intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 9 học kì 2 - Nguyễn Đức Thắng (THCS Phan Ngọc Hiển)

Chia sẻ: Nguyễn Đức Thắng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

802
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 9 học kì 2 do Nguyễn Đức Thắng thực hiện nhằm cung cấp cho quý thầy cô và các bạn các kiến thức của môn Lịch sử học kỳ 2, nội dung đề cương được trình bày ngắn gọn, súc tích, bám sát nội dung bài học phù hợp cho việc ôn tập và giảng dạy. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 9 học kì 2 - Nguyễn Đức Thắng (THCS Phan Ngọc Hiển)

  1. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Thuộc địa kiểu mới Nước thuộc địa đã được giải phóng khỏi ách thống trị  trực tiếp của chủ  nghĩa đế  quốc,  nhưng vẫn bị chủ nghĩa đế quốc nô dịch và bóc lột gián tiếp do bị gắn với hệ thống kinh tế  tư  bản chủ  nghĩa thế  giới. Nước thuộc địa kiểu mới về  danh nghĩa được độc lập, nhưng  trên thực tế  vẫn phụ thuộc về chính trị  và bị  bóc lột về  kinh tế. Các nước thuộc địa kiểu   mới vẫn phải đấu tranh giành độc lập thực sự về chính trị và kinh tế. Miền Nam Việt Nam  đã có thời kì bị biến thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ (1954 ­ 1975). ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Khai thác thuộc địa lần thứ hai
  2. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Ý nghĩa thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt   Nam trong thời đại mới, đó là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác Lê ­ nin với phong   trào công nhân và phong trào yêu nước việt nam Đảng ra đời đã chấm dứt sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước và đường lối  cách mạng, là cơ sở dẫn đến những thắng lợi oanh liệt và những bước nhảy vọt lớn trong  lịch sử dân tộc trong những năm sau. Đảng cộng sản ra đời đã quy tụ ba tổ chức cộng sản thành một dảng cộng sản duy nhất  ở Việt Nam theo đường lối chính trị đúng đắn, dẫn đến sự thống nhất về tư tưởng và hành  động của phong trào cách mạng cả nước, tạo nên truyền thống đoàn kết của đảng và dân   tộc ta từ đó về sau. Đảng cộng sản ra đời chứng tỏ  rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ  sức lãnh  đạo cách mạng. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc  ở nước ngoài
  3. ­ Năm 1920: Đọc sơ  thảo lần thứ  nhất luận cương của Lê ­ nin  về  vấn đề  dân tộc và   thuộc địa, tìm con đường cứu nước đúng đắn: Kết hợp độc lập dân tộc với chủ  nghĩa xã  hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. ­ 1920 ­ 1930: Chuẩn bị về  tư tưởng, tổ chức và cán bộ  cho việc thành lập Đảng Cộng  sản Việt Nam. + Năm 1921: Ra báo “Người cùng khổ” vạch trần chính sách đàn áp, bốc lột dã man của  chũ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng. + Năm 1923: Sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông Dân, được bầu vào Ban chấp hành  Quốc tế Nông dân. + Năm 1924: Dự đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Ngoài ra, Người còn viết cho nhiều báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách  nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” ­ đòn tấn công quyết liệt vào chũ nghĩa thực dân  Pháp. * Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm truyền bá chủ  nghĩa Mác Lê ­ nin vào  nước ta. ­ Năm 1925: Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây Người tập hợp một  số  thanh niên Việt Nam hăng hái cách mạng và lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên  mà nòng cốt là Cộng sản Đoàn, trực tiếp giảng bài, đào tạo họ thành cán bộ cách mạng… (đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) + Năm 1930: Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị  hợp nhất 3 tổ  chức cộng sản thành  Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) Tại hội nghị  thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày Chính cương, Sách lược và  Điều lệ vắn tắt: Xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh Quy mô của Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh + Diễn ra trên 1 vùng rộng lớn, hầu như  ở tất cả các xã, huyện ở  2 tỉnh: Nghệ  An ­ Hà   Tĩnh. + Có nhiều cuộc đấu tranh, hàng trăm cuộc biểu tình. + Lôi kéo được dông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, có khoảng hàng chục  vạn quần chúng tham gia. Tính chất của Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh + Là cuộc đấu tranh gay gắt nhất, quyết liệt nhất ­ đấu tranh vì lợi ích, một mất một còn   giữa 2 lực lượng : cách mạng và phản cách mạng. + Xô Viết ­ Nghệ Tĩnh là nơi duy nhất có sự  kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ  trang. + Xô Viết ­ Nghệ Tĩnh mang tính triệt để, thể hiện: Ở việc lật đổ chính quyền của địch và thành lập chính quyền ta. Ở việc thực hiện chính sách ban bố ruộng đất cho nhân dân.
  4. Kết quả của Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh + Là địa phương duy nhất trong phong trào cách mạng 1930 ­ 1931 đập tan được chính  quyền bọn phản cách mạng  ở  cơ  sở, xây dựng được một chính quyền Xô Viết ­ chính  quyền của công nhân và nông dân. + Đảng đã tích lũy đượcc nhiều kinh nghiệm + Liên minh Công ­ nông ra đời và khẳng định sứ mệnh của nó. + Tuy còn sơ khai nhưng chính quyền Xô Viết – Nghệ Tĩnh đã trở thành chính quyền cách  mạng của quần chúng nhân dân do giai cấp công nhan lãnh đạo  Đỉnh cao phong trào cách mạng 1930 – 1931. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, dân sinh ­ Giữa năm 1936, được tin Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cử một phái đoàn sang điều   tra tình hình Đông Dương, Đảng đã phát động một phong trào đấu tranh công khai: nhằm  thu thập dân nguyện của quần chúng để  đưa lên Chính phủ  Pháp, tiến tới Đại hội Đông   Dương. Các uỷ  ban hành động được thành lập quần chúng sôi nổi tham gia mít tinh, hội  họp diễn ra khắp cả nước.  ­ Năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương;   Đảng đã tổ chức cho quần chúng nhân dân trong đó đông đảo và hăng hái nhất là công nhân   và nông dân đã tổ chức nhiều cuộc mit tinh, biểu tình “ Đón rước” để đưa dân nguyện đòi   tự do, dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.  ­ Phong trào dân sinh, dân chủ  trong những năm 1937 ­1939, với các cuộc mit tinh, biểu  tình của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày 1/5/1938 ở  Hà Nội   và nhiều thành phố khác.  Ý nghĩa của Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ­ Cuộc vận động dân chủ  1936 – 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn , có tổ  chức   dưới sự  lãnh đạo của Đảng. Buộc pháp phải nhượng bộ  một số  yêu sách cụ  thể  về  dân   sinh, dân chủ. ­ Qua phong trào quần chúng được giác ngộ  và trỏ  thành lực lượng chính trị  hùng hậu.  Đội ngũ cán bộ Đảng viên trưởng thành , dày dạn kinh nghiệm  ­ Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng. => Cuộc vận động dân chủ  1936 – 1939 như  một cuộc tập dượt thứ  hai chuẩn bị  cho   Cách mạng tháng Tám – 1945 Bài học kinh nghiệm của Phong trào 1936 – 1939 Tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống  nhất, tổ  chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai… Đồng thời Đảng thấy được   những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc… ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
  5. Mặt trận Việt Minh Ý nghĩa ra đời Mặt trận Việt Minh ­ Tháng 5/1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập từ  quyết định của hội nghị  Trung  ương Đảng lần thứ 8 đã góp phần hoàn chỉnh những chủ trương của hội nghị Trung ương   tháng 11 năm 1939 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. ­  Mặt trận Việt Minh đã tập hợp được đông đảo quần chúng từ công nhân, nông dân đến  các địa chủ  yêu nước, tầng lớp trí thức tiểu tư  sản và cả  tư  sản dân tộc hình thành lực   lượng chính trị hùng hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện chính sách  đại đoàn kết dân tộc. Mặt trận Việt Minh còn phân hóa và cô lập kẻ  thù, chĩa mũi nhọn  đấu tranh vào Pháp – Nhật và tay sai. ­  Trên cơ sở  phát triển các đoàn thể  cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ  trang cách mạng từng bước hình thành và phát triển, cùng với lực lượng chính trị đã tạo nên  sức mạnh tổng hợp để nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. ­ Mặt trận Việt Minh còn làm tốt vai trò, chức năng của chính quyền khi ta chưa giành  được chính quyền như chuẩn bị lực lượng cho Tổng khởi nghĩa, tổ chức và lãnh đạo Tổng   khởi nghĩa khi thời cơ đến. ­ Mặt trận Việt Minh là một sáng tạo của Đảng, không những góp phần quyết định vào  thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 mà còn để  lại nhiều bài học kinh nghiệm  quý báu về công tác xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Hoàn cảnh ra đời Mặt trận Việt Minh Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương,ngày 28­1­1941,Nguyễn Ái  Quốc từ Trung Quốc về nước,trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.Người đã triệu tệp   hội nghị  Ban chấp hành Trung  ương lần thứ  8(từ  ngày 10­đến ngày 19­5­1941) tại Pác  Bó(Cao Bằng).Sau khi phân tích tình hình,xác định nhiệm vụ của cách mạng,Hội nghị chủ  trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh(gọi tắt là Việt Minh).Việc thành lập Mặt   trận Việt Minh có sự đóng góp to lớn của Nguyễn Ái Quốc. Vai trò của Việt Minh đối với Cách mạng tháng  Tám Mặt trận việt minh tập hợp mọi lực lượng yêu nước để  xây dương khối đoàn kết toàn  dân, xây dưng lục lượng chĩnh trị cho cách mạng thắng lợi. Mặt trận việt minh có công lớn   trong việc phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ  đạo phong trào kháng  nhật cứu nước, tạo tiền đề  cho tổng khởi nghĩa tháng 8; trong việc triệu tấp và tiến hành   Quốc dân Đại Hội ở tân trào ngày 16 và 17/8/1945, huy động nhân dân tham gia tổng khởi  nghĩa....trong những ngày tổng khởi nghĩa, lá cờ  đỏ  sao vàng 5 cánh của mặt trận việt  minh( lần đầu tiên xuất hiện  ở  cuộc khởi nghĩa nam kì 11/1940), tung bay trong cả  nước  trở thành Quốc Kì Của nước VN Dân chủ Cộng hòa, đươc Quốc Hội khóa I thông qua ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
  6. Cách mạng Tháng Tám Diễn biến của Cách mạng Tháng Tám Sáng 19­8, hàng vạn chục nhân dân, nội, ngoại thành xuống đường để  biểu dương lực  lượng. Tất cả tập trung trước Nhà hát lớn, đúng 11 giờ, Uỷ ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi   khởi nghĩa. Sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền.  Quần chúng cách mạng, có sự  hỗ trợ của các đội tự vệ  chiến đấu, lần lượt chiếm các cơ  quan đầu não của địch. Tối ngày 19­8­1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền  ở  Hà Nội   kết thúc hoàn toàn thắng lợi. Ngày 20­8­1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ và Uỷ  ban nhân dân cách  mạng Hà Nội chính thức thành lập. Cùng với Hà Nội, nhân dân các tỉnh Thái Bình, Phú  Yên, Khánh Hoà giành thắng lợi  ở  tỉnh lỵ. Vào 19­8. Sau đó, các cuộc khởi nghĩa nổ  ra   đồng loạt mang tính dây chuyền, thành công nhanh chóng tại hàng chục tỉnh lỵ  trong cả  nước. Nhận rõ tầm quan trọng của Huế, Trung ương Đảng cùng Đảng bộ Thừa Thiên Huế xúc  tiến mọi việc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Ngày 20­8, Uỷ  ban khởi nghĩa tỉnh   được thành lập. Uỷ ban quyết định giành chính quyền vào ngày 23­8. Hàng chục vạn nhân   dân, bao gồm cả nông dân các huyện kéo về biểu tỉnh thị uỷ chiếm các công sở. Đêm ngày   23­8. Chính phủ cách mạng lâm thời gửi điện đòi Bảo Đại thoái vị. Chiều 30­8, một cuộc   mít tinh lớn được tổ chức tại Ngọ Môn. Trước hàng vạn quần chúng, Bảo Đại đọc chiếu  thoái vị, nộp  ấn, kiếm cho phái đoàn Chính phủ lâm thời. Chế  độ  phong kiến sụp đổ. Tại  Sài Gòn từ 20­8 cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện công khai, khí thế cách mạng của nhân dân sôi   sục. Xứ uỷ Nam kỳ quyết định khởi nghĩa Sài Gòn và các tỉnh vào ngày 25­8. Ngày 26­8, thị  xã Hòn Gai, Sơn La, Châu Đốc, Biên Hoà, Cần Thơ  được giải phóng. Tiếp đến các địa   phương còn lại cũng được giải phóng trong 2 ngày 27 và 28­8. Chỉ   trong vòng 2 tuần lễ  cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn. Chế độ  thuộc địa và chế  độ quân chủ từng ngự trị trên đất nước ta bị lật nhào. Một vài nơi như thị xã Vĩnh Yên, Hà   Giang, Lào Cai, Lai Châu, Móng Cái, Hải Ninh do quân tưởng và bọn phản động chống lại  nên chính quyền cách mạng chưa được thiết lập trong Tổng khởi nghĩa tháng tám. Cuộc   đấu tranh giành chính quyền  ở  những nơi đó diễn ra gay go, phức tập, một thời gian sau   mới giành được thắng lợi. Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám Nguyên nhân khách quan: + Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong bối cảnh quốc tế rất thuận lợi: kẻ thù trực tiếp của  nhân dân ta là phát xít Nhật đã bị  Liên Xô và các dân chủ  thế  giới đánh bại. Bọn Nhật  ở  Đông Dương và tay sai tan rã. Đảng ta đã chớp thời cơ đó phát động toàn dân nổi dậy Tổng   khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. Nguyên nhân chủ quan: + Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh của dân tộc dưới sự  lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua ba cao trào cách mạng rộng lớn: Cao trào 1930 – 
  7. 1931, Cao trào 1936 – 1939 và Cao trào vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945. Quần   chúng cách mạng đã được Đảng tổ  chức, lãnh đạo và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh   đã trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. + Cách mạng Tháng Tám thành công là do Đảng ta đã chuẩn bị được lực lượng vĩ đại của  toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ  sở liên minh công nông, dưới sự  lãnh đạo của Đảng. + Đảng ta là người tổ  chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám, vì Đảng có đường lối  đúng đắn, kinh nghiệm đấu tranh, nắm đúng thời cơ và chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo, tạo  nên sức mạnh tổng hợp áp đảo kẻ thù. + Sự lãnh đạo của Đảng ta là nhân tố chủ yếu nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạng  Tháng Tám 1945. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ  của thực dân Pháp   trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của   phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam dân chủ công hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu   tiên ở Đông – Nam châu Á. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân của   nước độc lập tự do, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân  tộc Việt Nam, đưa dân tộc nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập tự do   và chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Đảng ta và nhân dân ta đã góp phần làm phong  phú thêm kho tàng lý luận của chủ  nghĩa Mác – Lênin; cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm  quý cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giành quyền dân chủ. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã hỗ trợ, thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc  lập các dân tộc trên bán đảo Đông Dương và nhiều nước khác trên thế giới. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám Bài học có ý nghĩa khoa học và thực tiễn chính trị  sâu sắc của Cách mạng Tháng Tám là   Đảng ta đã không ngừng phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong việc phát triển đường   lối và tổ  chức thực tiễn, mạnh dạn điều chỉnh chiến lược, thay đổi chủ  trương cho hợp   tình thế, kịp thời nắm bắt được sự biến đổi của thời cuộc để tổ chức lãnh đạo quần chúng  tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám còn để lại cho Đảng và nhân dân ta nhiều bài học   kinh nghiệm về chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng, làm phong phú kho tàng  lý luận cách mạng: + Đảng đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc và   chống phong kiến. Hai nhiệm vụ này kết hợp khăng khít với nhau, làm tiên đề  cho nhau,   song nhiệm vụ chống đế  quốc và được thực hiện dãi ra từng bước. Nhờ  vậy, Đảng ta đã   tổ chức lực lượng chính trị rộng lớn mà nòng cốt là khối liên minh công nông để thực hiện  yêu cầu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc, giành lấy độc lập, tự  do cho Tổ  quốc.
  8. + Đảng đã triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Xác định kẻ thù nguy hiểm  nhất, phân hóa hàng ngũ kẻ  thù, tranh thủ  mọi lực lượng, tập trung chống kẻ  thù nguy   hiểm nhất và đấu tranh vũ trang, đã khéo léo kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và  lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị  và đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị  của quần chúng có vai trò quyết định đã tạo ra  ưu thế  áp đảo quân thù, giành thắng lợi   nhanh gọn Tuyên ngôn Độc lập Chiều ngày 2­9­1945, tại cuộc mít tinh  ở  Quảng Trường Ba Đình (Hà Nội), trước đông   đảo nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận tham dự. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính  phủ  lâm thời độc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố  với toàn thể  nhân dân, với thế  giới nước   Việt Nam Dân chủ Cộng hoà độc lập, tự do ra đời. Ngày 2­9­1945 trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng  hòa và tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” Nước Việt Nam Dân chủ  Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã  ở  vào tình thế  "ngàn cân   treo sợi tóc" vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn : ­ Quân đội của các thế  lực đế  quốc và phản động quốc tế  trong phe Đồng minh, dưới   danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc : + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc : 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ  chức phản động Việt  Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng. + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam : hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay   trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. + Trên đất nước ta lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. + Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.  ­ Trong lúc đó, tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn : + Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời, chưa được củng cố. + Kinh tế  chủ  yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị  chiến tranh tàn phá nặng nề,  thiên tai liên tiếp làm cho nạn đói thêm trầm trọng. + Nền tài chính nước nhà trống rỗng. + Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức tai hại, đặc biệt là nạn mù chữ... Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", yêu cầu cấp bách  cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải có những biện pháp sáng suốt, kịp thời để chống  thù trong giặc ngoài. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hiệp định Sơ bộ và 
  9. Tạm ước Pháp – Việt Mục đích Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Pháp – Việt Chính phủ  ta kí Hiệp định sơ  bộ  với Pháp ngày 6­3­1946 nhằm mục đích: Nhanh chóng  đuổi 20 vạn quân Tưởng về  nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng  chiến chống Pháp sau này.   Kí tạm ước ngày 14­9­1946 nhằm kéo dài thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng   cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết chắc là không thể tránh khỏi.    Như  vậy, việc Chính phủ  ta kí với Pháp Hiệp định sơ  bộ  ngày 6­3­1946 và Tạm  ước   ngày 14­9­ 1946 đều có chung một mục đích là có thời gian hòa bình để  xây dựng và củng  cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Diễn biến Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Pháp –  Việt Sau khi chiếm đóng các đó thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị  tiến quân ra miền Bắc để thôn tính cả nước ta. Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của nhân dân ta, thực dân Pháp kí với Chính   phủ  Tưởng Giới Thạch Hiệp  ước Hoa ­ Pháp (28 ­ 2 ­ 1946). Theo Hiệp  ước này, quân  Tưởng được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng  hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế. Ngược lại, Pháp được đưa   quân ra miền Bắc Việt Nam thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Trước tình hình đó, ta chủ  động đàm phán với Pháp, tạm hòa hoãn với chúng để  nhanh  chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để bước   vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện   Chính phủ Pháp là Xanh­tơ­ni bản Hiệp định Sơ bộ (6 ­ 3 ­ 1946). Theo hiệp định này, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một   quốc gia tự  do, có chính phủ, nghị  viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên  hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân   Tưởng làm nhiệm vụ  giải giáp quân đội Nhật, số  quân này sẽ  rút dân trong thời hạn 5   năm ; hai bên thực hiện ngừng bắn ngay  ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở  cuộc đàm phán chính thức ở Pa­ri. Nhưng sau khi kí Hiệp định Sơ  bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở  Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Do sự đấu  tranh kiên quyết của ta, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ  được tổ  chức tại  Phông­ten­nơ­blô ­ nước Pháp. Nhưng cuộc đàm phán đã thất bại. Trong khi đó, tại Đông   Dương, quân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích. Quan hệ  Việt Pháp ngày càng căng   thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày  14 ­ 9 ­ 1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam  
  10. để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân   Pháp nhất định sẽ bùng nổ. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Kháng chiến toàn quốc Nguyên nhân bùng nổ Kháng chiến toàn quốc Sau hiệp định sơ bộ (6.3.1946) và tạm ước Pháp – Việt (14.9.1946), Pháp đã bội ước, đẩy  mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Pháp tiến công ta ở Nam trung bộ và nam bộ. (Theo hiệp định sơ bộ ta và Pháp phải đình   chiến ở Nam Bộ). 11/1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Ở  Hà Nội Pháp nổ  súng nhiều nơi, đốt nhà thông tin, chiếm bộ  tài chính, tàn sát đẫm  máu. 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư  đòi chính phủ  ta phải giải tán lực lượng tự  vệ  chiến   đấu, để Pháp nắm chính quyền.   Như vậy thực dân Pháp đã đẩy nước ta rơi vào tình huống chỉ  có thể  lựa chọn một   trong hai con đường: đầu hàng hoặc đứng lên chống lại Pháp. Vi vậy Đảng ta đã phát động   toàn quốc chống Pháp vào 19.12.1946 Đường lối kháng chiến của ta ­ Toàn dân: cuộc kháng chiến xảy ra trên toàn quốc, mọi tầng lớp nhân dân thuộc mọi tôn   giáo đều tham gia ­ Toàn diện: cuộc kháng chiến diễn ra trên nhiều mặt : kinh tế, văn hóa giáo dục , quân sự  chính trị ,... ­ Trường kì: kháng chiến lâu dài vì quân ta còn yếu, trong khi quan Pháp đang mạnh nên  không thể thực hiện đường lối đánh nhanh thắng nhanh ­ Tự lực cánh sinh: đường lối cách mạng dựa vào sức nhân dân là chính để tiến hành đấu   tranh ­ Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: dù dựa vào sức mạnh của nhân dân ta là chính nhưng   ta còn yếu, vũ khí thô sơ, không đủ nhu yếu phẩm phục vụ chiến trường ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Chiến dịch Việt Bắc Âm mưu của thực dân Pháp Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não  kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Chúng muốn mau chóng kết thúc chiến tranh. Pháp mở Chiến dịch Việt Bắc Ngày 7/10/1947, Pháp chia thành 3 cánh tấn công Việt Bắc: ­ Binh đoàn dù: chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn. ­ Phía Đông, binh đoàn bộ: từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, xuống Bắc Cạn.
  11. ­ Phía Tây, binh đoàn hỗn hợp: ngược sông Hồng, sông Lô, sông Gâm lên Tuyên Quang,  Chiêm Hóa, Đài Thị. Ta phản công Chiến dịch Việt Bắc Trên các hướng, khấp các mặt trận, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều  sinh lực địch, bẻ gãy từng gọng kìm của chúng. Kết quả của Chiến dịch Việt Bắc Sâu 75 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc.  Địch chết hơn 3000 tên, bị  bắt hàng trăm tên, 16 máy bay và ca nô bị  bắn chím. Việt Bắc   trở thành “Mồ chôn giặc Pháp”. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chiến dịch Biên giới Mục đích của ta khi mở Chiến dịch Biên giới ­ Khai thông Biên giới Việt – Trung. ­ Tiêu diệt sinh lực địch. ­ Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Công tác chuẩn bị của ta cho Chiến dịch Biên giới “Tất cả cho chiến dịch toàn thắng” Diến biến của Chiến dịch Biên giới Kết quả của Chiến dịch Biên giới
  12. ­ Diệt và bắt sống 8300 tên. ­ Thu và phá hủy 3000 tấn vũ khí. ­ Giải phóng 750 km biên giới với 35 vạn dân. Ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới Chuyển biến tình thế cách mạng: chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), cách mạng  nước ta chuyển sang thế chủ động tấn công và thắng lợi. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Chiến dịch Điện Biên Phủ Âm mưu của thực dân Pháp Thực dân Pháp được sự giúp đỡ của Mĩ (về  vũ khí, tiền của, chuyên gia quân sự) đã xây  dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kiên cố vào bậc nhất ở Chiến trường Đông Dương ­ 49 cứ điểm ­ 16200 binh lính, 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh. ­ 1 phi đội gồm 12 máy bay. ­ 1 đại đội xe tăng. ­ … Âm mưu “Kết thúc chiến tranh trong danh dự”.  Sự chuẩn bị của ta Hơn nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ, hàng vạn tấn vũ khí  được vận chuyển vào trận địa. Gần 3 vạn người từ  hậu phương tham gia vận chuyển   lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men, … lên Điện Biên Phủ. Diễn biến của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ­ Đợt 1: Mở ngày 13/3/1954, ta tấn công vào phía Bắc của Điện Biên Phủ  ở  Him Lam,  Độc Lập, Bản Kéo. Sau 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ta lần lượt tiêu diệt các vị  trí   phòng ngự của địch ở phía Bắc.  ­ Đợt 2: Mở  ngày 30/3/1954, ta đồng loạt công kích địch vào Mường Thanh. Đến ngày   26/4/1954, phần lớn các cứ  điểm phía Đông đã thuộc quyền kiểm soát của ta, riêng ở  đồi  C1 và A1, địch vẫn còn kháng cự quyết liệt. ­ Đợt 3: Bắt đầu ngày 1/5/1954, ta tấn công các cứ điểm còn lại. Ngày 6/5/1954, đồi A1   bị công phá. 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ. Tường Đờ Ca­xtơ­ri và   bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm bị bắt sống. Kết quả của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, bộ đội ta đẫ đánh sập “Pháo đài khổng   lồ” của thực dân Pháp  ở  Điện Biên Phủ, ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử  chống ngoại   xâm của dân tộc ta.
  13. Nguyên nhân của chiến thắng lịch sử Điện Biên  Phủ ­ Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng. ­ Quân và dân ta đoàn kết, chiến đấu kiên cường, dũng cảm. ­ Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch và được sự ủng hộ của quốc tế. Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ­ Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân  Pháp xâm lược. ­ Khẳng định ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. ­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­ Chúc các bạn thi tốt!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2