SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 NĂM 2017-2018<br />
<br />
TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG<br />
<br />
MÔN: LỊCH SỬ 10<br />
<br />
--------------------<br />
<br />
Thời gian làm bài: 120 phút;<br />
Mã đề thi 357<br />
<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
Họ, tên thí sinh:..................................................................................................<br />
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)<br />
Câu 1: Sử gia Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII đã bình luận về chiến thắng nào trong đoạn trích sau:<br />
“… là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần<br />
vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy.”<br />
A. chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt.<br />
B. chiến thắng trên sông Bạch Đằng thời Trần.<br />
C. chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.<br />
D. thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV.<br />
Câu 2: Nội dung nào dưới đây phản ánh không chính xác về vai trò, vị trí của vương triều Hồi<br />
giáo Đê-li trong lịch sử Ấn Độ<br />
A. các thương nhân Ấn Độ đã truyền bá đạo Hồi đến khu vực Đông Nam Á.<br />
B. bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây.<br />
C. là triều đại phong kiến cuối cùng của Ấn Độ.<br />
D. xây dựng Đê-li trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới ở thế kỉ XIV.<br />
Câu 3: Ngôn ngữ và văn tự phát triển có ý nghĩa như thế nào với văn hoá truyền thống Ấn Độ?<br />
A. Là cơ sở để nhiều dân tộc Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.<br />
B. Là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.<br />
C. Đưa Ấn Độ vào thời kì văn minh phát triển cao và đặc sắc.<br />
D. Đạo Phật được truyền bá ra toàn lãnh thổ Ấn Độ và các nước lân cận.<br />
Câu 4: Mâu thuẫn bao trùm xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là<br />
A. mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.<br />
B. mâu thuẫn giữa người Việt với người Hán.<br />
C. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.<br />
D. mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.<br />
Câu 5: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (905) có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời Bắc thuộc?<br />
A. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thắng lợi căn bản, đặt nền móng để tiến tới<br />
độc lập hoàn toàn.<br />
B. Mở đầu chế độ phong kiến tập quyền theo kiểu Trung Quốc.<br />
C. Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt.<br />
D. Kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.<br />
Câu 6: Đâu là tác động tiêu cực của phát kiến địa lí<br />
A. dẫn đến sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.<br />
B. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.<br />
C. mang lại sự phồn vinh cho châu Âu.<br />
D. tăng cường sự giao lưu văn hoá giữa các châu lục.<br />
Câu 7: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy yếu của vương quốc Campuchia là<br />
A. bị thực dân Pháp xâm lược.<br />
B. việc chinh chiến nhiều khiến suy giảm tiềm lực quốc gia.<br />
C. các cuộc tấn công từ bên ngoài và sự tranh giành vương vị.<br />
D. phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra.<br />
Câu 8: Cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế<br />
độ phong kiến thể hiện qua<br />
Trang 1/2 - Mã đề thi 357<br />
<br />
A. nội dung của văn học thời Phục hưng.<br />
B. các cuộc cách mạng tư sản.<br />
C. phong trào văn hoá Phục hưng.<br />
D. phong trào cải cách tôn giáo.<br />
Câu 9: Nội dung nào không phải là điều kiện dẫn đến sự ra đời các vương quốc cổ Đông Nam Á?<br />
A. Sự phát triển của các ngành kinh tế.<br />
B. Sự truyền bá đạo Thiên chúa giáo vào Đông Nam Á.<br />
C. Tác động về mặt kinh tế và văn hoá Ấn Độ.<br />
D. Sự xuất hiện công cụ bằng kim khí.<br />
Câu 10: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã dùng thủ đoạn chính trị gì để nô dịch nhân dân<br />
ta?<br />
A. Chia để trị.<br />
B. Thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa.<br />
C. Truyền bá Nho giáo, bắt dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán.<br />
D. Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.<br />
Câu 11: Đặc điểm chung của chế độ phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVIII là<br />
A. phát triển đến đỉnh cao.<br />
B. chế độ phong kiến tan rã.<br />
C. trở thành các nước thuộc địa nửa phong kiến.<br />
D. bước vào giai đoạn suy thoái.<br />
Câu 12: Sự ra đời lãnh địa phong kiến phản ánh đặc điểm nào của chế độ phong kiến Tây Âu?<br />
A. Nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển ở Tây Âu.<br />
B. Chế độ phong kiến trung ương tập quyền.<br />
C. Chế độ phong kiến Tây Âu lâm vào khủng hoảng, tan rã.<br />
D. Chế độ phong kiến phân quyền.<br />
Câu 13: Triều đại nào đã mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc?<br />
A. Nhà Tần.<br />
B. Nhà Thương.<br />
C. Nhà Hán.<br />
D. Nhà Hạ.<br />
Câu 14: Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các triều đại Tần, Hán, Đường, Minh ở<br />
Trung Quốc là<br />
A. giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng.<br />
B. thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”.<br />
C. kiên quyết chống lại sự xâm lược của ngoại xâm.<br />
D. xâm lược mở rộng lãnh thổ.<br />
Câu 15: Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành trên cơ sở văn hoá<br />
A. Sa Thầy.<br />
B. Đông Sơn.<br />
C. Óc Eo.<br />
D. Sa Huỳnh.<br />
B. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)<br />
Câu 16 (3,0 điểm):<br />
a. Lập bảng thống kê về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỉ I đến nửa đầu<br />
thế kỉ X theo các nội dung sau: Tên cuộc khởi nghĩa; Thời gian bùng nổ; Kẻ thù; Lãnh đạo.<br />
b. Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử Việt Nam.<br />
Câu 17 (2,0 điểm): Tây Âu thời hậu kì trung đại đã diễn ra một “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”,<br />
mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và văn hoá loài người. Đó là sự kiện<br />
nào? Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của sự kiện đó.<br />
Câu 18 (2,0 điểm):<br />
a. Phân tích những cơ sở hình thành nhà nước ở Đông Nam Á.<br />
b. Kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 2/2 - Mã đề thi 357<br />
<br />