Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Thị trấn Gio Linh
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý. Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. Giúp giáo viên: Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt; Tự tòm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng; Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Phân môn tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng trong đó chú trọng vào các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, học sinh phải được hình thành và rèn luyện năng lực trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau. Để sản sinh được các bài văn này, học sinh phải có thêm nhiều kĩ năng khác. Đó là các kĩ năng phân tích đề, quan sát, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn... các kĩ năng này không được phân môn nào trong môn Tiếng Việt rèn luyện và phát triển ngoài phân môn Tập làm văn, cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của phân môn Tập làm văn là giúp học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức, dần dần nắm được cách viết các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau do chương trình quy định. Ở phân môn Tập làm văn, thể loại văn miêu tả là một trong những kiểu bài thuộc phong cách nghệ thuật chiếm nhiều thời gian học tập nhất. Chương trình Tập làm văn lớp 5 tiếp tục dạy về văn miêu tả. Để giúp học sinh học tốt văn miêu tả thì các em phải hình thành được các kĩ năng như: quan sát đối tượng miêu tả, có óc tưởng tượng, sự quan sát tinh tế, biết rung động trước cái đẹp, lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả… Riêng ở lớp 5, chương trình còn chú trọng rèn luyện một số kĩ năng bộ phận gắn với đặc điểm của kiểu bài cụ thể. Ví dụ: luyện tập về cách tả từng phần của cảnh theo không gian, tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian, tả ngoại hình của người, tả hoạt động của người. Với học sinh lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là rất cần thiết. Học tốt văn miêu tả là điều kiện tốt để các em học tốt các môn học khác và học lên lớp trên. Viết được bài văn miêu tả đúng và hay sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em, giúp các em khám phá được cái đẹp qua việc xây dựng văn bản, các em thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Qua thực tế giảng dạy ở lớp mình, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là một phân môn khó nhất trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu là xây dựng các văn bản ( nói và viết), học sinh phải huy động tất cả các kiến thức tiếp thu được qua việc học Tập đọc, Chính tả, Luyện từ câu, Kể chuyện...Trong khi đó, học sinh Tiểu học vốn sống còn hạn chế, vốn từ lại chưa phong phú. Học sinh chưa biết tự mình viết lên những gì mình quan sát được. Các em thiếu ý tưởng để triển khai bài viết, ít quan sát thực tế, chưa có cảm xúc khi làm bài,… nên để đạt được các yêu cầu trên là điều không dễ chút nào. Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học; từ vị trí, nhiệm Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 1
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 vụ và yêu cầu của phân môn Tập làm văn; từ một số tồn tại và vướng mắc trong quá trình dạy và học Tập làm văn của cả giáo viên và học sinh; từ các chuyên đề, thực tế dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5. 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh lớp 5: Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý. Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. Giúp giáo viên: Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt; Tự tòm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng; Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy học văn miêu tả lớp 5. Thực trạng dạy văn miêu tả lớp 5. Một số biện pháp dạy học văn miêu tả lớp 5. 4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5B. Thể loại văn miêu tả: Tả người và tả cảnh lớp 5. 5. Phương pháp thực hiện: Phương pháp nghiên cứu lý luận (Đọc tài liệu). Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp điều tra, phỏng vấn. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. 6. Phạm vi nghiên cứu: Các dạng văn miêu tả ở lớp 5: Luyện tập tả cảnh; Luyện tập tả người. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 2
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Thực trạng dạy học viết văn miêu tả của học sinh lớp 5 trường tôi tiểu học Thị trấn Gio Linh năm học 2015 2016. B. NỘI DUNG CHÍNH Chương I. Cơ sở lí luận: 1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học là bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học. Phương pháp dạy: Phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục thái độ và hình thành ý thức đúng đắn cho học sinh. Phương pháp học: Phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách cho người học. Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ đem lại kết quả theo dự định. Nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng. Bất kì phương pháp nào, cho dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành luyện tập, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng biết tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức được những quy luật khách quan của đối tượng thì mới đề ra những biện pháp cùng với những phương tiện tương ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn. 2. Khái niệm về văn miêu tả: Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét cụ thể về người, vật, cảnh vật sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không phải thể hiện chính xác, rõ nét, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà mình yêu mến, thích thú. Vì vậy qua bài làm của mình các em phải gửi gắm tình yêu thương với những gì mình miêu tả. 3. Đặc điểm của văn miêu tả: a. Văn miêu tả là thể văn sáng tác Văn miêu tả không phải là sự sao chép, chụp lại những sự vật, sự việc, con người một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, riêng biệt của người viết. Nếu như miêu tả một cây hoa, một con mèo, hay một cái cặp… mà ai cũng tả như nhau thì không ai thích đọc cả. Khi ta bắt gặp một đoạn văn miêu tả ta đọc cảm thấy Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 3
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 rất hay và khâm phục người viết. Nhưng lần sau ta lại bắt gặp cũng đoạn văn miêu tả đó thì ta sẽ thấy không hay nữa. b. Tính chân thật trong văn miêu tả Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản cái mới mẻ của người viết. Nhưng như vậy không có nghĩa văn miêu tả cho phép người viết bịa một cách tuỳ tiện, muốn nói sao thì nói, viết sao thì viết. Khi miêu tả cái mới, cái riêng phải gắn chặt với cái chân thật. Thấy đúng như thế nào thì tả như vậy. c. Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình Đây là một đặc điểm nổi bật của văn miêu tả. Trong miêu tả người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng. Có khi người ta so sánh người với người: “Cô giáo có dáng người mềm mại, thanh thoát như một diễn viên múa” hay “Bạn ấy hát chẳng khác nào một ca sĩ chuyên nghiệp”… hoặc người ta có thể so sánh người với vật: “Trông anh ta như một con gấu, dáng vẻ ngơ ngác như một con nai”… Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to hoặc ngược lại hay so sánh tương đồng: “Sông rộng lắm, lồng lộng mênh mông như vầng trán mẹ”; “Dòng sông mềm mại uốn lượn như dải lụa vắt qua cánh đồng”; “Sóng vỗ mạn thuyền rì rầm như là người mẹ âu yếm vỗ về trước lúc con đi”; “Bến cảng dang rộng cánh tay chào đón thuyền như vòng tay ân tình của những người mẹ ôm ấp những đứa con thân yêu”… Trong miêu tả người ta thường hay nhân hoá. Điều đó ai cũng biết. Nhưng chỉ cần chú ý là người ta có thể nhân hoá theo nhiều cách. Nhân hoá để tả bên ngoài, có khi nhân hoá để tả tâm trạng. Ví dụ: “Giản dị nhất là cây na với chiếc áo xanh bàng bạc. Hoa na trắng xanh khéo léo núp sau đám lá như e thẹn như ngượng ngùng, khi người ta ngửi thấy hương thơm ngọt ngào của mình”; “Chị gió đánh nhịp cho cây hát rì rào, vào bản nhạc đầu tiên của một ngày mới” ; “Dòng sông chảy lặng lờ như một con đò nhớ về năm xưa” ; “Hay chiếc lá úa dính đầy bụi, thân lá như đang thoi thóp, gân lá nổi cao như lưu luyến khung trời mà ngày nào lá cũng reo vui với chim chóc”…. Có khi vừa so sánh vừa nhân hoá: “Như để khoe hết vẻ đẹp của mình những bông hoa từ từ hé nở để lộ nhụy hoa vàng toả hương thơm ngát khiến ong bướm về đây tụ hội…” .v.v. Do đó, khi viết một bài văn miêu tả, người viết phải huy động, chọn lọc kiến thức về ngôn ngữ của mình để “tô điểm” cho người và sự vật làm cho chúng hiện lên qua từng trang miêu tả sống động như trong đời sống thực. d. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ và chứa đựng tình cảm của người viết Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào trong thực tế khách quan cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả. Nhưng không phải bất kỳ một hiện tượng miêu tả nào cũng trở thành văn miêu tả. Văn miêu tả phải là loại văn giàu những cảm Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 4
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 xúc, những rung động, những nhận xét tinh tế, dồi dào sáng tạo nhằm mục đích thông báo thẩm mỹ. Người đọc qua văn bản miêu tả nhận thức thực tế khách quan không phải bằng con đường lý trí mà chủ yếu bằng những cảm xúc, những rung động mạnh mẽ của tâm hồn. e. Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh Ngôn ngữ trong văn miêu tả là sự phong phú, đa dạng của các tính từ. Có thể thấy đủ loại tính từ: màu sắc, tính chất, đánh giá … đan xen nhau tạo thành những chùm sáng ngôn ngữ lung linh trong lòng người đọc, gợi lên trong lòng họ những cảm xúc, tình cảm, ấn tượng, hình ảnh về sự vật được miêu tả. Ngôn ngữ miêu tả là giai điệu chủ đạo trong văn bản miêu tả. Và người viết còn đan xen giai điệu phụ trợ như: tường thuật, kể chuyện … làm cho việc trình bày nội dung sinh động hơn giúp người đọc hứng thú trong việc tiếp nhận văn bản. Khi viết về “Sầu riêng” tác giả Mai Văn Tạo đã sử dụng ngôn ngữ khá đặc sắc: “Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của Miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ kỳ lạ... chiều quằn, chiều lượn, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê”. Ở bài này được tác giả sử dụng ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng, ở nhiều mức độ khác nhau và nhiều hình thức khác nhau. Để chỉ mức độ cao của phẩm chất, tác giả dùng nhiều hình thức diễn đạt: hết sức đặc biệt, bay rất xa, thơm ngát, thơm đậm, cao vút, thẳng duột, hương đã ngào ngạt … Để so sánh, tác giả dùng nhiều từ khác nhau: thơm ngát như hương cau, cánh hoa … hao hao giống cánh sen, nhìn trái sầu riêng … trông giống những tổ kiến, lá nhỏ xanh vàng… tưởng như lá héo, thơm mùi thơm của mít, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già. 4. Mục tiêu và nội dung chương trình Tập làm văn miêu tả lớp 5 a. Mục tiêu * Kiến thức: Học sinh nắm được cấu tạo các dạng văn miêu tả. Trang bị kiến thức và rèn các kĩ năng làm văn miêu tả. Góp phần cùng với các môn học khác cung cấp cho học sinh các kiến thức tổng hợp về văn hóa, Tự nhiên và xã hội. * Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn cho học sinh. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 5
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Rèn kĩ năng quan sát, óc tưởng tượng, tư duy, sáng tạo cho học sinh. Kĩ năng tổng hợp, phân tích các sự vật, sự việc. * Thái độ: Góp phần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh thêm yêu thích môn học. b. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5 Chương trình Tập làm văn lớp 5 được thiết kế 62 tiết/ 1 năm. Trong đó văn miêu tả gồm ( tả cảnh, tả người) có 35 tiết ( ôn tập tả cây cối, con vật đồ vật ở lớp 4). Chương II. Cơ sở thực tiễn: I. Thực trạng dạy học môn Tập làm văn lớp 5: Đơn vị Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh nơi tôi công tác đa số học sinh ở đây ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập. Mặc dù vậy, ở các em vốn sống và vốn từ còn hạn chế nên trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng cả giáo viên và học sinh đều gặp một số khó khăn nhất định. 1. Phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa. Bên cạnh đó, do ý thức được độ khó và tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn nên trước khi lên lớp giáo viên đều chuẩn bị bài rất chu đáo. Mặc dù vậy, nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự tự tin trong việc tự lựa chọn nội dung, phương pháp và thời lượng lên lớp nên dẫn đến tình trạng ôm đồm kiến thức, dễ gây cảm giác chán nản và mệt mỏi cho học sinh trong tiết tập làm văn. Một thực tế nữa cho thấy là hiện nay đa số giáo viên chúng ta còn ngại khó trong việc dạy tập làm văn; ít nhận xét bài vì đọc mất nhiều thời gian; trong khi dạy ít quan tâm đến việc phối hợp kiến thức ở các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Nhiều giáo viên còn mắc bệnh công thức khuôn sáo, máy móc, thiếu chân thực trong cách dạy và học văn miêu tả. Giáo viên còn lệ thuộc nhiều vào các bài văn mẫu để dạy học sinh, chưa chú trọng rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và tìm ý, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh… 2. Về phía học sinh: Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 5, tôi nhận thấy phần lớn các em biết viết một bài văn miêu tả với đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài). Nhiều em còn biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật và lồng cảm xúc của mình vào làm cho bài viết trở nên sinh động và nổi bật hơn hẳn. Nhưng bên cạnh đó lại có một số học Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 6
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 sinh hầu như không biết làm văn. Nhiều bài văn mặc dù có đầy đủ ba phần nhưng lại quá nghèo nàn về ý và vốn từ. Khi đọc những bài như thế người đọc có cảm giác là các em đang liệt kê các cảnh cần miêu tả chứ không phải các em đang tả. Một số bài khác lại như được viết theo một công thức cho sẵn, không có sự sáng tạo làm cho bài văn trở nên khô khan và nhàm chán. Tóm lại, nguyên nhân mà học sinh làm văn miêu tả chưa tốt là: Học sinh ở nông thôn nhiều em chưa hề được ra thành phố, có em chưa từng được đến công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khác… Qua đó có thể thấy, khi làm bài, nhiều học sinh không hề nắm được đăc đi ̣ ểm đối tượng mình đang tả và đã viết không chân thực. Do vậy bài văn khó có thể truyền cảm cho người đọc. Học sinh ngày nay đang bị lãng quên một thế giới thơ mộng ở xung quanh, cái thế giới mà không phải chỉ nhà văn Tô Hoài mới có. Đó là thế giới của ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mưa, của gió... Đây là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồn tuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét. Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ. Phần lớn các em ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có những truyện tranh không mang tính giáo dục. Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, với những người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế bởi những lí do: người lớn thì bận công việc còn các em thì ở trường cả ngày, tối về lại ôn bài. Cho nên vốn liếng về cuộc sống, về văn học của học sinh rất hạn chế. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến việc học văn và tâp làm văn c ̣ ủa các em. Các em ít quan sát, chưa biết cách quan sát, chưa cảm nhận được cái đẹp các hay trong cuộc sống. Kĩ năng giao tiếp ở các em còn hạn chế. Khả năng nghe và lĩnh hội kiến thức của cô giáo truyền đạt chưa nhanh. Đặc biệt là khả năng vận dụng từ ngữ vào việc viết văn còn nhiều hạn chế nhất là khả năng sử dụng từ láy tượng thanh, tượng hình trong khi vốn từ này là chất liệu vô cùng quan trọng làm cho bài văn miêu tả trở nên sinh động hơn, lôi cuốn hơn. Các em ít sử dụng các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa hoặc có sử dụng nhưng chưa phù hợp. Học sinh còn vay mượn tình ý của người khác, thường là của một bài văn mẫu nào đó, học sinh học thuộc một bài văn mẫu, một đoạn văn mẫu rồi chép vào vở và biến thành bài làm của mình. Qua tìm hiểu thực tế học sinh tôi nhận thấy có nhiều câu văn các em viết rất ngô nghê làm cho người đọc bật cười. Ví dụ: Nhà em có nuôi một con chó. Bốn cái chân của nó như bốn cái chân của tủ li. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 7
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Khi tả về cây chuối có em viết là: Cách đây 1 nghìn năm ông nội em trồng một cây chuối. Thân cây to như cây na. Lá to như lá bàng. Đầu năm học 2015 2016, tôi đã cho các em làm bài kiểm tra để nắm được khả năng viết văn ở mỗi học sinh. Đề bài: Em hãy tả cảnh cánh đồng quê hương em vào một buổi sáng. Sau khi nhận xét bài tôi đã thu được kết quả như sau: 9 – 10 7 8 5 6 3 – 4 Lớp Sĩ số SL TL SL TL SL TL SL TL 5B 32 4 12,4% 7 21,9% 14 43,8% 7 21,9% 3. Phụ huynh: Qua trò chuyện giữa phụ huynh và giáo viên, nhiều phụ huynh rất băn khoăn biết con mình học tập làm văn chưa tốt nhưng không biết bằng cách nào để giúp con học tốt tập làm văn. Có phụ huynh nói rằng: Dạy con học toán 1 + 1 = 2 rất dễ hiểu và cụ thể còn dạy con học tập làm văn rất khó và trừu tượng. Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường chưa nhắc nhở động viên các em vươn lên trong học tập. Tóm lại, có nhiều nguyên nhân làm cho học sinh viết bài văn miêu tả chưa hay. Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 5, tôi đã tìm ra được một số giải pháp rèn kĩ năng miêu tả để phần nào khắc phục những lỗi mà các em thường mắc khi làm văn. II. Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả: 1. Điều tra, phân loại học sinh: Điều tra phân loại học sinh là việc làm rất quan trọng nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình học tập và khả năng viết văn của mỗi học sinh. Là cơ sở để giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học, xác định những yêu cầu cần đạt cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Từ đó, đề ra những bài tập vừa sức với học sinh, xua tan cảm giác “sợ” học tiết tập làm văn ở các em. Vì lẽ đó mà ngay từ đầu năm học tôi đã làm bài kiểm tra để phân loại học sinh( như đã nêu trên). Ví dụ: Đề bài “ Em hãy tả ngôi trường của em” Với đối tượng học sinh bình thường, giáo viên nêu yêu cầu cần đạt là: Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần( mở bài, thân bài, kết bài) thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết, dùng từ ngữ phù hợp, diễn đạt thành câu. Còn đối với học sinh có năng khiếu về làm văn, bên cạnh những yêu cầu cần đạt nêu trên còn phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, từ ngữ hình ảnh gợi tả; bài viết thể hiện được ý riêng, sáng tạo, có cảm xúc. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 8
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Khi viết phần mở bài, học sinh bình thường chỉ cần giới thiệu được đối tượng mình miêu tả theo cách trực tiếp là được nhưng học sinh có năng khiếu làm văn có thể yêu cầu các em cao hơn, lối viết thể hiện được sức hút với người đọc. Sau đây là hai cách mở bài: Ngôi trường mà em định tả là Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh. Đây là ngôi trường mà em rất yêu quý. ( Bài viết của học sinh Hiếu, học bình thường) Ngày nay, ai đi qua con đường này đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy trước mặt là dãy nhà hai tầng khang trang với những bóng cây xanh mát rượi suốt ngày vang tiếng nói cười của các bạn học sinh. Đó chính là Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh. Nhiều năm qua đi ngôi trường đã trở nên thân thuộc và gần gũi như chính ngôi nhà thứ hai của chúng em vậy. (bài viết của học sinh Hải Dương, học sinh có năng khiếu làm văn) Việc điều tra phân loại học sinh giúp giáo viên phát hiện học sinh năng khiếu để đào tạo các em trở thành những học sinh giỏi văn thực thụ. Những học sinh làm bài chưa tốt giáo viên có sự kèm cặp, điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp để giúp các em làm bài có tiến bộ hơn. 2. Rèn kĩ năng quan sát và bồi dưỡng vốn sống cho học sinh: Có một thực tế hiện nay là các giáo viên khi dạy bài tập làm văn cho học sinh thường thiên về dạy các kĩ thuật mà quên cung cấp cho học sinh những chất liệu của cuộc sống để tạo nên cái hồn của bài viết. Khi một học sinh khó khăn trước một bài văn giáo viên thường cho rằng các em không nắm vững lí thuyết viết văn nhưng thực tế là các em thiếu nội dung, thiếu chi tiết, không nắm được hướng quan sát nên không có gì để viết hoặc viết mà không lôgic. Đó chính là lí do các em thiếu hụt vốn sống, vốn hiểu biết. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh bằng cách nào? Trước hết, tôi đã cho các em quan sát, trải nghiệm những gì chuẩn bị viết. Tuy nhiên, quan sát không có nghĩa là bê nguyên những gì quan sát được vào bài văn miêu tả mà phải biết chọn lọc chi tiết, hình ảnh đặc sắc nhất, nổi bật nhất về màu sắc, âm thanh, hương vị về đồ vật, cây cối, nhà cửa, con người có trong cảnh (Đối với bài văn tả cảnh). Nghĩa là giáo viên phải hướng dẫn các em quan sát như thế nào cho đúng cách. Tôi thường lưu ý các em phải quan sát theo một trật tự nhất định từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, từ trước ra sau, từ tổng quát đến cụ thể, từ trực tiếp đến gián tiếp, quan sát theo sự diễn biến của thời gian… Sau khi quan sát xong yêu cầu học sinh ghi vào một quyển sổ nhỏ. Bên cạnh việc quan sát thực tế giáo viên còn phải hướng dẫn các em dùng trí tưởng tượng để miêu tả. Làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có đối tượng trước mắt để quan sát, để viết. Với học sinh tiểu học cũng vậy. Tả cái cặp của em hay tả cảnh trường em trong giờ ra chơi thì các em có thể quan sát trực tiếp để viết nhưng tả cây bàng mùa thu đang thay lá, tả cánh đồng lúa chín ở quê em… Lúc đấy các em phải sử dụng hồi tưởng và tưởng tượng. Phải huy động những hiểu biết, các nhận xét, các cảm xúc…đã có trong quá khứ về đối tượng Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 9
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 miêu tả để làm bài. Trong văn miêu tả nếu học sinh không biết dùng óc tưởng tượng thì bài viết sẽ không thể có sự bay bổng và giàu xúc cảm được. Ví dụ: Yêu cầu học sinh quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa ( chuẩn bị cho tiết Tập làm văn Luyện tập tả cảnh, tuần 3, TV5 tập 1) Trước khi chuyển sang nội dung chính của bài tập là lập dàn ý miêu tả một cơn mưa, tôi kiểm tra kết quả quan sát của từng học sinh. Nhìn chung các em biết cách quan sát và ghi lại được kết quả quan sát. Một số em chưa thể hiện được trình tự quan sát. Một số em khác lại thể hiện được sự quan sát tinh tế của mình. Sau đây là một ví dụ về sự quan sát (ghi chép của em Trần Hải Dương): Em quan sát cơn mưa vào trưa thứ 6 ngày 20 tháng 9 năm 2014. Đó là một cơn mưa dông. Trước khi mưa em thấy đột nhiên có những cơn gió thổi mạnh, những đám mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, sấm nổi lên thỉnh thoảng lại có tia sét sáng lóa. Độ mười phút sau thì trời mưa. Những hạt mưa bị gió to thổi quất ầm ầm lên mái ngói, tạt vào cả những khe cửa sổ của nhà em, rồi đột nhiên mưa giảm hẳn nhưng sau đó lại mưa to hơn. Ngoài vườn cây cối như được tắm gội, một số cây con bị gió quật xơ xác trông thật đáng thương, tàu lá chuối có nước mưa xối xuông kêu lùng bùng như đang đánh trống, mấy chú ếch nhảy qua nhảy lại, gà mẹ cùng lũ con đang trú mưa dưới hiên nhà. Vì