: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây sai? A. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào. B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. C. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có sự phân tầng của các loài động vật. Câu 3: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. B. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. Câu 4: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã? A. Dây tơ hồng sống trên các cây bụi thể hiện mối quan hệ hội sinh. B. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến và tổ mối thể hiện mối quan hệ hợp tác. C. Chim sáo thường đậu trên lưng trâu rừng để tìm kiếm thức ăn thể hiện mối quan hệ hợp tác. D. Phong lan sống bám trên các thân cây gỗ thể hiện mối quan hệ kí sinh - vật chủ. Câu 5: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi sống tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. hội sinh. C. cạnh tranh khác loài. D. động vật ăn thịt và con mồi. Câu 6: Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau, mối quan hệ nào khác kiểu so với các mối quan hệ còn lại? A. Phong lan sống bám trên các thân cây gỗ. B. Tầm gửi sống bám trên thân cây mít. C. Giun sán sống trong ruột người. D. Tơ hồng sống bám trên các bụi cây. Câu 7: Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào sau đây không phải là mối quan hệ đối kháng A. Chim sáo và trâu rừng. B. Chim sâu và sâu ăn lá. C. Lợn và giun đũa trong ruột lợn. D. Lúa và cỏ dại. Câu 8: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. Câu 9: Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến: A. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. C. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã D. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã Câu 10: Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học? A. Nuôi cá để diệt bọ gậy B. Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân hại lúa C. Cây bông mang gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn D. Nuôi mèo để diệt chuột BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI Nhận biết Câu 1: Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại diễn sinh thái nào? Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 6
  7. Đề cương ôn tập HKII -Sinh 12 A. Diễn thế nguyên sinh. B. Diễn thế thứ sinh. C. Diễn thế suy thoái. D. Diễn thế hỗn hợp. Câu 2: Diễn thế nguyên sinh A. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng… của con người. B. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. D. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. Câu 3. Khi nói về diễn thế nguyên sinh,phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong diễn thế nguyên sinh, thành phần loài của quần xã không thay đổi. B. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã suy thoái. D. Diễn thế nguyên sinh chỉ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Câu 4: Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật. B. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã. C. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định. D. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã. Câu 5: Diễn thế thứ sinh A. luôn dẫn đến một quần xã ổn định. B. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. C. luôn dẫn tới một quần xã suy thoái. D. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Thông hiểu Câu 1: Cho các giai đoạn của diễn thể nguyên sinh: (1)- Môi trường chưa có sinh vật (2)- Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực) (3)- Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong (4)- Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự: A. 1, 3, 4, 2 B. 1, 4, 3, 2 C. 1, 2, 4, 3 D. 1, 2, 3, 4 Câu 2: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. B. Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. C. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Sử dụng dữ kiện sau trả lời từ câu 11 đến câu 13 Câu 3. “Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho có thay thế. Theo thời gian, sau có là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh”. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đây là quá trình diễn thể sinh thái. B. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường. C. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này. D. Sự cạnh tranh giữa các loài quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra quá trình biến đổi này. Câu 4: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn: (1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng. (3) Quần xã cây thân thảo. (4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm. Trình tự đúng của các giai đoạn là Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 7
  8. Đề cương ôn tập HKII -Sinh 12 A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1). B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1). C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1). D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5). Câu 5. Theo lí thuyết, quá trình nào sau đây sẽ không gây ra diễn thế sinh thái? A. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng. B. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy. C. Đổ thuốc sâu, chất độc hoá học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm. D. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: HỆ SINH THÁI SINH QUYỂN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BÀI 42: HỆ SINH THÁI Nhận biết Câu 1. Hệ sinh thái bao gồm A. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã. B. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã. C. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã. D. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã. Câu 2: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm: A. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải. B. Sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải. C. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải. D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 3: Trong hệ sinh thái, sinh vật vào sau đây là sinh vật sản xuất? A. Nấm hoại sinh. B. Thực vật. C. Lưỡng cư. D. Vi khuẩn hoại sinh. Câu 4: Trong hệ sinh thái, sinh vật vào sau đây là sinh vật phân giải? A. Động vật ăn động vật. B. Động vật ăn thực vật. C. Nấm hoại sinh. D. Thực vật. Câu 5. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Đồng ruộng. B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Hồ nuôi cá D. Rừng trồng. Thông hiểu Câu 1: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. C. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Câu 3: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là: A. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người. B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật. D. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở. Câu 4. Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểunào sau đây đúng? A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên. Câu 5. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nấm thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng. B. Nhóm sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật. C. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. D. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI Nhận biết Câu 1: Chuỗi thức ăn là ? A. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 8
  9. Đề cương ôn tập HKII -Sinh 12 B. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau C. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau D. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau Câu 2: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. dinh dưỡng. D. sinh sản. Câu 3: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ A. bậc 3. B. bậc 1. C. bậc 2. D. bậc 4. Câu 4. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô→Sâu ăn lá ngô→Nhái→Rắn hổ mang→Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này,cây ngô thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 3. B. cấp 4. C.cấp 2. D. cấp1. Câu 5. Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa→Sâu ăn lá lúa→Ếch đồng→Rắn hổ mang→Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào là sinh vật tiêu thụ bậc 3? A. Câylúa. B. Ếch đồng. C.Rắn hổ mang. D. Sâu ăn lá lúa. Câu 6: Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 1. B. cấp 3. C. cấp 2. D. cấp 4. Câu 7: Sinh vật nào sau đây thuộc mắt xích mở đầu trong chuỗi thức ăn? A. Cây mía. B. Ếch đồng. C. Rắn hổ mang. D. Sâu ăn lá mía. Câu 8: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là tổng sinh khối A. của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. B. bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết. C. mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được. D. của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái? A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. Thông hiểu Câu 1: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. châu chấu và sâu. B. rắn hổ mang và chim chích. C. rắn hổ mang. D. chim chích và ếch xanh. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật? A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng Câu 3: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. cào cào, thỏ, nai. B. chim sâu, mèo rừng, báo. C. chim sâu, thỏ, mèo rừng. D. cào cào, chim sâu, báo. Câu 4: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. C. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất. D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 5: Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ. B. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối. C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình. D. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2