PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN 7<br />
(Thời gian làm bài 120 phút)<br />
<br />
TIỀN HẢI<br />
<br />
Câu 1: (8 điểm)<br />
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:<br />
“ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu<br />
của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng<br />
thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai<br />
thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì<br />
mới hết được người mê luyến mùa xuân.”<br />
(Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng – SGK Ngữ văn 7, tập I)<br />
Câu 2: (12 điểm)<br />
Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã<br />
gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và<br />
thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước”.<br />
Bằng hiểu biết của mình về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.<br />
<br />
Họ và tên thí sinh..............................................................................<br />
Số báo danh: .................................................Phòng..........................<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
Câu 1: (8 điểm)<br />
1. Yêu cầu chung:<br />
- Học sinh biết cách viết bài văn cảm thụ văn học, trình bày cảm nhận về cái hay cái đẹp<br />
của đoạn văn trích trong văn bản “Mùa xuân của tôi” của tác giả Vũ Bằng.<br />
- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc.<br />
- Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc; chữ viết chuẩn chính tả.<br />
2. Yêu cầu cụ thể:<br />
a, Nội dung trình bày: (6 điểm)<br />
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được<br />
những ý cơ bản như sau:<br />
- “Mùa xuân của tôi” là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong<br />
kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn được trích<br />
nằm ở đầu văn bản “Mùa xuân của tôi” (0,5 điểm)<br />
- Đoạn văn mở đầu bằng câu: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” như một<br />
sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên.<br />
(0,5 điểm)<br />
- Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng<br />
định:<br />
Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.<br />
(2 điểm)<br />
- Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong<br />
tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến<br />
cảm xúc người nghe, người đọc... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên<br />
càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. (1 điểm)<br />
- Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm<br />
xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai<br />
bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4<br />
lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (1 điểm)<br />
- Đoạn văn thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê<br />
hương, đất nước. (0,5 điểm)<br />
- Đoạn văn cũng bồi đắp cho em tình yêu, niềm tự hào, trân trọng và gắn bó sâu nặng với<br />
quê hương đất nước mình...(0,5 điểm)<br />
b, Hình thức trình bày: (1 điểm)<br />
- Bài viết đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,5 điểm)<br />
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)<br />
c, Sáng tạo: (1 điểm)<br />
- Thể hiện được cảm nhận riêng, sâu sắc hoặc có ý mới mang tính phát hiện mà vẫn phù<br />
hợp.(0,5điểm)<br />
- Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. (0,5 điểm)<br />
Câu 2: (12 điểm)<br />
I. Yêu cầu chung:<br />
- HS biết kết hợp kiến thức về VB và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập<br />
<br />
văn bản.<br />
- Bài viết phải có bố cục rõ ràng; luận điểm đầy đủ, chính xác;<br />
- Văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br />
II. Yêu cầu cụ thể<br />
1. Yêu cầu về nội dung: (9 điểm)<br />
a. Mở bài: (1 điểm)<br />
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa” .<br />
- Dẫn ý kiến nhận xét.<br />
b. Thân bài: (7 điểm)<br />
Phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được<br />
thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu<br />
quê hươngđất nước.<br />
* Thứ nhất, bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình<br />
bà cháu:<br />
Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về<br />
những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: (3,5 điểm)<br />
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra<br />
trong nỗi nhớ: (0,5 điểm)<br />
- Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng. (1 điểm)<br />
- Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm<br />
chăm lo cho cháu: (1 điểm)<br />
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước<br />
mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ…(1 điểm)<br />
* Thứ hai, tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu<br />
quê hương đất nước: (3,5 điểm)<br />
- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng<br />
người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu … (0,5 điểm)<br />
- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì<br />
Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình:<br />
" Cháu chiến đấu hôm nay<br />
Vì lòng yêu Tổ quốc<br />
Bà ơi, cũng vì bà... " (1 điểm)<br />
- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên<br />
của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo<br />
cho cháu.(1điểm)<br />
- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương,<br />
đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ<br />
những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc. Những tình cảm<br />
thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức<br />
mạnh cho mỗi người để chiến thắng… (1 điểm)<br />
* HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm. Trong quá trình lấy dẫn chứng để phân<br />
tích, có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ, đoạn thơ khác có<br />
cùng chủ đề.<br />
<br />
c. Kết bài: (1 điểm)<br />
+ Khái quát vấn đề: Bằng thể thơ năm tiếng với cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều<br />
hình ảnh bình dị chân thực, bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của<br />
tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu<br />
quê hương đất nước.<br />
+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức<br />
mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay.<br />
2. Yêu cầu về hình thức (2 điểm)<br />
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học có đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; có<br />
luận điểm rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu, lí lẽ chặt chẽ… (1 điểm)<br />
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… (1 điểm)<br />
3. Sáng tạo (1 điểm)<br />
- Có cách diễn đạt hay, sáng tạo, giàu cảm xúc. (0,5 điểm)<br />
- Có những phát hiện mới mẻ. (0,5 điểm)<br />
Lưu ý: Trân trọng những bài làm có sáng tạo, cá tính, văn viết trong sáng.<br />
<br />
………. HẾT ………<br />
<br />