buổi trưa nên mọi người trong nhà em đều đang ở nhà. Tất cả đều nhìn ra sân và bàn tán về cơn mưa dông này. Mưa bắt đầu ngớt dần và tạnh hẳn. Ai nấy lại bắt đầu công việc của mình. Em sửa soạn sách vở để đi học, bố mẹ cũng chuẩn bị đi làm. Sau cơn mưa em thấy trời quang đãng hẳn lên. Mọi vật như được gột rửa hết bụi bẩn. Mấy con chim nấp trong hốc cây bay ra hót râm ran. Không khí trở nên trong lành và mát mẻ hẳn. Đối với bài tập làm văn tả người tôi thường hướng dẫn HS quan sát như sau: * Về tả hình dáng tôi thường hướng dẫn các em quan sát và chọn những nét riêng biệt về tầm vóc, khuôn mặt, làn da, cặp mắt, hàm răng, đôi môi…cách ăn mặc, dáng đi, giọng nói…Hình dáng con người ít nhiều chịu ảnh hưởng của tuổi tác, nghề nghiệp hoàn cảnh sống. Khi tả một em bé khác tả một cụ già hay một bác nông dân. Khi miêu tả hình dáng, người viết có thể lướt qua nhiều chi tiết không có gì đáng chú ý, đồng thời tập trung tả những đặc điểm tiêu biểu nhất, nét độc đáo Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 10
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 gây ấn tượng cho người đọc, có thể liên quan mật thiết đến hoạt động tính cách của người được tả. Chẳng hạn như khi viết về một chàng thanh niên nhà văn Ma Văn Kháng viết: “ A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng.” Như vậy khi viết về chàng A Cháng nhà văn chỉ chọn những nét tiêu biểu như: ngục, nước da, bắp tay, bắp chân, vai…Qua đó ta thấy được A Cháng là một chàng trai trẻ đẹp, to cao, khỏe mạnh. * Về miêu tả hoạt động nhân vật tôi hướng dẫn các em tập trung vào các hoạt động chính và tả lại từng dáng điệu, cử chỉ, cách làm…trong khi hoạt động. Ví dụ : Sau đây là đoạn văn tả lại hoạt động cô giáo đang giảng bài của em Linh Trang Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ mềm mại. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chỉ một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Đôi mắt cô luôn nhìn thẳng về phía học sinh thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trán cô lấm tấm những giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Thỉnh thoảng cô đi xuống lớp xem chúng em ghi bài, thảo luận nhóm. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cùng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô. Tóm lại, để giúp học sinh làm một bài văn miêu tả người tốt giáo viên cần hướng dẫn học sinh miêu tả hình dáng, hoạt động như thế nào để làm nổi bật tính tình, nội tâm của người được tả và bộc lộ suy nghĩ, đánh giá của mình với đối tượng được tả. Khi làm bài văn tả người tôi thường lưu ý học sinh. Tìm ra những đặc điểm riêng về tuổi tác, nghề nghiệp, công việc,…gắn với đối tượng miêu tả do đề bài nêu ra như: * Tả người gắn với độ tuổi: Về ngoại hình chú ý tầm vóc, đặc điểm, khuôn mặt…dáng đi đứng. Về tính tình chú ý tả quan hệ với mọi người xung quanh. Ví dụ: Tả về người già tính tình bộc lộ qua cách cư xử với con cháu, hàng xóm. Tả về học sinh tính tình thể hiện qua hoạt động học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè, cha mẹ, anh chị em. * Tả người gắn với nghề nghiệp: Chú ý đặc điểm bên ngoài gắn với nghề nghiệp( bàn tay, nước da, đặc điểm quần áo), chú ý tính nết gắn với nghề nghiệp Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 11
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 ( với người bán hàng là thái độ khi bán hàng, với công nhân xây dựng chú ý khi làm việc.) * Tả người gắn với hoạt động: Chú ý tả các thao tác nghề nghiệp ( cách khám bệnh của bác sĩ, động tác làm việc của người nông dân gặt lúa) Khi các em xác định được đặc điểm của từng kiểu bài như trên thì việc làm bài của các em dễ dàng và đạt kết quả cao. Ngoài những hướng dẫn kĩ năng quan sát trên, tôi còn tạo cho các em thói quen đọc sách, đặc biệt là những văn bản nghệ thuật hoặc những câu chuyện có tính nhân văn cao giúp các em hiểu và xúc cảm những gì đọc được. Thời gian để tôi thực hiện công việc này là những buổi sinh hoạt mười phút đầu giờ. Ngoài ra, trong các buổi 2, tôi còn hướng dẫn các em tìm hiểu các hay, cái đẹp của đoạn văn hay câu chuyện qua nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: tổ chức trò chơi học tập hoặc thảo luận nhóm…nhằm gây hứng thú học tập, hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh. Ví dụ: Học sinh đọc trước lớp đoạn văn tả người mẹ của nhà văn Duy Khánh ( TVNC 5 Trang 193) Sau khi học sinh đọc cho cả lớp nghe xong, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: Tác giả đặc tả bộ phận nào của người mẹ ? Đôi vai của mẹ được tác giả tả như thế nào? Qua việc tả đôi vai em thấy người mẹ đó là người như thế nào? Tình cảm của tác giả dành cho mẹ là những tình cảm gì? Sau đó tôi đã giảng thêm để các em hiểu: Người mẹ hiện lên trong trí nhớ của đứa con không phải là người có nước da bánh mật, mái tóc đen dày phủ kín cả tấm lưng...Đó là một người mẹ tần tảo và vất vả. Miêu tả về mẹ hầu như tác giả không nhớ một chi tiết nào khác ngoài đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh. Bởi đôi vai ấy đã khắc sâu trong trí nhớ đứa con như một kỉ niệm không thể phai mờ... Qua đó nhắc nhở học sinh cần lưu ý khi tả: cần chọn chi tiết làm nổi bật đối tượng miêu tả, như bài văn trên tác giả chỉ đặc tả đôi vai nhưng đã thể hiện rất rõ hình ảnh người mẹ. Như vậy, qua ví dụ trên giáo viên đã hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng về làm văn miêu tả. Đồng thời rèn luyện và phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh như: năng lực giao tiếp, hợp tác, tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của nhóm lớp…Phẩm chất yêu quý bố mẹ, bạn bè những người thân trong gia đình… Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 12
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Trong thực tế, có những bài viết có nhiều ý hay nhưng không gây cảm xúc cho người đọc. Vì các em viết những gì mình nhìn thấy mà chưa viết những gì mình cảm nhận được. Giống như bài viết liệt kê các sự vật. Trong bài văn miêu tả không chỉ viết những gì nhìn thấy mà cần đưa thêm những gì mình cảm nhận được bằng các giác quan khác nhau, bằng cả trái tim và tấm lòng của mình. Để giúp các em thực hiện được điều này trong các tiết luyện tôi thường cho các em cảm nhận những đoạn văn hay chẳng hạn như: Bạn hãy tưởng tượng một buổi sáng mờ sương. Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì ? Bạn hiểu bây giờ là mùa gì? Và bông hoa nào đang nở. Từng tiếng bước chân trong vườn. Bạn biết chính xác người đó cách bạn bào nhiêu mét. Bạn còn biết bước chân đó của bố hay mẹ. Hãy thử đi rồi sẽ thấy mỗi bông hoa thơm hơn và khi nhắm mắt bạn cũng nhìn thấy nó. ( Nguyễn Ngọc Thuần ) Sau khi học sinh đọc đoạn văn tôi đặt câu hỏi: Để viết đoạn văn trên tác giả sử dụng những giác quan gì để miêu tả khu vườn vào buổi sáng? Cách miêu tả trên có gì hay? Như vậy chỉ nghe âm thanh tác giả biết bước chân đó là của bố hay mẹ. Nhắm mắt biết loài hoa nào đang nở… Khi miêu tả chúng ta không chỉ dùng một giác quan để quan sát mà phải mở rộng mọi giác quan để cảm nhận cuộc sống. Để trả lời các câu hỏi trên tôi tổ chức các em trả lời dưới dạng trò chơi Ai nhanh ai đúng. Thi xem bạn nào trả lời câu hỏi nhanh và đúng nhằm gây hứng thú học tập. Bên cạnh những văn bản nghệ thuật tôi còn cho các em tìm hiểu thêm những câu chuyện hay để thu hút các em như: Bàn tay của mẹ; Hãy biết thương mẹ nhiều hơn...Những quyển sách này có ở thư viện rất nhiều. Tóm lại, giáo viên cần xây dựng cho học sinh hứng thú và thói quen đọc sách. Bởi khi đọc sách cảm hứng các em được khơi thông tạo nên sự rung động trong tình cảm, tâm hồn làm rung động những ước mơ đẹp, cũng là góp phần bồi dưỡng vốn sống để các em vận dụng vào học tập một cách hiệu quả. 3. Xác định yêu cầu đề bài Giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài. Ví dụ: Đề bài: Miêu tả cảnh như sau: “ Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi chiều nắng đẹp”. Giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 13
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Giáo viên chỉ rõ cho thể học sinh thấy ta xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào. Ví dụ 1: Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở..” Cảnh tổng hợp là như thế nào? Là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của quê hương hay miền quê thường là cảnh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa giếng nước sân đình, khu vườn xác định đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được bài làm...sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào (mùa nào) ở không gian nào ( cảnh đó như thế nào?) ... Ví dụ 2: Đề bài : Em hãy miêu tả lại một bác nông dân đang cày ruộng. Đề bài trên thuộc kiểu bài gì ?( Tả người gắn với hoạt động ) Đề bài yêu cầu gì? ( Miêu tả lại một bác nông dân đang cày ruộng) Khi làm kiểu bài văn này em chú ý điều gì? ( Miêu tả hình dáng bên ngoài gắn với hoạt động thực tại đang diễn ra: quần áo, đặc điểm của khuôn mặt, dáng vẻ,… các thao tác hoạt động và nêu được cảm xúc về đối tượng miêu tả) 4. Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý a. Hướng dẫn học sinh tìm ý Sau khi học sinh quan sát và có những ghi chép cơ bản ban đầu về đối tượng. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài tập làm văn của mình bằng cách: Căn cứ vào hình ảnh được lựa chọn khi quan sát. Căn cứ vào nội dung đã ghi chép. Chọn lọc những hình ảnh chi tiết, hoạt động đặc trưng riêng, nét đẹp và khác biệt của đối tượng miêu tả tả chi tiết. Lựa chọn hình ảnh, hoạt động khác của đối tượng để tả khái quát, bổ trợ tạo hình ảnh tổng thể về đối tượng. Có thể lồng ghép các hình ảnh, sự việc gắn bó với đối tượng. b. Lập dàn ý: Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả, quan sát và tìm ý nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn. Trước khi lập dàn ý cho bài văn miêu tả, học sinh cần nắm chắc bố cục của một bài văn miêu tả. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 14
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Một bài tập làm văn miêu tả trong chương trình tiểu học gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Riêng với phần mở bài và kết bài thì học sinh có thể lựa chọn: mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp; kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở rộng. * Bố cục của bài văn tả cảnh: Mở bài: Giới thiệu khái quát về cảnh sẻ tả. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sựu thay đổi của cảnh theo thời gian. Kết bài: Nhận xét, cảm nghĩ của người viết. * Bố cục của bài văn tả người. Mở bài: Giới thiệu về người định tả. Thân bài: Tả ngoại hình ( tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt…) Tả tính tình hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen…) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. Lập dàn ý là một việc làm không thể thiếu khi thực hiện một tiết làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng. Lập dàn ý giống như một cái “sườn” để các em dựa vào đó mà hoàn chỉnh bài viết của mình. Nếu học sinh lập được dàn ý đúng coi như bài viết đã thành công một nửa. Lập dàn ý nhằm mục đích giúp học sinh viết được đầy đủ ý, bài văn mạch lạc và theo trình tự nhất định. Thế nhưng, hầu hết học sinh không có thói quen lập dàn ý trước khi viết dẫn đến bài viết thiếu ý, lộn xộn về nội dung và không đi theo một trình tự nào. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên là phải tạo cho các em thói quen cần thiết và quan trọng này. Trước hết tạo cho các em thói quen rút dàn ý từ bài văn hoàn chỉnh cho trước. Ví dụ: Bài “Nắng trưa” ( Sách TV5 tập 1, trang 12), tôi thực hiện như sau: Cho học sinh thảo luận nhóm ( Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép.) Giai đoạn 1: Các nhóm chuyên sâu xác định từng phần của bài văn. Mở bài ( câu văn đầu): yêu cầu học sinh nêu ý chính: Nhận xét chung về nắng trưa Thân bài gồm mấy đoạn nêu ý chính của từng đoạn? Thân bài gồm 4 đoạn Đoạn 1: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội Đoạn 2: Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa Đoạn 3: Cây cối và con vật trong nắng trưa Đoạn 4: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 15
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Qua đó em thấy bài văn tả theo cách nào? Tả từng bộ phận của cảnh. Kết bài(câu cuối): Cảm nghĩ về người mẹ làm việc trong nắng trưa. Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép trả lời 2 câu hỏi sau: Trong bài em thấy câu văn nào thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài văn? Ngoài ra, trong các tiết Luyện Tiếng việt, tôi cho học sinh luyện thêm một số bài tập theo dạng này để học sinh quen dần. Sau khi các em đã quen dần với dạng bài tập trên, tôi cho các em làm sang dạng bài tập khác: lập dàn ý những gì mình quan sát được theo yêu cầu của giáo viên. Với những ghi chép qua sự quan sát về cơn mưa dông nhiều học sinh lập được dàn ý rất chi tiết và cụ thể. Để kiểm tra bài làm tôi tổ chức cho học sinh tự nhiên chia sẻ bài làm của mình trước lớp, có thể lớp trưởng thay cô điều hành kiểm tra, nhận xét bài của bạn. Sau đó giáo viên tổng kết rút ra những ưu điểm để phát huy và những tồn tại để học sinh khắc phục, sửa chữa. Qua việc chia sẻ bài làm của các bạn trong lớp, những học sinh làm bài chưa tốt học tập được nhiều điều hay ở bạn để bổ sung vào bài làm của mình được hoàn thiện hơn. Em Yến Nhi đã lập được dàn ý như sau: Mở bài: Giới thiệu về sự xuất hiện của cơn mưa dông. Thân bài: Cảnh vật trước khi trời mưa. + Gió thổi mạnh, mây đen ùn ùn kéo đến. + Sấm, chớp Cảnh vật trong khi trời mưa: + Mưa quất ầm ầm lên mái ngói. + Cảnh vườn cây trong cơn mưa: Cây con xơ xác vì gió đập mạnh, tàu lá chuối kêu lùng bùng, mấy chú ếch nhảy qua nhảy lại, đàn gà con trú mưa dưới hiên. + Mọi người trong gia đình nói chuyện vui vẻ. Cảnh vật sau cơn mưa: + Trời quang đãng hẳn lên. + Mấy chú chim hót râm ran. + Không khí mát mẻ hơn. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cơn mưa. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 16
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Qua việc lập dàn ý như thế này học sinh đã phần nào hình dung được bài viết của mình và chắc chắn một điều rằng bài viết sẽ thành công. Như vậy việc lập dàn ý không những làm cho công việc viết văn trở nên đơn giản hơn mà còn tạo cho các em thói quen làm việc khoa học, có suy nghĩ. 5. Hướng dẫn học sinh sắp xếp, diễn đạt ý Khi học sinh đã biết cách lập dàn ý, để có thể viết bài văn một cách hoàn chỉnh và mạch lạc, học sinh cần phải biết cách sắp xếp ý và diễn đạt ý đó thành một câu văn, đoạn văn. Hiện nay, nhiều học sinh rơi vào tình trạng nghĩ gì viết nấy mà không cần biết ý văn đó có lôgic hay không, có đi theo trình tự miêu tả hay không, dẫn đến bài viết lủng củng, lộn xộn trong cách miêu tả. Chẳng hạn như tả một chiếc cặp, đang tả bộ phận bên trong, quay ra tả bộ phận ngoài rồi lại quay vào trong tả tiếp. Cách tả như vậy cho thấy học sinh không biết cách sắp xếp ý. Cho nên trong khi dạy giáo viên nên nhắc nhở học sinh ghi nhớ như một điều bắt buộc là phải tả theo trình tự nhất định.Trong khi trả bài, bài văn nào sai cần nêu ra ngay trước lớp để cả lớp cùng rút kinh nghiệm. Sửa sai kịp thời là biện pháp hữu hiệu nhất làm giảm thiểu lỗi mắc phải của học sinh. Sắp xếp ý rồi nhưng làm sao để diễn đạt ý đó thành câu văn, đoạn văn cũng là vấn đề rất quan trọng. Nếu học sinh không làm được điều này thì coi như tiết dạy đó không thành công bởi lẽ sản phẩm cuối cùng của phân môn này là bài viết của học sinh. Với tôi, khi học sinh chưa quen với việc sắp xếp, diễn đạt ý, tôi thường làm như sau: Đưa ra một hoặc một số câu văn cơ bản, sau đó cho học sinh nêu cách diễn đạt của mình từ ý câu văn đó. Ví dụ 1: Từ câu văn cho trước, hãy diễn đạt thành câu khác có ý tương tự: Con đường dài ngoằn ngoèo.( Đề bài: Tả con đường làng). Một số học sinh diễn đạt như sau: Con đường quê em dài ngoằn ngoèo nằm dưới những gốc cây.( câu của học sinh Thư) Con đường quê em uốn lượn quanh co, dài tít tắp. ( câu của học sinh Thắng) Con đường quê em dài ngoằn ngoèo như một con trăn trườn qua những khóm cây.( câu của Phong) Nhìn từ trên cao, con đường giống như một dải lụa mềm mại uốn lượn dưới những rặng cây xanh mát.( câu của Hiền An) ... Qua những câu học sinh đưa ra, tôi nhận xét từng câu: Câu 1,2 viết đúng ngữ pháp nhưng chưa hay, chưa thể hiện được ý riêng. Câu 3 thể hiện được ý so sánh tương đối ấn tượng. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 17
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Câu 4 là câu văn hay nhất thể hiện được ý riêng, sáng tạo. Hoặc cho học sinh làm quen với dạng bài tập như sau: Ví dụ 2: Điền thêm từ thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành những câu văn gợi tả, gợi cảm. Trong sân trường, cây bàng….chúng em vào lớp. + Trong sân trường, cây bàng như đang vẫy ta đón chào chúng em vào lớp. ( biện pháp nhân hóa ) Chú méo mướp có đôi mắt tròn đen… + Chú méo mướp có đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn, bộ râu rung rung trắng như cước. ( biện pháp nhân hóa) Những chùm hoa phượng đỏ rực… + Những chùm hoa phượng đỏ rực đu đua trong gió như đón chào mùa hè đến. Ví dụ 3: Từ một số câu văn cho trước, yêu cầu học sinh viết thành một đoạn văn sau khi đã chỉnh sửa: Gốc của cây bàng rất to. Thân cây sần sùi. Cành lá đâm ra tua tủa. Mùa thu những chiếc lá bàng đỏ ối. Đông sang, lá cây rụng hết. Khi xuân về, chồi non bắt đầu nhú lên. Bây giờ cây bàng như được khoác áo mới.( Đề bài tả cây bàng) Kết quả bài viết của các em có những dấu hiệu đáng mừng: Đa số học sinh biết diễn đạt thành đoạn văn, có sự chọn lọc chi tiết. Một số em còn thể hiện được sự so sánh mới lạ như: Khi xuân về cây bàng như mang một niềm vui mới, những chồi non nhú lên như những ngọn lửa xanh; hay những cành lá đâm ra tua tủa như như những cánh tay lớn dang ra nâng đỡ vật gì đó trên trời... Sau đây là bài viết của em Bảo Long, một học sinh năng khiếu: Gốc bàng to nổi lên như những cái gân lớn. Thân cây màu nâu sẫm như màu đất núi. Nếu bị che mắt chạm vào thân cây ta có cảm giác như chạm vào lưng những con cá sấu. Thân cây dài và thẳng. Cành cây xòe ra như những cánh tay khổng lồ. Vào giữa mùa hè, hoa bàng nở rất nhiều. Khi hoa rụng, quả nhú ra. Những quả bàng khi chín thì rụng xuống. Cứ như vậy thì đến mùa thu. Mùa thu những chiếc lá bàng ngả màu đỏ ối. Sang đông, lá bàng rụng hết chỉ còn mình cây đứng trơ trụi giữa bầu trời, chịu bao mưa rét. Xuân về, cây côi đâm chồi nảy lộc. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 18
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Bây giờ, cây bàng như được khoác lên mình bộ áo mới. Như thế một năm đã trôi qua... Bằng cách này, tôi đã giúp các em biết cách sắp xếp và diễn đạt ý thành một câu văn, đoạn văn. Tình trạng câu văn bị viết sai cấu trúc giảm dần. Bên cạnh đó, giáo viên cần linh hoạt trong việc dạy phối kết hợp Tập làm văn với các phân môn khác như luyện từ và câu, Tập đọc, Chính tả để khắc phục những lỗi mà học sinh thường mắc phải như lỗi chính tả, lỗi dùng từ chưa đúng nghĩa, lỗi viết câu sai cú pháp... 6. Nhận xét bài thường xuyên, sửa sai kịp thời cho học sinh Việc đánh giá xếp loại theo thông tư 30 là điều kiện thuận lợi để tôi làm tốt công việc này. Thông qua việc nhận xét bằng lời của giáo viên và học sinh cũng như đánh giá bằng nhận xét trong vở của các em, giúp các em thấy rõ những ưu điểm để phát huy và nhận ra những tồn tại và thiếu sót để khắc phục. Đặc biệt qua lời tư vấn của cô các em dễ dàng khắc phục những tồn tại của mình để làm bài tốt hơn. Như vậy để giúp các em tiến bộ trong làm văn thì việc nhận xét của giáo viên không kém phần quan trọng. Do đó tôi thường đầu tư rất nhiều thời gian cho việc nhận xét bài làm cho học sinh (đưa vở về nhà nhận xét ). Kiểm tra bài và nhận xét bài thường xuyên là cách ngắn nhất giúp giáo viên có thể đến gần với từng đối tượng học sinh, nắm được tình hình và khả năng viết văn của các em. Thực tế nhiều giáo viên rất ngại khi nhận xét bài cho học sinh vì công việc này mất nhiều thời gian. Cho nên để có kết quả như mong đợi, người giáo viên phải chịu khó, kiên trì. Mặt khác, do nhận thức chưa đúng, một số giáo viên rất ít khi dạy tiết Trả bài văn cho học sinh vì thấy nó không quan trọng nhiều. Nhưng thực chất đây là một tiết cực kì quan trọng. Trong tiết này giáo viên có nhiều thời gian để nhận xét về cách làm bài của từng học sinh, chỗ nào chưa đúng nhắc nhở và yêu cầu học sinh sửa sai ngay. Ví dụ: Về một câu văn của học sinh Trương Đình Lâm viết: Hôm nay, khi nghe ti vi thông báo là có ca sĩ Hồ Ngọc Hà biểu diễn, em quấn quýt, hồi hộp chờ đến giờ xem Hồ Ngọc Hà biểu diễn.(đề bài: Tả một ca sĩ mà em yêu thích) Tôi đọc to câu văn này lên cho cả lớp cùng nghe sau đó yêu cầ các em nhận xét về cách dùng từ của bạn. Hầu hết các em đều nhận ra từ “quấn quýt” dùng chưa đúng, và tên Hồ Ngọc Hà, từ “biểu diễn” bị dùng lặp lại. Tôi phân tích để các em hiểu: từ quấn quýt chỉ dùng trong trường hợp chỉ sự thân mật với người thân, người gần gũi với mình. Chẳng hạn: Khi em đi học về, chú chó chạy xồ ra, quấn quýt bên chân em mãi không thôi. Sau đó tôi cho các em tự sửa lại. Hầu hết các em đều sửa được. Chẳng hạn như: Hôm nay, khi nghe ti vi thông báo là có ca sĩ Hồ Ngọc Hà biểu diễn, em háo hức, hồi hộp chờ đến giờ xem cô ca sĩ này bước ra sân khấu.(câu của học sinh Linh) Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 19
- Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Không những chỉ trong tiết trả bài mà trong các giờ khác, công việc này cũng nên làm một cách thường xuyên để các em không tái phạm và có điều kiện để phát triển hơn. Với những bài làm tốt, giáo viên nên động viên, khen ngợi kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê học tập. 7. Làm giàu vốn từ cho học sinh Nếu học kiểu bài kể chuyện học sinh chỉ tái hiện đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi. Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức như: quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách truyện, của Tiếng Việt hoặc các môn học khác. Thông qua môn Luyện từ và câu, Tập đọc tôi cũng cấp cho các em vốn từ ngữ theo chủ điểm, từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa… Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ vào các tiết luyện buổi chiều. Bằng cách tổ chức cho học sinh tìm từ dưới dạng trò chơi học tập hoặc thảo luận theo nhóm có sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Qua hoạt động này vừa cung cấp vốn từ cho học sinh vừa hình thành một số năng lực phẩm chất tốt của người học sinh. Giờ học diễn ra rất nhẹ nhàng và bổ ích. * Sử dụng từ ngữ trong miêu tả: Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá,...). Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ...” Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời... nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai... bay trong gió. Đàn gà con... gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường làng đã... người qua lại.” Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chuông, chùm sao, thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên). Hoa xoan nở từng chùm trông giống như... ( những chùm sao ) Nắng cứ như...xối xuống mặt đất. ( thuỷ tinh ) Giọng bà trầm ấm ngân nga như... ( tiếng chuông ) Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS phải suy nghĩ kĩ hơn khi chọn từ. 8. Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu thích hợp Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn