Đề cương ôn tập HK 1 môn Lịch sử lớp 12
lượt xem 6
download
Với nội dung: Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam,...đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 12 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 1 môn Lịch sử lớp 12
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 12 HỌC KÌ I Phần 1: Lịch sử thế giới Bài 6 : NƯỚC MĨ I. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ . Biểu hiện: + SLCN: chiếm hơn ½ SLCN thế giới. + SLNN: gấp đôi SL của A, P, CHLB Đức, I, NB cộng lại (1949). + Nắm trên 50 % tàu bè trên mặt biển; ¾ dự trữ vàng của thế giới. + Nền Kinh tế Mỹ chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới. > Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới . * Nguyên nhân phát triển : + Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ KHKT cao, năng động, sáng tạo. + Mĩ lợi dụng chiến tranh để làmm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí. + Áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại vào sản xuất. + Tập trung sản xuất và tư bản cao, các công ty độc quyền có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả. + Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước. Bài 8 : NHẬT BẢN II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 1. Về kinh tế khoa học kĩ thuật * Về kinh tế Từ 19521960: kinh tế Nhật bản có bước phát triển nhanh Từ 1960 1973: kinh tế Nhật phát triển thần kì: + Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960 1969 là 10,8%. Từ 1970 – 173 có giảm đi nhưng vẫn đạt 7,8% cao hơn rất nhiều những nước TBCN khác. + 1968, Nhật vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới sau Mĩ với GNP là 183 tỉ USD. + Từ đầu những năm 70, Nhật trở thành trung một trong 3 trung tâm tài chính lớn của thế giới. * Về khoa học kĩ thuật + Nhật bản rất coi trọng giáo dục và KHKT, đầu tư thích đáng cho những nghiên cứu khoa học trong nước và mua phát những phát minh sáng chế từ bên ngoài. + Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng. * Nguyên nhân phát triển:
- + Ở Nhật con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. + Vai trò lãnh đạo quản lí của nhà nước. + chế độlàm việc suốt đời và hưởng lương theo thâm niên. + Ứng dụng thànhcông KHKT vào sản xuất. + Chi phí quốc phòng thấp. + Lợi dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. Bài 9: QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH IV Thế giới sau chiến tranh lạnh Từ 1989 1991 chế độ XHCN đã khủng hoảng và sụp dổ ở LX và ĐÂ, các liên minh kinh tế,quân sự của các nước XHCN giải thể. + Liên Xô tan vỡ hệ thống thế giới của CNXH không còn tồn tại. Trật tự 2 cực của 2 siêu cường không còn, Mĩ là cực duy nhất còn lại. + Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất, phạm vi ảnh hưởng của Mĩ thu hẹp dần. * Xu thế phát triển của thế giới ngày nay: + Trật tự thế giới được hình thành theo hướng “đa cực”. + Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. + Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” bá chủ thế giới nhưng khó thực hiện. + Hoà bình thế giới được củng cố, tuy nhiên nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nới. Sang thế kỉ XXI, xu thế hoà bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế. Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự kiện 11/9/2001 đã tác động mạnh đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế. Bài 10 CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX I. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ 1. Nguồn gốc và đặc điểm Cuộc CMKH –KT ngày nay bắt nguồn từ những năm 40 của TK XX. * Nguồn gốc: xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. * Đặc điểm: Đặc điểm lớn nhất là khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. KH và KT có sự liên kết chặt chẽ, mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ nghiên cưú khoa học. Chia làm 2 giai đoạn: + Từ thập kỉ 40 đến nửa đầu những năm 70: diễn ra trên cả lĩnh vực KH và KT. + Từ 1973 đến nay: diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ. II.Xu hướng toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó. Từ đầu những năm 80, đặc biệt là từ sau chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện.
- Khái niệm: Toàn cầu hoá làquá trình tăng lên mạnh mẽnhững mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau ,phụ thuộc lâẫnnhau gủa tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Biểu hiện: + Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. + Sự sáp nhập hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng lồ. + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Tích cực: + Mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao. + Đặt ra các yêu cầu phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Hạn chế: + Khoét sâu thêm sự bất công xã hội và hố ngăn cách giàu nghèo càng lớn. + Làm mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn. + Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền quốc gia. > Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược; vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Phần 2: Lịch sử Việt Nam Chương I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930 Bài 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925. 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Từ 1911, NTT ra đi tìm đường cứu nước Cuối 1917, NTT trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919). 18/6/1919, gởi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxai. 7/1920, đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. 25/12/1920, tại đại hội Tua, NAQ bỏ phiếu tán thành gia nhập QTCS và tham gia thành lập ĐCS Pháp. Từ 1921 thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa; ra báo Người cùng khổ; viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân; và đặc biệt là viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. 6/1923, sang Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân và Đại hội QTCS lần V (1924). 11/11/1924, về Quảng Châu – Trung Quốc. * Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc: Tìm thấy con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của ĐCS VN Bài 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930. II. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1.Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929
- * Bối cảnh: Năm 1929 phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh. Cuối 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội VNCMTN ở Bắc kì lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội. * Qúa trình ra đời và hoạt động của ba tổ chức CS: ĐDCSĐ: + 5/1929 tại ĐH I của Hội VNCMTN tại Hương Cảng (TQ). Đoàn đại biểu Bắc Kì đã đề nghị thành lập Đảng. song không được chấp nhận nên bỏ về nước. + 17/6/1929 thành lập ĐDCSĐ. ANCSĐ: + 8/1929 các cán bộ lãnh đạo trong Tổng bộ và Kỳ bộ VNCMTN ở Nam Kỳ cũng quyết định thành lập ANCSĐ. ĐDCSLĐ: + 9/1928 những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt tuyên bố thành lập ĐDCSLĐ. *Ý nghĩa: + Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động GPDT ở VN . + Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của một chính đảng VS ở VN. 2.Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam a.Hoàn cảnh lịch sử: Năm 1929, có 3 tổ chức cộng sản xuất hiện hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn Trước tình hình đó, ngày 6/1/1930>8/2/1930, NAQ triệu tập và chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương CảngTQ). b.Nội dungHN: Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do NAQ soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN. *Nội dung của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng: Đường lối chiến lược CM: “TS DQCM và thổ địa CM để đi tới xã hội CS”. Nhiệm vụ CM: Đánh đổ đé quố Pháp, bọn PK và TS phản CM làm cho nước VN độc lập tự do Lực lượng CM: công, nông, TTS, trí thứccòn phú nông, trung tiểu địa chủ và TS thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời liên lạc với các dân tộc bị áp bức và VS thế giới. Lãnh đạo CM: ĐCSVN – đội tiên phong của GCVS. => Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCS Việt Nam là cương lĩnh CMGPDT sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập đảng. c.Ý nghĩa của sự thành lập Đảng Là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam, là sự lựa chọn của lịch sử. Là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp CN MácLênin với PTCN và PT yêu nước. Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN
- + Từ đây CMVN có đường lối đúng đắn khoa học, sáng tạo. + Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước bước phát triển nhảy vọt của CMVN. + CMVN trở thành bộ phận khắng khít của CMTG. Chương II : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 1945 Bài 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1930 1935. II. Phong trào CM 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh. 1. Phong trào CM 1930 – 1931 a. Nguyên nhân. Tác động của khủng hoảng KT 1929 – 1933. Chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng CSVN b. Diễn biến. 2 – 4/1930 nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân. 5/1930 trên phạm vi cả nước, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày QT lao động (1.5). 6,7,8 /1930 liên tiếp nổ ra các cuộc đầu tranh. 9/1930, phong trào lên cao, nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ, chính quyền địch ở các thôn xã tan vỡ, thay vào đó các “Xô viết” thành lập. 2. Xô viết Nghệ Tĩnh. * Sự thành lập: 9/1930, phong trào ở Nghệ Tĩnh phát triển đến đỉnh cao > chính quyền địch ở các thôn xã tan vỡ. Trước tình hình đó, Đảng lãnh đạo quần chúng thành lập các “xô viết”. * Chính sách: Chính trị: thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập đội tự vệ đỏ và TAND. Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế,xóa nợ cho người nghèo, … Văn hoá – xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, các tệ nạn xã hội bị xóa bỏ,… => Những chính sách của chính quyền XV đem lại lợi ích cho nhân dân lao động . Điều đó tỏ rõ bản chất ưu việt của một chính quyền mới – chính quyền của dân, do dân, vì dân. Kết quả: Giữa 1931 PTCM trong cả nước tạm lắng do chính sách khủng bố dã man của Pháp. 3. Hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời Đảng CSVN (10. 1930). 10. 1930 Hội nghị BCHTW lâm thời tại Hương Cảng Trung Quốc. Nội dungHN: + Đổi tên Đảng là Đảng CS Đông Dương. + Cử BCHTW chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư. + Thông qua Luận cương chính trị Trần Phú khởi thảo.
- Nội dung của Luận cương chính trị: + Tính chất CM ĐD: là cuộc CMTS DQ sau khi hoàn thành tiến thẳng lên con đường XHCN. + Nhiệm vụ chiến lược: Đánh PK và ĐQ. + Động lực: CN và ND. + Lãnh đạo CM: ĐCS ĐD. + Vị trí CM: là bộ phận của CMTG. * Hạn chế: thể hiện trong việc xác định nhiệm vụ CM và lực lượng CM. 4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào CM 1930 – 1931. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của GCCN đối với CMĐD. Khối liên minh công – nông được hình thành. Để lại nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh. > là cuộc tập dược đầu tiên cho Tổng KN tháng Tám sau này. Bài 16 PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (19391945) NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 19391945 1. Tình hình chính trị 9/1939, CTTG II bùng nổ. Pháp đầu hàng Đức tác động lớn đến tình hình ĐD. Ở ĐD, đô đốc Đờcu lên làm toàn quyền đã thực hiện nhiều chính sách nhằm vơ vét sức người sức của phục vụ chiến tranh. Cuối 9/1940, Quân Nhật tiến vào miền Bắc VN. Pháp ở ĐD nhanh chóng đầu hàng. 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp.Các đảng phái chính trị tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế CM, săn sàng vùng lên khởi nghĩa. 2. Tình hình kinh tế xã hội Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy : tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, kiểm soát việc sản xuất và phân phối, ấn định giá cả… Phát xít Nhật: + Buộc Pháp nộp khoản tiền lớn và xuất sang Nhật than, sắt , cao su… + Bắt nông dân phá lúa trồng đay , thầu dầu phục vụ vhiến tranh. + Một số công ty Nhật đầu tư vào khai thác phục vụ nhu cầu quân sự. Hậu quả: chính sách vơ vét , bóc lột của PN cuối năm 1944 đầu 1945 có gần 2 triệu đồng bào chết đói tất cả các tầng lớp giai cấp (trừ tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản) đều bị ảnh hưởng đời sống. II. PHONG TRÀO GẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9/1939 ĐẾN THÁNG 3/1945 1. Hội nghị Ban chấp hành TWĐCSĐD tháng 11/1939. a. Hoàn cảnh: Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập. b. Nội dung hội nghị: Xác định nhiệm vụ , mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc, làm cho ĐD hoàn tòan độc lập.
- Tạm gác khẩu hiệu CMRĐ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ, chống tô cao, lãi nặng. Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết thay bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa. Về mục tiêu phương pháp đấu tranh: + Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ đế quốc và tay sai. + Từ hoạt động hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật . + Chủ trương thành lập MTDTTNPDĐD thay cho MTDCDD. b. Ý nghĩa: đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược , thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. 2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kỳ mới : (không học) 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) Hoàn cảnh: + 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng + 10 đến 19/5/1941: Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pắc Bó (Hà QuảngCao Bằng): Nội dung của Hội nghị : + Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. + Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu “giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công …” + Chủ thành lập mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh). + Xác định hình thức của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. + Coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Ý nghĩa : + Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939. + Có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945. 4. Chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền: a. Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang: Xây dựng lực lượng chính trị: + Vận động quần chúng tham gia Việt Minh. + 1943 Đảng đề ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam + 1944 Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hoá Cứu quốc Việt Nam được thành lập. Xây dựng lực lượng vũ trang: + Các đội du kích ở căn cứ địa Bắc SơnVũ Nhai được thành lập + 14/2/1941:các đội du kích ở Bắc SơnVũ Nhai thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân + 7/1941 đến tháng 2/1942: Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng +15/91941: Trung đội Cứu quốc quân II ra đời Xây dựng căn cứ địa: + Xây dựng căn cứ địa Bắc SơnVũ Nhai + 1941:Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm căn cứ địa b. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:
- Từ ngày 25 đến ngày 28/2/1943 Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) Căn cứ Bắc SơnVũ Nhai: Cứu quốc quân hoạt động mạnh, tuyên truyền vũ trang, gây dựng cơ sở chính trị 25/2/1944:Trung đội Cứu quốc quân III ra đời 1943:Ban Việt Minh liên tỉnh Cao Bắc Lạng lập ra 19 ban “Xung phong Nam tiến” 7/5/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”(10/8/1944) 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền: 1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) a. Hoàn cảnh lịch sử: Thế giới: Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, phát xít Đức, Nhật đứng trước nguy cơ thất bại. Đông Dương: Mâu thuẫn PhápNhật trở nên gay gắt 20 giờ ngày 9/3/1945: Nhật đảo chính Pháp. Pháp đầu hàng. Nhật thiết lập chính phủ Trần Trọng Kim và đưa Bảo Đại lên làm Quốc trưởng b. Chủ trương của Đảng 12/3/1945: Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Nội dung chỉ thị : + Kẻ thù chính trước mắt là: phát xít Nhật + Khẩu hiệu: “Đánh đuổi Pháp Nhật”được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” + Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công,bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang, sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa + Quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa” Khởi nghĩa từng phần dâng lên ở nhiều nơi 2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa: 15 đến ngày 20/4/1945: Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì. Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kì được thành lập. 16/4/1945: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam 15/5/1945: Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân 4/6/1945: Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập. Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập. Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng cả nước. 3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: a. Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố: Đầu tháng 8/1945: quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ quân Nhật ở châu Á, Thái Bình Dương 8/8/1945: Liên Xô tuyên chiến với Nhật 15/8/1945: Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Nhật và chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
- 13/8/1945: Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước 14 đến ngày 15/8/1945: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào. 16 đến ngày 17/8/1945: Đại hội Quốc dân triệu tập ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. b. Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa: Từ 14/8/1945, một số địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể và vận dụng “Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã khởi nghĩa giành chính quyền. Chiều 16/8/1945:một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. 18/8/1945: nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền sớm nhất cả nước. Ở Hà Nội, chiều 17/8 quần chúng tổ chức mít tinh tại Nhà hát lớn; thực hiện quyết định của Uỷ ban khởi nghĩa, tối 19/8 cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi Ở Huế, 23/8 khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 25/8 giành chính quyền ở SG 28/8/1945: cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi trong cả nước. Chiều 30/8, Vua Bảo Đại thoái vị,chế độ phong kiến sụp đổ. IV. Nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945: 1. Nguyên nhân thắng lợi: * Nguyên nhân chủ quan: Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam Đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh, chớp đúng thời cơ. + Trong những ngày khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao. Các cấp bộ đảng chỉ đạo linh hoạt sáng tạo. * Nguyên nhân khách quan: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng dân chủ chống phát xít đã tạo thời cơ để nhân dân đứng lên Tổng khởi nghĩa 2. Ý nghĩa lịch sử: Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc: độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền, giải phóng dân tộc gắn liền với gải phóng dân tộc Góp phần làm suy yếu của chủ nghĩa đế quốc, góp phần các dân tộc thuộc đia đấu tranh tự giải phóng” 3. Bài học kinh nghiệm:
- Phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào thực tiễn Việt Nam Phải tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trên cơ sở khối liên minh công nông Phải biết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 7 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
15 p | 139 | 15
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 8 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 153 | 9
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018
3 p | 93 | 8
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018
3 p | 106 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 10 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 66 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 6 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
9 p | 100 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 9 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
11 p | 134 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018
3 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 10 năm 2017-2018
6 p | 90 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
5 p | 110 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
6 p | 75 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Toán lớp 11 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
11 p | 82 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
24 p | 80 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018
3 p | 98 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 11 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
13 p | 96 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 12 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
19 p | 63 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Tin học 8 năm 2017-2018
4 p | 75 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
8 p | 73 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn