intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Tâm lí học

Chia sẻ: Nguyen Hung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

131
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương "Tâm lí học" cung cấp cho các bạn 23 câu hỏi bài tập có hướng dẫn lời giải giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với dạng bài tập. Hy vọng nội dung đề cương giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Tâm lí học

  1. ĐỀ CƯƠNG TÂM LÍ HỌC: 1. Tâm lí học là gì? Phân tích quan điểm Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não  người? Tâm lí người có tính chủ thể? * Khái niệm: Tâm lí học là khoa học về tính quy luật của sự phát triển và vận hành của tâm lí với tư cách là hình  thức đặc biệt của hoạt động sống. Nói cách khác, TLH là khoa học về các hiện tượng tâm lí. * Tâm lí người phản ánh hiện thực khách quan vào não người: ­ Cơ sở vật chất của tâm lí là não, nhưng não không quyết định nội dung tâm lí. ­ Hiện thực khách quan được não phản ánh quyết định nội dung tâm lí. ­ Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng không phải sự phản ánh của mọi vật  chất đều có tâm lí, ý thức. Nó chỉ có ở dạng vật chất có tổ chức cáo là não người. ­ Tâm lí người khác động vật: có ý thức. * Tâm lí người có tính chủ thể: Tâm lí người mang đậm màu sắc các nhân, biểu hiện: ­ Cùng sự tác động của cùng một sự vật hiện tượng khách quan, nhưng tác động lên mỗi chủ thể khác  nhau cho ra các hình ảnh tâm lí với các mức độ và sắc thái khác nhau. ­ Cùng sự tác động của cùng một sự vật, hiện tượng khách quan, tác động lên cùng một chủ thể, nhưng  vào các thời điểm khác nhau với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau thì cũng cho ra các hình ảnh tâm lí vs các  mức độ và sắc thái khác nhau. ­ Lí do: + Mỗi người khác nhau về đặc điểm sinh học, môi trường sống, hoạt động thực tế nên phản  ứng tâm lí khác nhau. + Một người tại các thời điểm khác nhau thì tình trạng thể chất, tinh thần cũng thay đổi nên  PƯ tâm lí cũng thay đổi. 2. Tâm lí học là gì? Phân tích quan điểm Tâm lí người có tính chủ thể? Tâm lí người có bản chất xã hội và  mang tính lịch sử? * Khái niệm: Tâm lí học là khoa học về tính quy luật của sự phát triển và vận hành của tâm lí với tư cách là một  hình thức đặc biệt của hoạt động sống. Nói cách khác, TLH là khoa học về các hiện tượng tâm lí. * Tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử: ­ TL người khác vs động vật là có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
  2. ­ TL người có nguồn gốc từ XH, Tâm lí người phản ánh tất cả các mối quan hệ xã hội của người đó  như: QHXH, giai cấp, pháp quyền, dân tộc, truyền thống, nghề nghiệp… XH có GC nên TL người cũng mang  tính GC. ­ Con người sống ở XH nào, giai đoạn lịch sử nào, đều mang dấu ấn đặc điệm tâm lí của xã hội, giai  đoạn lịch sử đó. * Tâm lí người có tính chủ thể: Tâm lí người mang đậm màu sắc cá nhân, biểu hiện: ­ Cùng sự tác động của cùng một sự vật hiện tượng khách quan, nhưng tác động lên mỗi chủ thể khác  nhau cho ra các hình ảnh tâm lí với các mức độ và sắc thái khác nhau. ­ Cùng sự tác động của cùng một sự vật, hiện tượng khách quan, tác động lên cùng một chủ thể, nhưng  vào các thời điểm khác nhau với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau thì cũng cho ra các hình ảnh tâm lí vs các  mức độ và sắc thái khác nhau. ­ Lí do: + Mỗi người khác nhau về đặc điểm sinh học, môi trường sống, hoạt động thực tế nên phản  ứng tâm lí khác nhau. + Một người tại các thời điểm khác nhau thì tình trạng thể chất, tinh thần cũng thay đổi nên  PƯ tâm lí cũng thay đổi. 3. Tâm lí học là gì? Phân tích quan điểm Tâm lí người phản ánh hiện thực khách quan? Tâm lí người có  bản chất xã hội và mang tính lịch sử? * Khái niệm: Tâm lí học là khoa học về tính quy luật của phát triển và vận hành của tâm lí với tư cách là 1 hình  thức đặc biệt của hoạt động sống. Nói cách khác, TLH là khoa học về các hiện tượng tâm lí. * Tâm lí người phản ánh hiện thực khách quan vào não người: ­ Cơ sở vật chất của tâm lí là não, nhưng não không quyết định nội dung tâm lí. ­ Hiện thực khách quan được não phản ánh quyết định nội dung tâm lí. ­ Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng không phải sự phản ánh của mọi vật  chất đều có tâm lí, ý thức. Nó chỉ có ở dạng vật chất có tổ chức cáo là não người. ­ Tâm lí người khác động vật: có ý thức. * Tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử: ­ TL người khác vs động vật là có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. ­ TL người có nguồn gốc từ XH, Tâm lí người phản ánh tất cả các mối quan hệ xã hội của người đó  như: QHXH, giai cấp, pháp quyền, dân tộc, truyền thống, nghề nghiệp… XH có GC nên TL người cũng mang  tính GC.
  3. Con người sống ở XH nào, giai đoạn lịch sử nào, đều mang dấu ấn đặc điệm tâm lí của xã hội, giai  đoạn lịch sử đó. 4. Cảm giác là gì? Phân tính qui luật về tính nhạy cảm của cảm giác? Khái niệm: Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của sự vật hiện  tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Tính nhạy cảm của cảm giác: Tính nhạy cảm của cảm giác chỉ rõ mức độ tinh nhạy của giác quan đối vs các kích thích. Độ nhạy cảm của  cảm giác được xác định bởi độ nhạy cảm tuyệt đối và độ nhạy cảm phân biệt. ­ Độ nhạy cảm tuyệt đối được giới hạn bởi ngưỡng tuyệt đối phía trên và ngưỡng tuyệt đối phía dưới. + Ngưỡng tuyệt đối phía trên của giác quan được xác định bằng cường độ lớn nhất của tác động mà ở đó vẫn  còn gây đc cảm giác cho giác quan. + Ngưỡng tuyệt đối phía dưới của giác quan được xác định bằng cường độ nhỏ nhất của tác động mà ở đó vẫn  đủ gây đc cảm giác cho giác quan. Độ nhạy cảm phân biệt được giới hạn bởi ngưỡng phân biệt của từng giác quan – đó là mức chênh  lệch nhỏ nhất về cường độ của 2 tác động cùng loại đủ để con người phân biệt được. 5.  Cảm giác là gì? Phân tích quy luật về tính thích ứng của cảm giác? Tính tác động lẫn nhau của   cảm giác? Khái niệm: Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của sự vật  hiện tượng đang trực tiếp tác động lên các giác quan của ta. Tính thích ứng của cảm giác: Là khả năng tự điều chỉnh độ nhạy cảm của cảm giác sao cho phù  hợp với sự thay đổi cường độ của các kích thích. ­ Khi cường độ của một loại kích thích chuyển từ yếu sang mạnh thì độ nhạy cảm của cảm giác có xu hướng tự  điều chỉnh nâng cao lên cho phù hợp. ­ Khi cường độ của một loại kích thích chuyển từ mạnh sang yếu thì độ nhạy cảm của cảm giác có xu hướng tự  điều chỉnh hạ thấp xuống cho phù hợp. ­ Khi cường độ của một loại kích thích luôn duy trì không đổi kéo dài có thể gây ra mất cảm giác. Tính tác động lẫn nhau của cảm giác: Khi kích thích có cường độ yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tặng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích  khác. Và ngược lại, khi kích thích có cường độ mạnh lên cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của  cơ quan phân tích khác. 6.  Tri giác là gì? Nêu những qui luật của tri giác? Trình bày tính trọn vẹn và tính có ý nghĩa của tri   giác?
  4. * Khái niệm: Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật,  hiện tượng đang trực tiếp tác động lên các giác quan của ta. * Những qui luật của tri giác: ­ Tính đối tượng của tri giác. ­ Tính trọn vẹn của tri giác. ­ Tính có ý nghĩa của tri giác. ­ Tính lựa chọn của tri giác. ­ Tính ổn định của tri giác. ­ Tổng giác. ­ Ảo giác. Tính trọn vẹn của tri giác: ­ Khi tri giác, con người phản ánh đối tượng trong một chỉnh thể trọn vẹn hoàn chỉnh với tất cả cơ cấu và thuộc  tính của nó. ­ Tính trọn vẹn của tri giác phụ thuộc vào tính trọn vẹn khách quan của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách  quan. ­ Nhờ vào kinh nghiệm, sự trọn vẹn của tri giác có thể nảy sinh ngay cả khi chỉ có từng thuộc tính của sự vật tác  động lên giác quan. ­ Sự tổng hợp đó được thực hiện trên cơ sở hoạt động của nhiều cơ quan phân tích, nhờ đó cho ta hình ảnh trọn  vẹn về đối tượng tri giác. Tính có ý nghĩa của tri giác:  ­ Tri giác luôn gắn liền với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật, hiện tượng, nó diễn ra có ý thức. ­ Tính có ý nghĩa của tri giác là khi tri giác, con người bao giờ cũng gọi được tên của sự vật, hiện tượng tri giác,  xếp chúng vào các nhóm, lớp nhất định, khái quát được bằng từ, lí giải được ý nghĩa và giá trị thực tế của chúng. 7.  Trí nhớ là gì? Phân tích các quá trình cơ bản của trí nhớ?  * Khái niệm: Trí nhớ là một hoạt động tâm lí bao gồm các quá trình ghi nhớ, giữ lại, tái hiện những gì người ta  đã hiểu biết cũng như những kinh nghiệm đã qua của con người. * Các quá trình cơ bản: ­ Ghi nhớ: Là quá trình ghi lại vào óc, những hình ảnh sự vật, hiện tượng đã qua trong cuộc sống và hoạt động. + Ghi nhớ quyết định tính chính xác, đầy đủ cho việc lưu giữ và tái hiện thông tin. + Ghi nhớ gồm 2 loại: chủ động và không chủ động.
  5. + Có 2 phương pháp ghi nhớ chủ động: máy móc và logic – ý nghĩa. Giữ lại: Là quá trình lưu giữ vào trong não những tài liệu đã được tri giác trước đó và có  thể tái hiện khi cần.  Tái hiện: Là quá trình làm xuất hiện trở lại những hình ảnh của sự vật hiện tượng đã  được tri giác trước đây. + Tái hiện diễn ra dưới 3 dạng: ~ Nhận lại: Nhận ra đối tượng nào đó trước đây mình đã tri giác, nay lại gặp đối tượng đó. ~ Nhớ lại:Làm sống lại những hình ảnh về đối tượng đã được tri giác trước đây mà hiện tại không còn tác động  trực tiếp vào giác quan của ta nữa. ~ Hồi tưởng: Là 1 hoạt động trí tuệ phức tạp đòi hỏi phải tập trung năng lực tư duy và sự cố gắng cao mới nhớ  lại được. Ngoài các quá trình trên còn có “hiện tượng quên”, là sự không tái hiện lại được những nội  dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết. 8.  Khái niệm, vai trò của tư duy? Phân tích những đặc điểm của tư duy?  * Khái niệm: Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh một cách gián tiếp, khái quát các thuộc tính, các mối liên  hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. * Vai trò:  ­ Mở rộng giới giạn nhận thức. ­ Giúp ta sắp xếp, giải quyết các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. ­ Tác động, điều chỉnh, cải tạo lại những nhận thức cảm tính. Đặc điểm của tư duy: ­ Nảy sinh trong tình huống có vấn đề: + Tình huống có vấn đề: là những tình huống mà còn người phải có nhiệm vụ giải quyết + Tình huống có vấn đề phải có những dữ kiện nhất định, chưa có biện pháp giải quyết, được con người đặt  làm mục tiêu hoặc có nhu câu tìm hiểu, đòi hỏi con người phải tư duy để hoàn thành. ­ Tính gián tiếp của tư duy: Trong quá trình tư duy, con người phải vận dụng các công cụ, phương tiện, kinh nghiệm bản thân, kết quả nhận  thức của loài người để phát hiện những bản chất, qui luật của sự vật hiện tượng. ­ Tính khái quát của tư duy: Tư duy phản ánh cái mới bản chất nhất, có tính qui luật, chung cho một nhóm, một lớp, một phạm trù các sự  vật, hiện tượng.
  6. ­ Liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Tư duy gắn liền với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ, phương tiện để hình thành và phát triển tư duy. Sản phẩm  của tư duy được biểu đạt, truyền bá, lưu giữ bằng ngôn ngữ. ­ Quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: + Tư duy nằm trong nhận thức lí tính của con người. Nhưng nhờ nhận thức cảm tính tác động, con người mới  có nhu cầu tư duy tìm hiểu bản chất, qui luật của sự vật, hiện tượng. + Sản phẩm của tư duy sau khi được tạo ra sẽ tác động lại, điều chỉnh, cải tạo nhận thức cho phù hợp, chính  xác. 9.  Phân tích đặc điểmvà yêu cầu về ngôn ngữ của người thầy thuốc?  * Ngôn ngữ giao tiếp:  ­ Đặc điểm: + Tự do tư tưởng. + Có thể đề cập tới mọi vấn đề, lĩnh vực. + Ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống, sinh hoạt, đặc biệt là quan hệ đối xử với nhau để trao đổi tình cảm,  tăng cường hiểu biết, cổ vũ động viên nhau. Yêu cầu: Có tính thẩm mĩ, thể hiện được sự tôn trọng, cởi mở, dễ hiểu, dễ thông cảm, cách diễn  đạt giàu hình tượng, không phô trương. Ngôn ngữ chỉ huy: Đặc điểm: Dùng để truyền đạt những chỉ thị, mệnh lệnh, yêu cầu của người chỉ huy trong quá trình  thực hiện nhiệm vụ. Yêu cầu: Nội dung cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo người nghe hiểu rõ, chính xác nhiệm vụ.  Ngôn ngữ ngắn gọn, dứt khoát, kèm theo thái độ điềm tĩnh của người chỉ huy, có sự truyền cảm,  thể hiện sự quý trọng, tin tưởng, động viên. Ngôn ngữ tuyên truyền:  ­ Đặc điểm: Dùng để truyền đạt tri thức, xây dựng niềm tin, lí tưởng cao đẹp, cũng như giáo dục, thuyết phục  con người. ­ Yêu cầu: Phải có nội dung khoa học, có vốn tri thức phong phú, đa dạng, có tính tư tưởng cao, có một số kĩ  năng, kĩ xảo nhất định trong diễn đạt nội dung tuyên truyền, giáo dục. 10.  Cảm xúc, tình cảm là gì? So sánh cảm xúc và tình cảm? Vai trò của cảm xúc, tình cảm?  * Khái niệm: Cảm xúc, tình cảm là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người bằng những rung động, thể  hiện thái độ của chủ thể có nhu cầu đối với sự vật, hiện tượng xung quanh có ý nghĩa đối với mình.
  7. * So sánh: ­ Giống nhau: + Đối tượng phản ánh: Những sự vật, hiện tượng khách quan có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn  nhu cầu của bản thân. + Phương thức phản ánh: Những rung động.. + Biểu thị thái độ của chủ thể đối vs sự vật, hiện tượng. Khác nhau: Cảm xúc Tình cảm Có ở con người và động vật Có ở con người Xuất hiện trước Xuất hiện sau Một quá trình tâm lí Một thuộc tính tâm lí Có tính nhất thời Có tính ổn định Ở trạng thái hiện thực, được bộc lộ ngay Ở trạng thái tiềm tàng Gắn với PXKĐK Gắn với PXCĐK Thực hiện chức năng sinh vật Thực hiện chức năng xã hội Vai trò: ­ Là động lực bên trong, thúc đẩy con người hành động. ­ Ảnh hưởng đến các quá trình tâm lí khác như nhận thức, ý chí. ­ CX, TC của người thầy thuốc có ảnh hưởng không nhỏ đến CX, TC cũng như tâm trạng của bệnh nhân. ­ Trong giáo dục, TC vừa là điều kiện, vừa là nội dung, vừa là phương thực giáo dục. 11.  Cảm xúc, tình cảm là gì? Trình bày các loại cảm xúc, tình cảm theo cách biểu hiện?  * Khái niệm: Cảm xúc, tình cảm là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người bằng những rung động,  biểu thị thái độ của chủ thể có nhu cầu đối với sự vật, hiện tượng xung quanh có ý nghĩa đối với bản thân. * Các loại cảm xúc, tình cảm: ­ Tâm trạng: là một dạng CX, TC có cường độ vừa phải hoặc yếu, tồn tại trong thời gian khá dài, biểu thị không  rõ ràng, con người thường không ý thức được rõ ràng nguyên nhân của nó.
  8. + Có tính chất tản mạn, bao trùm lên toàn bộ những rung động, có ảnh hưởng đến hành vi của con người trong  thời gian khá dài. + Mọi người đều có tâm trạng. Xúc động: là một dạng cảm xúc có cường độ mạnh, tồn tại trong thời gian ngắn, biểu thị rõ ràng,  xuất hiện do các kích thích mạnh khiến con người không thể thích nghi ngay lập tức. + Có tính chất mãnh liệt, làm còn người k làm chủ được bản thân, mất cân bằng, sáng suốt, không thể tự kiềm  chế, thường diễn ra thành “cơn” + Thường xuất hiện ở người có thần kinh yếu, mất cân bằng, tính cách mềm yếu, có thể hạn chế qua quá trình  rèn luyện. Say mê: là một dạng đặc biệt của tình cảm, cường độ mạnh, sâu xắc tồn tại trong thời gian dài, ổn  định, biểu thị rõ ràng, có xu hướng nhằm đạt được mục đích hay đối tượng ước ao. + Có tính chất sâu sắc, ổn định, bền bỉ, tạo động lực, hứng thú cho con người tiến tới mục tiêu. + Hầu hết mọi người đều có say mê riêng. Say mê có 2 loại: Tích cực và tiêu cực, được đánh giá bằng tác động  của nó đến xã hội. Stress: Là một trạng thái cảm xúc nảy sinh trong những tình huống khó khăn, quyết liệt, gay cấn  đối với con người, thời gian tồn tại không xác định. + Có thể làm rối loạn tri giác, trí nhớ, ý chí, tư duy, làm tê liệt hành động.  12.  Ý chí là gì? Nêu những phẩm chất của ý chí?  * Khái niệm: Ý chí là một quá trình tâm lí, được thể hiện qua năng lực điều kiển tự giác con người hoạt đông  vượt qua những trở ngại, khó khăn để đạt được mục đích đã định. * Những phẩm chất ý chí: ­ Tính mục đích: Là năng lực của cá nhân biết đặt những hành vi, hành động của mình tuân theo những mục đích  nhất định, có ý nghĩa xã hôi cao cả. ­ Tính kiên cường, dũng cảm: Là nghị lực, khả năng chịu đựng căng thẳng cao, kéo dài trước những thử thách  gay go, quyết liệt. ­ Tính độc lập, tự chủ: Là khả năng tự chủ động điều chỉnh ý nghĩ, tình cảm, hành động để đạt mục đích. Có  lập trường, chính kiến, quyết định riêng, không lệ thuộc vào người khác. ­ Tính quyết đoán: Là khả năng suy nghĩ, đưa ra các quyết định cưng rắn, kịp thời, chắc chắn, có căn cứ trong  mọi tình huống. ­ Tính tự kiềm chế, tự chủ: Là năng lực có thể tựu kìm hãm, điều khiển hành động của bản thân tuân theo những  qui định đã đề ra. Tính mưu trí sáng tạo: Là khả năng tìm tòi những phương tiện, biện pháp tốt nhất, không lệ thuộc  những cách thức đã lỗi thời để hoàn thành nhiện vụ một cách tốt nhất.
