intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3         ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ NHÓM SINH HỌC­CÔNG NGHỆ Môn: SINH HỌC Năm học 2021 – 2022 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA:  Trắc nghiệm khách quan  75% + Tự luận 25 % (25 câu trắc nghiệm + Tự luận). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học ­ Các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người. ­ Cơ chế phiên mã của virut HIV trong tế bào chủ. Bài 23. Ôn tập di truyền học. ­ Cơ chế di truyền cấp phân tử: + Cơ  chế  nhân đôi của AND: nguyên tắc nhân đôi là gì? Các loại enzim dùng cho nhân đôi   AND. Kết quả của quá trình nhân đôi. Đặc điểm hai mạch mới được tổng hợp. + Cơ chế  phiên mã (tổng hợp ARN): Tổng hợp ARN dựa trên mạch nào của gen? Enzim chủ  đạo? Kết quả của phiên mã đối với sinh vật nhân thực, nhân sơ. ­ Cơ chế di truyền cấp tế bào: + Đặc điểm vật chất di truyền ở sinh vật nhân thực, nhân sơ (Nhân thực: VCDT là NST; nhân   sơ: VCDT là AND kép, vòng, trần). + Cấu trúc siêu hiển vi của NST. ­ Các quy luật di truyền: + Bản chất quy luật phân ly, phân ly độc lập (cơ sở tế bào học). + Khái niệm tương tác gen (nhiều gen­1 tính trạng), tác động đa hiệu của gen (1 gen­nhiều tính   trạng); Tỉ lệ kiểu hình cơ bản trong tương tác bổ trợ: 9:7. + Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen, hoán vị gen. Hiện tượng HVG xuất hiện ở kỳ nào trong   giảm phân? + Đặc điểm di truyền gen lặn trên NST X, Y; đặc điểm di truyền gen ngoài nhân. ­ Biến dị + Biến dị không di truyền (thường biến hoặc mềm dẻo kiểu hình). + Biến dị di truyền: (1). Khái niệm biến dị tổ hợp. (2). Biến dị đột biến: ĐB gen, ĐB nhiễm sắc thể. + Ý nghĩa của đột biến đa bội. ­ Di truyền học quần thể + Tần số alen, tần số kiểu gen. + Đặc điểm di truyền của quần thể tự phối, quần thể ngẫu phối. ­ Sinh thái học + Các loại môi trường sống. + Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái. 1
  2. + Khái niệm quần thể sinh vật; các mối quan hệ sinh thái trong quần thể. + Khái niệm quần xã sinh vật; đặc trưng cơ bản của quần xã; các mối quan hệ trong quần xã. + Khái niệm hệ sinh thái; vai trò các nhóm sinh vật trong HST. 2. Một số dạng bài tập lí thuyết và toán cần lưu ý. 2.1. Bài tập lý thuyết. ­ Bài tập về cơ chế tự sao, sao mã, dịch mã. ­ Bài tập về các quy luật di truyền. + Viết giao tử; xác định tỷ lệ giao tử. + Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong phân ly độc lập. ­ Bài tập về di truyền học quần thể. 2.2. Bài tập tính toán. ­ Bài tập về di truyền học quần thể. ­ Bài tập về các quy luật di truyền 3. Một số bài tập minh họa  1.Gen là một đoạn AND  A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. B. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN. C. Mang thông tin di truyền. D. Chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin 2. Enzim AND­polimeraza có nhiệm vụ A. tổng hợp mạch mới trong nhân đôi AND theo nguyên tắc bổ sung A­T, G­X. B. tổng hợp mạch mới trong nhân đôi AND theo nguyên tắc bổ sung A­U, G­X. C. tháo xoắn  AND. D. nối các đoạn okazaki ở mạch mới được tổng hợp trên mạch bổ sung. 3. Enzim AND­ligaza có nhiệm vụ A. tổng hợp mạch mới trong nhân đôi AND theo nguyên tắc bổ sung A­T, G­X. B. tổng hợp mạch mới trong nhân đôi AND theo nguyên tắc bổ sung A­U, G­X. C. tháo xoắn  AND. D. nối các đoạn okazaki ở mạch mới được tổng hợp trên mạch bổ sung. 3. Phiên mã là quá trình A. tổng hợp chuỗi pôlipeptit.             B. nhân đôi ADN C. tổng hợp phân tử ARN.                  D. truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân. 4. Dịch mã là quá trình A. tổng hợp chuỗi pôlipeptit.             B. nhân đôi ADN C. tổng hợp phân tử ARN.                  D. truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân. 5. Phân tử ARN nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã? A. mARN.                  B. tARN.               C. mARN và tARN.         D. rARN. 6. Ở sinh vật nhân thực, ARN sau khi tổng hợp A. được sử dụng ngay cho quá trình dịch mã. B. phải trải qua quá trình hoàn thiện để tạo ARN hoàn chỉnh sau đó tới riboxom thực hiện dịch mã. C. được sử dụng hay không tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào. D. tiếp tục thực hiện nhân đôi sau đó mới tới riboxom thực hiện dịch mã. 7. Thành phần nào sau đây không liên quan trực tiếp tới dịch mã? A. tARN.  B. mARN. C. ADN. D. Riboxom. 8. Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli? 2
  3. A. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) qui định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ. B. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. C. Gen điều hòa (R) qui định tổng hợp prôtêin ức chế. D. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. 9. Đột biến gen bao gồm: A. Mất đoạn, thêm đoạn, thay thế đoạn NST.                   B. Mất, thêm, thay thế 1 cặp nucleotit. C. Mất đoạn, thêm đoạn, chuyển  đoạn NST.                   D.  Mất đoạn, lặp đoạn, thay thế đoạn NST.    10. Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến. C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến. 11. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin. B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen. C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ. D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin. 12. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.                          B. ngắn hơn so với mARN bình thường. C. dài hơn so với mARN bình thường.                   D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường. 13. Loại đột biến gen không di truyền được qua sinh sản hữu tính là A. đột biến xôma. B. đột biến tiền phôi.     C. đột biến giao tử.     D. đột biến lặn. 14. Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là      A. sợi cơ bản, đường kính 11 nm.    B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm.      C. siêu xoắn, đường kính 300 nm.   D. crômatít, đường kính 700 nm. 15. Dị đa bội là hiện tượng trong tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể    A. lưỡng bội của  loài.   B. lường bội của 2 loài.    C. lớn hơn 2n.   D. đơn bội của 2 loài. 16. Hội chứng Đao ở người thuộc dạng đột biến nào sau đây?    A. Thể tự đa bội. B. Thể dị đa bội.    C. Thể lệch bội D. Thể đa bội. 17. Tương tác gen là hiện tượng : A. Các gen thuộc cùng một locut gen (alen với nhau) tác động qua lại hình thành 1 tính trạng. B. Các gen thuộc các locut gen khác nhau trên 1 nhiễm sắc thể tác động qua lại hình thành 1 tính trạng. C. Các gen thuộc các locut gen khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau tác động qua  lại hình thành 1 tính trạng. C. Một gen tác động tới sự hình thành nhiều tính trạng. 18. Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen tăng cường. 19. Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền A. liên kết với giới tính. B. theo dòng mẹ. C. độc lập với giới tính. D. thẳng theo bố. 20.  Xét một cặp nhiễm sắc thể  tương đồng có trình tự  sắp xếp các gen như  sau ABCDEFG HI và  abcdefghi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình   tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng A. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng. B. nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng. C. nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng. D. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng. 21. Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ. 3
  4. C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu. 22. Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì A. chúng mẫn cảm với các yếu tố gây đột biến. B. cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể nên rất ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây đa  bội. C. cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể, đồng thời hệ thần kinh phát triển. D. chúng thường bị chết khi đa bội hoá. 23. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một cá thể của loài trong tế bào có 21 nhiễm sắc thể cá thể  đó thuộc thể A. dị bội.              B. tam nhiễm.                 C. tam bội.                D. đa bội lệch 24. Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. các gen không có hoà lẫn vào nhau B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn 25. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh. D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh. 26. Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể  tương đồng cùng tác động  đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng A. tương tác bổ trợ. B. tương tác bổ sung. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác gen. 27. Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể. C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết. D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau. 28. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=14, số nhóm gen liên kết là :     A. 7.               B. 14.           C. 21.               D. 28. 29. Quy luật di truyền hạn chế biến dị tổ hợp là A. Phân ly độc lập.                        B. Tương tác gen.                  C. Liên kết gen.          D. Hoán vị gen. 30. Trong 1 quần thể tự thụ phấn, ở thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp thì đến thế hệ F3 tỉ lệ %  thể dị hợp và đồng hợp lần lượt là A. 50%, 50%. B. 25%, 75%. C. 12,5%, 87,5%. D. 75%, 25%. 31. Thế hệ xuất phát P có thành phần kiểu gen là 0,60 Aa : 0,40 aa, qua tự thụ phấn liên tiếp thì thế  hệ F3 có tỉ lệ kiểu gen aa là : A. 92,5% B. 26,25% C. 66,25% D. 55% 32. Quần thể giao phối có cấu trúc di truyền 0,30 AA : 0,40 Aa : 0,30 aa thì tần số của alen A và a là A. 0,7 A : 0,3 a B. 0,3 A : 0,7 a C. 0,5 A : 0,5 a D. 0,6 A : 0,4 a 33. Ở gà, kiểu gen AA biểu hiện lông đen, aa biểu hiện lông trắng, Aa biểu hiện lông đốm. Một quần  thể có 410 con lông đen, 580 con lông đốm, 10 con lông trắng. Tần số alen A và a của quần thể là A. 0,7 A : 0,3 a B. 0,9 A : 0,1 a. C. 0,8 A : 0,2 a. D. 0,3 A : 0,7 a. 34. Ở bò, gen A qui định lông đen trội hoàn toàn so với gen a qui định lông vàng. Trong một quần thể  bò ở trạng thái cân bằng thấy có 9% số cá thể có lông vàng. Tần số của gen A, a trong quần thể là A. 0,9 A : 0,1 a. B. 0,3 A : 0,7 a. C. 0,1 A : 0,9 a. D. 0,7 A : 0,3 a. 35. Quần thể có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng là: A. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa B. 0,09 AA : 0.49 Aa : 0,42 aa C. 0,09 AA : 0,41 Aa : 0,50 aa D. 0,49 AA : 0,09 Aa : 0,42 aa 36. Quần thể có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng là : 4
  5. A. 0, 68AA : 0,24 Aa : 0,08 aa. B. 0,34 AA : 0,42 Aa : 0,24 aa C. 0,42 AA : 0,48 Aa : 0,10 aa D. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa 37.  Xét các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Bố mẹ đều có kiểu gen AaBbDd thì con   lai kiểu gen AABbdd chiếm tỉ lệ A. 1 B. 1 C. 1 D. 1  8   64   16   32 38.  Xét các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Bố  AABBDdEe và mẹ  AabbDdee thì  xác suất xuất hiện con lai AABbddEe là A. 1 B. 1 C. 1 D. 1  4  8   32   16 39.  Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd  x  AaBbdd sinh ra kiểu gen AaBbDd ở F1 chiếm tỉ lệ: A. 1 B. 1 C. 1 D. 1  4  8  2   16 40. Lai cặp bố mẹ thuần chủng: hạt vàng, trơn với hạt lục, nhăn, ở  F1 được toàn hạt vàng, trơn. Sau   đó cho F1 tự thụ phấn. Mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định thì ở F2 kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ: A. 1 B. 1 C. 1 D. 1  8  4  2   16 41. Xét các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Kiểu gen aabbddhh được tạo ra từ phép  lai AabbDdHh  x  AaBbddHh có tỉ lệ là A. 1 B. 1 C.  1 D. 1   32   128 256   64 42.  Ở chuột Côbay, xét mỗi gen trên 1 cặp NST thường qui định 1 tính trạng. Cho chuột lông đen, dài   và lông trắng, ngắn lai nhau thu được F1 toàn chuột lông đen, ngắn. Nếu cho các chuột F1 giao phối  với nhau thì khả năng thu được tỉ lệ chuột lông đen, dài ở F2 là A. 1 B. 3 C. 1 D. 3  8   16  4  4 43.   Ở  đậu Hà Lan, gen A : hạt vàng > a : hạt lục, B : hạt trơn > b : hạt nhăn. Hai cặp gen này di   truyền độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu hình nhiều nhất ? A. AaBb x aabb  B. AaBb x AaBB C. Aabb x aaBB   D. AaBb x AABb 44. Lai cặp bố mẹ thuần chủng: hạt vàng, trơn với hạt lục, nhăn, ở  F1 được toàn hạt vàng, trơn. Sau   đó cho F1 tự thụ phấn. Mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định thì ở F2 kiểu hình vàng, trơn chiếm tỉ  lệ: A. 3 B. 9 C. 1 D. 1  4   16  2  8 5
  6. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2