Đề cương Tập làm văn - Văn tự sự cấp Tiểu học
lượt xem 4
download
Tài liệu với các nội dung: cách xây dựng nhân vật, cách viết lời kể, lời thoại, ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự, bố cục của bài văn tự sự, lập dàn ý, một số kiểu bài thường gặp trong văn tự sự... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương Tập làm văn - Văn tự sự cấp Tiểu học
- PHẦN TẬP LÀM VĂN. VĂN TỰ SỰ I. PHẦN GIỚI THIỆU Tự sự là trình bày một chuỗi các sự kiện theo một trình tự nhất định, đẫn đến một kết thúc có ý nghĩa, nhằm giải thích một sự việc, tìm hiểu một con người, bày tỏ một thái độ nào đó. Tự sự có thể hiểu là kể chuyện và kể sao cho có ý nghĩa. Trong ngữ văn 6, kiểu văn bản tự sự được học ở phần văn là các loại văn bản: Truyện dân gian, truyện hiện đại, truyện trung đại, truyện thơ hiện đại và ký hiện đại. Phương thức tự sự ở lớp 6 cung cấp những hiểu biết về nhân vật, sự kiện, bố cục, đoạn văn, ngôi kể, thứ tự kể, kể chuyện dân gian, chuyện đời thường, kể chuyện sáng tạo... II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cốt truyện: Cốt truyện là yếu tố đầu tiên của văn tự sự, cốt truyện của văn tự sự phải đảm bảo gồm một chuỗi các sự kiện nối tiếp nhau trong cùng một thời gian và không gian cụ thể có nguyên nhân, có diễn biến, có điểm mở bài và điểm kết thúc, truyện phải có ý nghĩa nhất định. Ví dụ: ở đề bài viết yêu cầu các em “Kể lại một việc tốt mà em đã làm ” các em có thể chọn cốt truyện là việc trả lại người đánh mất ví, tiền khi nhặt được, giúp em nhỏ bị lạc trở về với gia đình mình…..(những câu truyện này có sẵn trong các bài học đạo đức mà các em đã được học, đọc qua). Hoặc khi gặp đề yêu cầu kể về tình bạn thì các em kể rất đơn giản: Gặp bạn và làm quen như thế nào ? Biểu hiện tình bạn thân thiết ra sao ? Cốt truyện cần phải có nhiều tình tiết với diễn biến phong phú, không nên chọn cốt truyện quá đơn giản, kể chuyện phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống, tránh bịa cốt truyện, không đưa vào cốt truyện những tình tiết phi lí, thiếu thực tế.
- Ví dụ: Muốn cho nhân vật có sự thay đổi trong tính cách, hoặc chuyển từ học kém sang học giỏi thì cần phải có một thời gian dài, không thể tính bằng một tháng hay một học kỳ. Một học sinh vốn ở mức học kém (do lười biếng) sau một thời gian ngắn nếu phấn đấu tốt và có sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè thì cũng có thể vươn lên trở thành một học sinh tiên tiến chứ không nhất thiết phải thổi phồng lên cho nhân vật trở thành học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh……. Trong chuỗi các tình tiết đưa vào cốt truyện, người kể phải biết xác định tình tiết nào chính, tình tiết nào phụ, phải biết nhấn vào những tình tiết quan trọng va lướt qua những tình tiết phụ, số lượng tình tiết cũng không nên quá nhiều. + Cần tạo tình huống cho cốt truyện. Tình huống được tạo nên phải thật sự bất ngờ, thậm chí người đọc có thể chưa lường tới, nên chọn thời điểm thời điểm giải quyết tình huống một cách hợp lý, bất ngờ, cuốn hút. 2. Cách xây dựng nhân vật: + Lựa chọn số nhân vật phù hợp với cốt truyện. Đồng thời xác định nhân vật nào chính, nhân vật nào phụ. Bài văn của các em không dài nên số lượng các nhân vật không nên quá dài nhưng cũng không được quá ít. + Miêu tả ngoại hình để làm nổi bật tính cách của nhân vật (dù chính hay phụ): chân dung cụ thể, có tên tuổi, vóc dáng, trang phục, diện mạo, tính tình. Không phải nhân vật nào cũng được miêu tả từ đầu đến chân. Có thể tả những ấn tượng đậm nét cho người đọc như: một cái răng khểnh, đôi bím tóc ngoe nguẩy, đôi mắt, má đồng tiền. Nhân vật phải có những đặc điểm ngoại hình, tính cách. 3. Cách viết lời kể, lời thoại: + Lời kể phải rõ dàng nhưng kín đáo, ý nhị, thông qua lời kể phải làm toát lên nội dung chủ đề của câu chuyện cũng như thái độ, tình cảm của mình. + Lời kể phải hết sức linh hoạt, phải biết phối hợp gi ữa các kiểu câu có câu trần thuật, câu nghi vấn, câu dài, câu ngắn.... + Lời kể phải phù hợp với ngôi kể. Khi bài văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất (nhân vật xưng tôi) có thể nêu những chi tiết cảm nhận, suy nghĩ, thái độ, lời bình phẩm về các sự việc được diễn ra trong truyện. Còn khi bài văn tự sự dùng ngôi kể thứ ba thì lời kể
- phải mang tính khách quan. Lời nói của nhân vật không cần đưa vào quá nhiều cũng không nên quá ít. Ví dụ: Lời thoại của nhân vật cô giáo phải nhẹ nhàng mực thước, lời thoại của em bé gái thì phải nũng nịu ngây thơ, lời thoại của nhân vật có tính cách xấu thì phải toát lên vẻ cộc lốc, đanh đá, chua ngoa…….. + Dùng để bày tỏ thái độ dè bỉu: ôi dào, vẽ chuyện, thôi thôi…. + Dùng để bày tỏ thái độ khó chịu, tức giận: hức, hứ…. + Dùng để bày tỏ thái độ ngạc nhiên, bất ngờ: chao ôi, trời ơi, chà chà, a, ái, chết thật…. + Dùng để bày tỏ thái độ sợ hãi: eo ôi, khiếp, ối….. + Dùng để bày tỏ thái độ nghi ngờ, phỏng đoán: lẽ nào, phải chăng đâu có, đâu phải……. + Dùng để bày tỏ thái độ lạnh nhạt: ờ ờ….. + Dùng để bày tỏ thái độ rủ rê, thúc giục hoặc ngăn ngừa: nào, thôi, thôi đi…. 4. Ngôi kể: a. Kể theo ngôi thứ nhất: Người kể xưng tôi: kể lại những gì mình nghe, nhìn thấy, mình trải qua và vì thế có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. b. Kể theo ngôi thứ ba: Người kể tự giấu mình, không xuất hiện trực tiếp, gọi các nhân vật bằng chính tên gọi của chúng hoặc bằng các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba: ông, bà, anh, chị…. (ấy). Đa số các tác phẩm tự sự đặc biệt là các truyện cổ dân gian đều được kể ở ngôi này. 5. Thứ tự kể trong văn tự sự:
- Có thể kéo theo thứ tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuy ện x ảy ra sau kể sau. Đây là một trình tự thường để kể các truyện dân gian. Ta thường dùng các tập hợp từ chỉ thời gian đặt ở đầu các đoạn truyện: ngày xửa ngày xưa, hồi ấy, một hôm………… Cũng có thể kể theo trình tự các nhân vật. Kể diễn biến cuộc đời của nhân vật này rồi chuyển sang kể diễn biến cuộc đời của nhân vật khác. Trình tự thời gian cũng có thể đảo lộn: Đi từ hiện tại quay về quá khứ, nhắc lại quá khứ để rồi trở về thực tại. 6. Bố cục của bài văn tự sự Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật hoặc tình huống xảy ra câu . b. Thân bài: Kể các tình tiết làm nên câu chuyện. Nếu tác phẩm có nhiều nhân vật thì các tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuyện. c. Kết bài: Sự việc kết thúc, tình trạng và số phận nhân vật ra sao II. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ KIỂU BÀI THƯỜNG GẶP TRONG VĂN TỰ SỰ A . K ể chuyện dân gian ( k ể lại truyền thuyết, truyện cổ tích đã nghe, đã học bằng lời văn của em) Kể lại truyện và chuyển ngôn ngữ của văn bản truyện thành truyện kể theo ngôn ngữ của mình. Mỗi học sinh lại có cách kể khác nhau (có thẻ kể đầy đủ hoặc kể vắn tắt, có thể kể dài hoặc kể ngắn….). Khi kể cần phải tuân theo những nguyên tắc sau: + Bám sát chủ đề, bố cục cốt truyện của truyện dân gian cần kể. + Nắm được các sự việc chính và mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật, trình tự, diễn biến, thời gian, không gian, nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của sự việc. + Có thể chọn ngôi kể và thứ tự kể thích hợp với như cầu biểu hiện nội dung và mục đích giao tiếp
- (Lưu ý: Tự sự dân gian thường chọn thứ tự kể xuôi theo trình tự tự nhiên và mối quan hệ nhân quả của sự việc, tự sự hiện đại có thể thay đổi thứ tự kể (kể ngược) theo ký ức cá nhân). + Biết dùng ngôn ngữ diễn đạt một cách tự tin, chủ động, ít nhiều sáng tạo để trình bày diễn biến của câu chuyện, hành động của nhân vật (nhưng không làm sai lạc chi tiết, tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện dân gian). + Trong cách kể chuyện cần thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ của kể một cách tự nhiên, chân thành. Ví dụ: Lập dàn ý kể lại truyền thuyết Con rồng cháu tiên bằng lời văn của em. a. Mở bài: + Giới thiệu Lạc Long Quân: Mình rồng – con thần Long Nữ .Lên bờ dạy dân trồng trọt. .Diệt trừ yêu quái giúp dân + Giới thiệu Âu Cơ: Ở vùng núi cao phương bắc – dòng họ thần nông .Xinh đẹp tuyệt trần b. Thân bài: + Lạc Long Quân lấy Âu Cơ: Âu Cơ xuống đất Lạc chơi, gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, sống ở cung điện Long Trang. Âu Cơ sinh bọc trăm trứng . Trăm trứng nở trăm con trai, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi + Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay: Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ buồn nhớ, gọi chàng lên than thở Lạc Long Quân an ủi: Lạc Long Quân nòi rồng. Âu Cơ dòng tiên. Tập quán, tính tình không hợp, Lạc Long Quân bàn mỗi người mang theo 50 con, Lạc Long Quân xuống biển, Âu Cơ lên núi, xa nhau nhưng không quên lời hẹn ước. c. Kết bài: + Người con trưởng theo mẹ lên ngôi vua lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, cha truyền con nối làm vua. + Người Việt Nam tự hào là con Rồng cháu Tiên.
- B . K ể chuyện đời thường : Kể chuyện đời thường là kể lại những câu chuyện diễn ra hoặc có thể diễn ra trong đời sống thường ngày mà em có thể được chứng kiến hoặc nghe kể lại. Kể chuyện đời thường có nghĩa là kể về người thật, việc thật. Khi kể phải dựa trên những điều đã quan sát, chứng kiến và bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách chân thành. Các chi tiết đưa vào chuyện phải được chọn lọc, không được gặp đâu kể đấy, nhớ gì kể đấy mà phải kể có mục đích, nhằm làm nổi bật một chủ đề nào đó có ý nghĩa. + Bài tập làm văn kể chuyện đời thường cần thiết có những chi tiết sinh động chân thực, phong phú lấy từ những quan sát, ghi nhận ở cuộc đời. + Mỗi truyện cần có đủ các yếu tố: Truyện kể về sự việc gì ? Sự việc xảy ra ở đâu ? Vào thời điểm nào ? Do ai làm ? Việc diễn ra sao (nguyên nhân, quá trình, kết quả) ? + Người viết cần lựa chọn và sắp xếp các tình tiết, diễn biến câu chuyện một cách có dụng ý nghệ thuật. + Khi kể chuyện đời thường cần bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người kể, những cảm xúc sáng tạo ấy phải chân thành, gắn với thực tiễn và có ý nghĩa. + Có thể chọn ngôi kể và thứ tự kể thích hợp với nhu cầu biểu hiện nội dung và mục đích giao tiếp Ví dụ: Lập dàn ý: Kể lại một kỷ niệm thời thơ ấu 1. Mở bài: + Giới thiệu nỗi nhớ về một người bạn thân thời thơ ấu dưới mái trường tiểu học và câu chuyện giữa mình và bạn. + Cảm xúc khi nhớ lại sự việc không thể quên đó. 2. Thân bài: a. Diễn biến sự việc theo trình tự thời gian, không gian (hoàn cảnh thời gian, không gian)
- + Trong giờ học, cây bút mực bị tắc không viết được + Bạn thân đưa cho mượn cây bút để viết + Đó là kỷ vật thiêng liêng mà anh trai bạn để lại + Vô tâm không trả bạn ngay + Trên đường đi học về, bị ngã, cặp văng tung tóe, rơi mất bút, thầm nghĩ (chuyện đơn giản) sẽ đền bạn cây bút khác đẹp hơn. + Biết mất bút, bạn buồn, gặng hỏi chỗ mất bút để đi tìm. + Hai ngày bạn không đến lớp vì sốt cao. + Đến nhà, biết bạn ốm nặng vì đã dầm mưa tìm bút b Kết quả của sự việc: + Bạn bị sốt cao, cảm nặng, viêm phổi cấp, phải đưa đi cấp cứu, nằm viên hai ngày. + Ân hận trách mình vô tâm và xin lỗi bạn. c. Dụng ý kể chuyện( ý nghĩa câu chuyện) + Phê phán lối sống vô tâm, trân trọng, đề cao tình cảm yêu thương của con người với nhau. 3. Kết bài: + Những cảm xúc, suy nghĩ của em về sự việc: Mong bạn chóng khỏe, rút ra bài học về sự trân trọng tình cảm – thứ tài sản thiêng liêng và cao quý nhất. 3. Kể chuyện tưởng tượng: Kể chuyện tưởng tượng là kiểu bài sáng tạo, người viết, người kể kể lại một chuyện nào đó bằng trí tưởng tượng, sáng tạo trên cơ sở những chi tiết đã có trong sách vở hay trong thực tiễn nhưng phải có ý nghĩa. Kể chuyện tưởng tượng dựa vào logic tự nhiên chứ không phải theo cách sao chép (tường thuật) một câu chuyện có sẵn. Yếu tố tưởng tượng làm cho câu chuyện thêm phần thú vị, hấp dẫn.
- Cần xác định rõ đề tài (chủ đề), nhân vật, ngôi kể, trình tự kể… đặc biệt là sáng tạo thêm những chi tiết có tính hư cấu, tưởng tượng. Có thể sáng tạo ra các chi tiết tưởng tượng bằng cách: + Thay ngôi kể (hình dung mình là một nhân vật) trong câu chuyện nào đó để kể lại chuyện + Mượn lời một đồ vật, con vật (nhân hóa các nhân vật này) để kể lại chuyện + Tưởng tượng các tình tiết mới, kết cục mới cho câu chuyện. Có thể chọn ngôi kể, thứ tự kể thích hợp với nhu cầu biểu hiện nội dung và mục đích giao tiếp. Dàn bài chung: 3.1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?…). 3.2.Thân bài: Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện do mình tưởng tượng ra.(Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,…và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động). 3.3.Kết bài: Nêu phần kết của câu chuyện (Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu? gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?) Ví dụ: Lập dàn ý đóng vai Lang Liêu, kể lại chuyện “ Bánh chưng, bánh Giầy ” 1. Mở bài: + Tự giới thiệu tôi tên là Lang Liêu con thứ mười tám của Vua Hùng, mẹ mất sớm, quen việc đồng áng, nhà nhiều lúa, khoai. 2. Thân bài: + Được vua cha gọi đến để cùng với các anh bàn việc chọn người nối ngôi. + Suy nghĩ về lời vua cha “Tổ tiên ta……chứng giám ”: cha không theo nếp cũ để chọn người nối ngôi mà ta muốn chọn người xứng đáng.
- + Bản thân tôi muốn có lễ vật dâng Tiên vương, bày tỏ lòng hiếu thảo, không mong muốn ngôi vị vì đã quen lao động. + Đi tìm lễ vật: buồn vì nhà chỉ có lúa gạo bình thường, không thể dâng tiên vương sơn hào hải vị như các lang khác. + Được thần báo mộng: Thần xuất hiện với lời thần: “ Trong trời đất…Tiên vương ”. + Suy nghĩ về lời thần và làm bánh chưng, bánh giầy từ lúa gạo. + Ngày dâng bánh lễ Tiên vương: Rất lo khi thấy lễ vật của các lang khác nhưng vẫn vững tin vào lòng thành kính của mình và sự công tâm sáng suốt của vua cha. + Ngạc nhiên khi thấy vua cha đặt tên cho bánh, thấy lời vua đúng ý thần và suy nghĩ của mình, hiểu ý vua muốn dân ấm no, ngai vàng bền vững nên càng cảm phục vua cha. + Bất ngờ, sung sướng vì được chọn nối ngôi (ngoài mong ước) và hiểu cần phải nối chí vua cha. 3. Kết bài: + Từ khi làm vua, càng chăm lo cuộc sống của nhân dân và khuyến khích nghề trồng lúa, giữ phong tục làm bánh chưng, bánh giầy vào những dịp lễ tết. + Tục làm bánh chưng, bánh giầy xuất hiện, vui vì mọi người đều hiểu ý nghĩa bánh mình làm. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị của ngày tết: “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh ”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ ÔN TẬP ANH VĂN 1
4 p | 96 | 10
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 8 năm 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Hiền
13 p | 134 | 8
-
ĐỀ LUYỆN TẬP ANH VĂN
1 p | 131 | 7
-
ĐỀ ÔN TẬP ANH VĂN SỐ 01
3 p | 135 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông
15 p | 11 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7
15 p | 45 | 4
-
Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2
11 p | 59 | 4
-
ĐỀ ÔN TẬP ANH VĂN SỐ 03
3 p | 88 | 4
-
ĐỀ ÔN TẬP ANH VĂN SỐ 02
3 p | 105 | 3
-
ĐỀ ÔN TẬP ANH VĂN SỐ 04
3 p | 82 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 16: Ôn tập phần tập làm văn
17 p | 20 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Phú Thị, Gia Lâm
5 p | 9 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
2 p | 27 | 2
-
Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2 năm học 2016-2017
9 p | 45 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Phú Thị, Gia Lâm
5 p | 5 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều
7 p | 2 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn