intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để giao tiếp hiệu quả với con

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

136
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giao tiếp hiệu quả với con "Đã bao nhiêu lần bạn tập trung lắng nghe và chia sẻ với con mình?". Không ít bậc phụ huynh đã ngỡ ngàng khi được hỏi về điều này. Trong công việc, chúng ta luôn lắng nghe cấp trên và chia sẻ khó khăn với cấp dưới. Trong cuộc sống, chúng ta sẵn sàng dành hàng giờ để tán gẫu hoặc cà phê với bạn bè. Vậy tại sao chúng ta lại thờ ơ với tiếng thỏ thẻ của thiên thần bé bỏng trong nhà? Giao tiếp tốt giữa cha mẹ và con cái sẽ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để giao tiếp hiệu quả với con

  1. Để giao tiếp hiệu quả với con "Đã bao nhiêu lần bạn tập trung lắng nghe và chia sẻ với con mình?". Không ít bậc phụ huynh đã ngỡ ngàng khi được hỏi về điều này. Trong công việc, chúng ta luôn lắng nghe cấp trên và chia sẻ khó khăn với cấp dưới. Trong cuộc sống, chúng ta sẵn sàng dành hàng giờ để tán gẫu hoặc cà phê với bạn bè. Vậy tại sao chúng ta lại thờ ơ với tiếng thỏ thẻ của thiên thần bé bỏng trong nhà? Giao tiếp tốt giữa cha mẹ và con cái sẽ tạo thêm sự gần gũi ấm áp giữa hai thế hệ, giúp trẻ thêm tự tin và khi trưởng thành, trẻ sẽ học được cách bảo vệ chính kiến của mình. Dạy trẻ biết cách lắng nghe. Từ đó trẻ sẽ hiểu được rằng, nếu muốn người khác hiểu được mình, trước hết hãy biết lắng nghe người khác.
  2. Hơn nữa, khi tập trung lắng nghe câu chuyện của người đối diện, trẻ sẽ học được cách đặt mình vào hoàn cảnh của họ và biết cách cảm thông hơn. Dạy trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Mỗi khi trẻ đứng trước một khó khăn nào đó, cha mẹ không chỉ đơn thuần là người giúp trẻ giải quyết tình huống, mà còn là người hướng dẫn trẻ suy nghĩ phương pháp để giải quyết mọi khúc mắc. Đây là cách tốt nhất giúp trẻ sống độc lập với chính suy nghĩ của mình. Dạy trẻ cách gọi tên người đối diện. Tên một người chính là âm thanh êm ái nhất đối với họ. Khi trò chuyện với người thân, hãy chạm nhẹ vào họ, đặc biệt khi an ủi ai đó. Hãy sử dụng ánh mắt trong giao tiếp, đây chính là ngôn ngữ không lời thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ. Hãy hơi khom người hoặc ngồi xuống để trẻ nhìn thấy ánh mắt của bạn. Hãy dạy trẻ rằng tiếp xúc ánh mắt chính là cách thể hiện sự tự tin, nhưng hạn chế nhìn chằm chằm vào
  3. người khác. Bạn có thể mở đầu câu chuyện bằng những chủ đề thông thường như chương trình truyền hình trẻ yêu thích hay những câu chuyện hiếu thảo hoặc lòng thương người trên báo chí, hoặc chuyện trường lớp, bạn bè của trẻ. Nếu bạn tập thói quen thường xuyên trao đổi với trẻ, trẻ sẽ luôn xem bạn là tri kỷ và không ngần ngại thổ lộ những tâm sự của mình. Hãy nhỏ nhẹ trao đổi với trẻ như một người bạn. Có thể việc làm sai trái của trẻ khiến bạn rất giận dữ, nhưng việc quát tháo, la mắng hay đánh đập trẻ chỉ dẫn đến kết quả tiêu cực, thậm chí trẻ sẽ rất oán trách cha mẹ mình. "Lạt mềm buộc chặt", hãy nhỏ nhẹ chỉ cho trẻ thấy đâu là đúng, đâu là sai và đâu là hình phạt thích đáng nếu trẻ còn tiếp tục tái phạm lỗi lầm. Hãy luôn khen ngợi trẻ dù chỉ là những việc nhỏ nhặt trẻ đã hoàn thành. Lời khen của người lớn sẽ giúp trẻ thêm hăng hái, là động lực giúp trẻ thích làm thêm nhiều việc và nhiệt tình giúp đỡ người khác.
  4. Đừng quên nói "cảm ơn" khi bạn nhờ trẻ làm việc gì đó. Hãy sử dụng những từ "đệm" khi trao đổi với trẻ, ví dụ như "Mẹ hiểu rồi", "Thật vậy ư?", "Con lặp lại đi, bố thật sự chưa hiểu ý con...", "À, sự việc là như thế...", "Nếu mẹ trong hoàn cảnh của con, chắc mẹ cũng sẽ như thế", "Ba mẹ luôn tự hào về con"... Những từ "đệm" này có "tính đàn hồi" rất cao, khiến trẻ hiểu rằng bạn thật sự quan tâm đến câu chuyện trẻ đang nói. Nói với trẻ những lời yêu thương. Những câu nói như "Cục cưng của mẹ", "Ba mẹ luôn yêu con"... sẽ không bao giờ là "lỗi thời" trong quan hệ cha mẹ và con cái. Mỗi người đều có nhu cầu được yêu, được hiểu, được chia sẻ và được cảm thông. Con cái chính là niềm tự hào của cha mẹ. Hãy luôn quan tâm và dành thời gian để trò chuyện với trẻ. Hãy ngừng đọc báo, xem tivi, và tập trung vào điều trẻ muốn nói. Đó không chỉ là cách bạn thể hiện tình yêu thương đối với trẻ, mà còn là cách rèn luyện trẻ những kỹ năng giao
  5. tiếp hữu ích trong cuộc sống. TT- Theo PhuNu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2