TRƢỜNG THCS TAM DƢƠNG<br />
<br />
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI KHỐI 7, 8 LẦN 1<br />
NĂM HỌC 2017- 2018<br />
Môn: Ngữ văn 7<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu (Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15<br />
khổ thơ, nhƣng có khổ thơ đƣợc cấu tạo đặc biệt:<br />
Ra thế<br />
Lượm ơi!<br />
và lại có khổ thơ chỉ có một câu:<br />
Lượm ơi còn không?<br />
Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc<br />
của tác giả.<br />
Câu 2. (2,5 điểm)<br />
Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:<br />
Thời gian chạy qua tóc mẹ<br />
Một màu trắng đến nôn nao<br />
Lưng mẹ cứ còng dần xuống<br />
Cho con ngày một thêm cao.<br />
Mẹ ơi trong lời mẹ hát<br />
Có cả cuộc đời hiện ra<br />
Lời ru chắp con đôi cánh<br />
Lớn rồi con sẽ bay xa ...<br />
(Trích Trong lời mẹ hát - Trƣơng Nam Hƣơng)<br />
Câu 3. (5,5 điểm)<br />
Một đêm thanh vắng, em ngồi học bài.<br />
Kim đồng hồ hối hả từng bƣớc đi của thời gian. Hãy tả lại cảnh đó và tƣởng tƣợng<br />
qua tiếng tích tắc, tích tắc, chiếc đồng hồ muốn nói với em điều gì.<br />
--------------HẾT-------------Họ và tên thí sinh……………………………Số báo danh…………Phòng thi: …….<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG<br />
TRƯỜNG THCS TAM DƯƠNG<br />
<br />
Câu 1<br />
(2.0 điểm)<br />
<br />
Câu 2<br />
(2,5 điểm)<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT<br />
CHẤT LƯỢNG HSG<br />
Năm học: 2017-2018<br />
Môn: Ngữ văn 7<br />
<br />
- Ấn tƣợng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui<br />
tƣơi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lƣợm hy sinh. Câu<br />
thơ gãy đôi nhƣ một tiếng nấc nghẹn ngào:<br />
Ra thế<br />
Lượm ơi!<br />
- Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình<br />
dung ra ngay cảnh tƣợng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm<br />
vụ.Lƣợm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi”, để lại bao tiếc thƣơng<br />
cho chúng ta, nhƣ Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba<br />
bằng một câu thơ day dứt:<br />
Lượm ơi, còn không?<br />
- Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, nhƣ một câu hỏi xoáy vào<br />
lòng ngƣời đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh<br />
hùng của dân tộc. Tác gỉa nhƣ không tin rằng Lƣợm đã hy sinh,<br />
Lƣợm vẫn còn trong lòng tác giả, mãi còn cùng với đất nƣớc, quê<br />
hƣơng.<br />
- Dẫn dắt và trích dẫn đoạn thơ<br />
Nêu cảm nhận ban đầu về đoạn thơ<br />
*Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau,<br />
nhƣng phải nêu đƣợc những ý cơ bản nhƣ sau:<br />
- Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về ngƣời mẹ.<br />
Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến<br />
nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ<br />
“ Lưng mẹ cứ còng dần<br />
xuống / Cho con ngày một thêm cao” Nhƣ muốn bộc lộ suy nghĩ về<br />
lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.<br />
- Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho<br />
con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ<br />
của tác giả về ngƣời mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! HS cần cảm nhận về ý<br />
nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng hát của mẹ mà con<br />
hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu đƣợc sự vất vả và tình yêu thƣơng mà<br />
mẹ dành cho con.<br />
<br />
0,5 điểm<br />
<br />
0,5 điểm<br />
<br />
1,0 điểm<br />
<br />
0,25<br />
điểm<br />
<br />
0,5 điểm<br />
<br />
0,75<br />
điểm<br />
<br />
- Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ƣớc<br />
mơ, niềm tin và nghị lực để con bay cao, bay xa. Mẹ chính là động<br />
lực, là cuộc sống của con. HS có thể nêu một số câu thơ khác viết về<br />
mẹ để mở rộng, nâng cao và làm rõ cảm nhận của mình ... khuyến<br />
0,75<br />
khích những bài viết giàu cảm xúc.<br />
điểm<br />
- Khẳng định lại tình mẫu tử thiêng liêng luôn là hành trang của<br />
con ngƣời trong cuộc sống<br />
Liên hệ bản thân.<br />
0,25<br />
điểm<br />
<br />
Câu 3<br />
(5,5 điểm)<br />
<br />
* Yêu cầu chung<br />
- Kiểu bài : Miêu tả kết hợp với tự sự<br />
- Diễn đạt : Trong sáng, lƣu loát<br />
- Bố cục : Rõ ràng, hợp lí: trình bày: Mạch lạc, sạch sẽ.<br />
- Nội dung: Đề bài yêu cầu học sinh vừa miêu tả đồng thời biết kết<br />
hợp với yếu tố tự sự, biết tƣởng tƣợng để kể một cách sáng tạo.<br />
+ Tƣởng tƣợng đƣợc thời gian đặc biệt là không gian để tạo không<br />
khí cho sự việc đƣợc kể: Có thể là đêm khuya, mọi ngƣời trong nhà<br />
đã chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ còn lại mình em với những đồ dùng<br />
học tập và bên cạnh là bác đồng hồ vẫn đang miệt mài làm viêc…<br />
+ Tƣởng tƣợng ra câu chuyện mà chiếc đồng hồ sẽ kể qua đó sẽ bộc<br />
lộ đƣợc ý nghĩa của câu chuyện, chính là điều mà chiếc đồng hồ<br />
muốn nói với em. Phần này hoàn toàn cho phép học sinh tƣởng<br />
tƣợng có thể là một câu chuyện đã đƣợc học trong chƣơng trình<br />
nhƣng tƣởng tƣợng ra kết cục khác hay viết tiếp cho câu chuyện ấy(<br />
thích hợp với những câu chuyện dân gian mà học sinh đã học ở kỳ<br />
1, nội dung câu chuyện là vấn đề quan trọng để gợi ra ý nghĩa mà<br />
chiếc đồng hồ muốn nói) Ví dụ từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, học<br />
sinh tƣởng tƣợng phần hai để nêu ra bài học về thái độ chủ quan, chỉ<br />
sống với quá khứ huy hoàng mà không chuẩn bị cho tƣơng<br />
lai…Chẳng hạn thần Sơn Tinh, sau khi đã lấy đƣợc Mị Nƣơng thì<br />
thỏa sức vui chơi, coi thƣờng thần Thủy Tinh,. Vị thần núi, chẳng<br />
chịu luyện tập, sức vóc suy yếu, không nghe cận thần…Trong khi<br />
đó Thủy Tinh chẳng quên mối thù, đêm ngày luyện tập chờ cơ hội<br />
<br />
để đánh trả…Từ đó gợi ra ý nghĩa, bài học trong cuộc sống.<br />
+ Có thể tƣởng tƣợng một câu chuyện hoàn toàn mới song điều nêu<br />
ra từ câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định đặc biệt gắn việc việc<br />
học và lứa tuổi của mình…<br />
Cho điểm:<br />
+ Điểm 5,5: Đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có tính sáng tạo cao,<br />
tƣởng tƣợng phong phú, hợp lí, không mắc lỗi.<br />
+ Điểm 4,5: Triển khai đƣợc các yêu cầu trên song chƣa thật sáng<br />
tạo.<br />
+ Điểm 4: Biết triển khai các yêu cầu trên nhƣng có thể diễn đạt còn<br />
vụng, còn mắc một vài lỗi.<br />
+ Điểm 3: Lúng túng trong viêc triển khai các ý.<br />
+ Điểm 2: Dƣới mức điểm 3.<br />
+ Điểm 1: Lạc đề<br />
Lưu ý: Điểm tối đa cho từng câu là điểm kết hợp cả nội dung và<br />
hành văn. Chỉ cho điểm trung bình những câu, những bài đảm bảo<br />
nội dung nhưng hành văn mắc nhiều lỗi. Điểm lẻ cho từng câu, từng<br />
bài tính đến 0.5 điểm.<br />
<br />