  9. Tính kỉ luật: 13.  Khái niệm nhân cách? Phân tích bản chất nhân cách?  * Khái niệm: Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất xã hội được cá nhân lĩnh hội trong hoạt động và giao tiếp,  phản ánh giá trị xã hội của cá nhân đó trong cộng đồng. * Bản chất nhân cách: ­ Theo C. Mác:” Bản chất con người không phải là cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính  hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.” ­ Tâm lí học Mác xít khẳng định: Bản chất nhân cách là tính xã hội của con người. Nhân cách vừa là sản phẩm,  vừa là chủ thể của các điều kiện xã hội – lịch sử và các mối quan hệ cụ thể của mỗi con người. ­ Nhân cách hình thành và phát triển đều được qui định bởi điều kiện xã hội – lịch sử và các mối quan hệ cụ thể  của mỗi con người. → NC là sản phẩm... ­ Nhân cách tác động trở lại đối với các quan hệ xã hội, cải tạo xã hội đồng thời cải tạo cả bản thân. → NC là  chủ thể … 14.  Khái niệm nhân cách? Phân tích các con đường hình thành và phát triển nhân cách?  * Khái niệm: Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất xã hội được cá nhân lĩnh hội trong hoạt động, giao tiếp, thể  hiện giá trị xã hôi của cá nhân đó trong cộng đồng. * Các con đường: ­ Giáo dục: đóng vai trò chủ đạo, vạch ra chiều hướng. + Đem lại những thứ mà bẩm sinh, di truyền, môi trường tự nhiên k thể đem lại. + Bù đắp thiếu hụt do bệnh tật. + Uốn nắn các phẩm chất tâm lí. + Tạo mục tiêu phấn đấu. ­ Hoạt động: con đường quyết định trực tiếp. Mỗi hoạt động đòi hỏi các phẩm chất tâm lí khác nhau, và qua quá trình hoạt động sẽ trau dồi các  phẩm chất  tâm lí đã có và hình thành những phẩm chất, năng lực mới. ­ Giao lưu: Điều kiện tồn tại, yếu tố phát triển. + Học cách đánh giá hành vi, thái độ, tiếp thu các chuẩn mực xã hội. + So sánh mình với người khác. + Thúc đẩy con người tự giác rèn luyện. + Tăng tình cảm, hiểu biết, sự đồng cảm.
  10. ­ Tập thể: môi trường xã hội gần gũi, tác động trực tiếp. Chất keo gắn liên các thành viên, Giáo dục thông qua các hiện tượng tâm lí – xã hội trong tập thể. Tổ chức hoạt động của các cá nhân. Tạo điều kiện hình thành và phát triển năng khiếu, năng  lực cá nhân. 15.  Xu hướng nhân cách là gì? Trình bày các yếu tố cơ bản cấu thành nên nhân cách?  * Khái niệm: Xu hướng nhân cách là chiều hướng chung của những hoạt động sống cơ bản của con người,  được cấu thành bởi hệ thống những động cơ bền vững, những mục đích quan trọng nhất, định hướng, thúc đẩy  con người tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu. * Các yếu tố cơ bản: ­ Động cơ: là những cái được con người phản ánh trở thành lực thúc đẩy bên trong, định hướng hoạt động của  con người vào những đối tượng nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu. + Hệ thống động cơ: Hứng thú, khuynh hướng, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin. Mục đích: là hình thức chủ quan về đối tượng mà con người cần đạt tới trong hành động, hoạt  động. + Mục đích gần: MĐ gắn liền vs từng hoạt động cụ thể. + Mục đích xa: MĐ phải trải qua một chuối các hoạt động mới có thể đạt được. + Các dạng tồn tại của mục đích: viễn cảnh, dự định, chí hướng. 