Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trung tâm GDNN-GDTX huyện Sơn Động
lượt xem 3
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trung tâm GDNN-GDTX huyện Sơn Động” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trung tâm GDNN-GDTX huyện Sơn Động
- TRUNG TÂM GDNN – GDTX ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 HUYỆN SƠN ĐỘNG NĂM HỌC 2022–2023 ------o0o----- MÔN: VẬT LÝ–KHỐI 11 PHẦN I. LÝ THUYẾT CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG Câu 1. Nêu tên hai vật có từ tính. Tương tác giữa hai vật có từ tính được gọi là tương tác gì. Một hạt điện tích đứng yên thì xung quanh nó có từ trường không. Một hạt điện tích chuyển động có hướng thì xung quanh nó có từ trường không. Câu 2. Từ trường là gì. Nêu tính chất của từ trường. Nêu quy tắc chung xác định hướng của từ trường Câu 3. Định nghĩa đường sức từ . Nêu đặc điểm của đường sức từ Câu 4. Từ trường đều là gì. Em hãy kể hai vị trí mà tại đó xuất hiện từ trường đều Định nghĩa cảm ứng từ . Đơn vị của cảm ứng từ. Nêu đặc điểm của lực từ (tác dụng lên dòng điện thẳng đặt trong từ trường đều). Ta phải đặt dòng điện thẳng trong từ trường đều như thế nào để lực từ tác dụng lên nó bằng 0. Câu 5. Nêu hình dạng đường sức từ (hình dạng từ trường) của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài. Phát biểu quy tắc nắm tay phải tìm chiều đường sức từ của dòng điện thẳng. Nêu đặc điểm của cảm ứng từ do dòng điện thẳng gây ra tại một điểm khảo sát. Câu 6. Nêu hình dạng đường sức từ của dòng điện chạy trong khung dây tròn. Nêu đặc điểm của cảm ứng từ tại tâm khung dây tròn có dòng điện chạy qua. Câu 7. Nêu hình dạng đường sức từ ( hình dạng từ trường) của dòng điện chạy trong ống dây. Phát biểu quy tắc nắm tay phải tìm chiều đường sức từ của dòng điện chạy trong ống dây. Nêu đặc điểm cảm ứng từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. Viết biểu thức tính cảm ứng từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. Câu 8. Nêu nguyên lý chồng chất từ trường Câu 9.Lực Lorentz là gì. Nêu đặc điểm của lực Lorentz. Một điện tích sẽ có quỹ đạo như thế nào nếu nó chuyển động theo phương vuông góc với đường sức từ trong từ trường đều. Viết công thức tính bán kính quỹ đạo. Để không có lực Lorentz tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường đều, thì điện tích phải dịch chuyển như thế nào trong từ trường đều. Câu 10. Phát biểu quy tắc bàn tay trái tìm chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ trường đều Phát biểu quy tắc bàn tay trái tìm chiều lực Lorentz (lực từ tác dụng lên điện tích d/chuyển trong từ trường đều )
- Câu 11. Trên hình bên, trong dây dẫn MN biểu diễn một tia điện tử (tia electron) chạy theo chiều mũi tên. Hỏi chiều của vector cảm ứng từ tại P. Câu 12. Ống dây CD trên hình bị hút về phía thanh nam châm Mở phía bên phải. Hãy chỉ rõ các cực của thanh nam châm này Bài 13. Một khung dây tròn được treo bằng hai sợi dây như hình vẽ. ĐƯờng thẳng xx’ đi qua trục của nam châm và vuông góc với khung dây tại tâm của nó. Tịnh tiến nam châm lại gần khung dây thì thấy khung dây bị đẩy sang trái . Tịnh tiến khung dây ra xa khung dây thì thấy khung dây bị hút về bên phải. Why ? Bài 14.Hai dây dẫn thẳng đặt song song với nhau mang hai dòng điện thì chúng tương tác với nhau như thế nào. Nếu: hai dòng điện cùng chiều hai dòng điện ngược chiều Câu hỏi ôn tập phần quang học. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. Câu 1. Định nghĩa từ thông. Cho biết tên đơn vị của từ thông. Nêu ý nghĩa của từ thông. Kể tên các cách có thể làm thay đổi từ thông. Câu 2. Nêu hiện tượng cảm ứng điện từ. Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi nào. Phát biểu định luật Len-xơ tìm chiều dòng điện cảm ứng. Nêu 3 bước để xác định chiều dòng điện cảm ứng trong mạch kín ( C ). Câu 3. Thế nào là dòng điện Fu-cô. Nêu tính chất và công dụng của dòng điện Fu-cô. Nếu ta đặt một chiếc đĩa (hay bánh xe) đang quay tròn vào giữa hai cực của nam châm thì hiện tượng gì xảy ra. Giải thích. Câu 4. Suất điện động cảm ứng là gì. Phát biểu định luật Faraday. Cho biết ý nghĩa của dấu trừ trong biểu thức suất điện động cảm ứng Cho biết mối quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, có sự chuyển hóa năng lượng nào thành điện năng của mạch kín, khi có sự biến thiên của từ thông qua mạch kín đó. Nêu một ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 5. Định nghĩa từ thông riêng của một mạch kín. Giải thích đại lượng L. Nêu hiện tượng tự cảm. Viết công thức xác định độ lớn suất điện động tự cảm. Cho biết một số ứng dụng của hiện tượng tự cảm. Cho biết sự khác nhau giữa hiện tượng cảm ứng điện từ và hiện tượng tự cảm. Câu 6.Thông thường đối với mạch kín chứa máy phát điện hoặc động cơ điện, khi ta tắt cầu dao điện, xuất hiện tia hồ quang điện, có thể gây chập cháy hệ thống điện. Cho biết đây là hiện tượng gì. Nêu cách khắc phục. Ở gần nơi sét đánh thấy cầu chì bị cháy, đôi khi những máy đo điện nhạy cũng bị cháy. Why ? Câu 7. Điền vào ô trống: a) Cảm ứng từ kí hiệu là…………..đơn vị …… b) Độ biến thiên từ trường (cảm ứng từ)……………………….
- c) Tốc độ biến thiên của từ trường (cảm ứng từ) là ………………………… d) Từ thông …………………….. đơn vị:…………… e) Độ biến thiên từ thông:……………………………………… f) Tốc độ biến thiên của từ thông………………………………. g) Tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện…………………………… h) Đại lượng tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông là………………………………… i) Đại lượng tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch kín là……………………….. CHƯƠNG: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG. Câu 1. Nêu hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Tìm điều kiện của góc tới để xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Câu 2.Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng. Viết biểu thức đ/luật khúc xạ ánh sáng dạng đối xứng. So sánh giá trị của góc tới với góc khúc xạ (theo chiết suất) Câu 3. Chiết suất tỉ đối là gì. Chiết suất (tuyệt đối) là gì. Chiết suất của không khí và chân không bằng bao nhiêu. Câu 4. Nêu tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng. Câu 5. Nêu hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần. Câu 6. Xây dựng công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần Câu 7. Xét một tia sáng đi từ môi trường này sang một môi trường khác. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường cho ta biết điều gì về đường đi của tia sáng qua mặt lưỡng chất. Câu 8. Một người nhìn thấy con cá ở trong nước. Hỏi muốn đâm trúng con cá thì người đó phải hướng mũi lao vào chỗ nào,đúng vào chỗ người đó nhìn thấy con cá,hay phía trên , phía dưới chỗ đó. Why. Câu 9. Khi nhìn vào trong nước ta thấy mực nước nông hơn hay sâu hơn so với thực tế. Giải thích. Câu 10. Hãy kể một trường hợp, trong đó tia sáng không bị khúc xạ khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường. Câu 11. Nêu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần. Câu 12.Học sinh giải thích hiện tượng ảo ảnh : _ Ảo ảnh trên sa mạc: Một đoàn lữ hành rảo bước trên sa mạc nóng bỏng. Bỗng họ thấy từ xa vũng nước lấp loáng, trên đó in bóng của những cây cọ xanh mát nhưng khi đến nơi, họ ngạc nhiên và thất vọng chỉ thấy những cây cọt trên mặt cát khô, không một giọt nước. _ Buổi trưa khi đi trên đường nhựa thì thấy xa xa xuất hiện vũng nước nhưng khi lại gần thì thấy mặt đường khô ráo. (Biết nhiệt độ càng cao thì càng lên cao thì chiết suất của không khí càng tăng ) _ Giải thích hiện tượng kim cương ( đã được gọt giũa) lóe sáng ra mọi hướng khi được chiếu sáng CHƯƠNG : MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC. Câu 1. Lăng kính là gì. Nêu ứng dụng của lăng kính. Câu 2. Thấu kính là gì. Phân loại thấu kính.
- Câu 3. Nêu cách vẽ đường đi của 3 tia sáng đặc biệt, và tia sáng bất kì. Nêu tính chất ảnh của một vật (thật) đặt trước thấu kính. Câu 4.Viết công thức tính độ tụ, công thức thấu kính, độ phóng đại ảnh. Xét dấu của chúng. Câu 5. Mắt được xem tương đương như thấu kính gì. Thế nào là sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận là gì, điểm cực viễn là gì. Góc trông vật là gì, năng suất phân li của mắt là gì. Nêu 2 điều kiện để mắt có thể thấy rõ được vật. Một vật nằm trong khoảng từ quang tâm của mắt đến điểm cực cận, thì mắt có thể nhìn rõ được vật ko. Câu 6. Nêu đặc điểm của mắt cận và mắt viễn. Nêu đặc điểm của mắt lão. Để sửa tật cận thị cần đeo kính gì, để sửa tật viễn thị và lão thị cần đeo kính gì. Câu 7.CHứng minh rằng muốn quan sát vật ở vô cùng mà không điều tiết, phải deo sát mắt cận một kính cận có tiêu cự fk = - OCv. Câu 8. Câu hỏi hiểu bài.Điền vào ô trống. Nếu xét vật thật: a) Thấu kính cho ảnh thật là thấu kính……………. b) Thấu kính cho ảnh ảo lớn hơn vật là thấu kính…………….. c) Thấu kính cho ảnh ảo nhỏ hơn vật là thấu kính……………. d) Ảnh thật thì luôn……………với vật. e) Ảnh ảo thì luôn………………với vật. f) Ảnh cách vật một đoạn l thì: Đối với TKHT, ta có: ………………….. Đối với TKPK, ta có:…………………… g) Ảnh hiện trên màn là ảnh …………………. Câu 9.Nêu cấu tạo kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. Viết công thức tính độ bội giác trong từng loại. Viết công thức tổng quát tính độ bội giác. II. PHẦN BÀI TẬP Cảm ứng điện từ Bài 1. Một khung dây dẫn hình chữ nhật có kích thước 3 cm x 4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4 (T). Véctơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 30 o. Tính từ thông gửi qua khung dây đó. Đáp số: 3.10-7 (Wb) Bài 2. Một hình vuông có cạnh dài 5 cm đặt trong một từ trường đều có (B = 4.10 -4 T). Từ thông qua hình vuông có giá trị 0,5.10 -6 (Wb). Tính góc hợp bởi cảm ứng từ và mặt phẳng của khung dây. Đáp số: 30o Bài 3. Một khung dây hình tròn diện tích 10cm 2, gồm 20 vòng dây. Khung dây đặt trong từ trường đều, véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung; B = 0,03T a. Tịnh tiến khung dây trong từ trường thì từ thông qua khung dây biến thiên như thế nào.
- b. Quay khung dây 180 o chung quanh 1 trong các đường kính của khung. Tính độ biến thiên từ thông qua khung. Đáp số: Không biến thiên; 12.10-4 (Wb). Bài 4. Vòng dây đồng , đường kính d = 20cm tiết diện S o = 5mm2 đặt vuông góc với của một từ trường đều. Tính độ biến thiên của cảm ứng từ khi dòng điện cảm ứng trong vòng dây là I = 2A. Đáp số: 0,14 (T/s). Bài 5. Một cuộn dẹt hình tròn gồm 100 vòng dây, mỗi vòng có bán kính r = 10 cm; mõi mét chiều dài dây có điện trở = 0,5 /m. Cuộn dây được đặt trong một từ trường đều có véctơ vuông góc với các mặt phẳng chứa vòng dây và có độ lớn B = 10 -3 (T) giảm đều đến 0 trong thời gian t = 10-2 (s). Tính cường độ dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đó. Đáp số: 0,01 (A) Bài 6. Một ống dây hình trụ gồm N = 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 100 cm 2. Ống dây có R = 16 , hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong một từ trường đều; véctơ song song với trục của ống dây và có độ lớn tăng đều với tốc độ 4.10 -2 (T/s). Xác định công suất tỏa nhiệt trong ống dây. Đáp số: 10-2 (W) Bài 7. Khung dây dẫn MNPQ, cứng, phẳng, diện tích S = 25 cm 2 gồm có 10 vòng dây. Khung dây được đặt trong một từ trường đều. vuông góc với mặt phẳng của khung (hình vẽ). Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đường biểu diễn ở hình bên. a. Tính độ biến thiên của từ thông qua khung trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 0,4 s. b. Xác định suất điện động cảm ứng trong khung. c. Vẽ xác định chiều của dòng điện cảm ứng torng khung. Đáp số: 6.10-5 (Wb), 1,5.10-4 (V), M N P Q M Bài 8. Cuộn dây kim loại có , N = 1000 vòng đường kính d = 10cm, tiết diện S = 0,2mm 2 có trục song song với của một từ trường đều. Tốc độ biến thiên . Cho 3,2. a. Nối hai đầu cuộn dây với một tụ điện C = 1 F. Tính điện tích của tụ điện. b. Nối hai đầu cuộn dây với nhau. Tính cường độ dòng điện cảm ứng và công suất tỏa nhiệt trong cuộn dây. Đáp số: 1,6 ( C); 0,05 (A); 0,08 (W). Bài 9. Một ống dây dẫn hình trụ dài gồm 1000 vòng, mỗi vòng có đường kính 2R = 10 cm, dây dẫn có diện tích tiết diện S = 0,4 mm 2, điện trở suất 1,75.10-8 m. Ống dây đó được đặt trong từ trường đều, véctơ cảm ứng từ song song với trục hình trụ và có độ lớn tăng đều theo thời gian theo qui luật . a. Nối hai đầu cuộn dây với một tụ điện C = 10-4 F. Tính năng lượng của tụ điện. b. Nối hai đầu cuộn dây với nhau. Tính công suất nhiệt trong cuộn dây. Đáp số: 30,8.10-8 (J); 4,48.10-4 (W) Bài 10. Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a được đặt trong từ trường đều có đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Cầm hai cạnh đối diện hình vuông kéo về hai phía khác nhau để được hình chữ nhật có cạnh này gấp hai lần cạnh kia. Tính điện lượng di chuyển trong khung cho điện trở của khung bằng R.
- Áp dụng bằng số a = 6cm, B = 4.10-3T, R = 0,01 Đáp số: 16.10-5 (C) Khúc xạ ánh sáng Bài 1. Một tia sáng truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước có chiết suất n = 4/3 dưới góc tới i = 60o. Xác định góc lệch của tia sáng khi truyền vào môi trường nước. Đáp số: 19o30’ Bài 2. Một tia sáng đi từ không khí vào trong thủy tinh dưới góc tới i = 9 o. Tính góc khúc xạ biết rằng chiết suất của thủy tinh là 1,5. Đáp số: 6o Bài 3. Một thợ lặn ở dưới nước nhìn thấy mặt trời ở độ cao 600 so với đường chân trời. Tính độ cao thực của mặt trời so với đường chân trời, biết chiết suất nước là 4/3. Cho sin42 o = 2/3. Đáp số: 48o Bài 4. Một tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất n = , hai tia phải xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Tìm góc tới của tia sáng. Đáp số: 60o Bài 5. Một tia sáng đi từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt chiết suất n = dưới góc tới i = 60 o. Tính góc khúc xạ r và góc lệch D của tia sáng. Đáp số: 30o ; 30o Bài 6. Một tia sáng đi từ môi trường không khí tới gặp mặt phân cách của môi trường trong suốt có chiết suất n dưới góc tới i = 45 o, góc hợp bởi tia phản xạ và khúc xạ là 105o. Xác định chiết suất suất n của môi trường trong suốt đó. Đáp số: Bài 7. Một tia sáng gặp một khối thủy tinh dưới góc tới 60 o, một phần ánh sáng bị phản xạ, một phần bị khúc xạ. Tìm góc hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ. Cho biết thủy tinh có chiết suất n = 1,732. Đáp số: 90o Bài 8. Từ một điểm S trong không khí có hai tia sáng tới mặt thóang của một chất lỏng, hai tia này bị khúc xạ với hai góc khúc xạ lần lượt là 45 o và 30o. Tính chiết suất của chất lỏng biệt rằng hai tia tới vuông góc nhau. Đáp số: n = Bài 9. Một cái cọc được cắm thẳng đứng trong một bể rộng chứa đầy nước. Phần cọc nhô lên mặt nước dài 0,6 m. Bóng của cái cọc ở trên mặt nước là 0,8 m; ở dưới đáy bể bài 1,7 m. Tìm chiều sâu bể nước, biết chiết suất của nước là 4/3? Đáp số: h = 1,2 m Bài 10. Người ta cắm một cây sào dài xuống đáy ao nước. Phần nhô trên mặt nước của cây sào có độ cao 1 m. Tìm bóng của cây sào trên mặt nước và dưới đáy ao. Biết mặt trời ở độ cao 30o so với đường chân trời và ao có chiều sâu 3 m. Cho biết chiết suất của nước là 4/3. Đáp số: 4,29 m.
- Bài 11. Tính góc giới hạn khi ánh sáng đi từ nước sang môi trương không khí, biết nước có chiết suất n = 4/3. Đáp số: 48,59o. Lăng kính. Bài 1. Một lăng kính có góc chiết quang A = 60 o, chiết suất n = . Tính góc lệch D khi góc tới i = 60o. Đáp số: D = 60o Bài 2. Lăng kính có góc chiết quang A = 30o, chiết suất n = 1,6. Chiếu vào mặt bên của lăng kính một tia sáng có góc tới i = 40o. Tính góc lệch D của tia sáng qua lăng kính. Đáp số: D = 20o6’. Bài 3. Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu tia sáng SI đến vuông góc với mặt bên của lăng kính. Biết góc lệch của tia ló và tia tới là D = 15 o. Cho chiết suất của lăng kính là n = 4/3. Tính góc chiết quang A? Đáp số: A = 35o9’. Bài 4. Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC. Một tia sáng đến mặt AB trong tiết diện ABC với góc tới 30 o thì tia ló ra khỏi không khí rà sát mặt AC của lăng kính. Tính chiết suất của chất làm lăng kính. Đáp số: n = 1,527. Bài 5. Chiếu một tia sáng SI đến vuông góc với màn E tại I. Trên đường đi của tia sáng, người ta đặt đỉnh A của một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 5 0, chiết suất n = 1,5 sao cho SI vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang A, tia sáng ló đến màn E tại điểm J. Tính IJ, biết rằng màn E đặt cách đỉnh A của lăng kính một khoảng 1m. Đáp số: IJ = 4,36cm Thấu kính Bài 1. xy là trục chính của một thấu kính, O là quang tâm. S là một điểm sáng, S’ là ảnh của S qua thấu kính. a- Thấu kính đó là thấu kính gì. b- Xác định các tiêu điểm của thấu kính. Bài 2. xy là trục chính của một thấu kính, O là quang tâm. S là một điểm sáng, S’ là ảnh của S qua thấu kính. a- Thấu kính đó là thấu kính gì. b- Xác định các tiêu điểm của thấu kính. c- Cho biết SO = 30cm, OS’ = 20cm, tìm tiêu cự của thấu kính. Đáp số: f = - 60cm Bài 3. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính L và cách thấu kính 100cm thì thấu kính cho ảnh ảo A’B’ = AB . Hỏi L là thấu kính gì . Tại sao? Xác định tiêu cự của thấu kính Đáp số: f = -25cm. Bài 4. Vật sáng AB cao 2 cm, đặt trược thấu kính phân kỳ có độ tụ D = -4 dp và cách thấu kính một đoạn ℓ = 2. Cho biết tính chất ảnh của vậttạo bởi thấu kính. Đáp số: d’ = -50/3 cm; k = 1/3
- Bài 5. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30cm Xác định vị trí của vật và ảnh. Biết rằng ảnh là thật và có chiều cao gấp 3 lần vật. Đáp số: d = 40cm; d’ = 120cm Bài 6. Một ngọn nến đặt cách thấu kính hội tụ một đoạn 45cm, thấu kính có tiêu cự 15cm a- Bằng phép vẽ và phép tính xác định vị trí của ảnh và độ phóng đại ảnh. b- Nếu lấy giấy che một nữa thấu kính thì ảnh có gì thay đổi. Đáp số: ảnh thật, cách TK 22,5cm, bằng nửa vật; ảnh bị tối đi. Bài 7. Một thấu kính hội tụ có f = 30cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh lớn gấp 2 lần vật. Xác định vị trí vật, ảnh và vẽ hình. Đáp số: Bài 8. Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một TKHT có tiêu cự 30cm. a- Xác định vị trí của vật AB để ảnh thu được có b- Khi đặt vật AB cách thấu kính 20cm. Hãy xác định vị trí ảnh và độ phóng đại ảnh lúc này. Đáp số: d = 90cm;d’ = -60cm; k = 3. Bài 9. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một TKHT, cho ảnh thật lớn gấp 4 lần vật và cách vật 150cm a-Xác định vị trí của ảnh thu được. b-Xác định tiêu cự của TKHT nói trên. c- Thấu kính trên là một TK phẳng lồi. Xác định bán kính cong của mặt TK biết thấu kính có chiết suất n = 1,5 CHÚCCÁCEMÔNTẬPTỐTVÀĐẠTKẾTQUẢCAO
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 85 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn