intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra chất lượng HK 1 môn Địa lí lớp 12 - THPT Cao Lãnh 2

Chia sẻ: Lê 11AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo Đề kiểm tra chất lượng HK 1 môn Địa lí lớp 12 của trường THPT Cao Lãnh 2 giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức cơ bản về môn Địa lí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra chất lượng HK 1 môn Địa lí lớp 12 - THPT Cao Lãnh 2

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br /> TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 2<br /> ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề có 05 trang)<br /> <br /> KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1<br /> Môn thi: ĐỊA LÍ – Lớp 12<br /> Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br /> Ngày thi: / 12 /2016<br /> <br /> GV ra đề: Huỳnh Ngọc Dũng<br /> 01225802576<br /> Câu 1. Về mặt lãnh thổ, Việt Nam gắn liền với lục địa:<br /> A. Á - Âu.<br /> B. Ấn - Âu.<br /> C. Á-Phi.<br /> D. Trung Quốc-Nam Á<br /> Câu 2. Được coi như đường biên giới trên biển của nước ta là:<br /> A. Đường cơ sở.<br /> B. Ranh giới giữa vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải.<br /> C. Ranh giới giữa các vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.<br /> D. Ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.<br /> Câu 3. Ý nghĩa về mặt kinh tế do vị trí địa lí đem lại là:<br /> A. Việt Nam có thể thu hút lao động từ các nước khác.<br /> B. Việt Nam có thể phát triển được nhiều ngành kinh tế khác nhau.<br /> C. Đẩy mạnh phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ.<br /> D. Việt Nam có thể giao thông quốc tế bằng cả đường bộ, đường biển và đường hàng<br /> không.<br /> Câu 4. Thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi<br /> là nhờ:<br /> A. Chịu ảnh hưởng của gió mùa và gió mậu dịch.<br /> B. Tiếp giáp với Biển Đông.<br /> C. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu.<br /> D. Nằm vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên.<br /> Câu 5. Đây là các cửa khẩu nằm trên biên giới Việt - Trung kể từ đông sang tây:<br /> A. Móng Cái, Lào Cai, Tây Trạng.<br /> B. Lạng Sơn, Móng Cái, Tây Trang.<br /> C. Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.<br /> D Lào Cai, Móng Cái, Hữu Nghị.<br /> Câu 6. Tỉ lệ diện tích địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) ở nước ta so với<br /> diện tích tự nhiên là:<br /> A. Khoảng 80%.<br /> B. Khoảng 85%.<br /> C. Khoảng 90%.<br /> D. Khoảng 97%.<br /> Câu 7. Các cao nguyên của vùng Tây Bắc xếp thứ tự từ bắc xuống nam lần lượt là:<br /> A. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tà Phình.<br /> B. Sơn la, Mộc Châu, Tà Phình, Sín Chải.<br /> C. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.<br /> D. Sín Chải, Tà Phình, Mộc Châu, Sơn La.<br /> Câu 8. Cao nguyên nào dưới đây là cao nguyên badan?<br /> A. Đồng Văn.<br /> B. Mộc Châu.<br /> C. Tà Phình, Sín Chải.<br /> D. Di Linh.<br /> Câu 9. Đỉnh Phanxipăng (3143m) cao nhất Việt Nam nằm trên dãy…..thuộc vùng núi…….:<br /> A. Hoàng Liên Sơn / Đông Bắc<br /> B. Hoàng Liên Sơn / Tây Bắc<br /> C. Hoàng Liên Sơn / Việt Bắc<br /> D. Hoàng Liên Sơn / Trường Sơn Bắc<br /> Câu 10. Các cao nguyên badan phân bố nhiều nhất:<br /> 1<br /> <br /> A. Vùng núi Trường Sơn Bắc<br /> B. Vùng núi Trường Sơn Nam<br /> C. Vùng núi Trường Sơn Nam và vùng Đông Nam Bộ<br /> D. Vùng Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du.<br /> Câu 11. Phía đông là hệ thống núi cao đồ sộ, phía tây là các núi trung bình, ở giữa là các<br /> dãy núi thấp và sơn nguyên. Đó là đặc điểm địa hình của vùng:<br /> A. Đông Bắc.<br /> B. Tây Bắc.<br /> C. Trường Sơn Bắc.<br /> D. Trường Sơn Nam.<br /> Câu 12. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm chung là:<br /> A. Có địa hình thấp và bằng phẳng.<br /> B. Được hình thành và phát triển chủ yếu do phù sa sông bồi tụ.<br /> C. Bị chia cắt thành nhiều ô.<br /> D. Cao ở phía tây, thấp dần ra biển,<br /> Câu 13. Đây là các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc:<br /> A. Khoan La San, Pu Đen Đinh, Tây Côn Lĩnh.<br /> B. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Phu Tha Ca.<br /> C. Pu Si Lung, Pu Đen Đinh, Khoan La San.<br /> D. Pu Si Lung, Phu Tha Ca, Pu Hoạt.<br /> Câu 14. Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là:<br /> A. Vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan.<br /> B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.<br /> C. Vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh.<br /> D. Vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ.<br /> Câu 15. Vai trò của Biển Đông đến khí hậu nước ta trong mùa đông là:<br /> A.Làm giảm nền nhiệt độ.<br /> B. Mang mưa đến cho các khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.<br /> C. Tăng độ ẩm.<br /> D. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.<br /> Câu 16. Số lượng các loài cá của vùng biển nước ta hiện nay là:<br /> A. Khoảng 1500 loài.<br /> B. Khoảng 2000 loài.<br /> C. Khoảng 2200 loài.<br /> D. Khoảng 2500 loài.<br /> Câu 17. Dạng địa hình nào sau đây không phải là đặc trưng của địa hình ven biển ?<br /> A. Các bờ biển mài mòn và bồi tụ '<br /> B. Các thềm phù sa cổ<br /> C. Các bãi cát phẳng<br /> D. Các vũng vịnh nước sâu.<br /> Câu 18. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông đối với nước ta là:<br /> A. Hàng năm có 3 - 5 cơn bão qua Biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta.<br /> B. Các cồn cát ven biển thường xuyên di chuyển vào đất liền.<br /> C. Nhiều nơi bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, nhất là ở Trung Bộ.<br /> D. Thuỷ triều xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn ở nhiểu nơi.<br /> Câu 19. Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào thời kì nào của mùa đông ở miền Bắc nước ta?<br /> A. Đầu mùa đông.<br /> B. Giữa mùa đông.<br /> C. Cuối mùa đông.<br /> D. Đầu và giữa mùa đông.<br /> Câu 20. Gió Tây khô nóng (gió phơn) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực:<br /> A. Đông Bắc.<br /> B. Tây Bắc<br /> C. Bắc Trung Bộ.<br /> D. Duyên hải Nam Trung Bộ.<br /> Câu 21. Dựa vào bảng số liệu sau đây về lượng mưa và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và<br /> TP. Hồ Chí Minh.<br /> 2<br /> <br /> Lượng bốc hơi (mm)<br /> Lượng mưa<br /> Cân bằng ẩm<br /> (mm)<br /> (mm)<br /> Hà Nội<br /> 1676<br /> 989<br /> +687<br /> Huế<br /> 2868<br /> 1000<br /> +1868<br /> TP. Hồ Chí Minh<br /> 1931<br /> 1686<br /> +245<br /> Nhận định nào sau đây đúng nhất ?<br /> A. Lượng mưa và lượng bốc hơi giảm dần theo vĩ độ.<br /> B. TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều nhưng lượng bốc hơi quá lớn nên cân bằng ẩm rất<br /> thấp.<br /> C. Huế luôn dẫn đầu trong ba thành phố về cả ba chỉ số.<br /> D. Hà Nội là nơi có các chỉ số thấp nhất trong ba thành phố.<br /> Địa Điểm<br /> <br /> Câu 22. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) là:<br /> A. Đồng bằng sông Hồng.<br /> B. Tây Bắc.<br /> C. Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. D. Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng.<br /> Câu 23. Tổng lượng phù sa hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển được khoảng:<br /> A. 100 triệu tấn/năm.<br /> B. 150 triệu tấn/năm.<br /> C. 180 triệu tấn/năm.<br /> D. 200 triệu tấn/năm.<br /> Câu 24. Câu ca dao “Trường Sơn Đông nắng Tây mưa”, mô tả khí hậu ở dãy Trường Sơn<br /> vào thời điểm nào trong các mốc dưới đây ?<br /> A. Các tháng V, VI, VII<br /> B. Các tháng IX, X, XI<br /> C. Các tháng III, IV, V<br /> D. Các tháng XII, I, II.<br /> Câu 25. Dựa vào bảng số liệu sau đây về nhiệt độ của một số nơi ở nước ta:<br /> Địa Điểm<br /> Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình<br /> tháng 1 (0 C)<br /> tháng 7 ( 0 C)<br /> năm ( 0 C)<br /> Lạng Sơn<br /> 13,3<br /> 27,0<br /> 21,2<br /> Hà Nội<br /> 16,4<br /> 28,9<br /> 23,5<br /> Vinh<br /> 17,6<br /> 29,6<br /> 23,9<br /> Huế<br /> 19,7<br /> 29,4<br /> 25,1<br /> Quy Nhơn<br /> 23,0<br /> 29,7<br /> 26,8<br /> TP. Hồ Chí Minh<br /> 25,8<br /> 27,1<br /> 27,1<br /> Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?<br /> A. Càng vào Nam nhiệt độ trung bình năm càng tăng.<br /> B. Vào tháng 1, độ vĩ càng tăng thì nhiệt độ trung binh càng giảm.<br /> C. Vào tháng 7, các nơi ở ven biển miền Trung có nhiệt độ cao nhất.<br /> D. Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở các nơi thay đổi theo cùng quy luật.<br /> Câu 26. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái:<br /> A. Cận xích đạo gió mùa<br /> .<br /> B. Nhiệt đới gió mùa.<br /> C. Cận nhiệt gió mùa.<br /> D. Xích đạo gió mùa.<br /> Câu 27. Hệ sinh thái rừng thưa rụng lá ở Tây Nguyên còn có tên gọi khác là:<br /> A. Rừng hỗn giao.<br /> B. Rừng mưa mùa trên núi.<br /> C. Rừng khộp.<br /> D. Tất cả đều đúng.<br /> Câu 28. Khi Tây Nguyên là mùa mưa thì ở sườn Đông Trường Sơn:<br /> A. Chịu tác động của gió Tây khô nóng.<br /> B. Cũng bắt đầu mùa mùa.<br /> C. Chịu tác động của Tín phong.<br /> D. Là thời kì chuyển tiếp.<br /> Câu 29. Đai ôn đới gió mùa trên núi từ 2 600m trở lên chỉ có ở:<br /> A. Tây Nguyên.<br /> B. Tây Bắc.<br /> 3<br /> <br /> C. Đông Bắc.<br /> D. Bắc Trung Bộ.<br /> Câu 30. Nhận định nào dưới đây không chính xác về đai ôn đới gió mùa trên núi ?<br /> A. Chỉ xuất hiện ở miền Bắc<br /> B. Có độ cao từ 2600m trở lên<br /> C. Quanh năm nhiệt độ dưới 15°C<br /> D. Đất mùn thô chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên.<br /> Câu 31. Dựa vào bảng số liệu sau về sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng<br /> loài thực vật, động vật.<br /> Cá<br /> Bò sát<br /> Số lượng loài<br /> Thực vật Thú Chim<br /> lưỡng cư Nước ngọt Nước mặn<br /> Số lượng loài đã biết<br /> 14500<br /> 300<br /> 830<br /> 400<br /> 550<br /> 2000<br /> Tổng số loài có số<br /> 500<br /> 96<br /> 57<br /> 62<br /> 90<br /> lượng cá thể giảm dần<br /> Trong đó, số lượng loài<br /> 100<br /> 62<br /> 29<br /> có nguy cơ tuyệt chủng<br /> Loài có số lượng suy giảm nhanh chóng nhất nước ta hiện nay là:<br /> A. Bò sát lưỡng cư.<br /> B. Chim.<br /> C. Thú.<br /> D. Cá.<br /> Câu 32. Trong….. loài thực vật ở nước ta, có…. loài đang bị mất dần, trong đó….. loài quý<br /> hiếm có nguy cơ tuyệt chủng:<br /> A. 14500 / 5000 / 100<br /> B. 14500 / 500 / 100<br /> C. 15400 / 500 / 100<br /> D. 15400 / 5000 / 100.<br /> Câu 33. Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng tốt nhất là:<br /> A. Trồng và bảo vệ rừng<br /> B. Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ và phát triển rừng<br /> C. Có chính sách quản lí, khai thác, sử dụng hợp lí<br /> D. Giao đất, giao rừng cho người dân.<br /> Câu 34. Rừng Cúc Phương, Nam Cát Tiên thuộc loại:<br /> A. Rừng khai thác.<br /> B. Rừng phòng hộ.<br /> C. Rừng đặc dụng.<br /> D. Rừng khoanh nuôi.<br /> Câu 35. Trong các loại đất cần được cải tạo ở nước ta hiện nay chiếm tỉ lệ lớn nhất là:<br /> A. Đất phèn<br /> B. Đất than mùn.<br /> C. Đất mặn<br /> D. Đất xám bạc màu.<br /> Câu 36. Lũ quét là hiện tượng thường xãy ra ở vùng:<br /> A. Lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp<br /> phủ thực vật,<br /> B. Có địa hình trắc trở, chia cắt, mưa nhiều.<br /> C. Có mưa nhiều, lớp phủ thực vật bị tàn phá.<br /> D. Có địa hình hiểm trở, lớp phủ thực vật bị tàn phá.<br /> Câu 37. Diện tích rừng của nước ta hiện nay chủ yếu là:<br /> A. Rừng giàu<br /> B. Rừng nghèo.<br /> C. Rừng mới phục hồi<br /> D. Rừng đặc dụng.<br /> Câu 38. Nguyên nhân gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là:<br /> A. Mưa lũ.<br /> B. Triều cường.<br /> C. Nước biển dâng.<br /> D. Lũ nguồn.<br /> Câu 39. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, chúng ta phải nâng độ<br /> che phủ rừng cả nước lên khoảng:<br /> 4<br /> <br /> A. 30-35%.<br /> B. 35-40%.<br /> C. 40-45%.<br /> D. 45-50%.<br /> Câu 40. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh bão ở Việt Nam là:<br /> A. Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.<br /> B. Khi có bão, tàu thuyền trên biển nên tránh xa trung tâm bão hoặc trở về đất liền.<br /> C. Xây dựng kiên cố những công trình công cộng.<br /> D. Dự báo bão; củng cố đê biển; chống bão kết hợp với chống lụt úng ở đồng bằng,<br /> và chống lũ, xói mòn ở miền núi.<br /> -HẾTThí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà giáo dục Việt Nam phát hành.<br /> <br /> HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT<br /> (Hướng dẫn gồm có 1 trang. Mỗi câu với phương án chọn đúng được 0.25 điểm)<br /> Câu<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> 12<br /> 13<br /> 14<br /> 15<br /> 16<br /> 17<br /> 18<br /> 19<br /> 20<br /> 21<br /> 22<br /> 23<br /> 24<br /> 25<br /> 26<br /> 27<br /> <br /> Đáp án<br /> A<br /> B<br /> D<br /> B<br /> C<br /> B<br /> C<br /> D<br /> B<br /> C<br /> B<br /> B<br /> C<br /> B<br /> D<br /> B<br /> B<br /> A<br /> C<br /> C<br /> B<br /> D<br /> D<br /> A<br /> B<br /> B<br /> C<br /> <br /> Hướng dẫn giải chi tiết<br /> SGK trang 13<br /> <br /> Vị trí địa lí Việt Nam<br /> <br /> SGK trang 15 Vùng biển (lãnh hải)<br /> SGK trang 16 Ý nghĩa của vị trí địa lí (về kinh tế)<br /> SGK trang 16 Ý nghĩa của vị trí địa lí (về tự nhiên)<br /> Atlat địa lí Việt Nam trang 23trang Giao thông<br /> SGK trang 29 Đặc điểm chung của địa hình nước ta<br /> Atlat địa lí Việt Nam trang 13 Các miền tự nhiên<br /> SGK trang 32 vùng núi Trường Sơn Nam<br /> SGK trang 30 và Atlat địa lí Việt Nam trang 13<br /> SGK trang 32 vùng núi Trường Sơn Nam, Hình 6 trang 31 SGK<br /> SGK trang 30 vùng núi Tây bắc<br /> SGK trang 33 Khu vực đồng bằng<br /> Atlat địa lí Việt Nam trang 13 Các miền tự nhiên<br /> Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7 trang Hình thể<br /> SGK trang 36 Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu<br /> SGK trang 38 Tài nguyên thiên nhiên vùng biển<br /> SGK trang 36 Các dạng địa hình ven biển<br /> SGK trang 38 thiên tai<br /> SGK trang 41 Gió mùa mùa đông<br /> SGK trang 41 Gió mùa mùa hạ<br /> SGK trang 44 Bài tập 3<br /> Atlat địa lí Việt Nam trang 9 bản đồ Khí hậu<br /> SGK trang 45 Sông ngòi<br /> SGK trang 41 Gió mùa<br /> SGK trang 44 Bài tập 2<br /> SGK trang 48 Thiên nhiên phân hóa Bắc-Nam<br /> SGK trang 48 Phần lãnh thổ phía Nam<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2