2 Yếu tố có vị trí độc lập, song chúng nó mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với nhau từ đó  hình thành nên xu hướng nhân cách.                                                                                                                                                                                               16. Khái niệm tính cách? Phân tích các nhóm nét tính cách? * Khái niệm: Tính cách là một thuộc tính tâm lí nhân cách được tạo nên bởi sự kết hợp độc đáo những đặc trưng  tâm lí điển hình, ổn định của các hiện tượng tâm lí ở cá nhân, qua đó biểu hiện sắc thái, cách thức riêng về thái  độ và hành vi của từng người. * Có 2 nhóm nét tính cách cơ bản đối vs người thầy thuốc: ­ Nhóm nét tính cách thuộc hệ thống thái độ, hành vi của người thầy thuốc trong hoạt động và giao tiếp: + Thái độ và hành vi của người thầy thuốc đối với xã hội: Tinh thần yêu nước, công hiến và  xây dựng xã hội … + Thái độ và hành vi của người thầy thuốc đối với lao động: Yêu lao động, yêu nghề, cần cù,  sang tạo, say mê trong lao động,… + Thái độ và hành vi của người thầy thuốc đối với con người: Yêu thương, quý trọng, giúp đỡ  con người, hết long vs bệnh nhân…
  11. + Thái độ và hành vi của người thầy thuốc đối với bản thân: Tự nghiêm khắc vs bản thân, Tự  giáo dục, tự trọng, khiêm tốn, biết kiểm soát bản thân… - Nhóm nét tính cách thuộc các phẩm chất tâm lí của người thầy thuốc: + Đặc điểm về phẩm chất trí tuệ: Phản ánh năng lực trí tuệ và chất lượng của quá trình nhận  thức của mỗi con người… + Đặc điểm về cảm xúc, tình cảm: nhiệt tình, hiền hòa, say mê… + Đặc điểm về phẩm chất ý chí: Kiên định, bình tĩnh, dũng cảm, độc lập tự chủ… - Ngoài ra tính cách còn phụ thuộc vào thói quen hành vi, các thuộc tính tâm lí khác như: xu hướng,  năng lực, khí chất. 17. Khái niệm khí chất? Phân tích đặc điểm của các loại khí chất? * Khái niệm: Khí chất là một thuộc tính tâm lí nhân cách gắn liền với đặc điểm của từng kiểu hoạt động thần  kinh cao cấp, quy định tính năng động của tâm lí và hành vi của cá nhân. * Có 4 loại khí chất: Hoạt Nóng Trầm (Điềm đạm) Ưu tư Ưu: Phản ứng nhanh  Ưu: Phản ứng nhanh,  Ưu: Tỏ ra bình thản,  Ưu: Tỏ ra ủy mị, yếu  nhạy với các tác động,  mạnh, mãnh liệt vs các  điềm tĩnh vs các tác động,  đuối, kín đáo, thận trọng  thích ứng tốt vs sự thay  tác động, cử chỉ dứt  không vội vàng, hấp tấp,  vs các tác động. Trong  đổi của hoàn cảnh, dễ  khoát, hưng phấn cao, dễ  ít kích động. Trong hoạt  hoạt động: kiên trì, nhẫn  thiết lập MQH giao tiếp  xúc cảm, dễ ấn tượng.  động: kiên trì, thận trọng,  nại, chịu đựng đc công  vs mọi người. Trong cuộc  Trong hoạt động: quyết  chin chắn, chu đáo; Trong  việc buồn tẻ, kéo dài;  sống và hoạt động: hoạt  đoán, sôi nổi; Trong cuộc  cuộc sống: sâu sắc, kín  Trong cuộc sống: sâu sắc,  bát, hang hái, nhiệt tình,  sống: thẳng thắn, cởi mở. đáo, có khả năng tự chủ,  bền vững, đa cảm song  nghị lực và sáng tạo. kiềm chế. PƯ không mạnh, tế nhị,  chín chắn. Nhược: Vội vàng, hấp  Nhược: Vội vàng hấp  Nhược: PƯ chậm, kém  Nhược: Hay lo lắng, buồn  tấp, hời hợt, nông nổi,  tấp, thiếu kiên nhẫn, dễ  linh hoạt, khó thích nghi  phiền, rụt rè, phân vân, ít  không chịu được hoạt  kích động, khó tự kiềm  vs HC thay đổi nhanh,  cởi mở, dễ bị cô độc. động đơn điệu, kéo dài,  chế, hay nổi nóng, thiếu  mạnh, khó hòa đồng vs  quan hệ rộng nhưng kém  bình tĩnh, dễ gây ra vấp  môi trường ms, chậm  sâu sắc. váp trong quan hệ. thiết lập quan hệ vs  người mới. Mỗi loại khí chất đều có ưu và nhược điểm khác nhau, không có loại khí chất nào xấu hay tốt hoàn  toàn. 18. Khái niệm năng lực? Phân tích những yếu tố quy định sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân? * Khái niệm: Năng lực là tổng hợp những phẩm chất tâm lí và sinh lí của cá nhân, đáp ứng với các yêu của hoạt  động nhất định, đảm bảo hoạt động đó nhánh chóng thành thạo và đạt kết quả cao. * Các yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân: ­ Quan điểm của duy tâm siêu hình:  do các yếu tố huyền bí, phi xã hội quyết định có nguồn gốc từ thượng đế.
  12. ­ Quan điểm về sự di truyên năng lực: Theo nhiều học thuyết (di truyền học, phân tâm học, tâm lí học phát sinh),  NL do yếu tố bẩm sinh, di truyền quyết định. ­ Quan điểm xã hội hóa: Do yếu tố môi trường xã hội như: đk nuôi dưỡng, dạy dỗ, địa vị xã hôi… quyết định. ­ Quan điểm tâm lí học Mác xít: QT này là 1 QT phức tạp do nhiều yếu tố quyết định: + Bẩm sinh, di truyền: Thể chất của con người, những đặc điểm, thuộc tính của cơ thể, hệ thần kinh,  là tiền đề vật chất để hình thành và phát triển năng lực. + Giáo dục, đào tạo và điều kiện xã hội, lịch sử: Có ý nghĩa quyết định đói vs sự hình thành và phát  triển năng lực. + Hoạt động thực tế: Có vai trò quyết định trực tiếp đối vs sự hình thành và phát triển năng lực cụ thể. Sự tổng hòa của cả 3 yếu tố đảm bảo cho sự hình thành và phát triển của năng lực cá nhân. 19. Tập thể là gì? Phân tích các giai đoạn hình thành một tập thể các nhân viên y tế? * Khái niệm: Tập thể là một nhóm, một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo mục đích chung, phục tùng  mục đích xã hội. * Các giai đoạn hình thành một tập thể các nhân viên y tế:  ­ Giai đoạn tập hợp ban đầu: ( Khi tập thể vừa ms hình thành) Trong giai đoạn này, qua giao tiếp và tác động qua lại giữa các nhân viên ý tế sẽ xuất hiện các hiện  tượng tâm lí như: quan sát, tìm hiểu, đánh giá lẫn nhau, yêu cầu vs nhau, có thể đồng cảm, ác cảm, có sự thi đua,  bắt chước hoặc tự khẳng định bản thân. ­ Giai đoạn phân hóa: ( Gđ tập thể trưởng thành) Trong giai đoạn này, qua quá trình chung song và hoạt động trong một tập thể sẽ xuất hiện các nhóm  nhỏ, mà sự cấu kết bền chặt của các nhóm này mang nặng yếu tố tâm lí. Các nhóm nhỏ được hình thành là do có sự ăn ý về sở trường, hợp nhau về sở thích, thói quen. ­ Giai đoạn ổn định: Trong giai đoạn này, qua thời gian hoạt động và quan hệ qua lại trong tập thể sẽ hình thành các hiện  tượng tâm lí – xã hội tương đối bền vững: dư luận tập thể, tâm trạng tập thể, truyền thống tập thể. Tóm lại: Sự phân chia các giai đoạn chỉ là 1 sự ước lệ khoa học. trong thực tế các giai đoạn không tách  rời nhau, chúng luôn đan xen với nhau trong suốt quá trình tồn tại của tập thể. 20. Tập thể là gì? Trình bày các biện pháp tâm lí – xã hội để hình thành và phát triển tập thể nhân viên y  t ế? * Khái niệm: Tập thể là một nhóm, một bộ phận xã hội được thống nhất lại vì mục đích chung, phục tùng mục  đích xã hội. * Các biện pháp tâm lí – xã hội để HT và PT tập thể nhân viên y tế:
  13. ­ Thống nhất mục đích hoạt động và quán triệt mục đích đó đến từng thành viên trong tập thể: Mục đích của đội ngũ nhân viên y tế là trị bệnh cứu người, mang lại sức khỏe cho mọi người. Đây vừa  là niềm vinh dự, tự hào; vừa là trách nhiệm năng nề của cán bộ, nhân viên y tế. ­ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các lợi ích: + Lợi ích giữa cá nhân – tập thể ­ xã hội phải được kết hợp hài hòa. + Chống chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa thực dụng. ­ Xây dựng các hiện tượng tâm lí – xã hội tích cực: + Xây dựng được lực lượng nòng cốt, xung phong đi đầu trong các công việc của tập thể. + Xây dựng dư luận tập thể theo hướng tích cực.  + Xây dựng uy tín trong tập thể và uy tín của tập thể vs xã hội. + Xây dựng truyền thống tốt đẹp trong tập thể. + Xây dựng tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhân viên y tế. 21. Khái niệm dư luận? Vai trò, đặc điểm của dư luận tập thể? * Khái niệm: Dư luận tập thể là sự phán xét, đánh giá, biểu thị thái độ chung của quần chúng đối với sự kiện,  hiện tượng xảy ra có liên quan đên nhu cầu, lợi ích của đa số các thành viên trong tập thể. * Vai trò: ­ Mọi hình thức dư luận dù tích cực hay tiêu cực đều có ảnh hưởng không nhỏ đến tập thể và các thành viên  trong tập thể. ­ Dư luận tích cực giúp định hướng, điều chỉnh thái độ, hành vi của từng cá nhân theo chiều hướng tích cực, có  giá trị tinh thần to lớn, kích thích, thúc đẩy hoạt động của tập thể và cá nhân. ­ Dư luận tiêu cực kìm hãm sự phát triển của cá nhân và tập thể, làm giảm hiệu suất hoạt động, maatss đoàn kết  nội bộ, gây ra bầu không khí căng thẳng trong tập thể và tâm trạng bi quan ở mỗi cá nhân. * Đặc điểm: ­ Có khen – chê. ­ Có đồng tình – lên án, phản đối. ­ Lúc công khai, lúc xôn xao. ­ Người tri giác ban đầu có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành dư luận đúng sai. ­ Người lãnh đạo, chỉ huy, đứng đầu thường bị dư luận tâp trung. ­ Dư luận biến đổi chậm, nhiều sự kiện, hiện tượng đã thay đổi nhưng vẫn bị ám thị.
  14. ­ Tạo ra sức ép tâm lí có khi còn mạnh hơn cả pháp luật. 22. Tâm trạng tập thể là gì? Vai trò và đặc điểm của tâm trạng tập thể? * Khái niệm: Tâm trạng tập thể là những rung động, cảm xúc chung của các thành viên chi phối một thời gian  nào đó đối vs toàn tập thể. * Vai trò: ­ Tâm trạng tập thể dù tích cực hay tiêu cực cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, hiệu quả  hoạt động của cá nhân và tập thể. ­ TTTT tích cực: lạc quan, tin tưởng, hào hứng, phấn khởi… sẽ tạo ra sự nhiệt tình, hăng say, sức mạnh  trong ý chí giúp cho từng cá nhân và tập thể hoàn thành tốt công việc. ­ TTTT tiêu cực: Bi quan, lo âu, chán nản, thất vọng… sẽ làm giảm ý chí, thờ ơ, mệt mỏi, lỏng lẻo kỉ  luật, hành động thiếu chính xác ở từng cá nhân, thiếu đồng bộ ở toàn tập thể. * Đặc điểm: ­ Có tính thúc đẩy to lớn: + Có thể làm thay đổi hoàn toàn chiều hướng tâm trạng của thành viên trong tập thể. + Có thể tăng sức mạnh của tập thể lên nhiều lần: Tăng ý chí, niềm tin, sự hưng phấn, hồ hởi… trong  hoạt động. ­ Năng động và lây lan nhanh: + Có thể chuyển đổi qua lại giữa tích cực và tiêu cực. + Phát triển từ chỗ chưa có ý thức đến có ý thức. + Lan nhanh giữa các thành viên, các nhóm trong tập thể. ­ Chịu quy định bởi điều kiện đời sống vật chất, tinh thần của chế độ xã hội: + Tinh thần: Hệ tư tưởng, thế giới quan, PP luận… + Vật chất: Thành tựu khoa học, xã hội, chính trị, quốc phòng… 23. Khái niệm uy tín trong tập thể? Phân tích các nhân tố tạo thành uy tín cá nhân? * Khái niệm: Uy tín là một hiện tượng tâm lí – xã hội hình thành trên cơ sở những phẩm chất, năng lực, giá trị xã  hội của cá nhân ( hoặc tổ chức XH) có sức cảm hóa, thu hút lôi kéo người khác, được mọi người thừa nhận tin  tưởng, tuân theo. * Các nhân tố: ­ Chủ quan: + Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt:
  15. ~ Hiểu biết về CN Mác­LN, tư tưởng HCM ~ Có TG quan và PP luận tốt.  ~ Trung vs Đảng, Hiếu vs dân, Sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.  ~ Đoàn kết, tận tụy vs công việc. + Trình độ năng lực, chuyên môn nghề nghiệp: ~ Có tri thức, kinh nghiệm trong HĐ nghề nghiệp. ~ Có tay nghề, kĩ năng, kĩ xảo cao. ~ Biết lôi cuốn, tổ chức mọi người tham gia vào các HĐ tập thể. ~ Người lãnh đạo phải có năng lực chỉ huy, điều hành, lãnh đạo tập thể. + Các nét tính cách tạo nên giá trị xã hội: ~ Lối sống khoa học, dân chủ. ~ Thật thà, dũng cảm, kiên định. ~ Nói đi đôi vs làm, yêu thương đoàn kết với mọi người xung quanh. ~ Lịch sự, tế nhị trong cử chỉ, giao tiếp. ­ Khách quan: ~ Chức vụ nghề nghiệp. ~ Địa vị xã hội. ~ Trình độ phát triển của tập thể. ~ Bầu KK trong tập thể. ~ Uy tín của TT vs TT khác. ~ Sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2