intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra chất lượng HK 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2014-2015

Chia sẻ: Trần Cao Huỳnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vận dụng kiến thức và kĩ năng các bạn đã được học để thử sức với Đề kiểm tra chất lượng HK 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2014-2015 này nhé. Thông qua đề kiểm tra giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra chất lượng HK 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2014-2015

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2014 ­ 2015 (Đề chính thức) Thời gian làm bài: 90 phút A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:  ­ Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh  hết  năm học.  ­ Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ  văn 10 học kì I theo ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng  lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm kết hợp  với  tự luận. * Cụ thể đề kiểm tra cần đánh giá các chuẩn sau:  ­ Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại văn học dân gian, tác giả, tác phẩm, của  các tác phẩm đã học.  ­ Nắm kiến thức về các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn chương. ­ Vận dụng kiến thức của bài đọc hiểu và kĩ năng làm văn để làm bài nghị luận văn học. ­ Từ kiến thức văn học liên hệ với vấn đề đời sống. Từ đó, học sinh có thể hình thành các năng lực sau: + Năng lực thu thập thông  tin liên quan đến văn bản + Năng lực giải quyết những tình huống đạt ra trong văn bản + Năng lực đọc –hiểu thơ Trung đại Việt Nam + Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về một vấn đề trong cuộc sống + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:  ­ Hình thức :Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luân. ­ Cách tổ chức : Học sinh làm bài  trong 90 phút. C. THIẾT LẬP MA TRẬN:   ­ Liệt kê các đơn vị kiến thức của các phân môn : Tiếng việt, Văn NLXH và NLVH:  ­ Chọn nội dung cần đánh giá ; thực hiện các bước thiết lập ma trận đề.   ­ Thiết lập khung ma trận: Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông  Vận dụng Tổng hiểu Cấp thấp Cấp cao I.Đọc hiểu: ­ Nhận  ­ Hiểu  ­ Liên hệ với các tác  biết được  được tác  phẩm văn học đã học  thể loại  dụng của  có sử dụng chung  của văn  biện pháp  hình tượng. bản tu từ trong  ­ Nhận  câu thơ. biết được  biện pháp  tu từ sử  dụng trong  một đoạn  thơ. Số câu: 1.5 1/2 1 1 Số điểm:   Tỉ lệ: 1.0 =10% 1.0 = 10% 1.0 = 10% 3.0 =30% 1
  2. II. Làm văn. ­ Vận  ­ Từ kiến thức đọc  dụng kiến  hiểu văn bản trung  thức đọc  đại liên hệ với vấn  hiểu thơ  đề xã hội hiện đại,  trung đại  bộc lộ được cách  phân tích  đánh giá về một hình  được bài  ảnh đẹp trong cuộc  thơ trong  sống (hình ảnh  bài thơ  người lính) “Tỏ lòng”  của Phạm  Ngũ Lão Số câu: 0 0 1/2 1/2 1 Số điểm:   Tỉ lệ: 4.0 = 40% 3.0 = 30% 7.0 =70% Tổng số câu: 1.5 1/2 1/2 1.5 4 Tổng số điểm: Tỉ  1.0=10% 1.0 = 10% 4.0 =40% 4.0=40% 10=100% lệ: D. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: ĐỀ THI: __________________ (Đề thi có 01 trang gồm hai phần : Đọc hiểu và tự luận. Học sinh làm bài trên giấy thi) I. Đọc hiểu “ Con cò ăn bãi rau răm Đắng cay chụi vậy đãi đằng cùng ai”                            Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định thể loại của văn bản văn học dân gian trên? 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn  bản? 3.Trình bày suy nghĩ của anh/ chị  về hình ảnh những người nông dân trong xã hội ngày nay(  trình bày khoảng 3 – 5 câu) II. Làm văn: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu                                                       Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.                                                       Nam nhi vị li ễu công danh trái,      Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”                                            (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão) Phân tích bài thơ trên. Qua vẻ đẹp của tráng sĩ thời Trần, hãy trình bày suy nghĩ của  anh chị về hình ảnh người lính đảo đang bảo vệ chủ quyền biển đảo ngoài biển Đông.  E. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM :  Câu Đáp án Điểm I. Đọc hiểu 1. Ca dao 0.5đ   2. Ẩn dụ:   1.5 đ + Con cò: hình ảnh người nông dân thời xưa + bãi rau răm: Số phận cay đắng khổ sở của người nông dân. 2
  3. ­> Tác dụng: Hình ảnh sinh động, gây ấn tượng trong việc khắc  họa hình ảnh người nông dân thời xưa phải chụi đau khổ mà không  biết kêu ai. 3. Học sinh liệt kê được các văn bản : Con cò của Chế Lan Viên;    1.0 đ Bài ca dao “Cái cò lặn lội bờ ao...” II. Làm văn: 1. Yêu cầu về kĩ năng:  ­ Học sinh biết cách làm bài văn kết hợp giữa nghị luận văn học và  nghị luận xã hội. ­ Học sinh vận dụng kiến thức đọc hiểu tác phẩm văn học trung  đại, khả năng hiểu biết xã hội, và các thao tác nghị luận để viết bài  văn nghị luận. ­ Bài viết đảm bảo bố cục, rõ ràng mạch lạc, không sai lỗi chính tả  không mắc lỗi dùng từ... 2. Yêu cầu về kiến thức: HS tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm  của mình. Song cần đảm bảo những nội dung sau: a. Mở bài : giới thiệu tác giả, tác phẩm, gợi hình ảnh người lính  đảo... b. Thân bài: ­ Phân tích: + Hai câu đầu: Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần dũng cảm, hiên  ngang bảo vệ Tổ Quốc, tư thể sáng ngang tầm vũ trụ. Hào khí “tam  quân” dũng mãnh át cả trời đất­> hào khí Đông A... + Hai câu sau: Quan niệm về công danh và nhân cách cao đẹp của  Phạm Ngũ Lão. ­> Đánh giá nghệ  thuật:   Hình  ảnh thơ  hoành tráng, thích hợp với   việc thể hiện hào khí anh hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng  của người anh hùng. Ngôn ngữ cô đọng giàu hàm súc, có sự dồn nén   cao độ về cảm xúc. ­> Đánh giá ý nghĩa : Thể hiện lí tưởng cao cả của vị tướng Phạm   Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào  hùng của lịch sử dân tộc. ­ Liên hệ: Học sinh tự trình bày cảm nhận của mình.... c. Kết bài: + Đánh giá chung bài thơ + Trính bày cảm nhận của bản thân. * BIỂU ĐIỂM Điểm 6 ­7:  Trình bày sạch đẹp, đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu  về kiến thức và liên hệ phong phú, ngôn từ trong sáng, chuẩn, có  cảm xúc.. Điểm 4 ­5 : Trình bày tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, liên  hệ còn mờ nhạt. Điểm 2 ­3:  Thiếu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng làm bài còn chưa tốt, mắc lỗi   chính tả và lỗi ngữ pháp... Điểm 1: Bài viết lan man, không xác định được trọng tâm kiến thức, mắc lỗi  diễn đạt 3
  4. Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng. * Trên đây chỉ là định hướng chung. GV tùy mức độ trình bày, diễn đạt của HS để cho điểm,  khuyến khích những bài làm sáng tạo, có quan điểm và nhận xét đúng đắn hợp lí. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2