intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề giao lưu câu lạc bộ môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Sầm Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

63
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề giao lưu câu lạc bộ môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Sầm Sơn” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề giao lưu câu lạc bộ môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Sầm Sơn

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU CÂU LẠC BỘ HỌC SINH LỚP 5 THÀNH PHỐ SẦM SƠN NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Tiếng Việt Ngày thi: 12/4/2023 Thời gian: 60 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (1 điểm). Ý nào đúng trong các câu sau nói về quan hệ gia đình. a) Không thầy đố mày làm nên. b) Anh em như thể tay chân. c) Nhất tự vi sư bán tự vi sư. d) Đói cho sạch rách cho thơm. Câu 2. (1 điểm). Chọn ý đúng nhất cho lời giải nghĩa đối với từ môi trường. a) Toàn bộ cảnh tự nhiên và xã hội tạo thành những điều kiện sống bên ngoài con người. b) Toàn bộ cảnh tự nhiên tạo thành những điều kiện sống bên ngoài con người. c) Toàn bộ cảnh tự nhiên và xã hội tạo thành những điều kiện sống bên ngoài con người hoặc sinh vật. Câu 3. (3 điểm). Cho các từ sau: giận, êm ấm, yêu thương, hờn, nóng nảy, ngủ, thuỷ chung, óng ả, nhanh, nóng nực, phố phường, che chở, bối rối, xe đạp, nghỉ ngơi. a) Dựa vào cấu tạo từ. hãy xếp các từ trên thành 3 nhóm. Đặt tên cho mỗi nhóm. b) Dựa vào từ loại, xếp các từ trên thành 3 nhóm. Đặt tên cho mỗi nhóm. Câu 4. (2 điểm). Câu thơ sau có những hình ảnh nào đối lập nhau? Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận được điều gì? Mồ hôi xuống, cây mọc lên Ăn no, đánh thắng, dân yên, nước giàu. (Thanh Tịnh) Câu 5. (3 điểm) Xác định Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a) Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. b) Đây là nơi tiếp khách của bố mẹ và là nơi sinh hoạt vào buổi tối của gia đình em. c) Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt. Câu 6. (3 điểm): Các từ ngữ được in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm gì chung? a) mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào. b) lạnh ngắt, lạnh buốt, lạnh lẽo, lạnh cóng. c) cánh buồm, cánh chim, cánh diều, cánh quạt. d) đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng. Câu 7. (7 điểm): Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có cảnh bình minh đẹp. Hãy tả lại một buổi bình minh mà em có dịp quan sát, thưởng thức. Hết./. Họ và tên thí sinh …………………………………… Số báo danh: …………………. * Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT Câu 1. (1 điểm). Ý đúng nhất là: Ý b. Câu 2. (1 điểm). Ý c Câu 3. (3 điểm). a) (1,5 điểm) Mỗi từ đúng được 0,1 điểm. - Từ đơn: Hờn, giận, ngủ, nhanh. - Từ ghép: êm ấm, yêu thương, thuỷ chung, nóng nực, che chở, phố phường, xe đạp. - Từ láy: nóng nảy, óng ả, nghỉ ngơi, bối rối. b) (1,5 điểm) Mỗi từ đúng được 0,1 điểm. - Danh từ: phố phường, xe đạp - Động từ: hờn, giận, ngủ, yêu thương, che chở, nghỉ ngơi - Tính từ: nhanh, êm ấm, thuỷ chung, nóng nực, nóng nảy, óng ả, bối rối Câu 4. (2 điểm) - Câu thơ có những hình ảnh đối lập nhau là: “Mồ hôi xuống” > < “cây mọc lên” - Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận rõ nét hơn những thành quả lao động do sức lực của con người tạo ra, giúp người đọc càng thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn do lao động mang lại: Nhờ có lao động, con người mới có lương thực để “ăn no”, , có sức lực để “đánh thắng”, để cho “dân yên”, từ đó đất nước mới giàu mạnh. Câu 5. (3 điểm) Mỗi câu xác định đúng cho 1 điểm. a) CN 1: Phố VN 1: ít người, CN2: con đường ven sông VN2: như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. b) CN: Đây VN: là nơi tiếp khách của bố mẹ và là nơi sinh hoạt vào buổi tối của gia đình em. c) TN: Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại CN: khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều VN: cũng chấm dứt. Câu 6. (3 điểm): a) mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào.– Từ láy (0,75 điểm) b) lạnh ngắt, lạnh buốt, lạnh lẽo, lạnh cóng.– Từ đồng nghĩa (0,75 điểm)
  3. c) cánh buồm, cánh chim, cánh diều, cánh quạt. – Từ nhiều nghĩa (0,75 điểm) d) đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng. – Từ đồng âm (0,75 điểm) Câu 7 (7 điểm). * Yêu cầu cần đạt: - Viết đúng theo yêu cầu văn tả cảnh (Tả một buổi bình minh mình có dịp quan sát, thưởng thức). - HS lựa chọn tả được những cảnh vật buổi sáng (khí trời, sương mai, mặt trời mọc, ánh nắng ban mai, cảnh bầu trời, cảnh vật xung quanh…), tả theo đúng trình tự thời gian và không gian; biết thể hiện cảm nhận thưởng thức qua những cảnh vật đó. - Bài viết diễn đạt đúng trọng tâm của đề, dùng từ ngữ giàu hình ảnh và gợi tả… làm cho bài văn sinh động; lời văn trôi chảy, trong sáng, rõ ý; kết cấu chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả thông thường cũng như mắc lỗi về từ và câu. * Thang điểm: - Điểm 6 - 7: Bài viết thể hiện được những yêu cầu trên, ý tưởng phong phú, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Kết hợp hài hòa giữa tả và nêu cảm xúc, sử dụng được các biện pháp nghệ thuật đã học. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả và ngữ pháp. - Điểm 5 – dưới 6: Bài viết tương đối đủ ý, bố cục rõ ràng, hành văn trôi chảy, tả kết hợp với nêu cảm xúc, mắc ít lỗi chính tả và ngữ pháp, chữ viết rõ ràng. - Điểm 4- dưới 5: Bài viết đúng yêu cầu đề ra; văn viết tương đối trôi chảy, sai không quá 4 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 – 4: Bài viết có bố cục đầy đủ, ý tưởng còn nghèo nàn, diễn đạt chưa được trôi chảy. - Điểm 1 – 2: Bài biết có bố cục chưa rõ ràng, ý tưởng nghèo nàn, hành văn không trôi chảy. - Điểm 0: Bài viết lạc đề. Hết. (Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm. Trong quá trình chấm bài người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh ) *Lưu ý: Tổng điểm toàn bài tối đa là 20 điểm (không làm tròn điểm số). Giáo viên cho điểm thành phần như hướng dẫn chấm. Tuy nhiên, trong quá trình chấm bài, giáo viên vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm để cho điểm thích hợp, thoả đáng với từng bài cụ thể của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1