PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN<br />
<br />
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 7<br />
<br />
TRƯỜNG THCS NGA THẮNG<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
Môn thi: Ngữ Văn<br />
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
(Đề thi gồm có 01 trang)<br />
<br />
Câu 1 (4,0 điểm)<br />
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:<br />
“A! cuộc sống thật là đáng sống<br />
Đời yêu tôi. Tôi lại yêu đời<br />
Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người<br />
Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”<br />
(“Một nhành xuân” – Tố Hữu)<br />
Câu 2: (6,0 điểm)<br />
Viết bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:<br />
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”<br />
(Trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”)<br />
Câu 4. (10.0 điểm)<br />
Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng- xơ từng nói:<br />
“Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.”<br />
Câu nói trên giúp em cảm nhận được gì từ hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng<br />
giêng của Hồ Chí Minh.<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
Câu 1 (4 điểm)<br />
- Chỉ ra được biện pháp điệp ngữ: sống, đời, tôi.(1điểm)<br />
- Phân tích giá trị nghệ thuật:<br />
+ Các từ ngữ: “ cuộc sống, đời, tôi” được điệp lại hai lần để diễn tả mối quan hệ gắn bó<br />
máu thịt giữa tác giả với cuộc sống. (1điểm)<br />
+ Đó là sự gắn kết giữa nhà thơ với Đảng, Đất nước và Nhân dân bằng một tình yêu lớn.<br />
(1điểm)<br />
->Tình cảm thiết tha, yêu đời mãnh liệt, muốn cống hiến tất cả cho cuộc đời. (1điểm)<br />
Câu 3: (6,0 điểm)<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
Dựa vào hai đoạn trích thơ đã cho, học sinh bằng lời văn của mình diễn đạt thành bài văn<br />
hoàn chỉnh, nhưng đảm bảo các yêu cầu sau:<br />
+ Đảm bảo bài văn hoàn chỉnh, đúng yêu cầu đề<br />
+ Bài văn chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.<br />
(0,5đ)<br />
2. Yêu cầu về kiến thức:<br />
a) Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói):<br />
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội.<br />
(0, 5đ)<br />
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu<br />
trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. (Đây là vấn đề nghị luận) 0,5đ<br />
b) Giải thích, chứng minh vấn đề: 1,5đ<br />
Có thể triển khai các ý:<br />
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.<br />
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.<br />
c) Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: 3,0đ<br />
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy<br />
bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.<br />
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử<br />
thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.<br />
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: Trong học tập, cuộc sống bản thân phải<br />
luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà<br />
đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy<br />
vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?<br />
<br />
Lưu ý: Học sinh có thể làm nhiều cách và triển khai ý có thể khác đáp án nhưng vẫn phải<br />
đảm bảo đúng ý nghĩa mà câu nói hướng đến.<br />
Câu 3( 10 điểm):<br />
1. Yêu cầu hình thức:<br />
Trên cơ sở hiểu đúng hai bài thơ trữ tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ yêu<br />
cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học.<br />
2. Yêu cầu cụ thể:<br />
Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần đạt được<br />
những ý sau:<br />
a. Mở bài: 1 điểm<br />
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hai tác phẩm.<br />
- Nêu nội dung cơ bản của hai bài thơ, dẫn lời Ana- tôn Prăng- xơ<br />
b. Thân bài: 8 điểm<br />
- Bác có tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hòa với thiên nhiên.<br />
+ Viết về thiên nhiên (đặc biệt là trăng)<br />
+ Có những rung động thực sự và say mê trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.<br />
+ Sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật.<br />
- Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng.<br />
- Chất nghệ sĩ và tâm hồn thi sĩ luôn thống nhất trong con người Bác.<br />
c. Kết bài: 1 điểm<br />
- Khẳng định giá trị của hai tác phẩm<br />
- Nêu bài học cho bản thân.<br />
<br />