intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh An” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh An

  1. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ TRƯỜNG THCS THANH AN ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC 8 – HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 CHƯƠNG VII. BÀI TIẾT Kiến thức *Nêu rõ vai trò của sự bài tiết. - Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường. - Nhờ hoạt động bài tiết mà môi trường bên trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. *Nêu rõ cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu. - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. - Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. - Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang, ống thận. - Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình : + Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo ra nước tiểu đầu + Quá trình hấp thụ lại ở ống thận hấp thụ lại chất cần thiết. + Quá trình bài tiết tiếp: Bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính .
  2. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA * Da có cấu tạo gồm 3 lớp: + Lớp biểu bì: - Tầng sừng. - Tầng tế bào sống + Lớp bì: - Sợi mô liên kết. - Các cơ quan. + Lớp mỡ dưới da: Gồm các tế bào mỡ. * Chức năng của da: - Bảo vệ cơ thể - Tiếp nhận kích thích xúc giác. - Bài tiết. - Điều hoà thân nhiệt - Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người. CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN Kiến thức *Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng. Cấu tạo:
  3. - Bộ phận trung ương: Não, tủy sống - Bộ phận ngoại biên: Dây thần kinh. Hạch thần kinh 2.Chức năng: - Hệ thần kinh vận động: Điều khiển hoạt động của cơ vân. Là hoạt động có ý thức. - Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hoà các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Là hoạt động không có ý thức. *Mô tả cấu tạo và trình bày chức năng của bộ não. - Trụ não: Tiếp liền với tủy sống gồm não giữa, cầu não, hành não. - Não trung gian - Tiểu não: Phía sau trụ não - Đại não *Phân biệt phẩn xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện - PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện. - PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. CHƯƠNG X: TUYẾN NỘI TIẾT Kiến thức
  4. * Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. - Tuyến ngoại tiết: sản phẩm tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. - Tuyến nội tiết: sản phẩm tiết ngấm thẳng vào máu. - Tuyến pha: tuyến sinh dục, tuyến tuỵ. * Xác định vị trí, nêu rõ chức năng của các tuyến nội tiết chính trong cơ thể có liên quan đến các hoocmôn mà chúng tiết ra. (Trình bày chức năng của từng tuyến) * Trình bày quá trình điều hòa và phối hợp hoạt động của một số tuyến nội tiết. - Tuyến yên tiết hoocmon điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết. - Sự hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmon do các tuyến nội tiết khác tiết ra. => Đó là cơ chế tự điều hoà của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược. CHƯƠNG XI. SINH SẢN Kiến thức: * Nêu rõ vai trò của các cơ quan sinh sản nam và nữ. Cơ quan sinh dục nam gồm: + Tinh hoàn: Nơi sản xuất ra tinh trùng. + Mào tinh hoàn: Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo. + Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng đến túi tinh.
  5. + Túi tinh; chứa tinh trùng. + Dương vật: dẫn tinh dich, dẫn nước tiểu ra ngoài. + Tuyến hành, tuyến tiền liệt; tiết dịch hoà loãng tinh trùng. - Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Tinh trùng sinh ra trong ống sinh tinh từ các tế bào mầm (tế bào gốc) trải qua phân chia giảm nhiễm (bộ NST giảm 1/2). - Tinh trùng nhỏ, gồm đầu, cổ , đuôi dài, di chuyển nhanh, khả năng sống lâu hơn trứng (từ 3-4 ngày). - Có 2 loại tinh trùng là tinh trùng X và tinh trùng Y. Cơ quan sinh dục nữ gồm: - Buồng trứng: nơi sản sinh trứng. - Ống dẫn trứng: thu và dẫn trứng. - Tử cung: đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh. - Âm đạo: thông với tử cung. - Tuyến tiền đình: tiết dịch * Trình bày những điều kiện cần để trứng thụ tinh và phát triển thành thai, từ đó nêu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng để tạo thành hợp tử. + Điều kiện: trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài.
  6. - Thụ thai là trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai. + Điều kiện: trứng được thụ tinh phải bám vào thành tử cung. - Ý nghĩa của việc tránh thai: + Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống. + Đối với HS (ở tuổi đang đi học): không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần. - Muốn tránh thai cân fnắm vững các nguyên tắc: + Ngăn trứng chín và rụng. + Tránh không cho tinh trùng gặp trứng. + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. - Phương tiện sử dụng tránh thai: + Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai. + Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng *Nêu được các bệnh lây lan qua đường tình dục và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe sinh sản vị thành niên Các con đường lây truyền và cách phòng tránh a. Con đường lây truyền: quan hệ tình dục bừa bãi, qua đường máu... b. Cách phòng tránh:
  7. - Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục. - Sống lành mạnh. - Quan hệ tình dục an toàn. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1: Trình bày chức năng của da? Ở tuổi học sinh có nên sử dụng mỹ phẩm không? Vì sao? Đáp án: - Chức năng của da: + Bảo vệ cơ thể. + Điều hòa thân nhiệt. + Tiếp nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài. + Tham gia hoạt động bài tiết. + Da và các sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người. - Ở lứa tuổi học sinh, học tập trau dồi kiến thức, luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, không nên lạm dụng mỹ phẩm vì nếu sử dụng mỹ phẩm không đúng cách và lạm dụng nó thì dễ dẫn tới trường hợp dị ứng mỹ phẩm, nổi mụn, làn da bị tổn thương.....
  8. Câu 2: Ở lứa tuổi học sinh, mắt thường mắc tật nào? Nêu nguyên nhân, biểu hiện, cách khắc phục và cách phòng tránh? Đáp án: - Ở lứa tuổi học sinh thường mắc tật cận thị. - Nguyên nhân: + Bẩm sinh do cầu mắt quá dài. + Do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn. - Cách khắc phục: + Đeo kính cận (kính mặt lõm) để đưa ảnh của vật về đúng màng lưới. - Cách phòng tránh: + Giữ đúng khoảng cách vệ sinh học đường. + Đảm bảo đủ ánh sáng, tránh đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc đi trên tàu xe. + Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi.... Câu 3: Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe? Theo em muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Đáp án: - Ý nghĩa của giấc ngủ:
  9. + Là nhu cầu sinh lý của cơ thể. + Bản chất là quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh. - Điều kiện để có giấc ngủ tốt: + Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày đầy đủ. + Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. + Sống thanh thản, tranh lo âu phiền muộn. + Chỗ ngủ thoải mái, không khí trong lành, áo quần thoải mái..... + Tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho hệ thần kinh: ma túy, nước chè, thuốc lá, cà phê, nước tăng lực..... Câu 4: Nêu vị trí, chức năng của tuyến giáp? Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ và cách phòng tránh? Đáp án: - Vị trí: Nằm trước sụn giáp của thanh quản - Chức năng: Tiết hooc môn tiroxin + Có vai trò quan trọng trong quá tình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào. + Khi thiếu hoặc thừa hooc môn tuyến giáp đều gây ra các bệnh lí. - Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ và cách phòng tránh:
  10. + Khi thiếu iot-> tiroxin không tiết ra->tuyến yên tiết hooc môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động-> gây phì đại tuyến giáp (gây bệnh bướu cổ). + Cách phòng tránh bệnh bướu cổ: Cung cấp đủ iot cho cơ thể (sử dụng muối ăn có iot). Câu 5: Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên? Ảnh hưởng của việc có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Đáp án: Những nguy cơ xảy ra khi có thai ở tuổi vị thành niên. - Dễ sẩy thai hoặc đẻ non do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường bị sót nhau thai, băng khuyết, nhiễm khuẩn. - Con sinh ra thường ra thường nhẹ cân, khó nuôi và dễ bị nhiễm bệnh. - Nếu phải nạo thai thì dễ dẫn đến vô sinh vì bi dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con. - Thành tử cung cũng rất mỏng nên việc nạo thai sẽ khó thực hiện, vì sẽ vỡ tử cung. - Thai không phát triển bình thường và gây ra dị tật bẩm sinh. * Ảnh hưởng của việc có thai ngoải ý muốn ở tuổi vi thành niên - Phải bỏ học nên ảnh hưởng đến sự nghiệp và tiền đồ sau này.
  11. - Có thể dẫn đến tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Câu 6: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại, em cần xây dựng các thói quen sống khoa học như thế nào? Đáp án: * Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu: - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. - Khẩu phần ăn uống hợp lí: + Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. + Uống đủ nước - Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2