Giao tiếp hiệu quả với mọi công cụ
lượt xem 53
download
Gần đây, trong khóa giảng dạy lớp thạc sỹ về phương thức lãnh đạo tại trường Wharton, thày trò tôi đã phải đánh vật với câu hỏi làm thế nào để tìm ra phương thức giao tiếp hữu hiệu và phù hợp với từng đối tượng mình vẫn giao tiếp hàng ngày. Chúng tôi đã liệt kê 17 phương thức giao tiếp phổ biến ngày này đó là gặp mặt (bao gồm hình thức dùng và không dùng lời nói), điện thoại, thư điện tử, thư tay, tin nhắn ký tự và video, blog, diễn đàn trực tuyến, thậm chí cả...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giao tiếp hiệu quả với mọi công cụ
- Giao tiếp hiệu quả với mọi công cụ Gần đây, trong khóa giảng dạy lớp thạc sỹ về phương thức lãnh đạo tại trường Wharton, thày trò tôi đã phải đánh vật với câu hỏi làm thế nào để tìm ra phương thức giao tiếp hữu hiệu và phù hợp với từng đối tượng mình vẫn giao tiếp hàng ngày. Chúng tôi đã liệt kê 17 phương thức giao tiếp phổ biến ngày này đó là gặp mặt (bao gồm hình thức dùng và không dùng lời nói), điện thoại, thư điện tử, thư tay, tin nhắn ký tự và video, blog, diễn đàn trực tuyến, thậm chí cả chia sẻ âm nhạc và trò chơi trực tuyến... Mười năm trước, một vài trong số những phương thức kể trên thậm chí còn chưa ra đời. Thực tế này nói lên một điều: xét về nguyên tắc xã hội và tâm lý, với một số phương thức, chúng ta mới chỉ ở bước học cách sử dụng và chính vì thế, chúng
- ta càng cần tận dụng được nguồn sức mạnh vô tận tới kinh ngạc từ những công cụ đang có trong tay. Công nghệ kỹ thuật số đem lại sự tiện dụng cho cuộc sống của chúng ta nhưng đồng thời cũng khiến chúng ta đau đầu. Nhờ những công cụ này, chúng ta có thể dễ dàng và nhanh chóng liên lạc với người mà mình đang cần giao tiếp một cách hiệu quả hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thay vì khai thác được mọi lợi ích từ chúng, hầu hết mọi người còn cảm thấy mình bị ngập trong hàng núi thông tin cần truyền tải trong suốt 24 tiếng/7 ngày. Hãy thử nghĩ bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu một ngày, ai đó yêu cầu bạn phải từ bỏ mọi thiết bị kỹ thuật số quen thuộc? Nhẹ nhõm ư hay bạn sẽ hốt hoảng? Qua thời gian, chúng ta đã quá lệ thuộc vào các công cụ giao tiếp hiện đại nhưng lại chưa khi nào dành thời gian để tìm ra cách tận dụng tối đa những lợi ích do công nghệ đem lại để phục vụ đời sống và đồng thời giảm bớt tác động tiêu cực của chúng đến cuộc sống của mình. Một số người phàn nàn rằng việc lạm dụng các công nghệ hiện đại đã khiến các giao tiếp xã hội và ý thức cộng đồng giảm dần. Trong khi, những người hoạt động trong các ngành nghề đòi hỏi sự phản hồi, ứng phó liên tục lại hoan hỉ bởi nhờ những công nghệ này, họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong suốt 24 giờ/7 ngày. Dù người ta hứa hẹn công nghệ mới sẽ đem lại tự do, sự lựa chọn phong phú và sự kiểm soát cao thì thực tế vẫn chứng minh con người dường như lại đang bị quá tải với những phương tiện đó. Trên quan điểm nhà quản lý, họ băn khoăn liệu nhân viên có thực sự làm việc theo đúng nghĩa không khi họ có sẵn quá nhiều phương tiện liên lạc với bên ngoài đến vậy. Thứ hai, họ lo ngại tình thần làm việc nhóm sẽ bị mai một dần khi các thành viên hiếm khi gặp mặt nhau. Cuối cùng, đến chừng nào kết quả công việc vẫn được đánh giá theo phương pháp xưa cũ (dựa trên thời gian ngồi tại văn phòng) thay vì kết quả công việc thực tế (cho dù nhân viên làm việc ở đâu và khi nào) thì
- những công nghệ kỹ thuật số chỉ góp phần làm giảm sút năng suất công việc. Tuy nhiên, mọi việc sẽ thế nào nếu bạn sử dụng các phương thức giao tiếp này để gây dựng lòng tin và đạt đến sự linh hoạt trong công việc? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đạt được điều này mà không bị những công nghệ kia biến mình thành nô lệ và không bị những Blackberry, ịPhone, laptop vây hãm mãi không thôi? Bạn sẽ thấy cuộc sống trọn vẹn hơn và có thể ghép nối mọi mảnh ghép trong cuộc sống muôn màu của mình. Bạn có thể học cách sử dụng các phương thức giao tiếp hiện đại để cân đối khung thời gian và địa điểm dành cho mọi đối tượng bao gồm chính mình. Hãy ghi nhớ việc sử dụng các công cụ giao tiếp có khôn khéo hay không không thể được giải quyết bằng bằng việc tạo ra các phương thức hiện đại hơn nữa mà nằm ở cách thức phân bổ thật hợp lý tỷ lệ sử dụng từng phương tiện trong cuộc sống, phù hợp với từng đối tượng. Ví dụ, với những người cần sự tin tưởng, bạn nên đặt việc gặp mặt trực tiếp lên hàng đầu và giảm bớt các giao tiếp qua công nghệ. Cách thức phân bổ từng phương tiện ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và lợi ích tối đa mà chúng có thể đem lại cho bạn và đối tượng giao tiếp. Nghiên cứu về các phương thức giao tiếp sẽ gợi ý cho bạn về cách thức tận dụng tối đa mọi lợi ích ở mỗi hình thức (ví dụ: gặp mặt trực tiếp là cần thiết khi các bên cần tạo dựng sự tin tưởng ở nhau) và giảm bớt những hạn chế từ chúng (ví dụ: khi giao tiếp qua thư điện tử, bạn không thể nắm bắt được sắc thái tình cảm của người khác như khi gọi điện hay gặp mặt). Việc phân bổ lại cách sử dụng này đồng nghĩa với việc bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn cho người này (ví dụ: gia đình hay khách hàng) và giảm bớt thời gian cho người khác (với sếp hay với nhân viên) để từ đó, bạn sẽ tận dụng được sự linh hoạt của từng hình thức và biến chúng thành phương tiện kết nối thường xuyên với mọi người.
- Dưới đây là một trong những gợi ý giúp bạn tìm ra cách sử dụng các hình thức giao tiếp khác nhau một cách hữu ích nhất. Trước hết, hãy nghĩ về phương thức bạn thường dùng để giao tiếp với 5 người quan trong nhất trong các mối quan hệ xã hội của bạn tại công sở, ở nhà và ngoài xã hội. Với mỗi đối tượng này, hãy ước tính tỷ lệ của những lần bạn giao tiếp với họ qua mỗi hình thức sau đây: gặp mặt, dịch chuyển đồng bộ (dịch chuyển địa điểm, không dịch chuyển thời gian: như dùng điện thoại, tin nhắn trực tuyến và hội đàm vô tuyến) và dịch chuyển không đồng bộ (dịch chuyển cả không gian và thời gian: như dùng thư tiếng và thư điện tử). Ví dụ, với đối tượng cụ thể là sếp của bạn, bạn dành tới 50% quỹ thời gian để gặp mặt trực tiếp, 20% nói chuyện qua điện thoại và 30% qua email và thư âm thanh. Sau khi phân tích, hãy tìm ra khuôn mẫu. Hãy cân nhắc xem việc sử dụng các phương thức giao tiếp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng bạn đạt được mục tiêu của mình ra sao trong mỗi thời điểm khác nhau và kết hợp chúng tốt hơn trong tương lai bằng việc tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi dưới đây: - Bạn có những cơ hội nào để sử dụng kết hợp nhiều phương thức giao tiếp hiệu quả hơn? - Với đối tượng nào bạn cần dành nhiều hơn hay giảm bớt thời gian gặp mặt trực tiếp? - Với đối tượng nào thì bạn nên dùng phương thức giao tiếp ảo sẽ tốt hơn? Qua phân tích này, bạn sẽ ý thức rõ ràng hơn về ưu tiên trong việc sử dụng các phương thức khác nhau (của bạn và người khác) và sẽ biết cách làm thể nào để đạt được mục đích giao tiếp khi sử dụng một phương thức nhất định. Hãy luôn tìm kiếm cơ hôi giải thích với những đối tượng giao tiếp tại sao bạn lại ưu tiên sử dụng
- một phương thức nhất định thay vì một phương thức khác trong những trường hợp cụ thể. Ví dụ, nếu bạn thích sử dụng email và có thể thuyết phục bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hiểu được sự lựa chọn của mình thì chắc chắn, quá trình giao tiếp của bạn qua phương thức đã chọn sẽ trở nên hiệu quả hơn. Việc quyết định lựa chọn một công nghệ nào đó cần dựa trên sự tương đồng và thông cảm của các bên về lý do, cách thức và thời điểm dự định bất kỳ quá trình giao tiếp nào. Khi thuyết phục người khác hiểu mình, bạn cũng cần cân nhắc đến sở thích của họ về việc lựa chọn phương thức giao tiếp để hai bên có thể cùng nhau tìm ra cơ hội nói về thời gian, địa điểm và cách thức mọi người sử dụng các phương thức liên lạc khác nhau và luôn duy trì liên lạc ngay cả lúc bạn vắng mặt. Ví dụ, bạn có thể đề xuất mọi người cùng ngưng sử dụng các công cụ kỹ thuật số trong một khoảng thời gian nhất định - kể cả chỉ trong một hay hai giờ - để dồn trọn vẹn tâm sức cho một vấn đề khác. Với nhiều sự lựa chọn, bạn có vô số cơ hội để thử nghiệm dù là chỉ trong 1 tuần để tìm ra cách sử dụng một phương tiện nhất định. Hãy thử dùng một phương tiện hoàn toàn khác, đặt ra mục tiêu kiên quyết phải sử dụng nó hiệu quả hơn trong cuộc sống và chờ đợi kết quả. - Bài viết của Stew Friedman trên Harvard Business Publishing. Tác giả Stewart D. Friedman là giáo sư chuyên ngành Quản Lý tại trường Wharton. Ông là cựu chủ tịch trung tâm Phát Triển Năng Lực Lãnh Đạo của Ford Motor. Ông cũng là tác giả cuốn Total Leadership: Be a Better Leader, Have a Richer Life.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ năng giao tiếp
50 p | 10434 | 9542
-
Kỹ năng giao tiếp "Giao tiếp hiệu quả nơi công sở người."
5 p | 434 | 123
-
Cách giao tiếp ở cơ quan, công sở
5 p | 326 | 83
-
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp giữa thầy thuốc – bệnh nhân
40 p | 489 | 72
-
Giao tiếp hiệu quả với tất cả mọi công cụ
9 p | 171 | 63
-
Bài giảng chuyên đề: Kỹ năng giao tiếp - Phương pháp giao tiếp hiệu quả
44 p | 270 | 55
-
GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC
9 p | 733 | 45
-
3 nguyên tắc ứng xử giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
3 p | 237 | 43
-
3 nguyên tắc ứng xử giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
6 p | 174 | 28
-
Kỹ năng giao tiếp – Cầu nối thâm giao
7 p | 111 | 25
-
Mục tiêu của giao tiếp - Các yếu tố cấu thành
4 p | 407 | 23
-
12 bước giúp bạn thành công khi giao tiếp
4 p | 115 | 23
-
MỤC TIÊU CỦA GIAO TIẾP-CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
3 p | 242 | 16
-
10 lời khuyên khi giao tiếp với trẻ
4 p | 135 | 15
-
Để giao tiếp hiệu quả với cấp trên
6 p | 172 | 11
-
Bảy hình thức giao tiếp trực tiếp để hạn chế xung đột
5 p | 101 | 7
-
Nên học cách giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống
5 p | 153 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn