intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Kim Đồng

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Kim Đồng cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập được biên soạn theo chương trình Vật lí 8. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Kim Đồng

  1. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 8 NĂM HỌC: 2019­2020 Phần I: TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:  Câu 1: Thế năng trọng trường phụ thuộc vào những yếu tố nào ?  A. Khối lượng.                                                   B. Độ biến dạng của vật đàn hồi.  C. Khối lượng vật và vị trí của vật so với mặt đất.     D. Vận tốc của vật.    Câu 2.Trong các trường hợp sau đây,trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? A.Một chiếc máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay. B.Một quả mít đang treo trên cành cao C.Một chiếc máy bay đang bay trên cao D.Một chiếc xe ô tô đang chuyển động trên đường Câu 3:Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử,phân tử? A.Chuyển động không ngừng. B.Có lúc chuyển động ,có lúc đứng yên. C.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D.Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng cao. Câu 4:Khi hòa 0,5 lít muối vào 1 lít nước ta được: A.1.5lit nước muối                              B.Ít hơn 1,5lit nước muối C.Nhiều hơn 1,5lit nước muối            D.Có thể ít hơn cũng có thể bằng 1,5lit nước muối Câu 5:Một cây thước có nhiệt năng là 15J,sau khi cọ xát vào vải khô thì nhiệt năng của  thước là 20J.Vậy nhiệt lượng của thước là: A. 10J B. 15J C. 5J D. 0J Câu 6:Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng? A.Nhiệt năng là một dạng năng lượng B.Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật C.Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D.Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có. Câu 7: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra: A. Chỉ trong chất lỏng.                      B. Chỉ trong chất khí. C. Chỉ trong chất lỏng và chất khí.   D. Ở tất cả các chất lỏng, khí và rắn, kể cả chân không. Câu 8: Vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì: A.                      B. Động năng vật càng lớn.                     Thế năng vật càng lớn. C.                     D. Động năng vật càng nhỏ. Thế năng vật càng nhỏ. Câu 9: Hình thức truyền nhiệt bằng đối lưu không xảy ra trong chất rắn là vì: A. các phân tử, nguyên tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển  thành dòng được.  B. các phân tử, nguyên tử của chất rắn có động năng chuyển động nhiệt không lớn lắm. C. chỉ trừ kim loại, chất rắn nói chung là dẫn nhiệt rất kém. D. vật làm bằng chất rắn thường có nhiệt năng thấp. Câu 10: Nhiệt năng của vật càng lớn khi: A. Vật có khối lượng càng lớn       B. Vật có khối lượng càng nhỏ C. Vật có nhiệt độ càng cao.       D. Vật có nhiệt độ càng thấp Câu 11: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt năng được truyền từ vật có:
  2. A. nhiệt lượng lớn sang vật có nhiệt lượng nhỏ hơn.  B. khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. C. nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.  D. khả năng dẫn nhiệt tốt hơn sang vật có khả năng dẫn nhiệt kém hơn. Câu 12: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không  ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật.      B. Trọng lượng của vật.  C. Nhiệt độ của vật.           D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.  Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật? A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.  B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.  C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.  D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.  Câu 14: Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì: A. Sứ lâu hỏng B. Sứ cách nhiệt tốt  C. Sứ dẫn nhiệt tốt D. Sứ rẻ tiền Câu 15: Đơn vị tính công suất là:  A. J.s            B. J.h                C.J/h       D. J/s Câu 16: Một viên đạn đang bay có những dạng năng lượng nào?         A. Động năng, thế năng                                B. Nhiệt năng     C. Thế năng, nhiệt năng                               D. Động năng, thế năng và nhiệt năng Câu 17:Công thức tính công suất là: A. P  = A.t.  B. P  = .  C. P  = .  D. P  = F.s.  Câu 18:Cánh máy bay thường được quyét ánh bạc để: A. Giảm ma sát với không khí.             B. Giảm sự dẫn nhiệt.  C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa.                    D. Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt   trời. Câu 19:Trong các vật sau đây: Vật A có khối lượng 0,5kg ở độ cao 2m; vật B có khối lượng  1kg ở độ cao 1,5m; vật C có khối lượng 1,5kg ở độ cao 3m. Thế năng của vật nào lớn nhất?  A. Vật B.                  B. Vật A.           C. Ba vật có thế năng bằng nhau.             D. Vật C.  Câu 20: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt  ? A  Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. B  Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò. C  Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn. D.Sự  truyền nhiệt từ  một đầu bị  nung nóng sang đầu không bị  nung nóng của một thanh  đồng. Câu 21: Một học sinh thả 0,3kg chì ở 100oC vào một cốc nước ở 58,5 oC làm cho nước nóng  tới 60oC. Lấy nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K và của nước là 4160J/kg.K. Theo số liệu   ở trên, thì khối lượng nước trong cốc là: A   2,5kg                   B   0,25kg                      C   0,15kg                       D  1,5kg Câu 22: Người ta cung cấp cho 10lít nước một nhiệt lượng 840000J. Biết nhiệt dung riêng  của nước là 4200J/kg.K. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Chọn kết quả đúng trong các  kết quả sau:
  3. A  Tăng thêm 35oC.                                      B  Tăng thêm 20oC. C  Tăng thêm 25oC.                               D  Tăng thêm 30oC. Câu 23: Đơn vị của nhiệt dung riêng là: A. J               B. J/kg                   C. J/kg.K                  D. J/s Câu 24: Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì : A. Nhiệt năng của nước giảm                                 B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm. C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi  D. Nhiệt năng của miếng sắt tăng Câu 25. Những hiện tượng nào sau đây không phải đối lưu?    A. Đun nước trong ấm                  B.Sự tạo thành gió    C.sự thông khí trong lò                D.Sự truyền nhiệt ra bên ngoài thành bóng bởi đốt nóng        bóng đèn dây tóc Phần II: TỰ LUẬN Câu 1:Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào, tỏa ra? Nêu tên, đơn vị các đại lượng có trong  công thức ? Câu 2: Thế nào là nhiệt dung riêng của một chất? Nói nhiệt dung riêng của nước là  4200J/kg.k ,con số đó có ý nghĩa gì? Câu 3: Nêu các nguyên lý truyền nhiệt. Câu 4: a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 240g đựng  1,75lít nước ở 240C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880J/kg.K, của nước là c2 =  4200J/kg.K. b. Bỏ 100g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 250C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng  nhiệt? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. Câu 5 : Thả 300g chì ở 1000C vào 200g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C a.Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt? b.Tính nhiệt lượng nước thu vào? c.Tính nhiệt dung riêng của chì? d. Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng?   Câu 6: Một thanh đồng được nung đến 2000C thả  vào 2 lít nước  ở  300C. Sau khi cân bằng  nhiệt, người ta đo được nhiệt độ trong nước là 800C. Hỏi:     a/ Thanh đồng đã giảm bao nhiêu 0C ?       b/ Nhiệt lượng thu vào của nước là bao nhiêu?      c/ Khối lượng thanh đồng?    (Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kgK, của nước là 4200 J/kgK.) Câu 7: Người ta thả một miếng nhôm có khối lượng 800g ở nhiệt độ 120oC vào 2,5kg nước.  Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 40oC.   a/Tính nhiệt lượng nước thu vào.   b/ Tính nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k, của  nước là 4200J/kg.k Câu 8:Một máy khi hoạt động với công suất P = 1600W thì nâng được vật nặng m=100kg lên   độ cao 12m trong 30s.        a. Tính công có ích để nâng vật lên độ cao h        b. Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật Câu 9: Một cần cẩu nhỏ khi hoạt động với công suất 2000W thì nâng được một vật nặng  200kg lên đều đến độ cao 15m trong 20 giây.
  4. a. Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật? b. Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc? Câu 10. Một người kéo một cái xe đi đều với vận tốc 1,5 m/s. Lực kéo của người đó là 100N.  Tính công suất của người kéo xe?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2