intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương thi hết môn Nhà nước pháp luật và Quản lý hành chính - Phan Thanh Hiền

Chia sẻ: Phan Thanh Hien Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

774
lượt xem
217
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đề cương thi hết môn Nhà nước pháp luật và Quản lý hành chính" gồm 78 câu hỏi có kèm theo đáp án giúp bạn hệ thống lại các kiến thức về nhà nước, pháp luật, quản lý hành chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương thi hết môn Nhà nước pháp luật và Quản lý hành chính - Phan Thanh Hiền

  1. Đề cương tự soạn-Phan Thanh Hiền Câu 1: Nhà nước là gì? - Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý XH nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền. Câu 2: Chỉnh thể nước ta được gọi là CHXHCNVN vào năm nào? - HP 1980 Câu 3: NN CNXHCN VN được xác định là NN pháp quyền XHCN, được ghi nhận lần đầu tiên trong văn bản nào của Đảng? - Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCHTW khóa VII ngày 19/11/1991. Câu 4: Lịch sử XH VN đã trải qua tuần tự những kiểu Nhà nước nào? - Phong kiến, XHCN. Câu 5: Lịch sử loài người đã tồn tại mấy kiểu Nhà nước, bao gồm các kiểu Nhà nước nào? - 5 kiểu: CXNT; CHNL; PK; TBCN; XHCN. Câu 6: Tính giai cấp của NN thể hiện như thế nào? - Phục vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, giai cấp nắm quyền. Câu 7: Hội đồng nhân dân và UBND làm việc theo chế độ nào? - Chế độ tập thể. Câu 8: Nêu địa vị pháp lý của Chính phủ nước CHXHCNVN? - Là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính NN cao nhất của nước CH XHCNVN. Câu 9: Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào? - Quyết định. Câu 10: Chế độ thẩm phán các cấp của TAND hiện nay được thực hiện theo nguyên tắc nào? - Tuyển chọn, bổ nhiệm. Câu 11: Cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào? - Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Câu 12: Việc quyết định nâng đơn vị hành chính tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền của cơ quan nảo? - Chính phủ. Câu 13: HĐND cấp tỉnh ra Nghị quyết trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, cơ quan hoặc các nhân nào có thẩm quyền bãi bỏ? - Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Câu 14: Định nhĩa pháp luật XHCN. - Là hệ thống những quy tắc xử sự chung cho NN XHCN ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Câu 15: Hình thức nào thể hiện nội dung của pháp luật XHCN? - Văn bản quy phạm pháp luật. Câu 16: Cơ sở phát sinh quan hệ pháp luật: - Quy phạm pháp luật. - Các bên tham gia có năng lực chủ thể. - Sự kiện pháp lý. 1
  2. Đề cương tự soạn-Phan Thanh Hiền Câu 17: Trong lịch sử xã hội loài người đã có mấy hình thức pháp luật, đó là những hình thức nào? ­ Tập quán pháp ­ Tiền lệ pháp, án lệ ­ Văn bản pháp luật Câu 18: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện như thế nào? - Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị , sức mạnh của nhà nước. Câu 19: Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử có quyền gì? - Quyền độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Câu 20: Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? - 1- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 2- Được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; 3- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 4- Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu l ực cũng đ ồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ l ại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới. Câu 21: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm những hình thức nào? - Hình thức bên trong của PL gồm: Ngành luật; chế định PL; quy phạm pháp luật. - Hình thức bên ngoài của PL gồm: Tập quan pháp; tiền lệ pháp; văn bản QPPL. Câu 22: Năng lực của chủ thể pháp luật gồm những năng lực nào? - Công dân: Là khả năng của người công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ do PL quy định để họ có thể tham gia vào các quan hệ PL cụ thể. - Tổ chức: Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Câu 23: Trong bộ máy Nhà nước XHCN có sự phân công, phân nhiệm hay phân quyền? - Phân công. Câu 24: Định nghĩa pháp chế. - Là một chế độ XH mà ở đó chủ thể đều sống và làm theo pháp luật. Câu 25: Mọi quy phạm pháp luật luôn có các bộ phận cấu thành nào? - Nguyên tắc chung : “Một QPPL được cấu thành bởi 3 bộ phận :Giả định, quy định và chế tài - Không phải tất cả mọi QPPL đều chứa đựng cả 3 bộ phận này. Câu 26: Ông M………. - Chế tài hành chính. Câu 27 : Quyền công tố trước tòa là quyền gì? của cơ quan nào? - Là quyền khởi tố, điều tra, truy tố và buộc tội người có hành vi vi phạm trước tòa . - Cơ quan Viện kiểm sát Câu 28: Hình thức hoạt động thường xuyên của Chính phủ là : - Hình thức hoạt động tập thể (các phiên họp của Chính phủ). Câu 29: Chế tài có các loại nào: 4 loại - Kỷ luật, hình sự, hành chính, dân sự. 2
  3. Đề cương tự soạn-Phan Thanh Hiền Câu 30: Dấu hiệu của hành vi pháp luật: - Vi phạm pháp luật là hành vi xác định con người cụ thể - Hành vi đó trái với các quy định của PL hiện hành - Hành vi đó chứa đựng lỗi cố ý hoặc vô ý của chủ thể . - Chủ thể của hành vi phải có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định. Câu 31: Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì phải cần làm gì? - Trong XD PL khi xác định địa vị pháp lí của các chủ thể PL, cần phải quán triệt tư tưởng : quyền phải đi đôi với nghĩa vụ, có quyền phải có nghĩa vụ và ngược lại quyền và nghĩa vụ phải tương ứng với nhau . Nguyên tắc này có ý nghĩa với tất cả mọi người, không kể giữ chức vụ nào, khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 32: Tinh giản hay tinh giảm biên chế: Tinh giản. Câu 33: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có qui định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản nào? - Văn bản ban hành sau Câu 34: Các hình thức kỉ luật đối với Cán bộ từ thấp đến cao theo luật CBCC năm 2008 (áp dụng 01/01/2010): - Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Câu 35: Các hình thức kỉ luật đối với Công chức từ thấp đến cao theo Luật CBCC năm 2008 (áp dụng 01/01/2010): - Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc Câu 36: Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai là ai? - Nhà nước, tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Câu 37: Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là ai? - Cá nhân, tổ chức Câu 38: Tổ chức XH được thành lập theo nguyên tắc nào? - Tự nguyện. Câu 39: Tính chấp hành và điều hành là đặc tính riêng của hệ thống quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp? - Hành pháp. Câu 40: Hãy chọn phong cách lãnh đạo tối ưu……………… - Phong cách lãnh đạo dân chủ . Câu 41: Vị trí pháp lý của HĐND được quy định trong Luật tổ chức HĐND; UBND năm 2004 như thé nào? - Là cơ quan quyền lực NN ở địa phương, đại diện ý chí, nguyên vọng, quyền làm chủ của nhân dân do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan NN cấp trên. Câu 42: Khi thực hiện các phương pháp quản lý HCCNN phải đáp ứng các yêu cầu nào? - Tính khả thi - Tính phù hợp, linh hoạt, chủ động, sáng tạo, thống nhất - Tính dân chủ. Câu 43: Cấu thành của vi phạm pháp luật. Gồm có 4 bộ phận: ­ Măt chu quan: đươc hiểu la những yếu tố bên trong cua chu thể thực hiện hanh vi vi pham phap  ̣ ̉ ̣ ̀ ̉ ̉ ̀ ̣ ́ luât. Bao gồm lỗi cố y trực tiếp, lỗi cố y gian tiếp, lỗi vô y do qua tự tin. lỗi vô y do cẩu tha. ̣ ́ ́ ́ ́ ́ ́ ̉ ­ Măt khach quan: gôm cac dấu hiêu hanh vi trai phap luật, hậu qua, quan hệ nhân qua, đia điểm ,  ̣ ́ ̀ ́ ̀ ́ ́ ̉ ̣̉ 3
  4. Đề cương tự soạn-Phan Thanh Hiền thơi gian, phương tiện vi pham ̀ ̣ ­ Chu thể cua vi pham phap luật phai co năng lực hanh vi. ̉ ̉ ̣ ́ ̉ ́ ̀ ­ Khach thể: la quan hệ XH bi xâm hai. Tinh chất cua khach thể la tiêu chi quan trong để xac đinh  ́ ̀ ̣ ̣ ́ ̉ ́ ̀ ́ ̣ ́ ̣ mưc độ nguy hiểm cua hanh vi. ́ ̉ ̀ Câu 44: Hiệu quả quản lý HCNN được đánh giá dựa trên tiêu chí nào? - Trình độ phát triển của XH - Hiệu quả quản lý của từng ngành trong lĩnh vực. - Hiệu quả hoạt độngt rong từng cơ quan, tổ chức Câu 45: Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp nhằm: - Phát huy quyền làm chủ của CBCC, của nhân dân - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý HCNN . - Đấu trang chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Câu 46: Cải cách HCNN là nhằm đổi mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan nào? - Của hệ thống cơ quan NN. Câu 47: Tiêu chí để phân biệt hợp đồng kinh tế và Hợp đồng dân sự là: - Mục đích của HĐ. - Chủ thể kí kết HĐ - Hình thức của HĐ. Câu 48: Thời hiệu khiếu nại QĐHC, hành vi HC là bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận QĐHC hoặc biết được có hành vi hành chính. - 90 ngày Câu 49: Cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ, đó là cán bộ bị hình thức gì? - Hình thức kỷ luật cách chức. Câu 50: Cưỡng chế hành chính là : biện pháp cưỡng chế NN do các cơ quan và CB có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với các cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số các nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa vì lý do ANQP hoặc vì lợi ích quốc gia. Câu 51: Pháp lệnh là một loại VBQPPL do cơ quan nào ban hành ? - Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành. Câu 52: Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành QĐQP PL? - Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chính phủ, Tòa án NDTC, Viện kiểm sát NDTC, Bộ và các cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND các cấp. Câu 53: Hoạt động quản lý được xác lập khi có đủ các yếu tố nào? đủ 4 yếu tố cơ bản: - Chủ thể quản lý - Khách thể quản lý. - Mục đích quản lý - Môi trường và điều kiện tổ chức. Câu 54: Hoạt động QLHCNN diễn ra bằng các hình thức cơ bản nào? Gồm 6 hình thức : - HT ra VB QLHCNN - HT Tổ chức hội nghị - HT sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong QL của các cơ quan QLHCNN - HT phối hợp, kết hợp - HT tác nghiệp xử lý điều hành công việc 4
  5. Đề cương tự soạn-Phan Thanh Hiền - HT kiểm tra, thanh tra, giám sat việc thực hiện các quyết định QL. Câu 55: Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định QLHCNN gồm bao nhiêu bước? * Giai đoạn ban hành quyết định hành chính:4 bước ­ Bước 1: Điều tra, nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin, phân tích, đánh giá tình hình căn cứ ra  QĐ, dự đoán lập ra phương án và lựa chọn phương án tốt nhất. ­ Bước 2: Soạn thảo quyết định ­ Bước 3: Thông qua QĐ ­ Bước 4: Ra văn bản *. Giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định hành chính:3 bước ­ Bước 1: Nhanh chóng triển khai để thực hiện QĐ ­ Bước 2: Tổ chức thực hiện quyết định ­ Bước 3: Xử lý thông tin phản hồ, điều chỉnh quyết định kịp thời. Câu 56: Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được áp dụng để cải cách cái gì? - Thủ tục hành chính. Câu 57: Các Bộ và cơ quan ngang Bộ là : Cơ quan của CP, thực hiện chức năng quản lý NN đối  với Ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Câu 58: Khi ông A tranh chấp đất đai với ông B, vai trò của UBND xã trước tiên là làm gì? - Hòa giải. Câu 59: Dịch vụ nào là dịch vụ hành chính công? - Dịch vụ giải quyết hồ sơ về đất đai, xây dựng, tư pháp, hộ tịch, chính sách xã hội và cư trú… Câu 60: Các hình thức xử phạt chính đối với vi phạm hành chính bao gồm: Cảnh cáo - Phát tiền - Trục xuất - - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. - Tịch thu tang vật Câu 61: Cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan tổ chức,  đơn vị này đến làm việc ở cơ quan tổ chức, đơn vị khác, đó là hình thức: - Điều động. Câu 62: Đối tượng điều chỉnh Luật Hình sự: - Nhóm quan hệ xã hội về tài sản - Nhóm quan hệ nhân thân Câu 63: Năng lực lập di chúc:  Người đã thành niên có quyền lập di chúc trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc  - mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. - Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người  giám hộ đồng ý. Câu 64: Ủy ban Thường vụ Quốc hội là: Cơ quan Thường trực Quốc hội. Câu 65: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hình sự là:  phương pháp quyền uy. - Câu 66: Áp dụng quy phạm pháp luật là việc của ai? 5
  6. Đề cương tự soạn-Phan Thanh Hiền là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật hiện hành để  - giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà  nước.  Câu 67: Quốc hội nước CHXHCN VN có nhiệm kỳ : - 5 năm Câu 68: Phương thức hoạt động cơ bản của NN CHXHCNVN thường diễn ra dưới những  hình thức cơ bản nào? HT chính thể: Cộng hòa dân chủ nhân dân được biểu hiện: - + Cơ quan nhà nước cao nhất được toàn thể nhân dân bầu ra. + Cơ quan nhà nước cao nhất thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực NN theo nhiệm kỳ. + Tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực cao nhất theo ngtắc tập trung DC. - HT cấu trúc NN đó là hình thức cấu trúc NN đơn nhất được biểu hiện: + NN tồn tại và ptr trên 1 lãnh thổ duy nhất là VN, lãnh thổ được phận chia thành các đơn vi HC trực thuộc. Nước chia thành Tỉnh, TP trực thuộc TW; tỉnh chia thành  huyện, TP thuộc tỉnh và thị xã (TP trực thuộc TW chia thành quận, huyện và thị xã; huyện  chia thành xã, thị trấn (TX chia thành phường và xã; quận chia thành phường. + NN có chủ quyền QG + NN có cơ quan quyền lực NN cao I đó là QH, một cơ quan HC cao I là CP, 1 toà án NDTC  và VKSND. Có 1 hệ thống PL thống nhất, HP và đạo luật gốc, đạo luật cơ bản thực thi thống  nhất trên phạm vi toàn quốc. ­ Chế độ chính trị: NN ta sử dụng 1 hệ thống và PP DC thực hiện rộng rãi được biểu hiện: + Hình thức DC đó là HT DC gián tiếp và DC trực tiếp. DC gián tiếp là ND thực hiện quyền  lực nhà nước thông qua các cơ quan đại diện đó là QH và HĐND. DC trực tiếp được hiểu là  ND trực tiếp tham gia vào việc thực hiện quyền lực NN như: quyền bầu cử, ứng cử theo quy  định của HP, quyền kiến nghị, thỏa thuận góp ý kiến về những vấn đề thuộc đường lối, CT  của Đảng, CS PL của NN, CBCC NN  + PP thực hiện quyền lực NN đó là giáo dục, động viên, lôi cuốn thuyết phục vá xử lý  nghiệm những hành vi vi phạm PL. Câu 69: Một hành vi được xác định là tội phạm sẽ bị áp dụng mấy hình phạt: - Một hoặc một số biện pháp cưỡng chế hình sự của Nhà nước.  Câu 70: Các Sở, Phòng được gọi là cơ quan gì? - Cơ quan hành chính sự nghiệp. Câu 71: Cơ quan có quyền hủy kết hôn trái pháp luật? - Viện Kiểm sát nhân dân. Câu 72: Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân thành mấy loại? 4 loại a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên 6
  7. Đề cương tự soạn-Phan Thanh Hiền Câu 73: Thời hiệu khiếu nại QĐ kỷ luật CB,CC là bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật - 15 ngày Câu 74: Đối tượng của khiếu nại hành chính - Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật. Câu 75: Cải cách hành chính Nhà nước là nhằm đổi mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan nào? - Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước Câu 76: Địa vị pháp lý của các Bộ và cơ quan ngang Bộ. - Là cơ quan hành chính nhà nước ở TW. Câu 77: Hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm những cơ quan nào? - Đảng CSVN - NN CH XHCNVN - MTTQ và các tổ chức thành viên Câu 78 : Khách thể của QLHSNN là: - Trật tự QLHCNN trên các lĩnh vực - Hành vi cá nhân, công dân, CBCC, tập thể. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1