intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

  1. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Tổ Vật lý – Công nghệ Môn: Vật lý – Khối 10 A. GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: Sách VẬT LÝ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, từ Bài 22: “Moment lực. Cân bằng vật rắn” đến hết Bài 32: “Lực hướng tâm và Gia tốc hướng tâm”. B. HÌNH THỨC RA ĐỀ: • Trắc nghiệm: 50% • Tự luận: 50% C. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN: • Lý thuyết: các định nghĩa, định luật, thuyết, tính chất, công thức trong các bài nêu trên. • Các dạng bài tập I. Cân bằng và chuyển động của vật rắn • Xác định trọng tâm của vật rắn. Điều kiện cân bằng của vật rắn • Xác định mômen lực, điều kiện cân bằng của một vật có trục quay. I. Năng lượng. Công, công suất. Cơ năng. Hiệu suất. Các định luật bảo toàn trong cơ học • Xác định động lượng của vật, hệ vật • Bài toán áp dụng định luật bảo toàn động lượng: Xác định động lượng, vận tốc, khối lượng của các vật khi va chạm. Tính xung lượng của lực. • Dựa vào biểu thức công, công suất tìm một trong các đại lượng: F, v, t, A, khi biết các đại lượng còn lại. Tính hiệu suất. • Bài toán áp dụng định lý động năng, độ giảm thế năng, độ biến thiên cơ năng, định luật bảo toàn cơ năng để xác định các đại lượng liên quan đến chuyển động của vật. • Bài tập con lắc đơn, vật chuyển động thẳng trên mặt nghiêng, mặt ngang, kết hợp các chuyển động giữa mặt ngang, nghiêng, có va chạm… II. Chuyển động tròn đều • Xác định các đại lượng vật lý chu kỳ, tần số, tốc độ góc, tốc độ dài… khi biết mối liên hệ giữa chúng • Bài toán áp dụng định luật Newton để xác định các lực cơ học trong chuyển động tròn đều. tính được độ lớn lực hướng tâm, gia tốc hướng tâm. D. MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1: Xét lực tác dụng vào mỏ lết có hướng như hình. Biết F = 50 N, l = 20 cm và  = 200 Độ lớn mômen lực bằng A.10 N. B. 3,4 N. C. 9,1 N. D. 9,4 N. Câu 2: Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra momen lực cần thiết là bao nhiêu? A. 0,38 m. B. 0,33 m. C. 0,21 m. D. 0,6 m Câu 3. Một thanh dài l = 1 m, khối lượng m = 1,5 kg. Một đầu thanh được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu kia được giữ bằng một dây treo thẳng đứng. Trọng tâm của thanh cách bản lề một đoạn d = 0,4 m. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của sợi dây bằng A. 6 N. B. 5 N. C. 4 N. D. 3 N. 1
  2. Câu 4: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F vào đầu trên của tấm gỗ (vuông góc với tấm gỗ) để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc 300 . Độ lớn lực F bằng A. 50 3 N. B.100 N. C. 100 3 N. D. 200 N. Câu 5: Động năng là dạng năng lượng do vật A. tự chuyển động mà có. B. nhận được từ vật khác mà có. C. đứng yên mà có. D. va chạm mà có. Câu 6: Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương thì A. động năng của vật giảm và vật sinh công âm. B. động năng của vật tăng và vật sinh công dương C. động năng của vật tăng và vật sinh công âm. D. động năng của vật giảm và vật sinh công dương. Câu 7: Khi lực tác dụng lên vật sinh công âm thì A. động năng của vật giảm và vật sinh công âm. B. động năng của vật tăng và vật sinh công dương C. động năng của vật tăng và vật sinh công âm. D. động năng của vật giảm và vật sinh công dương. Câu 8: Khi một vật chịu tác dụng của một lực làm vận tốc biến thiên từ v1 đến v2 thì công của ngoại lực được tính bằng công thức mv 2 mv 2 mv 2 mv 2 A. A = mv2 − mv1 B. A = 2 − 1 . C. A = mv2 − mv12 2 D. A = 2 + 1 . 2 2 2 2 Câu 9: Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Động năng là đại lượng vô hướng, có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. B. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. C. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng một nửa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. D. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng một nửa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. Câu 10: Một mũi tên khối lượng 75g được bắn đi, lực trung bình của dây cung tác dụng vào đuôi mũi tên bằng 65N trong suốt khoảng cách 0,9m. Mũi tên rời dây cung với vận tốc gần bằng A. 59m/s. B. 40m/s C. 72m/s. D. 68m/s. Câu 11: Một người kéo xe chở hàng khối lượng m trong siêu thị với lực kéo 32N có phương hợp với phương ngang 250. Sau khi xe chạy được 1,5m thì có vận tốc 2,7m/s. Lấy g = 10m/s2; bỏ qua mọi ma sát, khối lượng m của xe gần bằng A. 3 kg. B. 6kg. C. 9kg. D. 12kg. Câu 12: Một cái búa có khối lượng 4kg đập thẳng vào một cái đinh với vận tốc 3m/s làm đinh lún vào gỗ một đoạn 0,5cm. Lực trung bình của búa tác dụng vào đinh có độ lớn A. 1,5N. B. 6N. C. 360N. D. 3600N. Câu 13: Chọn phát biểu sai?. Khi một vật từ độ cao , với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì A. độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. B. thời gian rơi bằng nhau. C. công của trọng lực bằng nhau. D. gia tốc rơi bằng nhau. Câu 14: Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g ≈ 10 m/s2. khi chọn gốc thế năng là mặt đường. Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là A. 15 kJ;-15 kJ. B. 150 kJ; -15 kJ. C. 1500 kJ; 15 kJ. D. 150 kJ; -150 kJ. Câu 15: Một vật có khối lượng 2kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng Wt1=800J. Thả vật rơi tự do tới mặt đất tại đó có thế năng của vật là Wt2= -700J. Lấy g = 10m/s2. Vật đã tơi từ độ cao so với mặt đất là A. 35m. B. 75m. C. 50m. D. 40m. 2
  3. Câu 16: Một vật có khối lượng m = 3kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng Wt1 = 600J. Thả tự do cho vật đó rơi xuống mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = -900J. Cho g = 10m/s2. Vật đã rơi từ độ cao là A. 50m. B. 60m. C. 70m. D. 40m. Câu 17: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là Wt1 = 600J. Thả vật rơi tự do tới mặt đất tại đó thế năng của vật là Wt2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Mốc thế năng được chọn cách mặt đất A. 20m B. 25m C. 30m D. 35m Câu 18: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là Wt1 = 600J. Thả vật rơi tự do tới mặt đất tại đó thế năng của vật là Wt2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ của vật khi qua mốc thế năng là A. 5m/s B. 10m/s C. 15m/s D. 20m/s Câu 19: Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Khi chọn gốc thế năng là đáy vực. Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là A. 165 kJ; 0 kJ. B. 150 kJ; 0 kJ. C. 1500 kJ; 15 kJ. D. 1650 kJ; 0 kJ. Câu 20: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 400 kg lên đến vị trí có độ cao 25 m so với mặt đất. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định công của trọng lực khi cần cẩu di chuyển vật này xuống phía dưới tới vị trí có độ cao 10 m. A. 100 kJ. B. 75 kJ. C. 40 kJ. D. 60 kJ. Câu 21: Một vật khối lượng 400g được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g = 10m/s 2. Sau khi rơi được 12m, động năng của vật bằng A. 16J B. 24J C. 32J. D. 48J Câu 22: Từ mặt đất một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10m/s2, Ở độ cao nào thế năng bằng động năng? Bằng 4 lần động năng? A. 10m; 2m B. 5m; 3m C. 2,5m; 4m. D. 2m; 4m Câu 23: Một hon bi khối lượng 20g ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s2. Độ cao cực đại mà hòn bi lên được là A. 2,42m B. 3,36m C. 2,88m. D. 3,2m Câu 24: Vật đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50m, đỉnh dốc cao 14m, hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là . Cho . Vận tốc ở đỉnh dốc là A. 33,80m/s. B. 10,25m/s. C. 25,20m/s. D. 9,75m/s. Câu 25: Một quả bóng được thả rơi tự do từ độ cao 20 m so với mặt đất. Khi chạm đất, một phần cơ năng biến thành nhiệt năng nên quả bóng chỉ nảy lên theo phương thẳng đứng với độ cao 10 m. Tỉ số tốc độ của quả bóng trước và sau khi chạm đất bằng 1 A. 2. B. 0,5. C. 2 D. 2 Câu 26: Từ một đỉnh tháp cao 20 m, người ta ném thẳng đứng lên cao một hòn đá khối lượng 50 g với vận tốc đầu 18m/s. Khi rơi chạm mặt đất, vận tốc của hòn đá bằng 20 m/s. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định công của lực cản do không khí tác dụng lên hòn đá A. – 8,1J B. -11,9J. C. -9,95J. D. -8100J. Câu 27: Một hòn đá có khối lượng m =1kg ném thẳng đứng lên trên trong không khí với vận tốc ban đầu v0 = 20 m/s. Trong khi chuyển động vật luôn bị lực cản của không khí, coi lực cản có giá trị không đổi trong suốt quá trình chuyển động của hòn đá. Biết rằng hòn đá lên đến độ cao cực đại là 16 m, lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn của lực cản là A. 5 N. B. 2,7 N. C. 0,25 N. Câu 28: Một búa máy có khối lượng M = 400 kg thả rơi tự do từ độ cao 5 m xuống đất đóng vào cọc bê tông có khối lượng m = 100 kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong lòng đất 5 cm. Coi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 10m / s 2 , bỏ qua lực cản của không khí. Tính lực cản của mặt đất. A. 318500 N B. 320500 N. C. 154360 N. D. 325000 N 3
  4. Câu 29: Một con lắc đơn gồm vật m = 400 g, dây treo không dãn có chiều dài l = 1, 5m . Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật, lấy g = 10m / s 2 , ở góc lệch  = 600 so với phương thẳng đứng vật có thế năng Wt , giá trị của Wt bằng A. 2J. B. 4 J. C. 5 J. D. 3J. Câu 30: Một con lắc đơn gồm vật m, dây treo không dãn có chiều dài l = 1, 5m . Kéo cho dây tạo với đường thẳng đứng một góc  0 rồi thả tự do. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10m / s 2 , khi vật đi qua vị trí ứng với góc lệch  = 300 vận tốc của nó là 2,2 m/s. Giá trị của  0 bằng A. 500 B. 900 . C. 600 . D. 450 . Câu 31: Một con lắc đơn gồm vật m = 400 g, dây treo không dãn có chiều dài l = 1, 5m . Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật, lấy g = 10m / s 2 , ở góc lệch  = 600 so với phương thẳng đứng vật có vận tốc v = 2m / s . Cơ năng của vật bằng A. 0,8 J. B. 3,0 J. C. 3,8 J. D. 8,3 J. Câu 32: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Hiệu suất của máy bơm là 0,7. Lấy g = 10m/s2. Biết khối lượng riêng của nước là D = 103 kg / m3 .Sau nửa giờ máy bơm đã thực hiện một công bằng A. 1500kJ. B. 3875kJ. C. 1890kJ. D. 7714kJ. Câu 33: Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 30m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ bằng A. 100%. B. 80%. C. 60%. D. 40%. Câu 34: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: A. p = m.v . B. p = m.v. C. p = m.a. D. p = m.a . Câu 35: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng p và vectơ vận tốc v của một chất điểm A. Cùng phương, ngược chiều. B. Cùng phương, cùng chiều. C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc   0 .Câu 36:Trên hình là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một vật có khối lượng 3 kg. Động lượng của vật tại thời điểm t1 = 1 s và thời điểm t2 = 5 s lần lượt bằng A. p1 = 4 kg.m/s và p2 = 0. B. p1 = 0 và p2 = 0. C. p1 = 0 và p2 = - 4 kg.m/s. D. p1 = 4 kg.m/s và p2 = - 4 kg.m/s. Câu 37: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10-2N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là A. 2.10-2 kgm/s. B. 3.10-2kgm/s. C. 10-2kgm/s. D. 6.10-2kgm/s. Câu 38: Từ độ cao 20 m, một viên bi khối lượng 10 g rơi tự do với gia tốc 10 m/s2 xuống tới mặt đất và nằm yên tại đó. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất. A. - 0,2N.s. B. 0,2N.s. C. 0,1N.s. D. -0,1N.s. Câu 39: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10-2N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là A. 2.10-2 kgm/s. B. 3.10-2kgm/s. C. 10-2kgm/s. D. 6.10-2kgm/s. Câu 40: Từ độ cao 20 m, một viên bi khối lượng 10 g rơi tự do với gia tốc 10 m/s2 xuống tới mặt đất và nằm yên tại đó. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất. A. - 0,2N.s. B. 0,2N.s. C. 0,1N.s. D. -0,1N.s. Câu 41: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động quay của bánh xe ôtô khi vừa khởi hành. B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. 4
  5. C. Chuyển động quay của cánh quạt khi đang quay ổn định. D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện. Câu 42: Biểu thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa tốc độ dài, tốc độ góc và chu kì quay?  2 2  2 A. v = ωR = 2πTR. B. v = = R. C. v = R = R. D. v = = R T T R TR Câu 43: Một vật nhỏ khối lượng 250 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,2 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là A. 47,3 N. B. 3,8 N. C. 4,5 N. D. 46,4 N. Câu 45: Nếu kim giây của một đồng hồ dài gấp 2 lần kim phút thì tốc độ của kim giây gấp bao nhiêu lần kim phút? 1 1 A. 60 lần. B. lần. C. 120 lần. D. lần. 60 120 E. MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN THAM KHẢO Bài 1: Một quả bóng khối lượng 200 g được đẩy với vận tốc ban đầu 2,5 m/s lên một mặt phẳng nghiêng, nhẵn, dài 0,5 m, hợp với phương nằm ngang góc 30o (Hình 25.1). Quả bóng chuyển động như một vật bi ném. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g = 9,8 m / s . Tìm giá trị nhỏ nhất của động 2 năng quả bóng. Bài 2: Dòng nước từ đỉnh thác có tốc độ là 5,1 m/s thì rơi tự do xuống chân thác. Biết đỉnh thác cao 5,7 m và lấy g = 9,8 m / s Với mỗi kg nước hãy tính 2 a) Động năng khi nước rơi từ đỉnh thác. b) Thế năng ở đỉnh thác so với chân thác. c) Tốc độ của nước khi đến chân thác. Bài 3 : Một vận động viên nhào lộn thực hiện động tác nhảy từ mặt lưới bật ở độ cao 1,2 m so với mặt đất. Vận động viên này đạt độ cao 4,8 m rồi rơi xuống. Tìm vận tốc của vận động viên này khi rời bề mặt lưới bật. Lấy g = 9,8 m / s và bỏ qua sức cản của không khí. 2 Bài 4 : Vật nặng của một con lắc đơn được kéo lên đến độ cao 15 cm so với vị trí cân bằng rồi buông nhẹ. Trong suốt qúa trình chuyển động, dây không bị co giãn. Bỏ qua mọi ma sát và khối lượng của dây treo. Lấy g = 9,8 m / s 2 . Tính vận tốc của vật nặng khi nó đi qua vị trí cân bằng. Bài 5 : Một quả bóng nhỏ được ném với vận tốc ban đầu 4 m/s theo phương ngang ra khỏi mặt bàn ở độ cao 1 m/s so với mặt sàn (Hình 26.2). Lấy g = 9,8 m / s và bỏ qua mọi ma sát. Tính vận tốc của 2 quả bóng khi nó chạm sàn. Bài 6 : Một vận động viên nhảy cầu thực hiện động tác bật nhảy để đạt được độ cao 10 m so với mặt nước. Lấy g = 9,8 m / s và bỏ 2 qua sức cản của không khí. Tìm vận tốc của vận động viên này khi chạm mặt nước. Bài 7 : Một búa máy có khối lượng m1 = 450 kg được thả tự do từ độ cao 5 m so với điểm đầu của một chiếc cọc cắm thẳng đứng ở dưới đất, cọc có khối lượng m2 = 50kg. Coi va chạm giữa búa máy và cọc là va chạm mềm, chọn mốc thế năng ở điểm đầu của cọc, lấy g = 10 m/s2. a. Tính cơ năng của búa máy. b. Tính vận tốc của hệ búa – cọc ngay sau va chạm. c. Tìm lực cản của đất (được coi là không đổi), biết cọc lún sâu xuống đất 4 cm.. Bài 8 : Một vận động viên nhảy dù có khối lượng 70 kg thực hiện động tác nhảy dù từ độ cao 500 m so với mặt đất. Sau một đoạn đường rơi tự do thì vận động viên bật dù và tiếp đất với vận tốc 8 m/s. Lấy g = 9,8 m / s 2 . 5
  6. a) Tính thế năng của vận động viên so với mặt đất trước khi nhảy dù. b) Tính động năng của vận động viên khi tiếp đất. c) Tính công của lực cản của không khí. Bài 9: Một tàu lượn siêu tốc có điểm cao nhất cách điểm thấp nhất 94,5 m theo phương thẳng đứng. Tàu lượn được thả không vận tốc ban đầu từ điểm cao nhất. a) Tìm vận tốc cực đại mà tàu lượn có thể đạt được. b) Trên thực tế, vận tốc cực đại mà tàu lượn đạt được là 41,1 m/s. Tính hiệu suất của quá trình chuyển đổi thế năng thành động năng của tàu lượn. Bài 10 : Để đo vận tốc 1 viên đạn, người ta dùng con lắc thử đạn là 1 bao cát khối lượng m = 5 kg treo bởi sợi dây dài R. Con lắc đang cân bằng thì 1 viên đạn nặng m0 = 50 g bay với vận tốc v0 = 505 m/s theo phương ngang đến cắm vào bao cát và mắc ở đó. Ngay sau khi cắm vào bao cát, viên đạn và bao cát cùng chuyển động với vật tốc v và được nâng lên đến độ cao h so với vị trí cân bằng ban đầu. Cho g = 10 m/s2.. Bỏ qua mọi ma sát và sức cản của không khí. a. Tính vận tốc v của bao cát và viên đạn ngay sau va chạm. HÌNH 10 b. Tính độ cao h so với vị trí cân bằng ban đầu của con lắ.Tính góc  biết R = 2,5 m. c. Xác định lực căng của dây khi góc của dây tạo với phương thẳng đứng 30 𝑜 Bài 11 : Một vật nhỏ m1 trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng có độ cao là h = 1m và góc nghiêng  = 30 0 so với phương nằm ngang. Bỏ m1 qua ma sát trượt của vật với mặt phẳng nghiêng. Cho g A = 10 m/s2. a. Tính vận tốc của vật khi tới chân mặt phẳng h nghiêng. m2 b. Tại chân mặt phẳng nghiêng vật va chạm với vật m2 = m1. Va chạm hoàn toàn mềm. Hai vật dính liền tiếp B C HÌNH 11 tục chuyển động trên mặt phẳng ngang được một đoạn BC = 0,5 m thì dừng hẳn. Tính hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng ngang BC  2 = ? Bài 12 : Một quả lựu đạn đang bay theo phương ngang với vận tốc 10 m/s. bị nổ và tách thành hai mảnh có trọng lượng 10 N và 15 N. Sau khi nổ, mảnh to vẫn chuyển động theo phương ngang với vận tốc 25 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu. Lấy g  10m / s . Xác định vận tốc và phương chuyển động của mảnh 2 nhỏ. Bài 13 : Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m / s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m 2 = 1 tấn đang chuyển động với tốc độ v 2 = 36 km / h. Xác định vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn trong hai trường hợp: a) Đạn bay đến cùng chiều chuyển động của xe cát. b) Đạn bay đến ngược chiều chuyển động của xe cát. Bài 14 : Một quả cầu thứ nhất có khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s tới va chạm vào quả cầu thứ hai có khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất trên một máng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận tốc 0,6 m/s theo chiều ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Xác định chiều chuyển động và vận tốc của quả cầu thứ hai. Bài 15 : Có một bệ pháo khối lượng 10 tấn có thể chuyển động trên đường ray nằm ngang không ma sát. Trên bệ có gắn một khẩu pháo khối lượng 5 tấn. Giả sử khẩu pháo chứa một viên đạn khối lượng 100 kg và nhả đạn theo phương ngang với vận tốc đầu nòng 500 m/s (vận tốc đối với khẩu pháo). Xác định vận tốc của bệ pháo ngay sau khi bắn, trong các trường hợp: 1. Lúc đầu hệ đứng yên. 2. Trước khi bắn, bệ pháo chuyển động với vận tốc 5 m/s: a) theo chiều bắn. b) ngược chiều bắn. 6
  7. Bài 16 : Một cánh quạt có tốc độ quay 3000 vòng/phút. Tính chu kì quay của nó. Bài 17 : Một đồng hồ có kim giờ dài 3 cm, kim phút dài 4 cm. Tính tỉ số giữa tốc độ của hai đầu kim. Bài 18 : Một ô tô có khối lượng 4 tấn chuyển động qua một chiếc cầu vồng lên có bán kính 50 m với tốc độ 72 km/h. Lấy g =10m/s2. Áp lực của ô tô nén lên cầu khi nó đi qua điểm cao nhất (giữa cầu). Bài 19 : Một vật khối lượng 200 g chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo có bán kính 1 m. Biết 1 phút vật quay được 120 vòng. Tính độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật. Bài 20 : Ở độ cao bằng một nửa bán kính Trái Đất một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là g =10m/s2 và gia tốc rơi tự do ở độ cao h so với mặt đất là R2 gh = g ; bán kính của Trái Đất là 6400 km. Tính tốc độ của vệ tinh. (R + h) 2 Bài 21: Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 15m nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trong vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 95 kg. Lấy g =10m/s2. Biết tốc độ của xe không đổi v=15m/s. Tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm thấp nhất. Bài 22 : Một người buộc một hòn đá khối lượng 300 g vào đầu một sợi dây rồi quay trong mặt phẳng thẳng đứng. Hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kính 50 cm với tốc độ góc không đổi 8 rad/s. Lấy g =10m/s2.. Tính lực căng của sợi dây ở điểm thấp nhất của quỹ đạo. Bài 23 : Môt ô tô có khối lượng 5 tấn chuyển động với tốc độ 54 km/h đi qua một chiếc cầu vồng lên có bán kính cong 1 000 m. Lấy g =10m/s2. Tính áp lực của ô tô nén lên cầu khi ô tô ở vị trí và đường nối tâm quỹ đạo với ô tô tạo với phương thẳng đứng một góc 300 ----------------------------0o0------------------------------- 7
  8. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 2022-2023 Tổ Vật lý – Công nghệ Môn: Vật lý – Khối 11 I. Phạm vi kiến thức Từ bài Từ trường đến tiết bài tập Thấu kính mỏng II. Hình thức ra đề 50% tự luận, 50% trắc nghiệm III. Nội dung A. Lý Thuyết Toàn bộ các định nghĩa, định luật, công thức (có giải thích kí hiệu và nêu đơn vị) trong giới hạn ở mục I. B. Bài tập 1. Từ trường - Xác định véc tơ lực từ tác dụng lên dây dẫn hoặc khung dây mang dòng điện đặt trong từ trường - Lực tương tác giữa hai dây thẳng song song mang dòng điện. - Xác định mô men lực từ tác dụng lên khung dây hình tam giác hoặc hình chữ nhật mang dòng điện. - Tìm véctơ cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm của từ trường do các dòng điện trong các mạch có dạng khác nhau gây ra. - Bài tập cân bằng lực từ, cân bằng của dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường (hoặc tìm điều kiện để cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm bằng 0, xác định quỹ tích của các điểm có cảm ứng từ tổng hợp bằng 0…) - Bài tập liên quan đến lực Lorenxo 2. Cảm ứng điện từ - Bài tập xác định từ thông, suất điện động cảm ứng, cực nguồn cảm ứng, dòng điện cảm ứng - Bài tập mạch điện kín có nguồn cảm ứng và các linh kiện sử dụng điện - Dòng điện Fu-Cô. Dòng điện, suất điện động tự cảm. 3. Quang hình - Bài tập khúc xạ, phản xạ toàn phần - Bài tập xác định góc và vẽ đường đi tia sáng qua mặt phân cách giữa hai môi trường, thấu kính, lăng kính. - Bài tập xác định vị trí, tính chất, chiều cao ảnh qua thấu kính, lưỡng chất phẳng. Khoảng cách vật -ảnh hoặc điều kiện để có ảnh thật, ảo. Bài tập di chuyển vật hoặc ảnh v.v.. IV. Một số bài tập tham khảo TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ. B. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ. C. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường. D. Ta chỉ có thể vẽ được một đường sức từ đi qua mỗi điểm trong từ trường. Câu 2: Từ phổ cho ta biết: A. Dạng đường sức của từ trường. B. Chiều của lực từ. C. Độ lớn lực từ D. Dạng của dòng dòng điện gây ra từ trường Câu 3: Một dây dẫn được gập thành khung dây có dạng tam giác vuông cân MNP. Cạnh MN = NP = 10 (cm). Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 10-2 (T) có chiều như hình vẽ. Cho dòng điện I có cường độ 10 (A) vào khung dây theo chiều MNPM. Lực từ tác dụng vào các cạnh của khung dây là A. FMN = FNP = FMP = 10-2 (N) B. FMN = 10-2 (N), FNP = 0 (N), FMP = 10-2 (N) C. FMN = 0 (N), FNP = 10-2 (N), FMP = 10-2 (N) D. FMN = 10-3 (N), FNP = 0 (N), FMP = 10-3 (N Câu 4: Hãy chọn phát biểu đúng? Đường sức từ của từ trường gây ra bởi... A. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện. B. dòng điện tròn là những đường tròn. C. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau. D. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của ống dây đó. Câu 5: Cho hai dòng điện thẳng dài vô hạn, đặt song song, cách nhau một khoảng 3a. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn cùng chiều và có cường độ I1 = 2I2. Vị trí có cảm ứng từ tổng hợp bằng 0 nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách dây thứ nhất và dây thứ hai một đoạn lần lượt là 1
  9. A. 1,5a; 1,5a. B. 2a; a. C. 6a; 3a. D. a; 2a. Câu 6: Hai dây dẫn dài song song, nằm cố định trong mặt phẳng P cách nhau 16 cm. Dòng điện qua hai dây ngược chiều nhau, có cùng cường độ 10A. Cảm ứng từ tại những điểm nằm trong mặt phẳng P cách đều hai dây bằng A. 2.10-5T B. 2,5.10-5T C. 5.10-5T D. 5,5.10-5T Câu 7: Định nghĩa đơn vị cảm ứng từ như thế nào là đúng? 1N.1m 2 1N 1N.1m A. 1T = B. 1T = 1A.1N C. 1T = D. 1T = 1A 1A.1m 1A Câu 8: Khi dòng điện trong vòng dây tăng 2 lần, bán kính cũng tăng 2 lần thì độ lớn của cảm ứng từ tại tâm vòng dây sẽ: A. tăng 2 lần B. tăng 4 lần C. giảm 4 lần D. vẫn không đổi Câu 9: Một ống dây có dòng điện chạy qua tạo trong lòng ống dây một từ trường đền B = 6.10-3T. Ống dây dài 0,4m có 800 vòng dây quấn sát nhau. Cường độ dòng điện chạy trong ống dây là: A. I = 2,39A B. I = 5,97A C. I = 14,9A D. I = 23,9A Câu 10: Một êlectrôn chuyển động trong từ trường đều với vận tốc 8,5.105 m/s theo phương vuông góc với cảm ứng từ B , thì lực Lorenxơ tác dụng lên nó bằng 9,5.10-14: N. Cảm ứng từ của từ trường bằng A. 80,75.10-9 T B. 0,89.1019 T C. 1,12.10-19 T D. 0,7 T Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hướng của lực Lo-ren-xơ: A. vuông góc với từ trường. B. vuông góc với vận tốc. C. không phụ thuộc vào hướng của từ trường. D. phụ thuộc vào dấu của điện tích. Câu 12. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây kín khi cho nam châm dịch chuyển? A. C B. D C. A D. B Câu 13. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với A. Diện tích của mạch B. Tốc độ biến thiên từ thông qua mạch C. Độ lớn từ thông gửi qua mạch D. Điện trở của mạch Câu 14. Công thức nào sau đây xác định suất điện động cảm ứng ?  i  S A. ec = S B. ec = - L C. ec = - D. ec = - B t t t t Câu 15: Hai khung dây tròn có mặt phẳng song song với nhau đặt trong từ trường đều. Từ thông qua khung dây thứ nhất có bán kính 20 cm là 16.10-2 Wb. Từ thông qua khung dây thứ hai có đường kính 10 cm là A. 16.10-2 Wb. B. 10-2 Wb C. 4.10-2 Wb D. 8.10-2 Wb Câu 16. Một khung dây dẫn phẳng có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích mỗi vòng dây là 2dm2. Cảm ứng từ được làm giảm đều đặn từ 0,5T đến 0,2T trong thời gian 0,1s. Suất điện động trong toàn khung dây có giá trị nào sau đây? A. 0,6V B. 6V C. 60V D. 12V Câu 17. Độ lớn của suất điện động tự cảm sinh ra trong một ống dây là 30V khi cho dòng điện qua ống biến thiên với tốc độ 150A/s. Độ tự cảm của ống dây sẽ có giá trị nào? A. 0,02H B. 0,2H C. 2mH D. 5H Câu 18. Một khung dây dẫn có N vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích mỗi vòng dây là 0,2cm2. Khi cảm ứng từ giảm đều từ 0,5T đến 0,2T trong thời gian là 0,1s thì suất điện động cảm ứng trong toàn khung dây là 0,6V. Số vòng của khung dây là: A. 10000 vòng B. 1000 vòng C. 100 vòng D. 10 vòng Câu 19. Biểu thức tính suất điện động tự cảm là: I t A. e = − L B. e = L.I C. e = 4  . 10-7.n2.V D. e = − L t I 2
  10. Câu 20. Cho dòng điện 5A chạy qua một vòng dây tạo ra một từ thông qua vòng dây là 5.10-2Wb. Độ tự cảm của vòng dây là bao nhiêu? A. 10-2H B. 10-3H C. 5.10-2H D. 5.10-3H Câu 21. Sau thời gian t = 0, 01s , dòng điện trong ống dây tăng đều từ 1A đến 5A và suất điện động tự cảm là 10V. Độ tự cảm của ống dây bằng: A. 250mH B. 25mH C. 400mH D. 4H Câu 22: Một tia sáng đơn sắc chiếu từ không khí lên bề mặt chất lỏng dưới góc tới bằng 60o. Chiết suất chất lỏng là 2. Góc khúc xạ có giá trị gần nhất với đáp án nào sau đây. A. 60o B. 30o C. 25o D. 35,26o Câu 23: Chiếu một tia sáng từ nước (n = 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi tia tới có: A. i < 49°. B. i > 42°. C. i > 49°. D. i > 43°. Câu 24: Một tia sáng được chiếu từ không khí vào thủy tinh (n = 1,5) dưới góc tới i. Biết rằng tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Giá trị của i gần đúng bằng A. 56,30. B. 33,70. C. 41,80. D. 48,20. Câu 25: a. Một bể chứa nước có thành cao 80 (cm) và đáy phẳng dài 120 (cm) và độ cao mực nước trong bể là 60 (cm), chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên mặt nước là ? A. 11,5 (cm) B. 34,6 (cm) C. 85,9 (cm) D. 44,4 (cm) b. Một người đứng ngoài không khí nhìn theo phương gần như vuông góc với mặt nước, thấy một hòn sỏi dưới đáy hồ dường như cách mặt nước 1,5 m. Hỏi độ sâu của nước bằng bao nhiêu? Chiết suất của nước bằng 4/3 A. 2m B. 1.125m C. 3m D. 4m Câu 26: Một tấm thủy tinh mỏng, trong suốt, chiết suất n1 = 1,5; có tiết diện là hình chữ nhật D C ABCD (AB rất lớn so với AD), mặt đáy AB tiếp xúc với một chất lỏng có chiết suất  r n2 = 1,3. Chiếu tia sáng SI nằm trong mặt phẳng ABCD tới mặt AD sao cho tia tới A i B nằm phía trên pháp tuyến ở điểm tới và tia khúc xạ trong thủy tinh gặp đáy AB ở điểm K K. Giá trị lớn nhất của góc tới α để có phản xạ toàn phần tại K là α0. Giá trị α0 gần giá trị nào nhất sau đây? A. 43°. B. 60°. C. 30°. D. 410 Câu 27: Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện thẳng của lăng kính hình A. tròn B. elip C. tam giác D. chữ nhật Câu 28: Một tia sáng từ S trước thấu kính, qua thấu kính (L) cho tia ló như hình vẽ. Thấu kính đã cho là: A. Thấu kính phân kỳ, vật thật S cho ảnh ảo B. Thấu kính hội tụ, vật thật S cho ảnh ảo (L C. Thấu kính phân kỳ, vật thật S cho ảnh thật ) D. Thấu kính hội tụ, vật thật S cho ảnh thật S O Câu 29. Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10cm. Tiêu cự thấu kính là 20cm. Qua thấu kính cho ảnh A’B’là ảnh : A. thật, cách thấu kính 10cm. B. ảo, cách thấu kính 10cm. C. thật, cách thấu kính 20cm. D. ảo, cách thấu kính 20cm. Câu 30: Một vật phẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính trước một thấu kính hội tụ tiêu cự 30 cm, vật cách thấu kính một khoảng d = 60 cm. Ảnh của vật nằm A. trước thấu kính 20 cm. B. sau thấu kính 20 cm. C. sau thấu kính 60 cm. D. trước thấu kính 60 cm. TỰ LUẬN Bài 1: Hai dây dẫn dài đặt song song cách nhau 6cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều với độ lớn là I1 = 1A; I2 = 2A. a. Xác định cảm ứng từ tại N cách I1 một đoạn 6cm, cách I2 một đoạn 12cm. 3
  11. b. Xác định vị trí những điểm có cảm ứng từ tổng hợp bằng 0. Bài 2: Cho một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện I = 5 A đặt trong không khí. a. Xác định độ lớn cảm ứng từ tại M các dây r = 3 cm. b. Tìm tập hợp các điểm N sao cho cảm ứng từ tại N có độ lớn là B’ = 10–5 T. Bài 3: Một khung dây kín có dạng hình vuông cạnh a = 20cm, điện trở R = 5 đặt vào một từ trường đều có cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 60o. Cho cảm ứng từ B tăng đều từ 0 đến 0,1 T trong thời gian 0,001s. a. Xác định độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung. b. Xác định chiều và cường độ dòng điện trong khung. i(A) Bài 4: Một ống dây điện hình trụ lõi chân không, chiều dài l = 20cm, có 1000 vòng dây, 1 t(s diện tích mỗi vòng dây là 100 cm2. Dòng điện chạy qua biến đổi theo thời gian biểu diễn 0 1 3) như đồ thị hình vẽ bên. Vẽ đồ thị mô tả sự biến đổi của suất điện động tự cảm trong mạch theo thời gian? Bài 5: Một vòng dây diện tích S = 250 cm² nối vào tụ điện có điện dung C = 200 μF, phần vòng dây được đặt trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây, có độ lớn tăng đều với tốc độ biến thiên 16 mT/s. Tính điện tích tụ điện? Bài 6. Một ống dây tiết diện 10cm2, chiều dài 15 cm và có 100 vòng dây. Tính hệ số tự cảm của ống dây (không lõi, đặt trong không khí) Bài 7: Mạch điện diện tích 20cm2 gồm nguồn điện 𝝃 𝟏 = 𝟐𝑽, r = 1, R = 4 được 𝝃 𝟏, 𝒓 𝟏 đặt trong từ trường đều có độ lớn tăng đều thêm 20T trong 0,02s, chiều cảm ứng từ như hình vẽ. Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn 𝝃 𝟏 và công suất tỏa nhiệt  ⃗⃗𝑩 trên điện trở R trong khoảng thời gian trên R Bài 8: Khung dây hình chữ nhật cạnh 20 cm x 40 cm đặt trong từ trường đều Ic (A) biến thiên theo thời gian, ⃗𝐵 luôn vuông góc với khung dây, điện trở của 0,5 khung dây là 1. Cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung t (ms) dây được mô tả bởi đồ thị như hình vẽ. Vẽ đồ thị biểu diễn cảm ứng từ 0 2 5 của từ trường đã cho theo thời gian. Biết tại t = 0: B = 0,02T Bài 9: Tính tốc độ của ánh sáng truyền trong môi trường nước. Biết tia sáng truyền từ không khí với góc tới là i = 60° thì góc khúc xạ trong nước là r = 40°. Lấy tốc độ ánh sáng ngoài không khí c = 3.108 m/s. Bài 10: Một lăng kính có tiết diện vuông góc là một tam giác đều ABC. Một chùm tia sáng đơn sắc hẹp SI được chiếu tới mặt AB trong mặt phẳng của tiết diện vuông góc và theo phương vuông góc với đường cao AH của ABC. Chùm tia ló khỏi mặt AC theo phương sát với mặt này. Tính chiết suất của lăng kính? Bài 11: Thấu kính phân kỳ, độ tụ 10 đp, vật AB đặt thẳng góc với trục chính của thấu kính cho ảnh A’B’. Xác định khoảng cách giữa vật và ảnh để ảnh cao bằng 1/3 vật. Vẽ ảnh Bài 12: Điểm sáng S nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự là 20cm, S cho ảnh S’ nằm phía sau thấu kính, ảnh và vật cách nhau 80cm . a.Xác định vị trí của S đối với thấu kính. b.Từ vị trí trên, cho S di chuyển 5√𝟐 cm trên đường thẳng hợp với trục chính góc 450 ra xa thấu kính, xác định độ dịch chuyển của ảnh so với trục chính và thấu kính 4 Bài 13: Một cây cọc dài được cắm thẳng đứng xuống một bể nước chiết suất n = . Phần cọc nhô ra ngoài 3 mặt nước là 30 cm, bóng của nó trên mặt nước dài 40 cm và dưới đáy bể nước dài 190 cm. Tính chiều sâu của lớp nước. 4
  12. Bài 14: Thả nổi trên mặt nước một đĩa nhẹ, chắn sáng, hình tròn. Mắt người quan sát đặt trên mặt nước sẽ không thấy được vật sáng ở đáy chậu khi bán kính đĩa không nhỏ hơn 20 cm. Tính chiều sâu của lớp nước 4 trong chậu. Biết rằng vật và tâm đĩa nằm trên đường thẳng đứng và chiết suất của nước là n = . 3 Bài 15: Vật sáng AB vuông góc vơi một trục chính của một thấu kính sẽ có ảnh cùng chiều cao bằng 1/ 2 lần vật, ảnh cách vật 10cm. a. Xác định tiêu cự f của thấu kính b. Đặt một điểm sáng S đặt cách thấu kính nói trên 10cm, cách trục chính 2cm. Tìm khoảng cách từ ảnh của S đến trục chính. Bài 16: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính sẽ cho ảnh cùng chiều, cao bằng 3 lần AB. Di chuyển AB ra xa thấu kính thêm 8cm thì ảnh lại ngược chiều vật và cao bằng ảnh trước. Xác định tiêu cự của thấu kính Bài 17: Một tia sáng truyền từ không khí vào khối trong suốt có chiết suất 1,732 dưới góc tới 60o. a. Xác định góc khúc xạ? b. Tính góc lệch tạo bởi tia khúc xạ và tia tới? c. Nếu cho góc tới biến thiên từ 0o đến 90o thì góc khúc xạ r và góc lệch D biến thiên như thế nào? Bài 18. Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của chất lỏng có chiết suất n = 3 được hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Tính góc tới. Bài 19: Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm cho ảnh A’B’ rõ nét trên màn đặt cách vật 45 cm. Biết ảnh lớn hơn vật. a. Xác định vị trí ảnh và độ phóng đại. Vẽ ảnh. b. Cố định vật, di chuyển thấu kính về phía nào với một đoạn bằng bao nhiêu để thu được ảnh cùng chiều vật và cao gấp đôi ảnh trước? C. Cố định thấu kính di chuyển vật một đoạn bằng bao nhiêu so với vị trí trên để được ảnh sau cùng vị trí ảnh trước Bài 20: Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, ảnh A’B’ của AB qua thấu kính nằm cách vật 90cm. Xác định vị trí đặt vật, vị trí và tính chất của ảnh, vẽ ảnh. 5
  13. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 TỔ VẬT LÝ NĂM HỌC 2022 – 2023 KHỐI 12 A. Nội dung ôn tập, hình thức kiểm tra a. Phạm vi kiến thức Từ bài Tán sắc ánh sáng đến hết bài: Bài tập phóng xạ. b. Hình thức kiểm tra - 100% Trắc nghiệm c. Mức độ đánh giá Nhận biết: 40% . Thông hiểu: 30%. Vận dụng: 20%. Vận dụng cao: 10% B. Các dạng bài tập điển hình I. Sóng ánh sáng 1. Tán sắc ánh sáng Dạng 1. Lý thuyết về tán sắc ánh sáng: hiện tượng, phân biệt được các hiện tượng tán sắc, khúc xạ, phản xạ toàn phần…. Dạng 2. Xác định các đại lượng chiết suất, góc tới, góc lệch của tia sáng đơn sắc lăng kính. Mối quan hệ giữa chiết suất của môi trường với vận tốc truyền sáng và bước sóng ánh sáng. Dạng 3. Tìm độ rộng quang phổ của tia sáng đa sắc khi tán sắc qua lăng kính… 2. Giao thoa ánh sáng Dạng 1. Hiện tượng, điều kiện có giao thoa. Xác định các đại lượng đặc trưng i, a, D, bước sóng ánh sáng trong thí nghiệm Young. Dạng 2. Tìm vị trí vân sáng, tối, điều kiện để có vân sáng hoặc vân tối tại một điểm trên màn chắn. Dạng 3. Tìm số vân giao thoa trên màn. Dạng 4. Bài toán thay đổi khoảng cách D, a, dịch nguồn sáng… tìm sự thay đổi vị trí vân giao thoa, sự dịch chuyển của hệ vân… 3. Giao thoa ánh sáng đa sắc Dạng 1. Giao thoa ánh sáng trắng: - Hình ảnh giao thoa, tìm vị trí, độ rộng quang phổ bậc k, tìm số bức xạ cho vân sáng hoặc bị tắt tại một vị trí trên màn chắn. - Tìm độ rộng của phần chồng nhau giữa hai vùng quang phổ bậc k và bậc k+1 … Dạng 2. Giao thoa với nguồn gồm 2 hoặc 3 bức xạ đơn sắc: Xác định khoảng vân, vị trí vân trùng, tìm số vân trùng (bao gồm vân sáng trùng, vân tối trùng, vân sáng của ánh sáng này trùng vân tối của ánh sáng kia). Tìm số vân sáng quan sát được hoặc số vân đơn sắc trên vùng giao thoa. II. Quang phổ và các tia Dạng 1.Các loại quang phổ: Hình ảnh, nguồn phát sinh, bản chất tính chất, ứng dụng... Dạng 2. Lý thuyết về máy quang phổ: cấu tạo và tác dụng các bộ phận chính. Dạng 3. Các loại tia : Hồng ngoại, tử ngoại, Rơnghen: nguồn phát, bản chất, tính chất, ứng dụng... Dạng 4. Hiện tượng phát quang và laze: Đặc điểm, ứng dụng… III. Lượng tử ánh sáng 1 1. Hiện tượng quang điện
  14. Dạng 1. Hiện tượng quang điện: Đặc điểm hiện tượng, điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện, định luật về giới hạn quang điện, các ứng dụng. Dạng 2. Tìm mối liên hệ giữa các đại lượng công thoát, giới hạn quang điện, tần số (bước sóng của ánh sáng kích thích) trong hiện tượng quang điện , hiệu suất lượng tử… 2. Mẫu nguyên tử Bo Dạng 1. Nội dung 2 tiên đề Bohr về Quỹ đạo dừng, sự hấp thụ và phát xạ năng lượng, sơ đồ về sự dịch chuyển của nguyên tử ứng với các quỹ đạo có bán kính xác định... - Đặc điểm và sự phân bố quang phổ vạch của nguyên tử Hidro. Dạng 2. Tìm bước sóng hoặc năng lượng hấp thụ hay phát ra khi nguyên tử chuyển trạng thái. Tính vận tốc của e trên quỹ đạo n hoặc bán kính quỹ đạo… IV. Hạt nhân nguyên tử Dạng 1. Xác định cấu tạo hạt nhân, tính năng lượng liên kết, độ hụt khối. Dạng 2. Phóng xạ và phản ứng hạt nhân. - Phóng xạ, các loại tia phóng xạ: Đặc điểm, bản chất, tính chất, ứng dụng. - Tìm số hạt nhân, nguyên tử, khối lượng chất tại thời điểm t, hoặc đã bị phân rã trong khoảng thời gian t, tính tuổi của mẫu vật. -Tính số hạt nhân, khối lượng hạt nhân con sinh ra trong quá trình phóng xạ nói riêng hoặc phản ứng hạt nhân nói chung. III. Một số bài tập và đáp án tham khảo I. SÓNG ÁNH SÁNG CHÚ Ý: Bài tập phần tán sắc ánh sáng và giao thoa ánh sáng học sinh ôn tập theo đề cương giữa học kì 2. Câu 1: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J A. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J. B. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J. C. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó. D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó. Câu 2: Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên A. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều. B. có khả năng đâm xuyên khác nhau. C. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều. D. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện). Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai? A. Ánh sáng trắng là tổng hợp (hỗn hợp) của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím. B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. C. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng. D. Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng. Câu 4: Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ? 2
  15. A. Vùng tia Rơnghen. B. Vùng tia tử ngoại. C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. D. Vùng tia hồng ngoại. Câu 5: Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng A. trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng. B. ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ. C. các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng. D. trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng. Câu 6: Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9m đến 3.10-7m là A. tia tử ngoại. B. ánh sáng nhìn thấy. C. tia hồng ngoại. D. tia Rơnghen. Câu 7: Ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz truyền trong chân không với bước sóng 600 nm. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,52. Tần số của ánh sáng trên khi truyền trong môi trường trong suốt này A. nhỏ hơn 5.1014 Hz còn bước sóng bằng 600 nm. B. lớn hơn 5.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. C. vẫn bằng 5.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. D. vẫn bằng 5.1014 Hz còn bước sóng lớn hơn 600 nm. Câu 8: Tia hồng ngoại là những bức xạ có A. bản chất là sóng điện từ. B. khả năng ion hoá mạnh không khí. C. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm. D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. Câu 9: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh. B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ. C. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím. D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí. Câu 10: Tia Rơnghen có A. cùng bản chất với sóng âm. B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại. C. cùng bản chất với sóng vô tuyến. D. điện tích âm. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ? A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy. B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó. C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. 3
  16. D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng. Câu 12: Khi nói về quang phổ, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch. B. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy. C. Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch. D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó. Câu 13: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là 1 = 750 nm, 2 = 675 nm và 3 = 600 nm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,5 m có vân sáng của bức xạ A. 2 và 3. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục. B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch. C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy. D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy. Câu 15: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là: A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại. C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại. Câu 16: Quang phổ liên tục A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát. B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát. C. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát. D. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát. Câu 17: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ. B. Các vật ở nhiệt độ trên 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại. C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím. D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. Câu 18: Tia tử ngoại được dùng A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại. B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện. C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh. D. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại. Câu 19: Quang phổ vạch phát xạ A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch. B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng. 4
  17. D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục. Câu 20: Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tự ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần số nhỏ nhất là A. tia tử ngoại. B. tia hồng ngoại. C. tia đơn sắc màu lục. D. tia Rơn-ghen. II. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu 1: Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J . Giới hạn quang điện của kim loại đó là A. 0,33 μm. B. 0,22 μm. C. 0,66. 10-19 μm. D. 0,66 μm. Câu 2: Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về A. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử. B. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô. C. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử. D. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử. Câu 3: Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s và độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.10-19 C. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,514 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số A. 2,571.1013 Hz. B. 4,572.1014Hz. C. 3,879.1014 Hz. D. 6,542.1012 Hz. Câu 4: Khi truyền trong chân không, ánh sáng đỏ có bước sóng λ1 = 720 nm, ánh sáng tím có bước sóng λ2 = 400 nm. Cho hai ánh sáng này truyền trong một môi trường trong suốt thì chiết suất tuyệt đối của môi trường đó đối với hai ánh sáng này lần lượt là n1 = 1,33 và n2 = 1,34. Khi truyền trong môi trường trong suốt trên, tỉ số năng lượng của phôtôn có bước sóng λ1 so với năng lượng của phôtôn có bước sóng λ2 bằng A. 5/9. B. 9/5. C. 133/134. D. 134/133. Câu 5: Theo thuyết lượng tự ánh sáng thì năng lượng của A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron). B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó. C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó. Câu 6: Theo tiên đề của Bo, khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo L sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ21, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ32 và khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ31. Biểu thức xác định λ31 là 32 21 32 21 A. 31 = . B. 31 = 32 - 21. C. 31 = 32 + 21. D. 31 = . 21 − 31 21 + 31 Câu 7: Trong nguyên tử hiđrô , bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là A. 47,7.10-11m. B. 21,2.10-11m. C. 84,8.10-11m. D. 132,5.10-11m. Câu 8: Công suất bức xạ của Mặt Trời là 3,9.1026 W. Năng lượng Mặt Trời tỏa ra trong một ngày là A. 3,3696.1030 J. B. 3,3696.1029 J. C. 3,3696.1032 J. D. 3,3696.1031 J. Câu 9: Trong chân không, bức xạ đơn sắc vàng có bước sóng là 0,589 m. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c=3.108 m/s và e = 1,6.10-19 C. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là A. 2,11 eV. C. 4,22 eV. C. 0,42 eV. D. 0,21 eV. Câu 10: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được 5
  18. A. hiện tượng quang – phát quang. B. hiện tượng giao thoa ánh sáng. C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. D. hiện tượng quang điện ngoài. Câu 11: Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là Đ, L và T thì A. T > L > eĐ. B. T > Đ > eL. C. Đ > L > eT. D. L > T > eĐ. Câu 12: Đối với nguyên tử hiđrô, các mức năng lượng ứng với các quỹ đạo dừng K, M có giá trị lần lượt là: - 13,6 eV; -1,51 eV. Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s và e = 1,6.10-19 C. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng M về quỹ đạo dừng K, thì nguyên tử hiđrô có thể phát ra bức xạ có bước sóng A. 102,7 m. B. 102,7 mm. C. 102,7 nm. D. 102,7 pm. Câu 13: Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là A. ánh sáng tím. B. ánh sáng vàng. C. ánh sáng đỏ. D. ánh sáng lục. Câu 14: Một nguồn phát ra ánh sáng có bước sóng 662,5 nm với công suất phát sáng là 1,5.10-4 W. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Số phôtôn được nguồn phát ra trong 1 s là A. 5.1014. B. 6.1014. C. 4.1014. D. 3.1014. Câu 15: Nguyên tử hiđtô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV. Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng A. 10,2 eV. B. -10,2 eV. C. 17 eV. D. 4 eV. Câu 16: Một đám nguyên tử hiđrô đang ở hạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì só loại vạch quang phổ tối đa mà đám nguyên tử đó phát ra là? A. 3. B. 1. C. 6. D. 4 Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn ? A. hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng. B. Trong hiện tượng quang dẫn, electron được giải phóng ra khái khối bán dẫn. C. một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống( đèn Nêon). D. Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết thành electron dẫn cũng được cung cấp bởi nhiệt Câu 18: Pin quang điện hoạt động dựa vào. A. hiện tượng quang điện ngoài. B. hiện tượng quang điện trong. C. hiện tượng tán sắc ánh sáng. D. sự phát quang của các chất. Câu 19: Năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng En = − 13,6 eV , n = 1; 2; 3; …. Dùng chùm 2 n êlectron có động năng Wđ để bắn các nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Động năng Wđ tối thiểu để bứt được êlectron ra khỏi nguyên tử hiđrô là A. 13,6eV. B. -13,6eV. C. 13,22eV. D. 0,378eV Câu 20: Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của êlectron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Tỉ số giữa tốc độ của êlectron trên quỹ đạo K và tốc độ của êlectron trên quỹ đạo M bằng A. 9. B. 2. C. 3. D. 4. 6
  19. Câu 21: Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 m thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 m . Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phá quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là 1 4 2 1 A. . B. . C. . D. . 10 5 5 5 Câu 22: Người ta dùng một Laze hoạt động dưới chế độ liên tục để khoan một tấm thép. Công suất của chùm laze là P = 10 W, đường kính của chùm sáng là 1 mm. Bề dày tấm thép là e = 2 mm và nhiệt độ ban đầu là 300C. Biết khối lượng riêng của thép D = 7800 kg/m3 ; Nhiệt dung riêng của thép c = 448 J/kg.độ ; nhiệt nóng chảy của thép L = 270 kJ/kg và điểm nóng chảy của thép tc = 15350C. Thời gian khoan thép là A. 1,16 s B. 2,78 s C. 0,86 s D. 1,56 s Câu 23: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây? A. Công suất lớn. B. Độ đơn sắc cao. C. Độ định hướng cao. D. Cường độ lớn. Câu 24: Một tấm pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Diện tích tổng cộng của các pin nhận năng lượng ánh sáng là 0,6 m 2 . Ánh sáng chiếu vào bộ pin có cường độ 1360 W / m 2 . Dùng bộ pin cung cấp năng lượng cho mạch ngoài, khi cường độ dòng điện là 4 A thì điện áp hai cực của bộ pin là 24 V. Hiệu suất của bộ pin là A. 14,25% . B. 11,76%. C. 12,54%. D. 16,52%. III. HẠT NHÂN Câu 1: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có khối lượng m0 , chu kì bán rã của chất này là 3,8 ngày. Sau 15,2 ngày khối lượng của chất phóng xạ đó còn lại là 2,24 g. Khối lượng m0 là A. 5,60 g. B. 35,84 g. C. 17,92 g. D. 8,96 g. Câu 2: Phóng xạ β- là A. phản ứng hạt nhân thu năng lượng. B. phản ứng hạt nhân không thu và không toả năng lượng. C. sự giải phóng êlectrôn (êlectron) từ lớp êlectrôn ngoài cùng của nguyên tử. D. phản ứng hạt nhân toả năng lượng. Câu 3: Hạt nhân Triti ( 3T ) có 1 A. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn. B. 3 nơtrôn (nơtron) và 1 prôtôn. C. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn (nơtron). D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn (nơtron). 226 Ra Câu 4: Cho biết khối lượng một nguyên tử Rađi( 88 ) là m(Ra) = 226,0254u; của hạt eleectron là me = 0,00055u. Khối lượng riêng của hạt nhân Rađi là A. 2,29.1017kg/m3. B. 1,45.1015kg/m3. C. 1,45.1017g/cm3. D. 2,28.1017g/cm3. Câu 5: Hạt nhân càng bền vững khi có A. số nuclôn càng nhỏ. B. số nuclôn càng lớn. C. năng lượng liên kết càng lớn. D. năng lượng liên kết riêng càng lớn. Câu 6: Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết A. tính cho một nuclôn. B. tính riêng cho hạt nhân ấy. 7
  20. C. của một cặp prôtôn-prôtôn. D. của một cặp prôtôn-nơtrôn (nơtron). Câu 7: Giả sử sau 3 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó bằng A. 2 giờ. B. 1,5 giờ. C. 0,5 giờ. D. 1 giờ. Câu 8: Phát biểu nào là sai? A. Các đồng vị phóng xạ đều không bền. B. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtrôn (nơtron) khác nhau gọi là đồng vị. C. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtrôn khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau. D. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn. Câu 9: Biết số Avôgađrô là 6,02.1023/mol, khối lượng mol của urani U là 238 g/mol. Số nơtrôn (nơtron) 238 92 238 trong 119 gam urani U là 92 A. 8,8.1025. B. 1,2.1025. C. 4,4.1025. D. 2,2.1025. Câu 10: Cho: mC = 12,00000 u; mp = 1,00728 u; mn = 1,00867 u; 1u = 1,66058.10-27 kg; 1eV = 1,6.10-19 J ; c = 3.108 m/s. Năng lượng tối thiểu để tách hạt nhân 12 6C thành các nuclôn riêng biệt bằng A. 72,7 MeV. B. 89,4 MeV. C. 44,7 MeV. D. 8,94 MeV. Câu 11: Hạt nhân 17 Cl có khối lượng nghỉ bằng 36,956563u. Biết khối lượng của nơtrôn (nơtron) là1,008670u, 37 khối lượng của prôtôn (prôton) là 1,007276u và u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 37 17 Cl bằng A. 9,2782 MeV. B. 7,3680 MeV. C. 8,2532 MeV. D. 8,5684 MeV. Câu 12: Ban đầu có 20 gam chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Khối lượng của chất X còn lại sau khoảng thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu bằng A. 3,2 gam. B. 2,5 gam. C. 4,5 gam. D. 1,5 gam. Câu 13: Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ. B. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó. C. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng. D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ. Câu 14: Biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023 hạt/mol và khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó. Số prôtôn 13 (prôton) có trong 0,27 gam 7 Al là A. 6,826.1022. B. 8,826.1022. C. 9,826.1022. D. 7,826.1022. Câu 15: Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 3,8 ngày. Sau thời gian 11,4 ngày thì độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ) của lượng chất phóng xạ còn lại bằng bao nhiêu phần trăm so với độ phóng xạ của lượng chất phóng xạ ban đầu? A. 25%. B. 75%. C. 12,5%. D. 87,5%. Câu 16: Mỗi hạt Ra226 phân rã chuyển thành hạt nhân Rn222. Xem khối lượng bằng số khối. Nếu có 226 g Ra226 thì sau 2 chu kì bán rã khối lượng Rn222 tạo thành là A. 55,5 g. B. 56,5 g. C. 169,5 g. D. 166,5 g. -----------------------------HẾT----------------------------- 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0