Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2
lượt xem 1
download
Cùng ôn tập với "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2", các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM HỌC 2022-2023 Nội dung bài học để kiểm tra gồm: bài 1, bài 2, bài 4, bài 5, bài 7, bài 8. Câu 1: Trên bản vẽ kỹ thuật, nét liền đậm thường được vẽ ở đâu? A. Cạnh thấy của vật thể B. Đường gạch gạch trên mặt cắt C. Cạnh khuất của vật thể D. Đường tâm, đường trục đối xứng Câu 2: Trên bản vẽ kỹ thuật, nét liền mảnh thường được vẽ ở đâu? A. Cạnh thấy của vật thể B. Đường gạch gạch trên mặt cắt C. Cạnh khuất của vật thể D. Đường tâm, đường trục đối xứng Câu 3: Trên bản vẽ kỹ thuật, nét gạch chấm mảnh thườn được vẽ ở đâu? A. Cạnh thấy của vật thể B. Đường gạch gạch trên mặt cắt C. Cạnh khuất của vật thể D. Đường tâm, đường trục đối xứng Câu 4: Trên bản vẽ kỹ thuật, nét đứt mảnh thường được vẽ ở đâu? A. Cạnh thấy của vật thể B. Đường gạch gạch trên mặt cắt C. Cạnh khuất của vật thể D. Đường tâm, đường trục đối xứng Câu 5: Trên bản vẽ kỹ thuật nét lượn sóng thường được vẽ ở đâu? A. Đường giới hạn một phần hình cắt B. Đường gạch gạch trên mặt cắt C. Cạnh khuất của vật thể D. Đường tâm, đường trục đối xứng Câu 6: Đường kích thước thường được vẽ bằng nét vẽ gì? A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh C. Nét lượn sóng D. Nét đứt mảnh Câu 7: Đường gióng kích thước thường dùng nét vẽ nào? A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh C. Nét lượn sóng D. Nét đứt mảnh Câu 8: Đường gióng kích thước vượt quá đường ghi kích thước bao nhiêu? A. 1-3 mm B. 2-4 mm C. 1-2 mm D. 2-3 mm Câu 9: Trên bản vẽ kỹ thuật, kích thước độ dài có đơn vị là gì thì không ghi trên bản vẽ? A. m B. dm C. cm D. mm
- Câu 10: Hình chiếu vuông góc thường được vẽ theo phép chiếu nào? A. Phép chiếu xuyên tâm B. Phép chiếu song song C. Phép chiếu vuông góc D. Phép chiếu trục đo Câu 11: Hình chiếu trục đo thường được vẽ theo phép chiếu nào? A. Phép chiếu xuyên tâm B. Phép chiếu song song C. Phép chiếu vuông góc D. Phép chiếu trục đo Câu 12: Hình chiếu phối cảnh thường được vẽ theo phép chiếu nào? A. Phép chiếu xuyên tâm B. Phép chiếu song song C. Phép chiếu vuông góc D. Phép chiếu trục đo Câu 13: Mặt phẳng hình chiếu đứng thường được đặt như thế nào so với vị trí đặt vật thể? A. Sau vật thể B. Dưới vật thể C. Bên trái vật thể D. Bên phải vật thể Câu 14: Mặt phẳng hình chiếu bằng thường được đặt như thế nào so với vị trí đặt vật thể? A. Sau vật thể B. Dưới vật thể C. Bên trái vật thể D. Bên phải vật thể Câu 15: Mặt phẳng hình chiếu cạnh thường được đặt như thế nào so với vị trí đặt vật thể? A. Sau vật thể B. Dưới vật thể C. Bên trái vật thể D. Bên phải vật thể Câu 16: Trên bản vẽ hình chiếu vuông góc theo PPCG1, vị trí đặt hình chiếu bằng là: A. Dưới hình chiếu cạnh B. Bên phải hình chiếu đứng C. Dưới hình chiếu đứng D. Bên trái hình chiếu cạnh Câu 17: Trên bản vẽ hình chiếu vuông góc theo PPCG1, vị trí đặt hình chiếu cạnh là: A. Trên hình chiếu bằng B. Bên phải hình chiếu đứng C. Dưới hình chiếu đứng D. Bên trái hình chiếu bằng
- Câu 18: Cho vật thể có các hướng quan sát như hình vẽ, thu được các hình chiếu 1, 2, 3. Hãy chỉ rõ cách bố trí các hình chiếu theo PPCG1 B C 2 3 1 2 1 1 3 3 1 2 3 3 2 2 1 A. B. C. D. Câu 19: Trên bản vẽ kỹ thuật, thông tin của người vẽ được ghi ở: A. Khung vẽ B. Khung tên C. Lề bản vẽ D. Ghi bất kỳ Câu 20: Đâu là cách ghi kích thước đúng 24 24 A B C D . . Câu 21: Các phát biểu nào sau đây là đúng A. Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt là hình cắt. B. Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt là hình cắt.
- C. Hướng chiếu từ trước ta thu được hình chiếu bằng, nằm trên mặt phẳng hình chiếu bằng. D. Hình chiếu cạnh nằm bên trái hình chiếu đứng trong phương pháp chiếu góc thứ nhất. Câu 22: Điền từ còn thiếu theo đúng thứ tự vào dấu 3 chấm trong câu sau: “ Hình biểu diễn .... của vật thể nằm .... mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.” A. Đường bao – sau B. Đường bao – trên C. Đường gạch gạch – trước D. Đường bao – trước Câu 23: Chọn phát biểu sai trong các câu sau: A. Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. B. Hình cắt và mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể. C. Hình cắt một nửa để biểu diễn vật thể bất kỳ có phần bị che khuất. D. Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng. Câu 24: Cho hình vẽ sau, hãy gọi tên đúng của hình A-A A. Mặt cắt A-A B. Hình cắt A-A C. Hình chiếu đứng A-A D. Hình chiếu cạnh A-A Câu 25: Cho hình vẽ sau, hãy gọi tên đúng của hình A-A A-A
- A. Mặt cắt A-A B. Hình cắt A-A C. Hình chiếu đứng A-A D. Hình chiếu cạnh A-A Câu 26: Chọn mặt cắt A-A đúng cho hình sau: A B C D Câu 27: Cho vật thể và hình biểu diễn tương ứng sau, hãy gọi tên đúng của hình biểu diễn đó: A. Hình cắt toàn bộ B. Hình cắt cục bộ C. Mặt cắt chập D. Mặt cắt rời Câu 28: Thông số cơ bản về góc trục đo của hình chiếu trục đo vuông góc đều là: A. X’O’Z’ = X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1200 B. X’O’Z’ = X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350 C. X’O’Z’ = 900; X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1200 D. X’O’Z’ = 900; X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350
- Câu 29: Đâu là thông số cơ bản về góc trục đo của hình chiếu trục đo xiên góc cân: A. X’O’Z’ = X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1200 B. X’O’Z’ = X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350 C. X’O’Z’ = 900; X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1200 D. X’O’Z’ = 900; X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350 Câu 30: Đâu là thông số cơ bản về hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo xiên góc cân: A. p = q = r = 1 B. p = r = 1; q =0,5 C. p = q = r = 0,5 D. q = r = 1; p = 0,5 Câu 31: Đâu là thông số cơ bản về hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo vuông góc đều : A. p = q = r = 1 B. p = r = 1; q =0,5 C. p = q = r = 0,5 D. q = r = 1; p = 0,5 Câu 32: Chọn phát biểu nào sau đây là đúng A. Hình chiếu phối cảnh tạo ấn tượng về khoảng cách xa gần như quan sát ngoài thực tế. B. Mặt tranh là mặt phẳng đặt vật thể. C. Mặt phẳng vật thể là mặt phẳng thẳng đứng, trên đó đặt hình chiếu phối cảnh. D. Mặt phẳng tầm mắt là mặt phẳng nằm ngang, trên đó đặt hình chiếu phối cảnh. Câu 33: Đâu là tên đúng của một loại hình chiếu phối cảnh A. Hình chiếu phối cảnh vuông góc B. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ C. Hình chiếu phối cảnh hai điểm nhìn D. Hình chiếu phối cảnh 1 tâm chiếu Câu 34: Tìm ra một bước vẽ phác hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ A. Vẽ hệ trục đo O’X’Y’Z’. B. Chọn một điểm F’ trên tt làm điểm tụ. C. Vẽ hình hộp chữ nhật ngoại tiếp vật thể. D. Vẽ phần bị che khuất bằng nét đứt. Câu 35: Hãy chọn đáp án đúng nhất A. Thiết kế là quá trình xác định hình dạng, kích thước của vật thể trong bản vẽ cơ khí.
- B. Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn. C. Thiết kế là làm mô hình thử nghiệm để kỹ sư thẩm định đánh giá phương án thiết kế. D. Thiết kế là vẽ các bản vẽ tổng thể, bản vẽ chi tiết của sản phẩm để sản xuất cho người dân sử dụng. Câu 36: Giai đoạn thứ hai trong các giai đoạn thiết kế là: A. Xác định đề tài thiết kế B. Làm mô hình thử nghiệm C. Thu thập thông tin D. Thẩm định đánh giá phương án Câu 37: Giai đoạn thứ nhất trong các giai đoạn thiết kế là: A. Xác định đề tài thiết kế B. Làm mô hình thử nghiệm C. Thu thập thông tin D. Thẩm định đánh giá phương án Câu 38: Giai đoạn thứ ba trong các giai đoạn thiết kế là: A. Xác định đề tài thiết kế B. Làm mô hình thử nghiệm C. Thu thập thông tin D. Thẩm định đánh giá phương án Câu 39: Giai đoạn thứ tư trong các giai đoạn thiết kế là: A. Xác định đề tài thiết kế B. Làm mô hình thử nghiệm C. Thu thập thông tin D. Thẩm định đánh giá phương án Câu 40: Giai đoạn Lập hồ sơ kỹ thuật là giai đoạn thứ mấy trong các giai đoạn thiết kế: A. Giai đoạn 2 B. Giai đoạn 3 C. Giai đoạn 4 D. Giai đoạn 5 NỘI DUNG TỰ LUẬN LÀ: VẼ PHÁC HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH MỘT ĐIỂM TỤ CỦA MỘT VẬT THỂ ĐƠN GIẢN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11
4 p | 18 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
8 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
7 p | 11 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kỳ 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2021-2022
11 p | 17 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
10 p | 12 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm học 2019-2020
14 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
11 p | 13 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 13 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 7 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 8 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 12 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11 năm học 2019-2020
20 p | 69 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn